Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.28 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY


CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG TÀU


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
Tên học phần
: Cơ học kết cấu tàu thủy
Mã học phần:
: NAA3733
Số tín chỉ
: 3 TC
Học phần tiên quyết
: Sức bền vật liệu, Kết cấu tàu thủy.
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho các ngành : Đóng tàu thủy
Bộ môn quản lý


: Kỹ thuật tàu thủy
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết
- Làm bài tập trên lớp
- Thảo luận
- Thực hành, thực tập
- Tự nghiên cứu

: 33 tiết
: 12 tiết
:
:
: 90 tiết

2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức về cơ học kết cấu tàu thủy gồm các nội dung
tính toán cơ học các kết cấu tàu như thanh, dầm, hệ thanh, khung phẳng, khung dàn tàu v..v…,
giúp người học xác định giá trị ứng suất, biến dạng xuất hiện trong các sơ đồ kết cấu tàu thực tế
dưới tác dụng của hệ thống ngoại lực, phục vụ bài toán tính toán độ bền kết cấu tàu thủy.
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.
5.

Dầm và hệ dầm chịu uốn.
Dầm trên nền đàn hồi.
Khung phẳng.

Khung giàn phẳng.
Tấm hình chữ nhật

3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1: Dầm và hệ dầm chịu uốn
Nội dung
Kiến thức
1. Mô hình tính dầm chịu uốn
2. Mô hình hóa kết cấu dọc thân tàu thủy thành kết cấu dầm chịu uốn.
3. Dầm siêu tĩnh
4. Dầm liên tục

Mức độ
1
2
3
3

Thái độ
1. Dầm và hệ dầm chịu uốn là kết cấu thường gặp trong kết cấu tàu thủy.
2. Phân tích độ bền dầm là cơ sở để phân tích độ bền các kết cấu dọc tàu.
Kỹ năng
1. Phân tích độ bền kết cấu dầm và hệ dầm chịu uốn.
2. Phân tích độ bền kết cấu dầm và hệ dầm kết cấu tàu thủy.

3
3


Chủ đề 2 : Dầm trên nền đàn hồi.

Nội dung
Kiến thức
1. Mô hình tính dầm trên nền đàn hồi
2. Mô hình hóa kết cấu dọc thân tàu thành kết cấu dầm trên nền đàn hồi.
3. Dầm đơn nhịp trên nền đàn hồi
4. Dầm nhiều nhịp trên nền đàn hồi

Mức độ
2
3
3
2

Thái độ
1. Kết cấu dầm trên nền đàn hồi thường gặp khi phân tích độ bền cục bộ
kết cấu tàu thủy.
2. Phân tích độ bền kết cấu dầm trên nền đàn hồi là cơ sở để phân tích độ
bền các kết cấu dọc tàu thủy.
Kỹ năng
1. Phân tích độ bền kết cấu dầm trên nền đàn hồi
2. Phân tích độ bền kết cấu dọc tàu thủy.

3
3

Chủ đề 3 : Khung phẳng.
Nội dung
Kiến thức
1. Đặc điểm khung phẳng.
2. Mô hình hoá kết cấu khung sườn tàu thành khung phẳng tương đương.

3. Giải bài toán khung phẳng bằng phương pháp lực
4. Giải bài toán khung phẳng bằng phương pháp chuyển vị.

Mức độ
1
3
3
3

Thái độ
1. Khung phẳng là dạng kết cấu thường gặp trong kết cấu tàu thủy.
2. Phân tích độ bền kết cấu khung phẳng là cơ sở để phân tích độ bền kết
cấu khung sườn tàu thủy.
Kỹ năng
1. Phân tích độ bền kết cấu khung phẳng.
2. Phân tích độ bền kết cấu khung sườn tàu thủy

3
3

Chủ đề 4 : Khung giàn phẳng
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Mô hình tính khung giàn phẳng
2. Mô hình hóa kết cấu các khung giàn tàu thủy thành khung giàn phẳng
tương đương.
3. Quy luật phân bố tải trọng tác dụng lên khung giàn

4. Giải bài toán khung giàn phẳng.

1
3
3
3
3

Thái độ
1. Khung giàn phẳng là dạng kết cấu thường gặp trong kết cấu tàu thủy.
2. Phân tích độ bền kết cấu khung giàn phẳng là cơ sở để phân tích độ bền
kết cấu khung giàn tàu thủy.
Kỹ năng
1. Phân tích độ bền kết cấu khung giàn phẳng.
2. Phân tích độ bền các kết cấu khung giàn tàu thủy gồm khung giàn đáy,
khung giàn mạn, khung giàn boong và khung giàn vách.

3
3


Chủ đề 5 : Tấm hình chữ nhật
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Tấm tựa bốn cạnh trên gối cứng
2. Tấm ngàm bốn cạnh.
3. Tấm tựa trên bốn cạnh và chịu áp lực thủy tính


1
3
3

Thái độ
1. Tấm phẳng là dạng kết cấu thường gặp trong tấm vỏ tàu thủy.
2. Phân tích độ bền tấm phẳng là cơ sở để phân tích độ bền kết cấu tấm vỏ
tàu thủy.
Kỹ năng
1. Phân tích độ bền kết cấu tấm phẳng.
2. Phân tích độ bền các kết cấu tấm phẳng tàu thủy.

3
3

4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Chủ đề

Lên lớp
Thảo
luận

Thực hành,
thực tập

Tự
nghiên
cứu


Tổng

Lý thuyết

Bài tập

1

7

2

18

27

2

7

2

18

27

3

6


3

18

27

4

6

3

18

27

5

6

3

18

27

Tổng

32


13

90

135

5. Tài liệu
TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm
xuất bản

Nhà
xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu

1

Trần Công Nghị

Cơ học kết cấu tàu thuỷ

2002


GTVT

Thư viện

2

Trần Gia Thái

Sức bền tàu thủy

2010

KH&KT

Thư viện

2

Lều Thọ Trình

Cơ học kết cấu

2000

KHKT

Thư viện

3


Lều Thọ Trình

Bài tập Cơ học kết cấu

2006

KHKT

Thư viện

4

Huỳnh Văn Nhu

Bài giảng

2009

LHNB

Thư viện


6. Đánh giá kết quả học tập
TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá


1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị Quan sát, điểm danh
bài tốt, tích cực thảo luận…

2

Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên Chấm báo cáo, bài tập…
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…

3

Hoạt động nhóm

Trình bày báo cáo

4

Kiểm tra giữa kỳ

Viết, vấn đáp

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Viết, vấn đáp, thực hành

6


Thi kết thúc học phần

Viết, vấn đáp, tiểu luận…

TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS TS Trần Gia Thái

TS Huỳnh Văn Vũ

Trọng số
(%)

50

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần

Tên học phần
: Lý thuyết tàu thủy
Mã học phần
: NAA3843
Số tín chỉ
: 4 TC
Học phần tiên quyết
: Giải tích, Vẽ kỹ thuật, Cơ lý thuyết, Cơ lưu chất.
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho các ngành
: Kỹ thuật tàu thủy, Khoa học hàng hải.
Bộ môn quản lý
: Kỹ thuật tàu thủy.
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết
- Làm bài tập trên lớp
- Thảo luận
- Thực hành, thực tập
- Tự nghiên cứu

: 30 tiết
:
: 15 tiết
: 15 tiết
: 120 tiết

2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức về tĩnh học và động học tàu thủy, bao gồm các
nội dung như đặc điểm hình học, tính nổi, ổn định, chống chìm, điều khiển, tính lắc và tốc độ,

giúp người học thực hiện tính toán, kiểm tra các tính năng hàng hải chính của tàu thủy, cơ sở để
tiếp thu các học phần liên quan và giải quyết các bài toán chuyên môn trong lĩnh vực tàu thủy.
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hình dáng hình học tàu thủy
Tính nổi tàu thủy.
Ổn định tàu thủy
Chống chìm tàu thủy
Tính điều khiển tàu thuỷ
Dao động lắc tàu thủy
Sức cản tàu thủy
Thiết bị đẩy tàu thuỷ

3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1 : Hình dáng hình học tàu thủy
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Phương pháp biểu diễn vật thể hình học trong vẽ kỹ thuật cơ khí (SV tự

nghiên cứu).
2. Bản vẽ đường hình tàu thủy.
3. Đặc điểm hình học tàu thủy

3
3


Thái độ
1. Đặc điểm hình học ảnh hưởng đến tính năng kinh tế - kỹ thuật của tàu
thiết kế.
2. Đường hình quyết định và là cơ sở để tính toán các tính năng hàng hải
của tàu đi biển.
Kỹ năng
1. Đọc, hiểu và kiểm tra bản vẽ đường hình các loại tàu làm bằng các loại
vật liệu khác nhau.
2. Xây dựng được bản vẽ đường hình tàu thủy.
3. Xác định các đặc điểm hình học tàu thủy.

2
3
2

Chủ đề 2 : Tính nổi tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Phương pháp tính tích phân gần đúng (Sinh viên tự nghiên cứu)
2. Khái niệm và cách tính các đại lượng đặc trưng tính nổi tàu thủy.
3. Lập bảng tính trọng lượng và trọng tâm tàu thủy.
4. Xây dựng và sử dụng các đồ thị đặc trưng cho tính nổi tàu thủy

5. Giải các bài toán về tính nổi trong thực tế sử dụng tàu thủy
6. Đảm bảo tính nổi tàu đi biển trong thiết kế, chế tạo và sử dụng

Mức độ

1
2
2
2
2

Thái độ
1. Tính nổi là một trong những tính năng đi biển quan trọng, đảm bảo khả
năng nổi trên mặt nước của tàu.
2. Tính toán, kiểm tra và đảm bảo tính nổi là bài toán chuyên môn quan
trọng trong quá trình thiết kế, chế tạo và sử dụng tàu thủy.
Kỹ năng
1. Tính toán, kiểm tra tính nổi trong thiết kế, chế tạo và sử dụng tàu thủy.
2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo tính nổi tàu thủy trong thiết kế, chế tạo
và sử dụng.

3
3

Chủ đề 3 : Ổn định tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Khái niệm và các đại lượng đặc trưng cho ổn định tàu thủy.
2. Tính toán và kiểm tra tính ổn định tàu thủy.
3. Giải các bài toán ổn định trong thực tế sử dụng tàu thủy.

4. Đảm bảo ổn định cho tàu đi biển trong thiết kế, chế tạo và sử dụng

Mức độ
1
2
3
3

Thái độ
1. Ổn định là một trong những tính năng hàng hải rất quan trọng, đảm bảo
khả năng tàu không bị lật khi chịu tác dụng ngoại lực.
2. Nắm vững kiến thức về ổn định để thực hiện tính toán, kiểm tra ổn định
trong thiết kế, chế tạo, sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho tàu đi biển về
phương diện ổn định.
Kỹ năng
1. Tính toán, kiểm tra tính ổn định trong thiết kế và sử dụng tàu thủy.
2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo ổn định trong thiết kế, sử dụng tàu thủy.
3. Thử nghiêng tàu trên biển
4. Lập thông báo ổn định cho tàu đi biển.

3
3
3
3


Chủ đề 4 : Chống chìm tàu thủy
Nội dung

Mức độ


Kiến thức
1. Khái niệm và các đại lượng đặc trưng cho tính chống chìm tàu thủy.
2. Tính toán, kiểm tra và đánh giá tính chống chìm tàu thủy.
3. Phân khoang tàu thủy.
4. Đảm bảo tính chống chìm cho tàu đi biển trong thiết kế, chế tạo và sử
dụng.

1
2
3
3

Thái độ
1. Chống chìm là một trong những tính năng hàng hải quan trọng, đảm bảo
an toàn cho tàu khi có một hoặc nhiều khoang trên tàu bị tai nạn.
2. Đảm bảo chống chìm là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng thường gặp
trong thiết kế, chế tạo và sử dụng tàu đi biển.
Kỹ năng
1. Tính toán, kiểm tra chống chìm trong thiết kế, chế tạo, sử dụng tàu thủy.
2. Phân khoang cho tàu đi biển.
3. Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn chống chìm trong thiết kế, chế
tạo và sử dụng, nhất là sau tai nạn thủng các khoang trên tàu.

3
3
3

Chủ đề 5 : Tính điều khiển tàu thủy
Nội dung

Kiến thức
1. Hệ thống lái tàu.
2. Quá trình quay vòng tàu trên biển.
3. Tính toán các thông số của quá trình quay vòng tàu trên biển.
4. Thử quay vòng tàu trên biển

Mức độ
1
2
2

Thái độ
1. Tính điều khiển là một trong những tính năng đi biển quan trọng, đảm
bảo khả năng hoạt động của tàu trên biển.
2. Tính toán tính điều khiển là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng trong thiết
kế và sử dụng tàu đi biển.
Kỹ năng
1. Tính toán, kiểm tra và đánh giá tính điều khiển tàu thủy.
2. Cơ sở để tính toán, thiết kế hệ thống lái tàu
3. Kiểm tra tính điều khiển khi thử tàu chạy biển.

3
3
3

Chủ đề 6 : Dao động lắc tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Phương trình vi phân (sinh viên tự nghiên cứu)
2. Khái niệm và các đại lượng đặc trưng cho dao động lắc tàu thủy.

3. Tính toán dao động lắc tàu trên nước tĩnh và trên sóng biển
4. Các biện pháp giảm dao động lắc tàu
Thái độ
1. Dao động lắc ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả hoạt động của tàu.
2. Đảm bảo lắc êm, tránh sự cộng hưởng gây lật tàu trên sóng là bài toán
chuyên môn quan trọng trong thiết kế và sử dụng tàu thủy.

Mức độ

1
2
2


Kỹ năng
1. Tính toán dao động lắc tàu.
2. Đề xuất các giải pháp hạn chế tác hại của dao động lắc tàu trong thiết kế,
chế tạo và sử dụng tàu
3. Điều khiển tránh hiện tượng cộng hưởng khi tàu chạy trên sóng.

2
2
2

Chủ đề 7 : Sức cản tàu thủy
Nội dung

Mức độ

Kiến thức

1. Lý thuyết đồng đạng thứ nguyên, lý thuyết lớp biên, lý thuyết cánh (sinh
viên tự nghiên cứu).
2. Các thành phần sức cản tàu thủy
3. Tính sức cản tàu thủy
4. Tính chọn thiết bị năng lượng

2
2
2

Thái độ
1. Tính sức cản là cơ sở để giải quyết nhiều bài toán chuyên môn như tính
chọn thiết bị năng lượng, thiết kế đường hình tàu v..v...
2. Cơ sở thiết kế thiết bị đẩy tàu.
Kỹ năng
1. Tính chọn sức cản và thiết bị năng lượng các loại tàu khác nhau.
2. Thử nghiệm mô hình tàu trong bể thử.

2
3

Chủ đề 8 : Thiết bị đẩy tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Khái niệm và phân loại thiết bị đẩy tàu thủy.
2. Đặc điểm kết cấu và đặc điểm hình học cánh chân vịt tàu thủy
3. Đặc điểm thủy động lực học chân vịt tàu thủy
4. Tính toán, thiết kế chân vịt tàu thủy
5. Xây dựng bản vẽ chế tạo chân vịt tàu thủy
6. Hiện tượng xâm thực mặt cánh chân vịt tàu thủy

7. Sự làm việc phù hợp giữa động cơ – chân vịt

Mức độ
1
2
2
3
3
2
2

Thái độ
1. Thiết bị đẩy là bộ phận chuyển đổi công suất động cơ thành lực đẩy để
đẩy tàu chuyển động
2. Thiết bị đẩy là một trong các yếu tố quyết định tốc độ tàu
Kỹ năng
1. Tính toán, thiết kế chân vịt tàu thủy.
2. Kiểm tra chân vịt chế tạo.
3. Đọc, hiểu và xây dựng bản vẽ chế tạo chân vịt tàu thủy.
4. Đề xuất các giải pháp hạn chế hiện tượng xâm thực mặt cánh chân vịt
tàu thủy.

3
3
3
2


4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học

Chủ đề

Lên lớp
Lý thuyết

Bài tập

Thảo
luận

Thực hành,
thực tập

Tự
nghiên
cứu

Tổng

1

4

3

3

20

30


2

4

2

4

20

30

3

5

3

2

20

30

4

3

1


8

12

5

2

1

6

9

6

4

1

10

15

7

3

2


3

16

24

8

5

2

3

20

30

5. Tài liệu
TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm
xuất bản

Nhà

xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu

1

Trần Gia Thái

Lý thuyết tàu thủy

2010

KH&KT

Thư viện

2

Trần Công Nghị

Lý thuyết tàu thủy

2006

ĐHQG tp HCM

Thư viện

3


Ng.Cảnh Thanh

Lý thuyết tàu thủy

2008

KH&KT

Thư viện

4

K.J.Rawson

Basic Ship TheoryVol 1,2

2001

Butterworth
Heinemann

Thư viện

5

E.C.Tupper

Introduction to
NavalArchitecture


2004

Butterworth
Heinemann

Thư viện

6. Đánh giá kết quả học tập
TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá

1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị Quan sát, điểm danh
bài tốt, tích cực thảo luận…

2

Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên Chấm báo cáo, bài tập…
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…

3

Hoạt động nhóm

Trình bày báo cáo


4

Kiểm tra giữa kỳ

Viết, vấn đáp

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Viết, vấn đáp, thực hành

6

Thi kết thúc học phần

Viết, vấn đáp, tiểu luận…

Trọng số
(%)

TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS TS Trần Gia Thái

TS Huỳnh Văn Vũ


50

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
Tên học phần
: Kết cấu tàu thủy và Đồ án môn học
Mã học phần
: NAA3844
Số tín chỉ
: 4 TC
Học phần tiên quyết
: Sức bền vật liệu, Lý thuyết tàu thủy.
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho các ngành
: Kỹ thuật tàu thủy, Khoa học hàng hải.
Bộ môn quản lý
: Kỹ thuật tàu thủy.
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết

- Làm bài tập trên lớp
- Thảo luận
- Thực hành, thực tập
- Tự nghiên cứu

: 15 tiết
:
: 15 tiết
: 15 tiết
: 90 tiết

2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức về kết cấu tàu thủy, nhất là điều kiện làm việc
và đặc điểm của các chi tiết, kết cấu, cụm kết cấu điển hình đối với một số loại tàu thông dụng
giúp người học tính toán, thiết kế và lựa chọn công nghệ chế tạo kết cấu các loại tàu khác nhau.
Trên cơ sở đó giúp người học thực hiện Đồ án môn học Kết cấu tàu thủy gồm nội dung tính toán,
thiết kế kết cấu một tàu cụ thể theo yêu cầu Quy phạm đóng tàu hiện hành và dựa trên cơ sở đó
xây dựng các bản vẽ kết cấu tàu như bản vẽ kết cấu cơ bản, mặt cắt ngang, các nút kết cấu v..v…
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.

Đặc điểm chung kết cấu tàu thủy
Kết cấu tàu vỏ kim loại
Kết cấu tàu vỏ phi kim loại
Tính kết cấu theo yêu cầu Quy phạm (Đồ án môn học)


3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1 : Đặc điểm chung kết cấu tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Phân loại tàu thủy
2. Hệ thống kết cấu tàu thủy
3. Các yêu cầu khi thiết kế và bố trí kết cấu tàu thủy
4. Đặc điểm các kết cấu khung dàn tàu
5. Bản vẽ kết cấu tàu thủy

Mức độ
1
1
2
2
2


Thái độ
1. Thiết kế, chế tạo kết cấu là chuyên môn quan trọng đối với các kỹ sư
ngành Kỹ thuật tàu thủy.
2. Tất cả các vấn đề liên quan đến công việc thiết kế và chế tạo tàu đều dựa
trên cơ sở đặc điểm làm việc và đặc điểm kết cấu thân tàu.
Kỹ năng
1. Đọc, hiểu bản vẽ kết cấu tàu thủy
2. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thi công chế tạo kết cấu tàu thủy.

3
3


Chủ đề 2 : Kết cấu tàu vỏ kim loại
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Vật liệu kim loại dùng trong đóng tàu
2. Đặc điểm các kết cấu điển hình tàu vỏ kim loại.
3. Đặc điểm liên kết và biện pháp gia cường kết cấu tàu kim loại
4. Kết cấu các khu vực đặc biệt
5. Kết cấu một số loại tàu vỏ kim loại thông dụng : tàu chở hàng rời, tàu
chở dầu, tàu Container, tàu chở khí hóa lỏng v..v…

2
2
2
2
2

Thái độ
1. Thiết kế, chế tạo kết cấu tàu vỏ kim loại là chuyên môn chính của các kỹ
sư ngành Đóng tàu.
2. Cơ sở để thiết kế, xét duyệt thiết kế và chế tạo kết cấu các loại tàu vỏ
thép thông dụng.
Kỹ năng
1. Kiếm tra, xét duyệt bản vẽ kết cấu các loại tàu vỏ thép.
2. Tổ chức thi công chế tạo kết cấu các loại tàu vỏ thép thông dụng

3
3


Chủ đề 3 : Kết cấu tàu vỏ phi kim loại
Nội dung
Kiến thức
1. Vật liệu phi kim loại dùng trong đóng tàu
2. Đặc điểm kết cấu và biện pháp gia cường kết cấu tàu phi kim loại
3. Kết cấu tàu vỏ gỗ
4. Kết cấu tàu vỏ Composite

Mức độ
2
2
2
2

Thái độ
1. Thiết kế, chế tạo kết cấu tàu vỏ phi kim loại là chuyên môn chính của
các kỹ sư ngành Đóng tàu.
2. Cơ sở để thiết kế, xét duyệt thiết kế và chế tạo kết cấu các loại tàu vỏ phi
kim loại.
Kỹ năng
1. Kiếm tra, xét duyệt bản vẽ kết cấu các loại tàu vỏ phi kim loại.
2. Thi công chế tạo kết cấu các loại tàu vỏ phi kim loại thông dụng

3
3

Chủ đề 4 : Tính kết cấu theo yêu cầu Quy phạm (Đồ án môn học)
Nội dung
Kiến thức

1. Đăng kiểm và Quy phạm đóng tàu

Mức độ
1


2. Cơ sở các công thức lý thuyết của Quy phạm
3. Hướng dẫn tính kết cấu tàu theo yêu cầu Quy phạm

2
2

Thái độ
1. Tính toán, thiết kế kết cấu tàu là chuyên môn chính của các kỹ sư ngành
Đóng tàu.
2. Quy phạm chính là cơ sở để tính toán, thiết kế, xét duyệt thiết kế và chế
tạo kết cấu tàu
Kỹ năng
1. Tính toán, thiết kế kết cấu theo yêu cầu Quy phạm
2. Sử dụng Quy phạm trong thiết kế, xét duyệt thiết kế và tổ chức thi công
chế tạo kết cấu tàu thủy.

3
3

4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Chủ đề

Lên lớp

Lý thuyết

Bài tập

Thảo
luận

Thực hành,
thực tập

Tự
nghiên
cứu

Tổng

5

30

60

1

5

5

2


4

5

18

27

3

4

5

18

27

4

2

24

36

10

5. Tài liệu
TT


Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm
xuất bản

Nhà
xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu

1

Trần Gia Thái

Kết cấu tàu thủy

2010

KH&KT

Thư viện

2

Trần Công Nghị


Kết cấu thân tàu

2007

ĐHQG tp HCM

Thư viện

3

Trần Gia Thái

Tính toán, thiết kế
kết cấu tàu thủy

2010

KH&KINH Tế

Thư viện

4

Đăng kiểm
Việt nam

Quy phạm phân cấp
và đóng tàu

2008


GTVT

Thư viện

5

D.J.Eyres

Ship Construction

2007

Elsevier

Thư viện

6

Yasuhisa
Okumoto

Design of Ship Hull
Structures

2009

Springer

Thư viện


6. Đánh giá kết quả học tập
TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá

1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị Quan sát, điểm danh
bài tốt, tích cực thảo luận…

2

Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên Chấm báo cáo, bài tập…
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…

3

Hoạt động nhóm

Trình bày báo cáo

Trọng số
(%)

50



4

Kiểm tra giữa kỳ

Viết, vấn đáp

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Viết, vấn đáp, thực hành

6

Thi kết thúc học phần

Viết, vấn đáp, tiểu luận…

TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS TS Trần Gia Thái

TS Huỳnh Văn Vũ

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin về học phần
Tên học phần
: Kỹ thuật vẽ tàu
Mã học phần
: NAA3736
Số tín chỉ
:4
Học phần tiên quyết
: Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật, Lý thuyết tàu thủy, Kết cấu tàu thủy
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho ngành
: Kỹ thuật tàu thủy
Bộ môn quản lý
: Kỹ thuật tàu thủy
Phân bổ tiết giảng của học phần:
- Nghe giảng lý thuyết
- Làm bài tập trên lớp
- Thảo luận
- Thực hành, thực tập
- Tự nghiên cứu

: 16 tiết

: 11 tiết
: 3 tiết
: 30 tiết
: 120 tiết

2. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức cần thiết trong đọc hiểu và xây dựng các bản vẽ
kỹ thuật nói chung và bản vẽ kỹ thuật tàu thủy nói riêng bằng các phần mềm CAD thông dụng,
giúp người học phân tích và xây dựng các bản vẽ trong ngành Kỹ thuật tàu thủy như bản vẽ
đường hình, kết cấu, biểu diễn các nút kết cấu, các chi tiết và cụm chi tiết riêng biệt, bản vẽ bố trí
chung và bố trí các thiết bị trên tàu thủy, bản vẽ công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu v..v…
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.
5.

Đọc hiểu các bản vẽ tàu thủy
Xây dựng bản vẽ đường hình trên máy tính.
Xây dựng bản vẽ kết cấu tàu thủy trên máy tính
Xây dựng bản vẽ bố trí chung tàu thủy trên máy tính.
Xây dựng bản vẽ chế tạo tàu thủy trên máy tính.

3.2. Xây dựng chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đềcủa học phần
Chủ đề 1 : Đọc hiểu bản vẽ tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Bản vẽ kỹ thuật cơ khí (sinh viên tự nghiên cứu)

2. Khái niệm, phân loại hệ thống bản vẽ tàu thủy.
3. Quy cách hệ thống bản vẽ tàu thủy
4. Thực hành đọc hiểu nội dung một số bản vẽ tàu thủy thông dụng
Thái độ
1. Bản vẽ là phương tiện truyền đạt ý đồ của nhà thiết kế đến nhà chế tạo,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm.
2. Bản vẽ tàu thủy chính là cơ sở và công cụ để tính toán thiết kế, kiểm tra
giám sát và tổ chức thi công đóng sửa tàu thủy.

Mức độ

1
1
2


Kỹ năng
1. Tổ chức xây dựng các bản vẽ kỹ thuật.
2. Đọc hiểu được các bản vẽ kỹ thuật nói chung và các bản vẽ tàu thủy
thông dụng nói riêng.

3
3

Chủ đề 2 : Xây dựng bản vẽ đường hình trên máy tính
Nội dung

Mức độ

Kiến thức

1. Bản vẽ đường hình lý thuyết tàu thủy (Sinh viên tự nghiên cứu).
2. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ đường hình tàu trên máy tính.
3. Lập bảng trị số tuyến hình.
4. Thực hành xây dựng bản vẽ đường hình tàu bằng phần mềm AutoCAD.

2
2
3

Thái độ
1. Bản vẽ đường hình là cơ sở để giải quyết nhiều bài toán chuyên môn
khác như tính toán các tính năng, tính hạ thủy v…v…
2. Bản vẽ đường hình là tài liệu quan trọng trong hệ thống tài liệu kỹ thuật
của phân xưởng vỏ để phục vụ công việc đóng sửa tàu thủy.
Kỹ năng
1. Sử dụng phần mềm AutoCAD để xây dựng bản vẽ đường hình tàu thủy.
2. Kiểm tra và chỉnh trơn đường hình dáng tàu thủy trên máy tính

3
3

Chủ đề 3 : Xây dựng bản vẽ kết cấu tàu thủy trên máy tính
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Bản vẽ kết cấu tàu thủy
2. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ kết cấu cơ bản
3. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ mặt cắt ngang

4. Thực hành xây dựng bản vẽ kết cấu tàu thủy đơn giản trên máy tính
bằng phần mềm AutoCAD

2
2
2
3

Thái độ
1. Bản vẽ kết cấu là cơ sở để giải quyết nhiều bài toán chuyên môn khác
như tính toán trọng lượng tàu không, tính sức bền tàu v..v…
2. Bản vẽ kết cấu là tài liệu quan trọng trong hệ thống tài liệu kỹ thuật của
phân xưởng vỏ để phục vụ công việc đóng sửa tàu thủy.
Kỹ năng
1. Đọc hiểu bản vẽ kết cấu tàu thủy
2. Sử dụng phần mềm AutoCAD để xây dựng bản vẽ kết cấu tàu thủy.

3
3

Chủ đề 4 : Xây dựng bản vẽ bố trí chung tàu thủy trên máy tính
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Bản vẽ bố trí chung tàu thủy
2. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ kết cấu cơ bản
3. Thực hành xây dựng bản vẽ bố trí chung tàu thủy đơn giản trên máy
tính bằng phần mềm AutoCAD


2
2
3

Thái độ
1. Bản vẽ bố trí chung tàu thủy là cơ sở để giải quyết nhiều bài toán


chuyên môn khác như tính toán các tính năng, tính sức bền tàu v…v…
2. Bản vẽ bố trí chung là tài liệu quan trọng trong hệ thống tài liệu kỹ thuật
của phân xưởng vỏ để phục vụ công việc đóng sửa tàu thủy.
Kỹ năng
1. Đọc hiểu bản vẽ bố trí chung tàu thủy
2. Sử dụng phần mềm AutoCAD để xây dựng bản vẽ bố trí chung tàu thủy

3
3

Chủ đề 5 : Xây dựng bản vẽ chế tạo tàu thủy trên máy tính
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Bản vẽ chế tạo tàu thủy
2. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ chế tạo một số chi tiết, cụm chi tiết kết cấu
tàu thủy trên máy tính bằng phần mềm AutoCAD

2

3

Thái độ
1. Bản vẽ chế tạo là tài liệu chính trong hệ thống tài liệu kỹ thuật của phân
xưởng vỏ nhằm phục vụ trực tiếp quá trình đóng sửa tàu thủy.
2. Bản vẽ chế tạo phục vụ trực tiếp quá trình lắp ráp trên thiết bị hạ thủy
và trong các phân xưởng sản xuất của nhà máy đóng tàu
Kỹ năng
1. Đọc hiểu bản vẽ chế tạo tàu thủy
2. Sử dụng phần mềm AutoCAD để xây dựng bản vẽ chế tạo tàu thủy

3
3

4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Chủ đề

Lên lớp

Thực hành,
thực tập

Tự
nghiên
cứu

Tổng

Lý thuyết


Bài tập

Thảo
luận

1

3

3

1

0

14

21

2

3

3

2

0


16

24

3

4

1

10

30

45

4

3

2

0

10

30

45


5

3

2

0

10

30

45

Tổng

16

11

3

30

120

5. Tài liệu
TT

Tên tác giả


1 Phạm Thanh Nhựt
2 Trần Công Nghị
3 Hyundai Vinashin
Shipyard Co., LTD
4 Nguyễn Hữu Lộc

Tên tài liệu

Năm
xuất bản

Nhà
xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu

Kỹ thuật vẽ tàu

2010

Lưu hành nội bộ

Bộ môn

Vẽ tàu

2009


ĐHQG tp HCM

Thư viện

Lưu hành nội bộ

Bộ môn

2005

ĐHQG tp HCM

Thư viện

2002

Elsevier

Thư viện

Giáo trình KTCN đóng
tàu thủy vỏ thép
Sử dụng AutoCAD 2007

5 David.G.M.Watson Practical Ship Design,


6. Đánh giá kết quả học tập
TT


Các chỉ tiêu đánh giá

1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị
bài tốt, tích cực thảo luận…
Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…
Hoạt động nhóm
Kiểm tra giữa kỳ
Kiểm tra đánh giá cuối kỳ
Thi kết thúc học phần

2
3
4
5
6

Phương pháp đánh giá

Trọng số
(%)

Quan sát, điểm danh
Chấm báo cáo, bài tập…
Trình bày báo cáo
Viết, vấn đáp
Viết, vấn đáp, thực hành
Viết, vấn đáp, tiểu luận…


TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS TS Trần Gia Thái

TS Huỳnh Văn Vũ

50

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin về học phần
Tên học phần
: Sức bền tàu thủy
Mã học phần
: NAA3851
Số tín chỉ
:2
Học phần tiên quyết

: Lý thuyết tàu thủy, Cơ học kết cấu tàu thủy.
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho các ngành
: Đóng tàu thủy
Bộ môn quản lý
: Kỹ thuật tàu thủy
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết : 20 tiết
- Làm bài tập trên lớp : 04 tiết
- Thảo luận
: 06 tiết
- Thực hành, thực tập : 00 tiết
- Tự nghiên cứu
: 60 tiết
2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức trong phân tích, đánh giá độ bền thân tàu thủy
gồm tính độ bền dọc và độ bền cục bộ thân tàu với những nội dung như xây dựng mô hình tính,
mô hình ngoại lực tác dụng, xác định ứng suất, chuyển vị và đánh giá độ bền kết cấu thân tàu khi
làm việc, kể cả trong các trường hợp đặc biệt như tàu nằm trên triền, trong ụ khô, ụ nổi v..v…,
giúp người học tính độ bền, phục vụ việc tính chọn, kiểm tra kết cấu thân tàu cụ thể
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.

Bài toán tính độ bền kết cấu tàu thủy
Tính độ bền uốn dọc tàu thủy

Tính độ bền cục bộ kết cấu tàu thủy
Kiểm tra, đánh giá độ bền kết cấu tàu thủy

3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1 : Bài toán tính độ bền kết cấu tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Khái quát bài toán tính độ bền kết cấu tàu thủy
2. Trình tự tính bài toán độ bền kết cấu
3. Xu hướng nghiên cứu trong bài toán tính độ bền kết cấu tàu thủy
Thái độ
1. Tính độ bền nhằm đảm bảo an toàn cho tàu đi biển về mặt kết cấu
2. Tính độ bền là cơ sở để giải quyết bài toán tối ưu hóa kết cấu.
Kỹ năng
1. Đặt và giải quyết bài toán tính độ bền kết cấu nói chung và kết cấu thân
tàu thủy nói riêng.
2. Phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan đến bài toán tính
độ bền kết cấu tàu thủy.

Mức độ
1
2
2

2
2


Chủ đề 2 : Tính độ bền uốn dọc tàu thủy
Nội dung

Kiến thức
1. Quá trình uốn thân tàu trên mặt nước
2. Mô hình ngoại lực tác dụng thẳng đứng lên kết cấu thân tàu thủy
3. Mô hình bài toán tính độ bền uốn dọc tàu thủy
4. Xác định ứng suất, biến dạng trong quá trình uốn dọc tàu thủy

Mức độ
1
2
2
2

Thái độ
1. Không đảm bảo độ bền dọc sẽ dẫn đến sự phá hủy các kết cấu thân tàu
gây tai nạn tàu trên biển.
2. Cơ sở để giải quyết nhiều bài toán chuyên môn quan trọng khác như
thiết kế tối ưu kết cấu thân tàu, tính độ bền tàu trên ụ v..v...
Kỹ năng

1. Xác định vị trí cân bằng tàu trên nước tĩnh và trên sóng
2. Tính độ bền đối với một tàu cụ thể.

3
3

Chủ đề 3 : Tính độ bền cục bộ kết cấu tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Cơ học kết cấu tàu thủy (Sinh viên tự nghiên cứu)
2. Bài toán tính độ bền cục bộ kết cấu tàu thủy

3. Mô hình hóa ngoại lực tác dụng cục bộ lên kết cấu tàu thủy
4. Mô hình hóa các chi tiết, kết cấu tàu thủy
5. Xác định ứng suất, biến dạng cục bộ kết cấu tàu thủy

Mức độ

2
2
3
3

Thái độ
1. Không đảm bảo độ bền cục bộ sẽ gây ra sự phá hủy cục bộ kết cấu tàu,
dẫn đến tai nạn tàu trên biển.
2. Cơ sở để giải quyết nhiều bài toán chuyên môn quan trọng khác như
thiết kế tối ưu kết cấu thân tàu, tính độ bền tàu trên ụ v..v...
Kỹ năng
1. Xây dựng mô hình tính kết cấu nói chung và kết cấu tàu nói riêng.
2. Tính độ bền cục bộ đối với các kết cấu tàu cụ thể.

3
3

Chủ đề 4 : Kiểm tra, đánh giá độ bền kết cấu tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Tiêu chuẩn đánh giá độ bền tàu thủy
2. Kiểm tra, đánh giá độ bền kết cấu tàu thủy
3. Kiểm tra, đánh giá độ ổn định các kết cấu tàu


Mức độ
2
2
2

Thái độ
1. Lựa chọn được tiêu chuẩn về độ bền hợp lý sẽ có ảnh hưởng quan trọng
đến bài toán kiểm tra, đánh giá độ bền
2. Cơ sở để kiểm tra, đánh giá độ bền tàu thủy.
Kỹ năng
1. Tính toán, kiểm tra độ bền đối với một kết cấu thân tàu cụ thể.

3


2. Sử dụng các phần mềm phân tích kết cấu

3

4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Chủ đề

Lên lớp
Lý thuyết

Bài tập

Tự
nghiên

cứu

Tổng

1

8

12

Thảo
luận

Thực hành,
thực tập

1

3

2

8

2

2

22


33

3

6

2

2

22

33

4

3

1

8

12

5. Tài liệu
TT

Tên tài liệu

Năm

xuất bản

Nhà
xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu

Sức bền tàu thủy

2009

KHKT

Thư viện

Cơ học kết cấu tàu thủy

2001

GTVT

Thư viện

Tên tác giả

1

Trần Gia Thái


2

Trần Công Nghị

3

Edward V. Lewis Stability and Strength

1998

SNAME

Thư viện

4

J.Randolph
Paulling

2008

SNAME, USA

Internet

Strength of ships and
Ocean structures

6. Đánh giá kết quả học tập
TT


Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá

1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị Quan sát, điểm danh
bài tốt, tích cực thảo luận…

2

Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên Chấm báo cáo, bài tập…
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…

3

Hoạt động nhóm

Trình bày báo cáo

4

Kiểm tra giữa kỳ

Viết, vấn đáp

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ


Viết, vấn đáp, thực hành

6

Thi kết thúc học phần

Viết, vấn đáp, tiểu luận…

TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS TS Trần Gia Thái

TS Huỳnh Văn Vũ

Trọng số
(%)

50

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa: Kỹ thuật Giao thông
Bộ môn: Kỹ thuật tàu thủy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
Tên học phần
: Thiết kế tàu thủy và Đồ án môn học
Mã học phần
: NAA3850
Số tín chỉ
: 4 TC
Học phần tiên quyết
: Lý thuyết tàu thủy, Kết cấu tàu thủy
Đào tạo trình độ
: Đại học
Giảng dạy cho các ngành
: Đóng tàu thủy.
Bộ môn quản lý
: Kỹ thuật tàu thủy.
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết
- Làm bài tập trên lớp
- Thảo luận
- Thực hành, thực tập
- Tự nghiên cứu

: 30 tiết
:
: 15 tiết
: 15 tiết
: 120 tiết


2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học kiến thức về tính toán, thiết kế các loại tàu thông dụng và
hướng dẫn người học thực hiện đồ án môn học thiết kế sơ bộ một con tàu cụ thể với các nội dung
xác định đặc điểm hình học, thiết kế tuyến hình, bố trí chung tàu phù hợp yêu cầu Quy phạm,
giúp người học hình thành kiến thức và kỹ năng thiết kế sơ bộ các loại tàu thông dụng.
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
1.
2.
3.
4.
5.

Phương pháp thiết kế tàu thủy
Xác định các đặc điểm hình học tàu thủy
Thiết kế đường hình tàu thủy
Thiết kế bố trí chung tàu thuỷ
Thiết kế sơ bộ một loại tàu thông dụng (Đồ án môn học)

3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1 : Phương pháp thiết kế tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Các giai đoạn thiết kế tàu thủy
2. Các phương pháp thiết kế tàu thủy
3. Một số khái niệm cơ bản

Mức độ
1

1
1

Thái độ
1. Thiết kế là chuyên môn chính của kỹ sư ngành Kỹ thuật tàu thủy nói
chung và ngành Thiết kế tàu thủy nói riêng.
2. Chất lượng quá trình thiết kế quyết định chất lượng của tàu đóng mới.
Kỹ năng
1. Nắm vững nội dung các công việc trong quá trình thiết kế tàu thủy.
2. Phân tích và lựa chọn phương pháp thiết kế tàu thủy phù hợp.

2
2


Chủ đề 2 : Xác định các đặc điểm hình học tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Các đặc điểm hình học tàu thủy (Sinh viên tự nghiên cứu)
2. Xác định đặc điểm hình học theo phương pháp giải tích
3. Xác định đặc điểm hình học theo phương pháp thống kê
4. Xác định đặc điểm hình học theo phương pháp tối ưu

Mức độ

2
2
2

Thái độ

1. Đặc điểm hình học có ảnh hưởng trực tiếp đên các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật của tàu thiết kế.
2. Việc xác định đặc điểm hình học hợp lý sẽ đảm bảo được các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật tiên tiến của tàu thiết kế.
Kỹ năng
1. Xác định các đặc điểm hình học tàu thủy theo yêu cầu của nhiệm vụ thư.
2. Lập và giải bài toán xác định đặc điểm hình học tối ưu của tàu thiết kế.

3
3

Chủ đề 3 : Thiết kế đường hình tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Bản vẽ đường hình tàu thủy (sinh viên tự nghiên cứu)
2. Các yếu tố cần xét khi thiết kế đường hình tàu thủy
3. Các phương pháp thiết kế đường hình tàu thủy
4. Trình tự thiết kế bản vẽ đường hình tàu thủy

Mức độ
2
2
2
2

Thái độ
1. Bản vẽ đường hình quyết định các tính năng hàng hải của tàu đi biển.
2. Bản vẽ đường hình liên quan đến hầu hết các công việc chuyên môn của
kỹ sư ngành kỹ thuật tàu thủy.
Kỹ năng

1. Kiếm tra, xét duyệt bản vẽ đường hình tàu thủy
2. Thiết kế đường hình theo các đặc điểm hình học đã xác định

2
3

Chủ đề 4 : Thiết kế bố trí chung tàu thủy
Nội dung
Kiến thức
1. Bản vẽ bố trí chung và các yêu cầu khi bố trí chung toàn tàu
2. Bố trí và phân khoang tàu thủy
3. Bố trí và phân chia buồng trên tàu
4. Kiến trúc tàu thủy

Mức độ
2
2
2
2

Thái độ
1. Bố trí chung có ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu về mặt sử dụng, các
tính năng hàng hải và tính kinh tế của con tàu.
2. Bố trí chung hợp lý sẽ đảm bảo tàu thiết kế thuận lợi về sử dụng, tính
năng hàng hải tốt và tính kinh tế cao.
Kỹ năng
1. Kiếm tra, xét duyệt bản vẽ bố trí chung toàn tàu.
2. Thiết kế bố trí chung toàn tàu hợp lý và đảm bảo các yêu cầu Quy phạm
và các công ước quốc tế liên quan.


2
3


Chủ đề 5 : Thiết kế sơ bộ một loại tàu thông dụng (Đồ án môn học)
Nội dung

Mức độ

Kiến thức
1. Xây dựng nhiệm vụ thư
2. Xác định đặc điểm hình học của tàu thiết kế.
3. Thiết kế đường hình tàu thiết kế
4. Thiết kế kết cấu tàu thiết kế.
5. Thiết kế bố trí chung tàu thiết kế.
6. Tính toán, kiểm tra các tính năng hàng hải chính của tàu thiết kế theo
yêu cầu của Quy phạm.

1
2
2
2
2
2

Thái độ
1. Thiết kế sơ bộ là chuyên môn chính của kỹ sư Thiết kế tàu thủy.
2. Thiết kế liên quan đến hầu hết các lĩnh vực chuyên môn khác của kỹ sư
ngành kỹ thuật tàu thủy như xét duyệt thiết kế, tổ chức đóng mới v..v...
Kỹ năng

1. Tính toán, thiết kế sơ bộ một loại tàu thông dụng
2. Xét duyệt thiết kế, kiểm tra, giám sát quá trình đóng mới tàu thủy.

3
3

4. Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Chủ đề

Lên lớp
Lý thuyết

Bài tập

Thảo
luận

Thực hành,
thực tập

Tự
nghiên
cứu

Tổng

6

9


1

3

2

10

5

30

45

3

10

5

30

45

4

5

5


20

30

5

2

34

51

15

5. Tài liệu
TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm
xuất bản

Nhà
xuất bản

Địa chỉ khai
thác tài liệu


1

Trần Gia Thái

Thiết kế tàu thủy

2010

KH&KT

Thư viện

2

Trần Công Nghị

Thiết kế tàu thủy

2004

ĐHQG tp HCM

Thư viện

3

Phạm Tiến Tĩnh

Lý thuyết thiết kế

tàu thủy

2006

KH&KT

Thư viện

5

Thomas Lamb

Ship Design and
Construction, 1, 2

2003

SNAME

Giảng viên
cung cấp

6

H.Schneekluth
and V.Bertram

Ship Design for
Efficiency and
Economy


2009

ButterworthHeinemann

Giảng viên
cung cấp

6. Đánh giá kết quả học tập


×