Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Ảnh hưởng của chứng khoán tới xu hướng đầu tư giai đoạn 2009 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.71 KB, 22 trang )

Ảnh hưởng của chứng khoán tới xu
hướng đầu tư giai đoạn 2009-2011
Thị trường chứng khoán ẩn
chứa nhiều rủi ro nhưng
bên cạnh đó lợi nhuận nó
đem lại là đáng kể. Tuy
TTCK lúc nóng, lúc lạnh,
lúc trồi, lúc sụt, lúc gây
thất vọng ê chề, lúc tràn
trề hy vọng,…nhưng nó
vẫn thu hút các nhà đầu
tư vì nó là bức tranh đa
màu của TTCK và nó tồn
tại như là một bộ phận
hữu cơ của mọi nền kinh
tế.

Các nhà đầu tư tại sàn
chứng khoán Sài Gòn


Thị trường chứng khoán năm 2009
Do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế cuối năm 2008 vì vậy
mà thị trường chứng khoán
năm 2009 là một năm đầy
thăng trầm của thị trường
chứng khoán Việt Nam, bởi
nhà đầu tư được trải qua
nhiều cảm xúc khác nhau, từ
bi quan khi thị trường xuống


đáy, lạc quan lúc thị trường lên
cao, rồi lại rơi vào cảm giác
tuyệt vọng khi thị trường thêm
một lần trượt dốc...

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị
trường cổ phiếu tại SGD Hà Nội:


Thị trường chứng khoán năm 2009
TTCK Việt Nam trong năm 2009 đã trải qua 5 giai đoạn tăng giảm, trong đó có
3 đợt giảm điểm và 2 đợt tăng điểm. (xem đồ thị dưới).


Thị trường chứng khoán năm 2009
- Giai đoạn từ 2/1 đền ngày 24/2 là giai đoạn tiếp nối chuỗi
giảm điểm từ năm 2008 và mức đáy 234,66 điểm của
VN-Index đã thiết lập vào ngày 24/2.Vì thế mà trong giai
đoạn này các nhà đầu tư hầu như không tiếp tục mà có
dấu hiệu chững lại
- Giai đoạn phục hồi nhanh từ ngày 25/2 đến ngày 10/6,
VN-Index đã tăng 118% trong 72 ngày với 3 đợt sóng
lên, các sóng càng về sau càng có tốc độ tăng nhanh.
NĐT trong nước, trong đó có phần quan trọng của các
NĐT cá nhân, đã mạnh dạn mua vào ở vùng đáy và
giúp TTCK lấy lại động lực. Ban đầu, nhiều NĐT tổ
chức còn nghi ngại về xu hướng tăng nhưng sau đó
khối này cũng bắt đầu vào cuộc. Trong thời gian đó
cũng xuất hiện sự tham gia tích cực trở lại của NĐT
nước ngoài với 2 đợt mua thấp bán cao rất nhịp nhàng

(xem biểu đồ mua-bán của NĐT).


Thị trường chứng khoán năm 2009


Thị trường chứng khoán năm 2009
- Giai đoạn điều chỉnh từ ngày 12/6 đến ngày 20/7. Sau
một thời gian tăng nóng, sự điều chỉnh đến như một tất
yếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này không có nhiều
thông tin tiêu cực mà ngược lại, những biện pháp kích
thích kinh tế đã bắt đầu phát huy tác dụng. Sản xuất
công nghiệp ước tính tăng 8,2% trong tháng 6 (cao hơn
7,2% của tháng 5 và hơn hẳn mức 2,5% của quý I), chỉ
số bán lẻ tăng 8,8% (cuối năm 2008 là 6,5%), ước tính
GDP cuối năm 2009 được điều chỉnh tăng lên so với
trước (trong kịch bản lạc quan, GDP năm 2009 được
ước tính là 4,9%). Dầu hiệu cho thấy các nhà đầu tư sẽ
mạnh dạn và không lo sự ảm đạm của TTCK do sự điều
chỉnh của nhà nước. Và khi được giải tỏa, sức cầu đã
làm VN-Index bật mạnh trong những ngày cuối tháng 7
và sau đó là đợt sóng lên kéo dài 3 tháng


Thị trường chứng khoán năm 2009
- Giai đoạn tăng điểm từ ngày 22/7 đến ngày 22/10. Nếu như đợt tăng điểm
trong giai đoạn đầu năm phần nào đến từ niềm tin và luồng tiền, thì đợt
tăng điểm lần này có thêm sự hỗ trợ mạnh bởi các dấu hiệu hồi phục kinh
tế trong nước và quốc tế.
Đầu tháng 8 cũng đã có đề xuất cho gói kích thích kinh tế thứ 2 và nâng

hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 từ 27% lên 30%, điều này
thêm củng cố cho luồng tiền đổ vào TTCK. Các thông tin về kết quả kinh
doanh và chia thưởng cổ phiếu được tận dụng để nâng giá cổ phiếu. Nhóm
cổ phiếu BĐS được chú ý từ cuối tháng 8 đã trở thành động lực kéo thị
trường vào tháng 9 trong bối cảnh thị trường BĐS khá khởi sắc so với đầu
năm.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10, mặc dù thị trường điều chỉnh do đã tăng điểm
khá mạnh trước đó, nhưng luồng tiền từ đòn bẩy tài chính trong tháng 10
đã một lần nữa làm tăng sức cầu và đẩy thị trường lên đỉnh cao mới. Chính
bởi lượng đòn bẩy lớn, TTCK trở nên rất nhạy cảm với các chính sách vĩ
mô và tiền tệ, đây chính là tiền đề để cho đợt điều chỉnh kéo dài cho đến
hết năm 2009.


Thị trường chứng khoán năm 2009
- Đợt điều chỉnh từ ngày 23/10 đến cuối năm: bắt đầu bằng phiên thứ
Sáu (23/10) với khối lượng giao dịch kỷ lục, thị trường bắt đầu chu
kỳ điều chỉnh bởi nhiều thông tin không tích cực từ chính sách vĩ
mô và tiền tệ. Bên cạnh các tin đồn về thắt chặt chính sách tiền tệ
khiến thị trường nhiều lúc chao đảo, sự căng thẳng thanh khoản
của hệ thống ngân hàng và diễn biến bất thường của giá vàng,
ngoại tệ cũng có những tác động lớn đến TTCK.
Nhưng tác động mạnh nhất đến thị trường phải kể đến việc NHNN
bất ngờ quyết định nâng lãi suất cơ bản vào cuối tháng 11. Sự điều
chỉnh này thể hiện sự thay đổi trong chính sách vĩ mô từ hỗ trợ tăng
trưởng sang hướng ổn định vĩ mô (kèm theo là hạn chế nới lỏng tín
dụng) sau khi kỳ họp Quốc hội kết thúc.
Tóm lại TTCK năm 2009 vẫn thu hút được các nhà đầu tư



Thị trường chứng khoán năm 2010


Thị trường chứng khoán năm 2010 trải qua một năm giao dịch biến
đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc trái ngược cho nhà đầu tư,
từ cao trào thất vọng cho đến cảm xúc thăng hoa, năm 2010 TTCK
có xu hướng đi xuống. Nói chung TTCK năm 2010 là một thị trường
bất thường.


Thị trường chứng khoán năm 2010
• Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động
trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở
mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong
suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận
trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền.
Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện
pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và
hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất
động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu
thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị
trường càng trở nên khan hiếm. 


Thị trường chứng khoán năm 2010
• Trong khoảng thời gian từ
tháng 7 đến tháng 8, thị
trường chứng khoán
bước vào giai đoạn lao
dốc khi hai chỉ số chứng

khoán đều chạm mốc
thấp nhất trong vòng một
năm. Trong vòng 2 tháng,
Vn - Index mất hơn 16%.
Giới đầu tư vẫn rất thận
trọng trong tình hinh thị
trường xuống thấp.

• Chứng khoán có một
năm không thực sự thành
công


Thị trường chứng khoán năm 2010
• Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc
lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11, Chính sách tiền tệ đột
ngột thay đổi - thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát,
kéo theo một cuộc đua  lãi suất gữa các ngân hàng. Với
thị trường chứng khoán, điểm ngạc nhiên là sau một
tuần rơi mạnh bởi biến động khó lường của tỷ giá cùng
giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã quay đầu
hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi
là thành công của chứng khoán Việt Nam bởi đa phần
các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong thời
gian này. Với tình hình bất ổn như thê này các nhà đầu
tư rất thận trọng cùng với sự khan hiếm của dòng tiền.


Thị trường chứng khoán năm 2010
• Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng của năm 2010

(31/12), VN-Index tăng 3,26 điểm lên 484,66 điểm
(+0,68%), giảm 10,14 điểm so với năm 2009, tương
đương giảm 2%.
• HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 114,24 điểm (+1,42%);
giảm 32% so với mức đóng cửa năm 2009 là 168,17
điểm. Như vậy nếu so với lãi suất tiết kiệm (12% 14%/năm), mức tăng của giá vàng (38,46%) và USD
(9,3%) trong năm 2010 thì hầu hết các NĐT chứng
khoán đều lỗ.
Với tình hình thị trường chứng khoán 2010 có thể thấy
TTCK năm này là một năm bất thường, đã không làm ít
các nhà đầu tư lao đao.


Thị trường chứng khoán năm 2011
Trong năm 2011, tỷ giá và lạm phát sẽ tiếp tục tạo áp
lực lên thị trường chứng khoán.
Liên quan đến sức cầu trên thị trường năm 2011,
chúng ta thấy rất rõ thị trường chứng khoán sẽ phụ
thuộc vào hai kênh: cầu bên ngoài và trong nước.
Cầu trong nước sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ
và tài chính. Nếu các chính sách này nới lỏng thì
lượng cung tiền ra sẽ tốt hơn
Mặt khác giá vàng, tỷ giá đô la, thị trường bất động sản
cũng tác động rất nhiều đến tâm lý các nhà đầu tư
ck
TTCK hầu như là không ổn định lúc lên lúc xuống dù
có ở trong hoàn cảnh nào.
Bằng chứng là đầu năm 2011 cho thấy điều này



Thị trường chứng khoán năm 2011
Chứng khoán mở màn đầu năm 2011 không suôn sẻ:


Thị trường chứng khoán năm 2011
• Tuy tăng nhẹ ngay từ đầu phiên nhưng trên sàn HoSE,
thị trường nhanh chóng rơi vào xu thế giằng co quyết
liệt. Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn - Index tăng nhẹ
1,06 điểm, lên 485,72 điểm. Thanh khoản đứng ở mức
thấp với chỉ hơn 970.000 đơn vị được giao dịch thành
công, giá trị giao dịch tương ứng là 25,82 tỷ đồng. Tuy
nhiên, bước sang đợt khớp lệnh liên tục, sau ít phút “bốc
đồng”, vọt lên gần 488 điểm thì Vn - Index lại bất ngờ
đảo chiều đỏ sàn trong bối cảnh giới đầu tư kém hưng
phấn trong chiến lược mua vào. Có thời điểm để mất tới
3 điểm, xuống 482 điểm. Hầu hết các mã vốn hóa lớn
đều giao dịch lình xình trong sắc đỏ, song mức giảm chỉ
nhẹ nhàng.


Thị trường chứng khoán năm 2011
• Đến gần cuối phiên giao dịch, Vn - Index lại bật
xanh trở lại và “thoát hiểm” vào phút cuối. Chốt
phiên mở màn 2011, chỉ số này tăng 1,21 điểm,
tương đương 0,27%, lên mức 485,97 điểm.
• Bên sàn Hà Nội, HNX chốt phiên đã giảm 0,84
điểm, tương đương 0,74%, xuống mức 113,4
điểm. 
• Nhìn chung, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên hai
sàn trong phiên chợ khá vắng vẻ đầu năm. Trên

sàn HoSE có 120 mã tăng và 109 mã giảm


Thị trường chứng khoán năm 2011
Nhưng ngược lại khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, giá vàng, tỷ giá
ngoại tệ bất ổn lên xuống không ổn định và nhiều yếu tố khác tác
động lên đã làm cho TTCK vào 11/3 có những dấu hiệu khả quan:
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, hàng loạt cổ phiếu tăng trần


Thị trường chứng khoán năm 2011


Trên sàn Hà Nội, HNX-Index
tăng gần 3% lên 95,06 điểm.
Toàn thị trường có 241 mã
tăng giá, trong đó 120 mã tăng
trần, KLGD tính đến 9h10 đã
đạt hơn 10,8 triệu cp, tương
đương hơn 170 tỷ đồng.
• KLS và VND đang có dư mua
trần lần lượt 1,2 triệu cp và 1,7
triệu cổ phiếu, trong khi BVS,
PVC, STL, VSP, AAA không có
dư mua, sàn Hà Nội phủ một
màu tím chủ đạo, các penny
đồng loạt tăng mạnh


Thị trường chứng khoán năm 2011



Trên sàn HoSe, SSI cũng
đang có dư mua trần hơn 1,8
triệu đơn vị. VN-Index hiện
đang tăng trên 10 điểm lên
493,13 điểm (+2,21%). Toàn
thị trường có 184 mã tăng giá
(70 mã tăng trần), chỉ có 28
mã giảm giá.
• BVH, PVF, SJS, tăng trần,
VIC, PVD tăng 1.000 đồng/cp;
MSN tăng 3.500 đồng/cp, dư
mua tăng đột biến trên hai
sàn.


Thị trường chứng khoán năm 2011
• Tuy nhiên, năm 2011, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư
hấp dẫn, đặc biệt đầu tư dài hạn trong khoảng một năm.
VN-Index hiện đang ở mức 480 điểm, rất khó giảm về
420 điểm. Từ nay đến quý II/2011 và dài hạn hơn, nhà
đầu tư có cơ hội thu lợi nhuận từ cổ phiếu hơn 20%.
Trong khi đó, để thu lợi 10% từ vàng hay USD là điều
không đơn giản.
• Rủi ro từ thị trường chứng khoán không còn nhiều vì giá
cổ phiếu đang rẻ, nhiều cổ phiếu đang xoay quanh thậm
chí thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Ngoài ra, dòng
vốn mà doanh nghiệp thu về thông qua phát hành cổ
phiếu, trái phiếu năm 2010 sẽ được hấp thu và tạo ra lợi

nhuận năm 2011


Thị trường chứng khoán năm 2011
Mặc dầu vậy nhưng chứng khoán không phải là sản phẩm đầu tư đại
chúng, phổ biến của hầu hết người dân nên sức lan tỏa không
mạnh như khi giá vàng hay giá nhà đất tăng.
Năm 2011 tuy sẽ có nhiều biến động nhưng các nhà đầu tư vẫn để ý
đến TTCK



×