Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

chuyen de toan lop 3 giup hoc sinh hoc tot mon toan lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.23 KB, 6 trang )

TRƯỜNG TH ĐẠ RSAL
TỔ KHỐI 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp-Tự do -Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ
Một số biện pháp giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 3
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học một cách chính xác,
có hệ thống.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức mới để áp dụng vào làm các bài tập giải toán có
lời văn đơn giản phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3.
- Qua đó tạo cho học sinh có thói quen tự học, tự trau dồi về kĩ năng tính toán để vận
dụng vào cuộc sống.
- Giáo viên nắm vững kiến thức cơ bản, quy trình cấu trúc bài dạy để chia nội dung
kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh nhằm rèn luyện cách giải bài toán có lời văn
cho học sinh lớp 3.

II. THỰC TRẠNG
1/ Học sinh.
a. Thuận lợi:
- Đa số học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ. Nhiều bậc phụ huynh cũng đã quan tâm tới
việc học hành của con em.
- Là đối tượng học sinh lớp 3 nên học sinh chăm ngoan, biết vâng lời.
b. Khó khăn:
- Việc tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán đang còn nhiều khó khăn đối với một số học
sinh lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề
toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp…
- Học sinh còn máy móc khi đề cho hơn là làm cộng, ít hơn là làm trừ, gấp là làm


nhân, giảm là làm chia…
- Một nguyên nhân khác cũng phải nói đến là học sinh còn ghi nhớ máy móc. Phần
lớn là nghe và làm theo mẫu của giáo viên. Do đó nhiều em không hiểu rõ nội dung,
yêu cầu của bài toán hoặc có hiểu nhưng diễn đạt còn gặp khó khăn.
- Học sinh chưa thật tự tin, mạnh dạn trong hoạt động nhóm.
2/ Giáo viên.
a. Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên trong tổ đạt chuẩn và trên chuẩn và được tham gia các lớp bồi
dưỡng thường xuyên, tập huấn nâng cao tay nghề nên có nhiều thuận lợi cơ bản trong
việc trực tiếp giảng dạy.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH nhà trường và chính quyền các cấp đến công
tác giáo dục.
- GV chịu khó tìm tòi, tiếp thu phương pháp dạy học mới để mang lại hiệu quả giáo
dục tốt nhất cho con em mình.
- Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời. Giáo viên có nhiệm vụ
đánh giá quá trình học của học sinh một cách thường xuyên, liên tục ngay trong quá
1


trình hướng dẫn học sinh học tập để kịp thời sửa lỗi, khuyến khích, động viên học sinh
trong mỗi nhiệm vụ được giao.
b. Khó khăn:
- Lâu nay tuy đã đổi mới phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” phát huy
được tính tích cực của học sinh trong giờ học bằng nhiều hình thức nhưng hiệu quả giờ
học chưa cao, thể hiện các phương pháp còn cứng nhắc. Còn gặp khó khăn trong việc
lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh của
lớp.
- GV phải làm việc vất vả hơn do vừa hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm chí từng
cá nhân học sinh trong các nhóm, vừa phải bao quát toàn bộ các em học sinh trong lớp
để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần được hỗ trợ giúp đỡ.

- Dễ lúng túng trong việc điều hành hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm học sinh có
nhịp độ học tập chênh lệch nhau.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tối đa
tác dụng của những đồ dùng dạy học tự làm và có sẵn trong thư viện vào các giờ học
cho phù hợp.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tìm các giải pháp khắc phục tình trạng học
sinh chưa hoàn thành bài tập, chưa thực sự tập trung giải quyết một số vấn đề trọng
tâm về chất lượng học tập của học sinh.

III. GIẢI PHÁP
- Muốn dạy tốt, học tốt môn Toán trước hết người GV cần chú trọng tập trung nghiên
cứu kỹ nội dung bài dạy, đầu tư vào việc làm đồ dùng dạy học thiết thực hiệu quả. Chú
trọng đến việc kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học tổ chức nhiều hình thức dạy học
phù hợp với từng đối tượng của học sinh.
Ví dụ: Đối với một số em có năng lực học tập tốt thì cho các em tự tóm tắt và vẽ
sơ đồ bài toán, qua đó hình thành cho các em khả năng tư duy nhạy bén.
- Trong các giờ lên lớp, giáo viên phải luôn động viên các em đọc đề kỹ, phân tích đề
suy nghĩ tìm ra mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm bỏ qua những chi
tiết thứ yếu, những chi tiết không cần thiết mà tập trung vào những chi tiết chủ yếu bản
chất để tìm ra cách giải, dành nhiều thời gian hơn trong việc kiểm tra bài làm của các
em này trên lớp, thường xuyên chấm, chữa trực tiếp với học sinh để củng cố kiến thức.
- Giáo viên phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, làm chủ thời gian dành cho việc hỗ
trợ. từng cá nhân hoặc từng nhóm để không em nào cảm thấy mình không được thầy
cô quan tâm.
Ví dụ: Đối với một số em còn rụt rè thì giáo viên cần hướng dẫn nhẹ nhàng, động
viên khích lệ kịp thời, đối với một số em còn đọc chậm thì giáo viên cần hướng dẫn
hoặc cho các em thực hiện được các phép tính của bài toán…
- Khi trong nhóm học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần giúp học sinh chưa hoàn thành
tháo gỡ dần từng bước, yêu cầu học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo

sự tăng dần từ dễ đến khó và nâng cao dần lên để đạt được kiến thức kĩ năng của tiết
học.
Để giúp học sinh thực hiện hoạt động trên có kết quả, cần làm cho các em nắm
được các bước khi giải toán, như sau :
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về những điều đã cho của đề toán, đặc
biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán. Chớ vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề. Ở bước này
2


tôi thường đưa hai câu hỏi : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi cái gì ? Thực hiện quy
trình như giải các bài toán đơn.
Bước 2 : Tóm tắt đề toán
Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và cái phải tìm, cố gắng tóm tắt nội dung
bài toán bằng cách dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để ghi tóm tắt các điều kiện, hoặc
minh họa các điều kiện này bằng sơ đồ, hình vẽ.
Bước 3: Lập kế hoạch giải toán
Suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán, cần biết gì, phải thực hiện phép tính
gì ? Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của bài toán, có thể biết gì, có thể tính
gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không ? Ở bước này, đòi hỏi
học sinh cần phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp để thiết lập trình tự giải toán có kết
quả chính xác. Đây là bước khó khăn đối với các em.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải
Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập để viết bài giải mà các em đã
được hướng dẫn, ôn tập trong giải toán đơn ở đầu năm.
VI. QUY TRÌNH DẠY
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc có thể minh họa bằng những hình ảnh minh họa.
a. Hình thành kiến thức mới

+ GV nêu ví dụ 1:
- HS đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán ( bằng hình vẽ, bằng sơ đồ hoặc bằng lời).
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
- Học sinh giải bài toán.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- Kiểm tra và thử lại kết quả tính.
- Rút ra phương pháp giải toán có lời văn dạng đó
+ GV nêu ví dụ 2:
(Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2 tương tự bài toán 1)
b. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập
+ Yêu cầu HS làm bài 1
- HS đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS xác định dạng toán.
- HS nhắc lại các cách giải bài toán (như ví dụ 1 và 2).
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác nội dung bài toán.
- Yêu cầu tự tóm tắt bài toán (học sinh chưa đạt giáo viên gợi ý và hướng dẫn).
- GV Hướng dẫn để học sinh tự nêu miệng các bước giải, tự nêu câu lời giải và
phép tính.
- Học sinh trình bày bài giải.
- GV và học sinh nhận xét, bổ sung sửa chữa.
- Kiểm tra và thử lại kết quả.
+ Hướng dẫn học sinh làm những bài tập còn lại tương tự bài tập 1.
3. Củng cố - Dặn dò
- Các hoạt động nối tiếp ( Trò chơi _ Dặn dò).
- Gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán dạng toán vừa học
- Nhận xét tiết học
3



- Dặn dò học sinh
4. Phương tiện dạy tiết giải toán có lời văn.
* Giáo viên:
- Đồ dùng trực quan minh họa tóm tắt bài toán (nêu rõ tên các đồ dùng cần chuẩn bị).
* Học sinh:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con, phấn, sách giáo khoa, vở bài tập.
V/ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Phương pháp gợi mở- Vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp luyện tập- Thực hành
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp trò chơi học tập .
VI/ BÀI DẠY MINH HỌA
TOÁN LỚP 3

Bài 50 : Bài toán giải bằng hai phép tính
I. Mục tiêu.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài toán giải bằng hai phép tính
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán có lời văn; Rèn kĩ
năng phân tích, tổng hợp, tư duy lô gic, độc lập và sáng tạo.
- Giáo dục: HS có ý thức say mê học toán và luôn cẩn thận, chính xác trong làm toán.
Học sinh có tính tự giác, độc lập không ỷ lại, không học vẹt.
II. Hoạt động sư phạm:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS nhắc lại bài cũ: Tiết trước là kiểm tra toán.
- GV nhận xét bài kiểm tra.

+ 1HS : Đặt tính rồi tính:

27 x 3 =

+ Cả lớp làm bảng con : 23 x 2 và 36 : 3
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới :
- Yêu cầu học sinh giải miệng đề theo tóm tắt sau:
7 hòn bi

An

2 hòn bi

Hoa
? hòn bi

- GV nêu: Đây là bài toán có một phép tính, Giới thiệu liên hệ đến bài học này ( Giải
bài toán bằng hai phép tính).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
4


Hoạt động 1:
-Nhằm đạt MT

số 1
-HĐLC: Hỏi
đáp, thực hành
-HTTC: Cả lớp,
cá nhân

Hoạt động 2
-Nhằm đạt MT
số 1.
-HĐLC: Thực
hành
-HTTC: Cả lớp,
cá nhân

Hoạt động 3:
-Nhằm đạt MT
số 1.
-HĐLC: Thực
hành
-HTTC: Cả lớp,
cá nhân

Bài toán 1:-Vẽ sơ đồ minh họa
(?)Bài toán cho biết gì?
(?)Bài toán hỏi gì?
- Gv tóm tắt sơ đồ như SKG
(?)Bài toán có mấy câu hỏi?
(?)Câu hỏi a là gì?
-Ghi: 2 + 3 = 5
(?)Câu hỏi b là gì? Ghi: 3 + 5 = 8

-Nếu bây giờ câu hỏi của bài toán
là(?) Cả hai hàng có mấy kèn? Ta
làm thế nào?
- Yêu cầu hs giải vào vở nháp
Bài toán 2: GV gọi hs đọc bài
toán
(?)Bài toán cho biết gì?
(?)Bài toán hỏi gì?
- GV vừa hỏi vừa tóm tắt như SGK
(?) Để tìm được số cá ở cả hai bể
ta làm thế nào?
(?) Số cá ở bể thứ 2 đã biết chưa?
- Phát bảng phụ, yêu cầu HS làm
nhóm 4
( kèm hc chưa đạt thực hiện phép
tính)
-Theo dõi, nhận xét kết quả
-> Rút ra 2 bước giải bài toán có
lời văn
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
-Hd phân tích đề.
(?)Muốn tìm số bưu ảnh của hai
anh em phải biết gì?
-Yêu cầu cả lớp làm nháp, 3 em
làm bảng phụ.
- Theo dõi giúp đỡ HS
- Hướng dẫn HSCĐ thực hiện
phép tính.
-Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: (Giảm theo chuẩn KT-KN)

Bài 3:Yêu cầu HS nhìn tóm tắt
đọc đề toán.
- Gọi HS nêu
- Yêu cầu HS làm vở
- Theo dõi, giúp đỡ HS
- Gọi HS đọc kết quả
- Chấm và nhận xét

-Quan sát, đọc yêu cầu bài toán.
+Hàng trên: 3kèn.
+Hàng dưới hơn hàng trên 2 kèn
a- Hàng dưới có ?kèn.
b- Cả hai hàng có ?kèn
- Theo dõi
+Có 2 câu hỏi.
+Hàng dưới có mấy kèn.
+Cả 2 hàng có? Kèn.
+Tính số kèn hàng dưới.
+Tính số kèn cả hai hàng.
- 1 hs lên bảng giải
-2HS đọc
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- HS theo dõi
- HS: Ta tìm số cá ở bể thứ 2
- HS: chưa biết, ta phải đi tìm
- HS làm xong thì gắn kết quả
lên bảng
- Các nhóm nhận xét nhau
- Lắng nghe

- 2 HS nhắc lại
-1 HS đọc đề, lớp ĐT.
-Nêu tóm tắt, phân tích đề.
+Tìm: Số bưu ảnh của em.
+Tìm: Số bưu ảnh của 2 anh em.
- Gắn bảng phụ đã làm xong
lên bảng
- 5 hs đọc bài làm của mình
- Nhận xét bảng phụ trên bảng
- Nghe
-2 HS nêu yêu cầu
- HS nêu miệng.
- HS làm vở
- 1 số HS đọc kết quả
-HSCĐ thực hiện phép tính.
- Lắng nghe

IV. Hoạt động nối tiếp:
5


1. Củng cố:
- Nhắc lại các bước trình bày bài giải toán có lời văn.
2. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau và làm lại bài tập 3
V. Chuẩn bị
- Bảng nhóm BT3
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chuyên đề “Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 “ Được thực

hiện và tiến hành như sau:
- Họp tổ khối thống nhất chọn chuyên đề
- Phân công giáo viên viết lý thuyế và triển khai lý thuyết
- Chọn giáo viên soạn bài, dạy thử tiết dạy theo chuyên đề. Dự giờ góp ý hoàn
thiện tiết dạy.
- Tiến hành dạy minh họa
- Thống nhất chuyên đề
Trên đây là lý thuyết chuyên đề “Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 3 “ của tổ khối III năm học 2016-2017 của Trường tiểu học Đạ Rsal. Mong
được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường để chuyên đề được áp dụng xuyên xuốt
trong năm học này.

Duyệt BGH

Đạ Rsal, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Chi Na

6



×