Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG DỤNG CỤ SỬ DỤNG KSH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 55 trang )

Bài 5

LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG,
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG DỤNG
CỤ SỬ DỤNG KSH

Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành
chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011”
Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV

1


Mục tiêu giảng dạy
Cần làm học viên hiểu được:
1. Đường ống dẫn khí và các phụ kiện (lựa chọn và
lắp đặt)
2. Thiết bị sử dụng KSH
3. Yêu cầu về an toàn (trong lắp đặt và sử dụng)

2


Phương pháp giảng dạy:
• Chào mừng học viên, nhắc lại nội qui hoc tập (không hút
thuốc, không sử dụng điện thoại…)
• Giới thiệu tranh ảnh hoặc chiếu bằng slide
• Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu: Giản đồ xác định cỡ ống (hình
2.43),đưa ra một số thí dụ cụ thể.

• Đặt các câu hỏi gợi ý cho học viên và trả lời các câu hỏi của


học viên.
• Làm bài tập kiểm tra cuối giờ (nhưng cần thông báo cho học
viên ngay đầu giờ giảng)
3


Công cụ và các trợ giúp cho giảng
dạy bài này (trang 59-74 của giáo trình)
• Máy chiếu projector và màn chiếu
• Chiếu các tranh ảnh
• Bảng và bút viết bảng,
• Các điểm trợ giúp quan trọng cho giảng dạy (thí
dụ bản gạch đầu dòng các điểm mà giáo viên
thấy cần phải nhấn mạnh…)
4


Các hình ảnh cần chiếu trong bài này
• Các bức tranh và ảnh về các loại ống dẫn khí, van
đóng mở, cút nối, dụng cụ thu nước đọng, áp kế,
đèn và bếp KSH…
• Giản đồ về xác định cỡ ống, sơ đồ lắp đặt đường
ống dẫn khí.

5


Thời lượng giảng dạy
Thời lượng giảng dạy bài này là 90 phút.









Giới thiệu vấn đề ………………………………
Đường ống dẫn khí và các phụ kiện ………..
Thiết bị sử dụng KSH …………………………
Yêu cầu về an toàn ………………………….. .
Tóm tắt bài 5……………………………………
Hỏi và trả lời câu hỏi …………………….........
Làm bài tập…………………… ……................

5 phút
20 phút
20 phút
10 phút
5 phút
5 phút
25 phút

6


Những gợi ý cho giáo viên
• Giải thích rõ mục tiêu của bài giảng,
• Nêu những vấn đề liên quan của bài trước với
bài này,

• Hỏi học viên về những điều họ đã biết về cách
lắp đặt đường ống và các phụ kiện
• Tạo mọi điều kiện cho học viên có thể hỏi bầt kỳ
lúc nào trong giờ học.

7


Những vấn đề có liên quan đến
chuyên đề trước
Chuyên đề trước đã giới thiệu:
• phương pháp xây dựng thiết bị KSH và những
yêu cầu về an toàn trong quá trình xây dựng

Chuyên đề này sẽ giới thiệu:
• Phương pháp lắp đặt ống dẫn khí và các bộ
phận phụ và những yêu cầu an toàn (trong lắp
đặt và sử dụng)
8


Nội dung chính của bài giảng
1. Đường ống dẫn khí và các phụ kiện (lựa chọn và
lắp đặt)
2. Thiết bị sử dụng KSH
3. Yêu cầu về an toàn (trong lắp đặt và sử dụng)

9



1. Đường ống dẫn khí và các phụ kiện
Đường ống dẫn khí và các phụ kiện bao gồm
các vấn đề sau:
1.1
1.2
1.3
1.4

Các bộ phận của hệ thống phân phối khí
Lựa chọn cỡ ống dẫn khí
Lắp đặt đường ống dẫn khí
Bảo dưỡng đường ống, những hiện tượng
trục trặc và cách khắc phục
10


1.1 Các bộ phận của hệ thống phân phối
khí
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4

Ống dẫn khí
Các loại cút nối
Van đóng mở
Bộ phận thu nước
đọng,
1.1.5 Áp kế


11


1.1.1 Ống dẫn khí:


Ống nhựa cứng PVC Tiền Phong: Tốt, không
bị võng gây tắc nước, dễ lắp đặt, giá hợp lý



Ống nhựa mềm (không chọn loại quá mềm):
Khi lắp đặt cần có giây thép buộc neo để tránh
bị võng gây tắc nước

12


1.1.2 Các loại cút nối




Nối các ống dẫn khí với nhau và nối với các bộ
phận phụ
Bao gồm: ống nối hai ngả, ba ngả (tê, chạc ba),
bốn ngả,

13



1.1.3 Van đóng mở
• Được dùng để mở hoặc đóng đường ống dẫn khí.

• Có thể sử dụng một số loại van (dùng cho van
nước) như van bi, van côn bằng kim loại hoặc
bằng nhựa.

• Trước khi lắp, cần
kiểm tra độ kín của
van.
• Nhỏ 1 giọt dầu nhờn
vào van bôi trơn và
làm kín van,

14


1.1.4 Bộ phận thu nước đọng
(cần lắp ở vị trí dễ quan sát)
Hơi nước trong khí sinh học thường đọng lại
gây tắc ống.
Người ta thường dùng 1 trong các thiết bị
sau để thu nước đọng:
• Bình thu nước đọng,
• Van xả nước đọng,
• Bẫy thu nước đọng,

15



Bình thu nước đọng:
• Dùng 1 bình nhựa trong suốt nối vào ống dẫn khí, ống dẫn khí
được lắp hơi dốc về phía bình thu nước đọng,
• Khi nước đọng đạt quá nửa bình, khoá van, tháo bình, đổ
nước đọng đi,

16


Van xả nước đọng

• ống dẫn khí được lắp
hơi dốc về phía van xả

17


Bẫy thu nước đọng

Ống dẫn khí
được lắp hơi
dốc về phía
bẫy thu nước
đọng có hình
chữ U, một
đầu hở để
nước đọng tự
tràn ra
18



1.1.5 Áp kế
Cần lắp ở vị trí dễ quan sát

Áp kế đồng hồ

Áp kế chữ U

19


1.2 Lựa chọn cỡ ống dẫn khí
Cỡ ống dẫn khí (đường kính ống) phụ

thuộc vào:
• Độ dài đường ống (từ bể phân giải đến nơi tiêu
thụ),
• Lưu lượng khí cần tiêu thụ,

20


Chọn kích cỡ đường ống dẫn khí dựa vào giản
đồ 2.43
• Trục tung
giản đồ
biểu thị
độ dài
đường

ống (m),
• Trục
hoành
giản đồ
biểu thị
lượng khí
gas tiêu
thụ,
(m3/giờ),
21


Trên giản đồ biểu diễn 3 khu vực:
• Khu vực 1 (có đường gạch chéo phía trái) biểu
thị ống có đường kính 12 mm,
• Khu vực 2 (vùng trắng) biểu thị ống có đường
kính 19 mm,
• Khu vực 3 (có đường gạch chéo phía bên phải)
biểu thị ống có đường kính 25 mm,

22


Thí dụ về cách sử dụng giản đồ:
Thí dụ một gia đình dự định xây hầm khí sinh học,
• Lắp đặt 2 bếp gas và 2 đèn,
• Gia đình đó sẽ sử dụng cả 4 thiết bị này cùng một
thời điểm.
• Độ dài đường ống là 25 m,
• Công suất bếp gas là 480 lít khí/giờ,

• Công suất đèn là 140 lit/giờ.

• Hãy xác định đường kính ống dẫn khí thích hợp,
dựa vào giản đồ 2.43.
23


Bài giải
Tính lượng khí gas tiêu thụ:
• Đun nấu: 2 bếp x 480 l/giờ = 960 l/giờ,
• Thắp sáng: 2 đèn x 140 l/giờ = 280 l/giờ,
• Tổng cộng: 1240 l/giờ
= 1,24 m3/giờ,
• Đối chiếu trên giản đồ, điểm X1 có tung độ 25 và
hoành độ 1,24 nằm trong vùng tương ứng với
ống có đường kính 12 mm.

24


1.3 Lắp đặt đường ống dẫn khí
a. Lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài trời





Lắp đặt ống đi trên không (cao khoảng 2 m 2,5m ): Dễ kiểm tra,
Lắp đặt ống đi ngầm dưới đất: Khó kiểm tra,
nhưng an toàn hơn,

Đường ống cần có độ dốc lớn hơn 1% về phía
thiết bị thu nước đọng hay về phía bể phân giải.
25


×