Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cách sử dụng hệ thống thắng ABS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.2 KB, 15 trang )

Cách sử dụng hệ thống thắng ABS

[22/04/2010]

Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả" và thay
bằng phương pháp "nhấn và lái" bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh

ABS đã phổ biến hơn so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang
bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt
là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày
nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế
nào.
ABS là viết tắt của cụm từ "Anti-lock Brake". Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là
"Antiblockiersystem" do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại
Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng
giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện
có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên
từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay
nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua
bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe
không bị chết cứng (hay còn gọi là "bó").
Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại,
đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn - nhả
thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh
có thể bị "chết" như trên các xe không có ABS.

Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế
nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển



được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.
ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo
cho tài xế biết nó đang hoạt động.
Những lưu ý về ABS
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không
phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số
phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện
tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như
không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về
ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỷ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong
khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý
muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người
điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp
Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: "ABS là công nghệ xa
lạ với hầu hết mọi người". Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một
cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ
giúp của ABS.
Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả". Phương
pháp tốt nhất lúc đó là "nhấn và lái", bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc
đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.
Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự
thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này
Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm
chủ được ô tô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.
Lái xe không quen với thao tác hệ thống thắng ABS và không biết là không nên bơm bàn đạp
lúc thắng khẩn cấp. Lái xe có thể hốt hoảng khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và khiến bàn
đạp thắng rung lắc mạnh. Lái xe hoảng sợ và rút chân khỏi bàn đạp thắng.

Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có
thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng
gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.
Ngoài ra thường xuyên thử hệ thống ABS cũng giúp bạn quen thuộc với cách thắng gấp, vì thế
bạn sẽ không rút chân khỏi bàn đạp thắng trong tình thế thắng khẩn cấp khi hệ thống ABS bắt
đầu hoạt động và bàn đạp thắng rung lắc mạnh dưới bàn chân. Bạn vừa lấy chân đè mạnh lên
bàn đạp thắng cho tới khi chiếc xe dừng lại vừa có thể bẻ tay lái để tránh một vật chướng ngại.
Lưu ý khi mua xe
Khi đến đại lý đặt hàng, bạn nên xem bảng thống kê xem ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay
không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm).
Hầu hết xe sedan hay SUV ở Mỹ đều trang bị ABS trên cả 4 bánh nhưng vẫn có những xe chỉ có
ABS ở hai bánh
Ngoài ra, việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị này. Nguyên
nhân là do thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn tới các thông số gửi tới CPU
bị sai và ABS làm việc không hiệu quả. Vì vậy, cần tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi
thực hiện bất cứ thay đổi nào.

Phân loại phanh ABS

[26/02/2010]

ABS được phân loại theo chất tạo áp suất phanh , theo cách bố trí cảm biến,theo bộ
chấp hành


a) Phân loại theo chất tạo áp suất phanh:
+ Phanh khí

+ Phanh thủy lực


b) Phân loại theo cách bố trí cảm biến

c) Phân loại theo bộ chấp hành:
+ Van điện 2 vị trí có van điều khiển lưu lượng

+ Van điện 2 vị trí có van điều khiển tăng áp

+ Van điện 3 vị trí có van cơ khí

+ Van điện 3 vị trí

Đánh giá bài viết: Phân loại phanh ABS


Hiểu đúng về hệ thống ABS và những ích lợi của nó

[24/06/2011]

Đang lái xe mà gặp một tình huống nguy hiểm trước mặt, phản ứng tự nhiên của
chúng ta là đạp mạnh chân thắng, xiết cứng dàn bánh xuống mặt đường.

Tuy nhiên, do nguyên lý quán tính, chiếc xe đang chạy nhanh không dễ gì đứng lại ngay được,
dàn bánh xe bị xiết cứng vẫn cố lê thêm một đoạn nữa, với tiếng rít chói tai của cao su nghiến
trên mặt đường, rồi khói và mùi khét do bánh xe bốc cháy tỏa ra. Tài xế không còn điều khiển
được tay lái, chiếc xe phóng đi loạng choạng, và nguy cơ một tai nạn khác rất dễ xảy ra.
Để thích ứng với tình huống này, bước vào thập niên 1970, các nhà sản xuất xe hơi đã chế tạo
hệ thống thắng ABS (Anti-Locking Brake System), giúp bánh xe không bị khóa cứng khi thắng
gấp, nhất là trên những mặt đường trơn ướt hoặc đóng băng, nhờ đó tài xế có thể tiếp tục điều
khiển được tay lái, đưa xe vào vị trí an toàn trong tình trạng khẩn cấp. Sự hiệu quả thật hiển
nhiên. Cho đến nay, ABS mỗi ngày mỗi cải thiện và đã có mặt trong hầu hết các loại xe lưu

hành trên đường phố. Tuy nhiên, cùng với cảm giác an toàn gia tăng, nhiều tài xế lại có tâm lý ỷ
lại, mất cảnh giác và sự cẩn trọng cần thiết khi lái xe. Đó là điều đáng tiếc nhất trong số những
khuyết điểm đương nhiên của bất cứ một phát kiến kỹ thuật nào, kể cả ABS.
Phần sau đây chúng ta sẽ phân tích vài nét cơ bản của hệ thống ABS, và đề cập những gì cần
làm để tận dụng ích lợi của kỹ thuật an toàn này.
Cấu tạo cơ bản ABS
Trong những điều kiện chạy và thắng bình thường, tài xế không cảm thấy có gì khác biệt giữa
một hệ thống ABS và hệ thống tiêu chuẩn không-có-ABS. Chỉ trong những lúc thắng gấp, ABS
mới phát huy tác dụng, khi đó bàn thắng sẽ rung mạnh với những cái nhồi đập cao hơn, tiếp nối
bởi một tiếng “click” nghe thấy khá rõ ràng
Hệ thống ABS tiêu chuẩn bao gồm những thành phần sau đây:





Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ Điều Khiển Thủy Lực.
Anti-lock brake control module: Cơ Chế Chống Xiết Bánh
Front anti-lock brake sensors / rear anti-lock brake sensors: Bộ cảm ứng bánh trước, bộ
cảm ứng bánh sau.


Cơ chế hoạt động của ABS được giải thích một cách đơn giản như sau:










Khi tài xế nhấn gấp trên chân thắng, dầu thắng sẽ được đẩy vào trong bộ Điều Khiển
Thuỷ Lực HCU, và được ép lại tại đây để nâng cao áp suất trước khi đưa dầu đến các bộ
phận thắng trong mỗi bánh xe.
Trong khi phân tích những dự kiện do bộ cảm ứng tại các bánh xe đưa lại, nếu Cơ Chế
Chống Xiết Bánh “cảm thấy” một chiếc bánh nào đó sắp bị khóa cứng, thì cơ chế này sẽ
điều khiển, đóng Valve không cho dầu đổ xuống đó nữa, và mở Valve khi cần thiết cho
dầu thắng lưu thông trở lại, bảo đảm cho bánh xe lăn đều trong khi giảm tốc, tránh tình
trạng bánh bị khóa cứng.
Từ vận tốc 12 dặm/giờ trở lên, ABS sẽ tự động vận hành, và chúng ta sẽ nghe một tiếng
“click” bên trong máy. Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 12 dặm/giờ, ABS sẽ tự ngưng
hoạt động.
Nếu ABS trục trặc, xe vẫn tiếp tục hoạt động với hệ thống thắng tiêu chuẩn. Thường
thường khi đèn vàng trên đồng hồ ABS sáng lên, cho biết có trục trặc, thì đó là lúc hệ
thống tự động được chuyển về trạng thái tiêu chuẩn, và chúng ta phải biết rằng hệ
thống chống xiết bánh không còn hiệu quả trong những lúc thắng gấp nữa.
ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thắng. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống
không đầy đủ, ABS sẽ không còn hiệu quả.

Trên đây chỉ là những phác thảo rất sơ sài về cơ chế ABS. Điều quan trọng là chúng ta tận dụng
được những gì từ kỹ thuật này hầu làm tăng sự an toàn của chúng ta trên đường phố?
Tận dụng những lợi ích của ABS
Trái với sự suy nghĩ của đa số, hệ thống ABS không giúp chúng ta ghìm bánh xe lại nhanh hơn
bình thường. Công dụng chính của ABS là: Giúp tài xế làm chủ được tay lái trong khi thắng gấp
do bánh xe không bị khóa cứng; Làm được như vậy cũng đã là một công trạng lớn. Bởi vì, nếu
bánh xe bị khóa cứng trong lúc di chuyển, tài xế sẽ không còn điều khiển được tay lái, xe sẽ bị
đẩy đi theo quán tính, khó có thể tránh khỏi tai nạn.
Để tận dụng được tất cả những ích lợi về an toàn của hệ thống ABS, chúng ta cần phải biết sử



dụng đúng cách. Sau đây là một ít lời khuyên của Liên Hiệp Giáo Dục ABS (ABS Education
Alliance):
Những Điều Nên Làm:
Khi phải thắng khẩn cấp, ấn mạnh và giữ chân trên bàn thắng để duy trì áp lực liên tục và vững
vàng để phát huy tác dụng của ABS trong lúc bẻ tay lái đưa xe về vị trí an toàn. Đừng “bơm”
chân trên bàn thắng, cho dù có cảm thấy nhịp rung của nó. Trong một số loại xe tải hạng nhẹ,
ABS chỉ được trang bị cho dàn bánh sau, và dàn bánh trước vẫn có thể bị xiết và khóa lại như
trong các xe không có ABS. Khi trường hợp đó xảy ra, tài xế cần phải nhấc chân khỏi bàn thằng
vừa đủ để giải tỏa một chút áp lực cho bánh trước lăn đều ngõ hầu có thể điều khiển được tay
lái.
Giữ khoảng cách “ít nhất 3 giây” với xe trước mặt, hoặc xa hơn nữa trong những tình trạng
nguy hiểm. Khi lái xe trên những quãng đường trơn ướt hoặc đóng băng, tài xế vẫn phải cực kỳ
cẩn trọng và tăng thêm khoảng cách với xe trước mặt, chứ không thể ỷ lại vào ABS.

Cần phải dành thời gian tập lái và tập sử dụng ABS. Làm quen với nhịp đập của bàn thắng khi
ABS được khởi động. Có thể vào những bãi đậu xe trống để tập dùng ABS trong trường hợp phải
thắng gấp.
Hiểu sự khác biệt giữa hệ thống ABS trên 4 bánh trong những và ABS trên dàn bánh sau. Hệ
thống ABS trên 4 bánh thường được tìm thấy trong những loại xe chở người (passenger
vehicles), được thiết kế với mục đích duy trì khả năng điều khiển tay lái của tài xế trong những
lúc phải thắng gấp. Hệ thống ABS trên dàn bánh sau, vốn chỉ có trong các loại xe tải hạng nhẹ,
được thiết kế để duy trì sự ổn định hướng đi của xe và tránh cho xe khỏi bị trợt sang ngang.
Những Điều Cần Tránh
Đừng bao giờ ỷ y với hệ thống ABS mà lái xe một cách cẩu thả hoặc hung hăng hơn so với xe
không có ABS.
Đừng bao giờ phóng nhanh trong lúc bẻ “cua”, đổi lane, hoặc biểu diễn tay lái bằng cách vòng
vèo uốn lượn. .. tất cả đều là không an toàn đối với bất cứ loại xe nào. Vận tốc là một yếu tố
quan trọng. Lái xe quá nhanh, thì dù ABS có phản ứng nhặm lẹ cách mấy cũng không thể giúp
chúng ta triệt tiêu được sức đẩy của quán tính. Mặc dầu bánh xe không bị khóa, xe không trợt

đi, bạn có thể bẻ tay lái sang phải hay sang trái, nhưng lực đẩy của quán tính vẫn đưa bạn sang
một hướng khác.
Đừng “bơm” chân trên bàn thắng, vì làm như vậy hệ thống ABS sẽ mở tắt liên tục. Khi gặp
trường hợp nguy cấp, ABS sẽ tự “bơm” giúp chúng ta với một tốc độ nhanh và hiệu quả hơn
nhiều, giữ cho bánh xe khỏi bị khóa lại, giúp tài xế điều khiển tay lái dễ dàng hơn.
Đừng quên bẻ tay lái khi xe lâm vào tình huống nguy hiểm. ABS chỉ tạo điều kiện cho chúng ta
điều khiển tay lái, chứ không thể lái thay chúng ta được.


Đừng hoang mang khi nghe tiếng động hoặc nhịp đập nhè nhẹ của bàn đạp khi nhấn thắng
trong hệ thống ABS. Đây là dấu hiệu bình thường, cho tài xế biết là ABS đang vận hành.

Hệ thống phanh kết hợp ABS-TRC

[21/03/2010]

TRC (traction control system) là hệ thống điều khiển lực kéo được thiết kế để ngăn
ngừa sự trượt quay của bánh xe chủ động.

>> Phân loại phanh ABS

Các bộ phận của hệ thống ABS + TRC
TRC (traction control system) là hệ thống điều khiển lực kéo được thiết kế để ngăn ngừa sự trượt
quay của bánh xe chủ động.
Ôtô trượt quay khi tăng tốc đột ngột hoặc hoặc khi làm việc trên mặt đường có hệ số bám thấp.
Kết quả là sẽ làm xấu đi tính năng lái và giảm tính ổn định của ôtô.


Sơ đồ tổng quát hệ thống TRC và ABS
1 Bộ chấp hành phanh TRC

a) Cấu tạo
Bộ chấp hành TRC bao gồm 1 cụm bơm để tạo ra áp suất dầu và 1 bộ chấp hành phanh để
truyền áp suất dầu tới và xả ra khỏi các xi lanh phanh đĩa. Áp suất dầu trong các xi lanh phanh
của bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ bởi bộ chấp hành ECU ABS và TRC.
-Cụm bơm bao gồm các chi tiết sau :


Cấu tạo cụm bơm
Bộ chấp hành bướm ga phụ: Bộ chấp hành này được gắn ở họng gió. Nó điều khiển góc mở
cánh bướm ga phụ từ ECU ABS và TRC vì vậy điều khiển được công suất của động cơ.

Cấu tạo: Gồm một nam châm vihx cửu, một cuộn dây và một trục roto. Nó là một moto bước.

Hoạt động:
TRC không hoạt động bướm ga mở hoàn toàn


TRC hoạt động cụ bộ bướm ga phụ mở 50%

TRC hoạt động hoàn toàn bướm ga phụ đóng hoàn toàn

-Bộ chấp hành phanh: Bộ chấp hành phanh gồm 4 chi tiết sau:
b. Hoạt Động

Sơ Sơ đồ khối

-Trong quá trình phanh bình thường ( TRC không hoạt động )
Tất cả các van điện trong bộ chấp hành phanh TRC đêu tắt khi phanh
TRC đều tắt khi đạp phanh .
Khi đạp phanh với hệ thống TRC trong điều khiển này, áp suất dầu sinh ra trong xi lanh chính tác

dụng lên các xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt xi lanh phanh chính và van điện 3 vị trí của


bộ chấp hành ABS. Khi nhả phanh, dầu phanh hồi từ xi lanh phanh bánh xe về xi lanh phanh
chính

-Trong quá trình tăng tốc (TRC hoạt động )
Nếu bánh sau bị trượt quay trong quá trình tăng tốc, ECU ABS và TRC điều khiển mô men xoắn
của động cơ và phanh các bánh sau để tránh hiện tượng này.
Áp suất dầu trong xi lanh phanh bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ theo 3 chế
độ (tăng áp, giữ, giảm áp), như mô tả sau đây:
Chế độ tăng áp:
Khi đạp ga và 1 bánh sau bắt đầu trượt, ECU phát tín hiệu để bật tất cả các van điện của bộ chấp
hành TRC.
Cùng lúc đó van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS cũng chuyển sang chế độ tăng áp. Ở chế độ
này, van điện cắt xi lanh phanh chính bật (đóng) và van điện cắt bình tích năng bật (mở). Nó làm
cho dầu cao áp trong bình tích năng tác dụng lên xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt bình
tích năng và van điện 3 vị trí trong ABS.
Khi công tắc áp suất phát hiện có sự giảm áp bình tích năng (không phụ thuộc vào hoạt động
của TRC), ECU bật bơm TRC để tăng áp suất dầu.


Chế độ giữ:
Khi áp suất dầu trong các xi lanh phanh bánh sau tăng hay giảm đến giá trị yêu cầu, hệ thống
được chuyển đến chế độ giữ. Sự thay đổi chế độ được thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái
van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS. Kết quả là, áp suất trong bình tích năng bị ngăn không
cho thải ra ngoài, giữ nguyên áp suất dầu trong xi lanh bánh xe.


Chế độ giảm áp

Khi cần giảm áp suất dầu trong các xi lanh phanh bánh sau, ECU ABS và TRC chuyển van điện 3
vị trí của bộ chấp hành ABS đến chế độ giảm áp. Nó làm cho áp suất dầu trong xi lanh phanh
bánh xe hồi về bình dầu của xi lanh phanh chính qua van điện 3 vị trí của ABS và van điện cắt
bình dầu. Kết quả là, Áp suất dầu giảm. Lúc này, bơm bộ chấp hành ABS vẫn không hoạt động.


2 ECU ABS và TRC
Nó sử dụng các tín hiệu tốc độ từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe và tính toán mức độ trượt giữa các
bánh xe và mặt đường rồi giảm moment xoắn động cơ và tốc độ góc bánh xe một cách tương
ứng, vì vậy điều khiển được tốc độ bánh xe. Bên cạnh đó ECU ABS và TRC có các chức năng kiểm
tra ban đầu, chuẩn đoán và dự phòng.
Điều khiển tốc độ xe:
ECU liên tục nhận được tín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe và nó cũng liên tục tính tốc độ của
từng bánh xe. Cùng lúc đó nó ước lượng tốc độ xe trên cơ sở tốc độ của 2 bánh trước và đặt ra
một ra một tốc độ điều khiển tiêu chuẩn.
Nếu đập ga đột ngột trên đường trơn và các bánh sau (bánh chủ động) bắt đầu trượt quay, tốc
độ bánh sau sẽ vượt quá tốc độ tiêu chuẩn. Vì vậy ECU gửi tín hiệu đóng bướm ga phụ đến bộ
chấp hành bướm ga phụ. Cùng lúc đó nó gửi tín hiệu đến bộ chấp hành phanh TRC và để cấp dầu
phanh đến xylanh bánh sau. Van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS được chuyển chế độ áp suất
bánh sau vì vậy bánh sau không bị trượt quay.
Khi khởi hành hay tăng tốc đột ngột, nếu các bánh sau trượt quay, tốc độ của chúng sẽ không
khớp với tốc độ quay của bánh trước. ECU ABS và TRC biết được tình trạng này và sẽ kích hoạt
hệ thống TRC.
ECU ABS và TRC đóng bướm ga phụ, giảm lượng khí nạp và vì vậy giảm moment xoắn của động
cơ.
Cùng lúc đó nó điều khiển các van điện bộ chấp hành phanh TRC và đặt bộ chấp hành ABS ở chế
độ tăng áp. Áp suất dầu phanh trong bình tích năng TRC tới lúc này, cung cấp áp suất thích hợp
tác dụng các xylanh bánh xe để tạo hiệu quả phanh.
Khi phanh bắt đầu tác dụng, sự tăng tốc của các bánh sau bắt đầu giảm thì ECU ABS và TRC
chuyển van 3 vị trí ABS về chế độ giữ áp.

Nếu sự tăng tốc của các bánh sau giảm quá nhiều, nó chuyển van đến chế độ giảm áp làm giảm
áp suất dầu phanh đến các xilanh phanh bánh sau và khôi phục lại sự tăng tốc của các bánh
sau.
Nhờ lặp lại các hoạt động như trên, ECU ABS và TRC đảm bảo tốc độ điều khiển tiêu chuẩn.


Đồ thị mô tả hoạt động của ECU ABS và TRC điều khiển tốc độ bánh xe
Bên cạnh đó hệ thống này cũng có chức năng: điều khiển các rơle, chức năng kiểm tra ban đầu,
chức năng tự chuẩn đoán, chức năng dự phòng cũng tương tự như ECU ABS.



×