Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chủ đề thảo luận thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.16 KB, 11 trang )

Chủ đề thảo luận Thị trường chứng khoán
Ảnh hưởng của chứng khoán năm 2008 tới xu hướng đầu tư năm 2009 – 2010?
Thị trường chứng khốn Việt Nam: Nhìn lại 2008 để hướng tới ngày mai sáng hơn
2008 – một năm buồn nhiều hơn vui
Sau bốn năm liền tăng trưởng trên 20%, ít ai ngờ được VN-Index lại mất tới 66%
giá trị trong năm 2008: mở đầu năm ở mức 921 điểm nhưng kết thúc ngày 31/12
chỉ còn hơn 315 điểm. Chỉ số HaSTC cũng mất đi 67,5%. Đây là mức độ sụt giảm
cao trong khi hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới chỉ giảm từ 35%45%.

Trước việc thị trường liên tục “lao dốc không phanh”, nhiều giải pháp tình thế
được đưa ra như UBCK Nhà nước thu hẹp biên độ giao dịch, SCIC mua cổ phiếu
nhằm bình ổn thị trường… Tuy nhiên, những động thái này chỉ giúp thị trường
khởi sắc được trong một thời gian ngắn sau đó lại nhanh chóng trở về với suy thế
suy giảm kéo dài tới giữa tháng 6.
Khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 là giai đoạn thị trường “tươi
sáng” nhất trong năm. Sau khi tạm thiết lập “mức đáy” 366 điểm vào ngày 20/6,
VN-Index đã dần lấy lại được đà tăng và băng qua mức 560 điểm vào cuối tháng 8.
Tuy nhiên, từ thời điểm này, những dấu hiệu của khủng hoảng tài chính toàn cầu
ngày một rõ nét hơn và bắt đầu lan rộng ra thành khủng hoảng kinh tế. Viễn cảnh
thị trường lại trở nên xấu đi, cả các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đều muốn bán ra


để cắt lỗ khiến giá cổ phiếu không ngừng suy giảm. Cùng với đó, VN-Index tiếp
tục hành trình dị đáy. Sau khi lần lượt chia tay các mức 400 điểm và 300 điểm,
VN-Index đã thiết lập mức đáy của năm 2008 tại 286,85 điểm. Chỉ số HaSTC
Index cũng đã xuống dưới mức 100 điểm khi chỉ còn 97,61 điểm vào ngày 27/11.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới cịn nhiều khó khăn,
nhiều khả năng thị trường sẽ còn tiếp tục trầm lắng trong những tháng đầu năm
2009.
Về hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù họ bán ra khá mạnh
trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 11, nhưng tính chung cả năm, họ vẫn


mua rịng hơn hơn 7.100 tỷ đồng giá trị cổ phiếu tại HoSE. Lượng bán ra chủ yếu
của nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các trái phiếu. Khối ngoại muốn bán ra
trong khi các ngân hàng dư thừa vốn khả dụng lại muốn nắm giữ trái phiếu. Chính
điều này đã làm giao dịch trái phiếu trở nên rất sôi động trong những tháng cuối
năm. Qua kênh giao dịch này, trong ba tháng từ tháng 10-12, nhà đầu ngoại đã bán
ròng hơn 27.200 tỷ đồng giá trị trái phiếu.
Hoạt động niêm yết
Một năm giảm giá mạnh đã “mài mòn” đáng kể giá của các cổ phiếu. Cuối năm
2007, trên cả hai sàn vẫn có tới 60 cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng, trong đó
cao nhất là S99 (353.000 đồng), BMC (332.000 đồng)… Tuy nhiên, hiện tại, giá
hầu hết các cổ phiếu nằm dưới mức 30.000 đồng, trong đó có tới 25% số cổ phiếu
đang nằm dưới mệnh giá.

Chỉ số

Đ ơn
vị

HoSE

HaST
C

Điể
m

315,62

105,12


170

168

5,74

2,17

Số doanh nghiệp
niêm yết
Số cổ phiếu niêm yết
Giá trị thị trường

Tỷ
cp
Tỷ
đồng

170.30
0 55.000


Cùng với sự suy giảm của thị trường, hầu hết các cổ phiếu đều mất giá đi từ 60%80% giá trị so với một năm trước. Trong đó ba cổ phiếu giảm mạnh nhất là TLT,
VHG và DQC với mức giảm trên 90%. Cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện
Quang lên sàn ngày 21/2 với giá tham chiếu 290.000 đồng/cp nhưng kết thúc năm
chỉ còn 15.600 đồng/cp.
Lượng cổ phiếu niêm yết tăng lên nhưng do thị giá của các cổ phiếu giảm đáng kể
nên đã làm cho giá trị vốn hóa của thị trường giảm mạnh. Tính theo giá đóng cửa
ngày 31/12/2007, giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết là hơn
225.300 tỷ đồng, trong khi đó, một năm trước, con số này là 494.400 tỷ đồng

(tương ứng giảm 54%).
Thua lỗ vì đầu tư tài chính
Bên cạnh sự sụt giảm của các chỉ số chứng khoán, một trong những điểm đáng chú
của năm là việc hàng loạt các doanh nghiệp thông báo thua lỗ. Ngồi những khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chi phí đầu vào gia tăng, đầu ra khó
khăn…) thì đã phần các doanh nghiệp lỗ là do phải trích lập các khoản dự phịng
đầu tư tài chính do chứng khốn giảm giá. Tính đến hết q III, lỗ nặng nhất là
Cơng ty Chứng khốn Bảo Việt (BVS) với mức lỗ hơn 300 tỷ đồng. Với việc các
cổ phiếu tiếp tục mất giá mạnh trong quý IV, nhiều khả năng con số doanh nghiệp
báo cáo thua lỗ sẽ tiếp tục gia tăng.
Hoạt động IPO trầm lắng
Một hệ quả trực tiếp từ sự suy giảm của thị trường niêm yết là hoạt động sự ế ẩm
trong hoạt động đấu giá cổ phần ra công chúng. Nhiều cuộc đấu giá thất bại do tỷ
lệ đặt mua của nhà đầu tư rất thấp hoặc phải hủy bỏ. Trong năm 2007, khi thị
trường vẫn còn khởi sắc, nhiều doanh nghiệp đã dễ dàng huy động vốn qua thị
trường chứng khốn thì năm nay hoạt động này đã khơng cịn hấp dẫn trong con
mắt của nhà đầu tư.
Một loạt kế hoạch cổ phần hóa các tổng công ty lớn đã không thể thực hiện, trong
năm chỉ có 3 doanh nghiệp lớn tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng là
Sabeco, Habeco và Vietinbank. Được tổ chức không lâu sau đợt IPO của
Vietcombank, hai đợt IPO của hai đại gia ngành bia Sabeco và Habeco đã không
nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và lượng cổ phần không được mua
hết vẫn cịn khá lớn. Tuy nhiên, Habeco có phần may mắn hơn khi cổ đơng chiến
lược Carlberg mua lại tồn bộ lượng cổ phần không bán được. Vietinbank tiến
hành IPO thành cơng với tồn bộ lượng cổ phiếu được bán hết có thể xem là điểm
nhấn khép lại năm 2008 đầy biến động.


TTCK Việt Nam 2009
5 quãng thăng trầm

TTCK Việt Nam trong năm 2009 đã trải qua 5 giai đoạn tăng giảm, trong đó có 3
đợt giảm điểm và 2 đợt tăng điểm. (xem đồ thị dưới).

Giai đoạn đầu năm từ ngày 2/1 đến ngày 24/2 là giai đoạn tiếp nối chuỗi giảm
điểm từ năm 2008 và mức đáy 234,66 điểm của VN-Index đã thiết lập vào ngày
24/2. Trong giai đoạn này, các biện pháp hỗ trợ kinh tế của Việt Nam mới thực hiện
từ cuối tháng 1 chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. TTCK thế giới vẫn bị bao
trùm trong sự hoài nghi về con số thiệt hại mà các ngân hàng Mỹ phải gánh chịu và
nguy cơ phá sản của các ngân hàng vẫn còn rất lớn.
Giai đoạn phục hồi nhanh từ ngày 25/2 đến ngày 10/6, VN-Index đã tăng 118%
trong 72 ngày với 3 đợt sóng lên, các sóng càng về sau càng có tốc độ tăng nhanh.
NĐT trong nước, trong đó có phần quan trọng của các NĐT cá nhân, đã mạnh dạn
mua vào ở vùng đáy và giúp TTCK lấy lại động lực. Tiếp theo đó, các gói kích
thích kinh tế quy mơ lớn được chính phủ nhiều nước áp dụng đã làm tăng niềm tin
của giới đầu tư. TTCK thế giới bắt đầu phục hồi đã tiếp thêm đà cho TTCK Việt
Nam.


Tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất của Việt Nam tăng nhanh từ
tháng 3 (tăng trưởng tín dụng tháng 4 và 5 là 4,8% và 4,2%). Thời gian này chưa
có sự kiểm tra chặt chẽ đối với việc sử dụng tín dụng, nên nhiều khả năng một
phần tín dụng mới đã làm tăng luồng tiền cho TTCK. Ban đầu, nhiều NĐT tổ chức
còn nghi ngại về xu hướng tăng nhưng sau đó khối này cũng bắt đầu vào cuộc.
Trong thời gian đó cũng xuất hiện sự tham gia tích cực trở lại của NĐT nước ngoài
với 2 đợt mua thấp bán cao rất nhịp nhàng (xem chart mua-bán của NĐT).

Giai đoạn điều chỉnh từ ngày 12/6 đến ngày 20/7. Sau một thời gian tăng nóng, sự
điều chỉnh đến như một tất yếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này khơng có nhiều
thơng tin tiêu cực mà ngược lại, những biện pháp kích thích kinh tế đã bắt đầu phát
huy tác dụng. Sản xuất công nghiệp ước tính tăng 8,2% trong tháng 6 (cao hơn

7,2% của tháng 5 và hơn hẳn mức 2,5% của quý I), chỉ số bán lẻ tăng 8,8% (cuối
năm 2008 là 6,5%), ước tính GDP cuối năm 2009 được điều chỉnh tăng lên so với
trước (trong kịch bản lạc quan, GDP năm 2009 được ước tính là 4,9%).
Sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật của thị trường Việt Nam, trong khi TTCK thế
giới lại tăng điểm khá mạnh đã tạo ra một sự kìm nén đối với sức cầu. Và khi được
giải tỏa, sức cầu đã làm VN-Index bật mạnh trong những ngày cuối tháng 7 và sau
đó là đợt sóng lên kéo dài 3 tháng.
Giai đoạn tăng điểm từ ngày 22/7 đến ngày 22/10. Nếu như đợt tăng điểm trong
giai đoạn đầu năm phần nào đến từ niềm tin và luồng tiền, thì đợt tăng điểm lần
này có thêm sự hỗ trợ mạnh bởi các dấu hiệu hồi phục kinh tế trong nước và quốc
tế.
Đầu tháng 8 cũng đã có đề xuất cho gói kích thích kinh tế thứ 2 và nâng hạn mức
tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 từ 27% lên 30%, điều này thêm củng cố cho


luồng tiền đổ vào TTCK. Các thông tin về kết quả kinh doanh và chia thưởng cổ
phiếu được tận dụng để nâng giá cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu BĐS được chú ý từ cuối
tháng 8 đã trở thành động lực kéo thị trường vào tháng 9 trong bối cảnh thị trường
BĐS khá khởi sắc so với đầu năm.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10, mặc dù thị trường điều chỉnh do đã tăng điểm khá
mạnh trước đó, nhưng luồng tiền từ địn bẩy tài chính trong tháng 10 đã một lần
nữa làm tăng sức cầu và đẩy thị trường lên đỉnh cao mới. Chính bởi lượng địn bẩy
lớn, TTCK trở nên rất nhạy cảm với các chính sách vĩ mơ và tiền tệ, đây chính là
tiền đề để cho đợt điều chỉnh kéo dài cho đến hết năm 2009.
Đợt điều chỉnh từ ngày 23/10 đến cuối năm: bắt đầu bằng phiên thứ Sáu (23/10)
với khối lượng giao dịch kỷ lục, thị trường bắt đầu chu kỳ điều chỉnh bởi nhiều
thông tin khơng tích cực từ chính sách vĩ mơ và tiền tệ. Bên cạnh các tin đồn về
thắt chặt chính sách tiền tệ khiến thị trường nhiều lúc chao đảo, sự căng thẳng
thanh khoản của hệ thống ngân hàng và diễn biến bất thường của giá vàng, ngoại tệ
cũng có những tác động lớn đến TTCK.

Nhưng tác động mạnh nhất đến thị trường phải kể đến việc NHNN bất ngờ quyết
định nâng lãi suất cơ bản vào cuối tháng 11. Sự điều chỉnh này thể hiện sự thay đổi
trong chính sách vĩ mô từ hỗ trợ tăng trưởng sang hướng ổn định vĩ mơ (kèm theo
là hạn chế nới lỏng tín dụng) sau khi kỳ họp Quốc hội kết thúc.
Yếu tố hỗ trợ TTCK tăng điểm trong năm 2009
Nhìn lại 2 đợt tăng điểm trong năm 2009, có thể thấy có 2 yếu tố quan trọng hỗ trợ
là yếu tố cơ bản của DN và yếu tố luồng tiền cho TTCK
Xét ở khía cạnh DN, kết quả kinh doanh của các cơng ty niêm yết đã có sự cải
thiện đáng kể so với cuối năm 2008. Ngành vật liệu xây dựng và xây dựng được
hưởng lợi trực tiếp nhiều nhất từ gói kích thích kinh tế; ngành vật liệu cơ bản và
hàng tiêu dùng nhờ có giá nguyên vật liệu giảm thấp do suy thoái kinh tế nên gia
tăng được tỷ suất lợi nhuận; các DN có đầu tư tài chính có được nguồn thu lớn từ
hồn nhập dự phịng và lãi đầu tư chứng khoán; trong khi ngành BĐS cũng có hoạt
động tốt hơn nhờ luồng tiền từ gói kích thích kinh tế. Ngành ngân hàng cũng có
điều kiện thuận lợi trong năm 2009 với mức tăng trưởng tín dụng cao, lợi nhuận lãi
biên được cải thiện và có thêm các nguồn thu từ đầu tư tài chính
Lợi nhuận của các DN niêm yết đã được cải thiện nhanh từ q II và và ln có xu
hướng cao hơn so với kỳ vọng trước đó. Chúng tơi đã liên tục điều chỉnh tăng ước
tính lợi nhuận của các cơng ty để theo kịp sự tăng trưởng nhanh này. Vào tháng


4/2009, chúng tơi ước tính tăng trưởng LNST năm 2009 của 30 công ty trong rổ
SSI30 là 8,4%; đến tháng 6, tỷ lệ tăng trưởng này đã được điều chỉnh tăng lên
27,6%. Tháng 7 tăng lên 33%, tháng 8 là 43,9% và đến tháng 9 là 51%.
Về luồng tiền vào thị trường. Đây là yếu tố khó đo lường nhưng lại có một sức
mạnh rất lớn. Kênh quan trọng nhất của luồng tiền này là từ hệ thống ngân hàng.
Cả 2 đợt hồi phục của thị trường đều có dấu ấn việc nới lỏng chính sách tiền tệ và
khi có sự căng thẳng đối với luồng tiền từ các ngân hàng, TTCK đều bước vào giai
đoạn điều chỉnh.
Gần đây nhất là đợt tăng điểm trong tháng 10 với lượng cho vay ký quỹ của các

CTCK tăng đột biến đã đẩy thị trường lên đỉnh cao nhất của năm, mặc dù cuối
tháng 9 chúng tơi đã có cảnh báo về rủi ro vĩ mơ có thể xảy ra. Tuy nhiên, ngay sau
đó, những thơng tin về việc thắt chặt tiền tệ đã ngay lập tức tác động đến sức cầu.
Do thời gian được vay ngắn, nhiều NĐT phải bán ra để trả nợ và càng làm tăng áp
lực bán ra khi thị trường giảm điểm. Đây chính là tác dụng tiêu cực của việc dùng
địn bẩy tài chính khi các khoản đầu tư chứng khoán vẫn bị coi là rủi ro cao và ln
được NHNN kiểm sốt chặt chẽ. (xem đồ thị dưới).
So sánh định giá, tăng
trưởng GDP và diễn biến
giá


Thị trường chứng khoán Việt Nam 2010
11 tháng đầu năm trở nên buồn tẻ với đa số nhà đầu tư, chỉ số VN-Index đi được
gần hết quãng đường của năm trong kênh xu hướng xuống. Phiên mở cửa năm
2010, chỉ số VN-Index ở mốc 540 điểm, kết thúc phiên 30/11, VN-Index còn 446
điểm, mất 94 điểm.
Thanh khoản giảm đáng kể
Mặc dù lượng cổ phiếu niêm yết (bao gồm
những cổ phiếu mới niêm yết và cổ phiếu phát
hành thêm) 6 tháng đầu năm đã bằng lượng bổ
sung thêm của cả năm 2009, nhưng thanh khoản
của thị trường lại không được cải thiện so với
năm 2009.
Thanh khoản có xu hướng giảm từ tháng 7 trở
lại đây, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư đang
Nhà đầu tư đã nếm trải nhiều
mất dần, một lượng tiền đã chuyển qua các
cảm xúc trong 11 tháng đầu năm
kênh đầu tư khác có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn

như ngoại hối, vàng… hoặc để tiền trong tài
khoản chờ đợi một xu hướng thị trường tăng một cách rõ ràng hơn mới gia nhập.
Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên của cả hai sàn trong 11 tháng đạt
khoảng 30.3 triệu cổ phiếu và giá trị bình qn khoảng 1,018 tỷ đồng. Trong khi đó
con số này trong năm 2009 là 42 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt 1,400 tỷ
đồng. Khối lượng giao dịch đạt thấp kỷ lục vào ngày 01/11 với chỉ 18.02 triệu cổ
phiếu được chuyển nhượng, và đạt điểm đỉnh vào ngày 07/05 với khối lượng là
105.28 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại đẩy mạnh mua rịng
Một điểm tích cực trong 11 tháng là sự gia tăng của nhà đầu tư nước ngồi
(NĐTNN). Thơng tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khốn Việt Nam (VSD) cho
biết, tính đến ngày 30/11/2010, Trung tâm đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho
14,731NĐTNN, trong đó có 1,416 nhà đầu tư tổ chức và 13,315 nhà đầu tư cá
nhân. Liên quan đến hoạt động và giao dịch của NĐTNN, một sự ngạc nhiên thú vị
là khi các báo cáo của các tổ chức nước ngoài tỏ ra khá bi quan về vấn đề lạm phát,
thâm hụt thương mại, lo ngại về chính sách tiền tệ của Việt Nam thì đó cũng là lúc
khối ngoại có 7 tháng mua rịng tính tới hết tháng 11.


Trong 11 tháng đầu năm, các NĐTNN đã mua 11,572 tỷ đồng

Giao dịch của khối ngoại chiếm trung bình khoảng 6-8% giá trị giao dịch tồn thị
trường, họ đã khơng còn là kim chỉ nam định hướng cho thị trường như trong năm
2009 nữa. Khoảng thời gian gần đây động thái đỡ giá cổ phiếu Bluechip được diễn
ra một cách khá lộ liễu. Với động thái mua ròng liên tục trong 7 tháng liền chứng
tỏ một sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam trong
tương lai gần.
Vĩ mơ cịn nhiều bất ổn
Năm 2010 sắp qua đi, một năm chứng khoán gắn liền với chính sách tiền tệ, sự
tăng trưởng tín dụng khó khăn của những tháng đầu năm đã hạn chế dòng tiền chảy

vào thị trường chứng khoán. Tưởng chừng con số tăng trưởng lạm phát 7% so với
năm 2009 dễ dàng đạt được khi 7 tháng đầu năm CPI mới tăng 4.84% và tăng
trưởng tín dụng mới có 12.97%. Nhưng những tháng cuối năm lạm phát tăng
chóng mặt, tháng 11 tăng gần 2%, tăng trưởng tín dụng tháng 9 lên đến 4.25%.
Hiện tại lãi suất cho vay tiêu dùng và sản suất đang ở mức khá cao, giao động ở 15
– 20%. Nhiều ngân hàng lại có “sân chơi sau” khi Nhà nước phát hành ra một
lượng trái phiếu chính phủ khổng lồ với lãi suất đủ hấp dẫn. Họ mua trái phiếu
chính phủ trên và mang thế chấp trên thị trường mở lấy vốn lãi suất thấp hơn để
cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. Và đây là mảng nhiều ngân hàng đang hướng


tới trong giai đoạn khó khăn này. Với lãi suất đầu ra cao, cộng với sự không mặn
mà của các ngân hàng thương mại, nó tạo lực cản cho dịng tiền vào thị trường
chứng khoán, tạo nên một thị trường ảm đạm trong những tháng đầu năm.
Trong ngắn hạn, việc lãi suất huy động cao cũng tạo ra yếu tố tích cực, giúp thu hút
một lượng ngoại tệ rất lớn chảy vào trong nước nhờ chênh lệch lãi suất VND tại
Việt Nam và lãi suất của các đồng ngoại tệ tại các nước. Lãi suất của Việt Nam cao
gấp 10 lần so với lãi suất USD ở Mỹ, tương tự với đồng n nhật. Vì vậy, nhà đầu
tư nước ngồi mang ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư gián tiếp qua các kênh chứng
khoán (một nguyên nhân lý giải cho động thái mua rịng nhà đầu tư nước ngồi
những tháng gần đây), tiền gửi ngân hàng Việt Nam… Nhưng nó cũng tiềm ẩn một
rủi ro vì đây là khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao nên khi có biến họ
có thể dễ dàng rút tiền ra khỏi hệ thống và làm xáo trộn thị trường ngoại hối của
Việt Nam.
Nỗi ám ảnh mang tên… 13
Thông tư 13 được đưa ra vào tháng 5/2010 với thời hạn áp dụng dự kiến vào ngày
01/10/2010. Vào thời điểm đó nhà đầu tư dường như không để ý tới nội dung của
thông tư này. Nhưng càng đến gần ngày áp dụng, nó lại là ngun nhân chính gây
nên một đợt sóng giảm dài và mạnh trên thị trường từ giữa tháng 7 đến gần cuối
tháng 8. Không loại trừ tác động của những “nhà tạo lập thị trường” muốn té nước

theo mưa, cố tình tạo một tâm lý bi quan cho nhà đầu tư để đẩy thị trường xuống
sâu hơn.
Sau khi thông tư 19 đưa ra, bổ sung cho những bất cập của thông tư 13 đã giải tỏa
tâm lý đang bị đè nặng bởi cái bóng của thơng tư 13. Và những con số tích cực
được cơng bố như GDP q 3 tăng 7.16%, chín tháng đầu năm tăng 6.52%, nhưng
cũng không cải thiện được xu hướng giảm với giá trị giao dịch èo uột của thị
trường.
Với lỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, ngân hàng nhỏ tăng
vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng. Cộng thêm lượng cổ phiếu chia tách, phát hành thêm
của các doanh nghiệp đang niêm yết đã tạo nên một lượng cung ồ ạt trên thị
trường. Trong khi đó, dịng tiền mới khơng được bổ sung vào thị trường, lượng tiền
ít ỏi hiện tại đang có xu hướng rời bỏ thị trường do khơng có khả năng kiếm lời đã
tạo nên một bức tranh ảm đạm cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010.




×