Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Bài thảo luận môn thị trường chứng khoán (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.64 KB, 9 trang )

• Những chính sách chính phủ ảnh hưởng đến thị
chứng khoán sơ cấp Việt Nam

Bài làm
• Chính sách vĩ mô và tiền tệ đã tạo ra những ảnh
hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị
trường chứng khoán sỏ cấp


• 1,Chính sách tiền tệ(CSTT)
• Năm 2009, đứng trước suy giảm kinh tế và sự sụt
giảm của thị trường chứng khoán (TTCK), Chính phủ
đã áp dụng một số biện pháp gián tiếp kích cầu trên
TTCK như miễn giảm và giãn thuế thu nhập cá nhân
năm 2009, miễn thuế đối với những khoản thu nhập
từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn..


• Kết quả, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phải
gồng mình vượt qua suy thoái, nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh phải chống chọi với
khó khăn để duy trì đà tăng trưởng, TTCK đã có một
năm về đích ngoạn mục, với nhiều kỷ lục được tạo
lập sau hơn 9 năm phát triển


• Không ít kỷ lục đã vượt xa mong đợi của các nhà đầu tư
(NĐT) cũng như dự báo. Bên cạnh ấn tượng, có cả
thăng trầm khi TTCK đảo chiều, xuống dốc vào cuối
năm. Nhìn chung, diễn biến TTCK năm 2009 có hai
giai đoạn quan trọng nhất, đó là tăng trưởng, từ 25-2


đến 10-6 khi VN-Index tăng khoảng 118%; từ 22-7 đến
22-10, TTCK bùng nổ mạnh mẽ khi có thêm sự hỗ trợ
mạnh bởi các dấu hiệu hồi phục kinh tế trong nước và
quốc tế, đặc biệt là đòn bẩy tài chính từ các công ty
chứng khoán.


• Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, từ tháng 11-2009 đến
nay, TTCK bước vào giai đoạn thoái lui và thận trọng.
Sau thời kỳ doanh số giao dịch lớn kỷ lục, thị trường
đi vào chu kỳ điều chỉnh bởi sự tác động từ chính
sách vĩ mô và tiền tệ. Bên cạnh các yếu tố như căng
thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, diễn biến
bất thường của giá vàng, ngoại tệ, nguyên nhân Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt CSTT đã chứng tỏ
"uy lực" khi ngay lập tức có những tác động lớn đến
TTCK.


2,Chính sách vĩ mô
• Lý giải như thế nào về sự đảo chiều của chính sách vĩ
mô và tiền tệ với TTCK, cũng như phân tích và dự
báo ra sao về diễn biến của TTCK trong giai đoạn
tới? Đây là câu hỏi không dễ trả lời.


• Những cung bậc thăng trầm trên TTCK chịu tác động
rất lớn từ chính sách vĩ mô và CSTT. Thực tế cho thấy,
trong thời kỳ nỗ lực vượt qua khủng hoảng, các chính
sách tài chính, tài khóa kích cầu, giải cứu nền kinh tế

đã được Chính phủ cân nhắc và đưa ra một cách hợp
lý, tránh cho nền kinh tế rơi sâu vào suy thoái


• Sau khoảng 2/3 chặng đường của năm 2009, các
chính sách này đã có những thành công và hiệu quả
rõ rệt. Điển hình là việc thông qua gói kích cầu với
hình thức bù 4% lãi suất khi các doanh nghiệp (DN)
vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Lãi suất cơ
bản cũng được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7% bằng một nửa so với mức đỉnh của năm 2008 - và duy
trì liên tục tới cuối tháng 11-2009.


• Tóm lại
• Với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và
chứng khoán hiện nay, các chính sách của Chính phủ
cần ưu tiên ổn định tiền tệ và phải bảo đảm đồng thời
kích thích được TTCK và không làm đình trệ thị
trường tiền tệ. Phản ứng của thị trường vừa qua cho
thấy, Chính phủ không nên dựa quá nhiều vào CSTT
(bằng cách sử dụng các liệu pháp quá mạnh thắt chặt
tiền tệ) mà cần có sự phối hợp với các chính sách khác
và có các giải pháp phù hợp thực hiện đồng bộ.



×