Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SỔ BDTX nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về về lĩnh vực giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.61 KB, 52 trang )

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1
Ngày 2/8/2016
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về về lĩnh vực giáo dục tiểu
học
Giảng viên: Mùi Thị Hiếu
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.
- Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Công văn số
630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại
phó hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông và phó giám đốc TTGDTX.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
- Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất
lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.
- Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La
ban hành quyết định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 Ban hành Điều lệ hội
thi giáo viên chủ nhiệm giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 Ban hành quy định đánh
giá học sinh Tiểu học
NỘI DUNG BỒI DƯƠNG 2
Ngày 3,4/8/2016
Tập huấn Tài liệu Văn hoá địa phương tỉnh Sơn La
Giảng viên: An Thị Huyền, Trần Thị Thu Hiếu


CHƯƠNG I: CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ,
VĂN HÓA TỈNH SƠN LA
BÀI 1: CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH


I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. HĐ1: Tìm hiểu các yếu tố tạo nên danh lam thắng cảnh
- Đọc tài liệu
- Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1,2,3: Thế nào là danh lam thắng cảnh
+ Nhóm 4,5,6: Nêu các yếu tố tạo nên danh lam thắng cảnh
+ Trình bày trước lớp
2. HĐ2: Tìm hiểu những danh lam thắng cảnh ở tỉnh Sơn La, cách giới thiệu
một số danh lam thắng cảnh
- Quan sát Video
- Nhóm 1,2,3
+ Nêu tên danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc gia ở Sơn La?
+ Nêu tên danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh ở Sơn La?
+ Nêu tên danh lam thắng cảnh chưa được xếp hạng ở Sơn La?
- Nhóm 3,4,5
+ Cách giới thiệu một danh lam thắng cảnh?
- Trình bầy trước lớp
3. HĐ3: Giới thiệu một số danh lam thắng cảnh
- Quan sát ảnh, video
- Báo cáo viên giới thiệu: Hang dơi Mộc Châu, Hồ Chiềng Khoi Yên Châu
BÀI 2: CÁC DI TICH LỊCH SỬ VĂN HÓA
I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. HĐ1: Tìm hiểu thuật ngữ di tích, di tích lịch sử, các yếu tố tạo nên di tích

lịch sử
- Xem ảnh, video một số di tích lịch sử
- Thảo luận
+ Di tích là gì?
+ Di tích lịch sử là gì?
+ Nêu các điều kiện cần thiết để được công nhận là di tích lịch sử?
2. HĐ 2: Tìm hiểu các di tích lịch sử ở tỉnh Sơn La


- Xem hình ảnh
3. HĐ 3: Tìm hiểu cách giới thiệu một di tích lịch sử
4. HĐ 4: Giới thiệu di tích Nhà tù Sơn La
CHƯƠNG II: LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CÁC DÂN TỘC
TỈNH SƠN LA
BÀI 1: LỄ HỘI CÁC DÂN TỘC TỈNH SƠN LA
I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thuật ngữ “lễ hội”, các yếu tố tạo nên lễ hội
- Đọc tài liệu
- Thảo luận
+ Nhóm 1,2,3: Thế nào là lễ hội
+ Nhóm 3,4,5: Những yếu tố nào tạo nên lễ hội?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mô tả một lễ hội
- Đọc tài liệu
- Thảo luận
+ Nêu cách mô tả lễ hội dân gian?
BÀI 2: PHONG TỤC TẬP QUÁN CÁC DÂN TỘC TỈNH SƠN LA
I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tục lệ hôn nhân các dân tộc vùng

thấp, vùng cao Sơ La
- Đọc tài liệu
- Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1,2,3: Giới thiệu tục lệ hộ nhân của các dân tộc vùng thấp?
+ Nhóm 4,5,6: Giới thiệu tục lệ hộ nhân của các dân tộc vùng cao?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con của các dân tộc
vùng thấp, vùng cao Sơ La
- Thảo luận: Nêu tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con của các dân tộc vùng thấp, vùng
cao Sơ La?
3. Hoạt động 3: Giới thiệu tục lệ tang ma của các dân tộc vùng
thấp, vùng cao Sơ La


- Đọc tài liệu
- Thảo luận: Giới thiệu tục lệ tang ma của các dân tộc vùng thấp, vùng cao Sơ La?
CHƯƠNG 3: TRÒ CHƠI DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC SƠN LA VÀ VIỆC
DẠY VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TIỂU HỌC
BÀI 1: TRÒ CHƠI DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC SƠN LA
I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu trò chơi, trò chơi dân gian
- Đọc tài liệu
- Thảo luận
+ Nhóm 1,2,3: Đồng chí hiểu thế nào gọi là trò chơi?
+ Nhóm 4,5,6: Thế nào gọi là trò chơi dân gian?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mô tả một trò chơi
- Đọc tài liệu
- Thảo luận
+ Nêu cách mô tả một số trò chơi dân gian?
3. Hoạt động 3: Giới thiệu một số trò chơi dân gian các dân tộc

- Quan sát và đọc thông tin trong tài liệu
+ Giới thiệu một số trò chơi dân gian mà đ/c biết?
BÀI 2: DẠY HỌC VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TIỂU HỌC
I. Mục tiêu
II. Nội dung
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu dạy học văn hóa địa phương ở tiểu học
- Đọc tài liệu
2. Hoạt động 2: Nêu các PP, các hình thức tổ chức văn hóa địa
phương ở trường học
3. Hoạt động 3: Thực hành
- Tiết kế 1 hoạt động trên giấy A0
+ Nhóm 1,2,3: Thiết kế một hoạt động HDHSTH tham quan danh lam thắng cảnh
hay di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương
+ Nhóm 4,5,6: Thiết kế một hoạt động HDHSTH chơi trò chơi dân gian ở địa phương.
- Trao đổi chia sẻ


THỰC HÀNH TÌM ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CÁC MÔN
HỌC Ở TIỂU HỌC
TẬP HUẤN SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
Giảng viên: An Thị Huyền, Trần Thị Thu Hiếu
I. Giới thiệu về “Trường học kết nối”
"Trường học kết nối" tại địa chỉ website là hệ thống
hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo. Trường học trực tuyến bao gồm các phân hệ sau:
1. Phân hệ thông tin
1.1. Phân hệ Quản trị công văn: đăng tải tất cả các công văn, quy định, hướng dẫn
triển khai các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đến với cơ sở
giáo dục.
1.2. Phân hệ Quản trị thông tin: cập nhập thông tin liên quan đến việc triển khai

các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hình ảnh, tin bài từ các đơn vị trường học
gửi về;
2. Phân hệ học liệu
2.1. Kho học liệu điện tử bao gồm kênh hình, kênh chữ, hình ảnh, âm thanh, mô
phỏng kèm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng trong dạy học theo phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực..
2.2. Kho bài học minh họa bao gồm các bài học cụ thể được thiết kế theo phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (thành các hoạt động học của học sinh) với việc
sử dụng các tư liệu dạy học trong kho học liệu điện tử nói trên.
2.3. Kho bài học tương tác dành cho học sinh tự học và luyện tập, bao gồm các bài
học được thiết kế theo dạng dạy học chương trình hóa để học sinh có thể tương tác
trên mạng.
2.4. Ngân hàng câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất của học sinh.
3. Phân hệ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn
II. Hướng dẫn truy cập hệ thống “Trường học kết nối”
1. Yêu cầu, quy định chung khi truy cập hệ thống
2.Truy cập vào hệ thống
Địa chỉ website:


Có thể truy cập vào "Trường học kết nối" bằng 1 trong 2 địa chỉ sau:


III. Hướng dẫn các chức năng của tài khoản giáo viên
1. Không gian trường học
* Quản lí danh sách (các) lớp chủ nhiệm:
- Khi nhà trường gán cho giáo viên chủ nhiệm một lớp nào đó, thông tin về lớp đó
sẽ xuất hiện trong danh sách trên.
- Giáo viên có quyền “Tạo tài khoản học sinh”. Hệ thống sẽ tự động sinh ra tài

khoản sau khi giáo viên ấn nút. Giáo viên có thể “Xem danh sách lớp” và
download danh sách lớp (ở cuối bảng danh sách lớp), trong đó bao gồm thông tin
về tài khoản và mật khẩu đã cấp cho học sinh. Đồng thời, giáo viên cũng có thể
theo dõi quá trình khai báo thông tin của từng học sinh.
- Trường hợp học sinh quên mật khẩu, giáo viên cũng có thể cấp lại mật khẩu cho
các em bằng cách kích chuột vào mã học sinh trong cột “Mã HS” và lấy lại mật
khẩu mới.
- Lưu ý: trước khi ấn “Đổi mật khẩu”, cần ghi lại mật khẩu mới trong khung trắng
để gửi lại cho học sinh.
2.Sinh hoạt chuyên môn
- Quy trình tổ chức nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống như sau:
- Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn đăng ký tham gia cho tổ/nhóm của mình.
- Bước 2: Các thành viên trong tổ/nhóm trao đổi, thảo luận trong chủ đề sinh hoạt
chuyên môn.
- Bước 3: Tổ trưởng tập hợp, biên tập lại sản phẩm và nộp lên hệ thống.
Ngày 5/8/2016:
Bồi dưỡng dạy học lớp 2, 3, 4, 5 theo mô hình trường học mới (VNEN)
và Sinh hoạt chuyên môn theo hướng điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học.
Giảng viên: An Thị Huyền
Tiếng Việt lớp 4
BÀI 22A: HƯƠNG VỊ HẤP DẪN
Nội dung điều chỉnh
* Hoạt động 2: (HĐCB)
* Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây mà em yêu thích,
trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?
* Điều chỉnh: GV hướng dẫn học sinh và dự kiến các câu hỏi bằng hình thức
hỏi đáp.
- Trái cây em định tả là trái cây gì?



- Màu sắc của quả như thế nào?
- Hương vị của trái cây ra sao?
- Cảm nhận của mình về loại trái cây đó?
* Dựa vào sự hiểu biết và quan sát của mình để viết được một đoạn văn
khoảng 4 câu về một loại trái cây, trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào?
__________________________________________________
Địa lí lớp 4
BÀI 3: TÂY NGUYÊN
Nội dung điều chỉnh
* Hoạt động 4: (HĐCB)
Thảo luận và sắp xếp các thông tin, tranh ảnh đã sưu tầm về một trong sáu
chủ đề được phân công: Cao nguyên Đắk Lắk, Plây Ku, Kom Tum, Di Linh, Lâm
Viên, Thành phố Đà Lạt.
* Điều chỉnh: Gv sưu tầm tranh ảnh, thông tin, bản đồ, lược đồ
Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm tự lựa chon thông tin, lược đồ, tranh ảnh
do nhóm và cô giáo cung cấp phù hợp với địa danh cô giáo yêu cầu.
_________________________________________________
Lịch sử lớp 5
BÀI 9: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỂN THOẠI
* Hoạt động 3: (HĐTH). Ghi lại những điều em cảm nhận được sau khi đọc
đoạn thơ dưới đây.
Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang
Xẻng tay mà viết lên trang sử hồng.
Trường Sơn vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa.
Trường Sơn, đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình
Nước non ngàn dặm (Tố Hữu)
* Điều chỉnh: Đọc và nêu cảm nhận của mình về bài thơ em vừa đọc.

TUẦN 20
Môn: Tiếng Việt lớp 5


BÀI 20A : GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Vì sao không thể thay từ công dân trong câu nới dưới đây của nhân vật
Thành bằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở bài tập 3?
Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên
phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
- Viết câu trả lời của em vào vở.
- Đọc câu trả lời của em cho các bạn nghe để cùng nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH

4. Vì sao không thể thay từ công dân trong câu nới dưới đây của nhân vật
Thành bằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở bài tập 3?
Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên
phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
Chọn ý trả lời đúng nhất:
a) Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nưởc độc lập.
b) Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dãn của một nưởc độc lập. khác với các
từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
c) Vì hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
Môn: Toán lớp 5
BÀI 116 : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH





8. Tìm x
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nêu cách tìm thành phần chưa biết của
phép tính nhân, chia bằng các câu hỏi:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- Thực hiện cá nhân tìm x vào nháp.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ nhận xét thống nhất kết quả trước nhóm
_______________________________________________________
Ngày 8/8/2016
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
Giảng viên: Hà Ngọc Ắng
A- Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến quá trình đổi mới của
đất nước ta sau 30 năm
I. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
của 30 năm đổi mới.
1. Nhận thức
a) Thành tựu
b) Hạn chế
c. Nguyên nhân
d) Bài học kinh nghiệm
II. CNH-HĐH đất nước
1. Nhận thức
a) Thành tựu
b) Hạn chế
c. Nguyên nhân
d) Bài học kinh nghiệm

III. Phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam


1. Nhận thức
a) Thành tựu
b) Hạn chế
c. Nguyên nhân
d) Bài học kinh nghiệm
IV. Giải quyết các vấn đề xã hội
Đường lối và chính sách đối ngoại....Phát huy dân chủ XHCN
Chiều 8/08/2016
TÌNH HÌNH QUỐC TẾ... VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Giảng viên: Vì Đình Yêu
I. Tình hình quốc tế năm 2015 và những tháng đầu năm 2016
1. Tình hình quốc tế nổi bật năm 2015
1.1. Về kinh tế, xã hội
1.2. Về chính trị
1.3. Về an ninh- quốc phòng
1.4. Về khoa học công nghệ
1.5. Các thảm họa
2. Tình hình những tháng đầu năm 2016
1.1. Về kinh tế, xã hội
1.2. Về chính trị
1.3. Về an ninh- quốc phòng
1.4. Về khoa học công nghệ
II. Tình hình trong nước thời gian qua
1. Kinh tế, chính trị
2. Quân sự, quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2016
3. Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong giáo dục đào tạo
III. Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của huyện Phù Yên

1. Về kinh tế
1.1.Sản xuất nông, lâm nghiệp và XD nông thôn mới
1.2.Thương mại, dịch vụ, tài chính tín dụng
1.3. Quản lí tài nguyên môi trường


2. Văn hóa xã hội....
3. Quốc phòng an ninh
4. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị
4.1. HĐ của HĐND, UBND
4.2. HĐ của MTTQ và các đoàn thể...
IV. Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015...
V. Tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh, huyện về GDĐT...
* Kết luận
Ngày 9/08/2016
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN PHÙ YÊN NĂM 2010-2016
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP NĂM 2016-2020
Giảng viên: Hà Thị Kim Thư
Những thành tựu cơ bản về kinh tế xã hội của Đảng bộ huyện đã đạt
được trong 5 năm qua (2010-2016), những hạn chế yếu kém và nguyên nhân:
I. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp
Nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường thâm canh, tăng hệ số sử dụng
đất, mở rộng diện tích canh tác; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 2.839 tỷ đồng, tăng
bình quân 9,6%/năm; sản lượng lương thực bình quân 83.000 tấn/năm, đạt 113% chỉ tiêu
Đại hội đề ra. Triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cam vùng Mường, phát
triển cây vụ 3, trồng và chăm sóc 370 ha chè, sản lượng chè búp tươi 4.750 tấn, đạt 110%
chỉ tiêu Đại hội; diện tích cây ăn quả 1.550 ha, sản lượng quả tươi 29.510 tấn, đạt 54%

chỉ tiêu Đại hội. Duy trì và phát triển các loại cây công nghiệp góp phần đổi mới cơ cấu
sản xuất trong nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng. Tổng đàn gia súc tăng
4,6%/năm, gia cầm tăng 14,6%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội.
1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông và xây dựng
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông và xây dựng được quan tâm đầu tư
phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng, điện, nước, giầy da, khai khoáng phát triển khá
(sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân 11%/năm, nước thương phẩm tăng bình
quân 4%/năm, vật liệu xây dựng tăng 10%/năm); các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp được đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Giá
trị công nghiệp xây dựng đạt 3.038 tỷ đồng, tăng bình quân 15,3%/năm.
1.3. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai
tích cực với sự đồng thuận, hưởng ứng của các cấp, các ngành, các địa phương và
nhân dân các dân tộc trong huyện đã khơi dậy và huy động được các nguồn lực, tạo
nên phong trào sâu rộng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đưa
Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đi vào
cuộc sống.
Công tác lập quy hoạch, lập đề án, công bố quy hoạch, đề án xây dựng nông
thôn mới được triển khai thực hiện đúng quy định; đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ
sản xuất, nâng cao thu nhập, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự
án và huy động nguồn lực từ cộng đồng. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư
nâng cấp và xây dựng mới với 308 dự án, …
1.4. Dịch vụ, thương mại, du lịch
Hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng được mở rộng, thị trường trong
huyện cơ bản ổn định, hàng hoá phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt. Giá trị
ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3.201 tỷ đồng, tốc độ tăng
18,2%/năm, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt

1.018 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 1.780 tỷ đồng, tăng bình quân 14,5%/năm. Quản
lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại được tăng cường, các hoạt động
thương mại, dịch vụ lưu thông hàng hóa tiêu dùng cơ bản đáp ứng các nhu cầu
phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Các lĩnh vực dịch vụ viễn thông, vận tải,
khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch được đầu tư phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu
trong và ngoài huyện.
1.5. Tài chính, tín dụng, ngân hàng
1.7. Phát triển các thành phần kinh tế
1.8. Phát triển tiểu vùng kinh tế
2. Phát triển văn hóa, xã hội
2.1. Giáo dục và đào tạo
2.2. Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình
2.3. Văn hóa, thông tin, thể thao, truyền thanh, truyền hình
2.4. Thực hiện chính sách xã hội
2.5. Công tác phòng chống ma túy
2.6. Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ
II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế yếu kém
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế còn hạn chế, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm.


Tăng trưởng chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và thương mại dịch vụ tăng trưởng chưa vững chắc; một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội
chưa đạt so với nghị quyết Đại hội đề ra, công tác trồng rừng đạt kết quả thấp,
quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.
1.2. Văn hoá xã hội còn một số vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để
Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng cao, vùng

sâu, vùng xa, vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Công tác giảm nghèo còn chậm
và chưa bền vững.
Chất lượng giáo dục đào tạo, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
có mặt còn hạn chế. Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động
chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.3. Công tác nội chính có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Công tác xây dựng khu vực phòng thủ chưa toàn diện; chất lượng hoạt
động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên có mặt hiệu quả chưa
cao, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc có nơi chưa duy trì thường xuyên, vai
trò của cộng đồng dân cư trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội còn
hạn chế; một số vấn đề xã hội phức tạp chưa được giải quyết triệt để. Công
tác cải cách tư pháp, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng chống
tham nhũng có mặt còn hạn chế.
1.4. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp uỷ Đảng, tổ chức
cơ sở Đảng còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
Một số cấp uỷ chưa thực sự quan tâm đến công tác tư tưởng, chưa đổi mới
phương thức tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân, cụ thể hoá một số chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm. Triển khai thực hiện nội dung “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị
còn lúng túng, thiếu chủ động.
Công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế; việc khắc phục sửa chữa khuyết
điểm sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI và sau kiểm
tra, thanh tra còn chậm, chưa quyết liệt; chất lượng và hiệu quả công tác dân vận ở
một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.5- Hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và hoạt động
của các tổ chức chính trị xã hội còn có mặt hạn chế, chưa có bước đột phá
Sự phối hợp của các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính
chưa đồng bộ, việc giải quyết thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc chấp hành quy chế dân chủ và kỷ luật, kỷ cương hành
chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương có nơi, có lúc chưa nghiêm; tiết kiệm

chi tiêu công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chuyển biến chậm;
công tác tham mưu đề xuất một số ngành chuyên môn còn hạn chế. …
2. Nguyên nhân


2.1. Nguyên nhân thành tựu
2.2. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém
Về khách quan: Phù Yên là một huyện nghèo còn nhiều khó khăn, xuất phát
điểm thấp, tiềm lực tài chính của huyện đầu tư cho phát triển hạn chế, phụ thuộc
nhiều vào ngân sách của Trung ương, của tỉnh. Công tác sắp xếp ổn định dân cư
vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình đang đặt ra những khó khăn, thách thức lớn.
Giao thông đi lại khó khăn, thời tiết thường xuyên diễn biến phức tạp, giá cả không
ổn định đã tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống.
Về chủ quan: Công tác dự báo chưa sát tình hình, chất lượng xây dựng quy
hoạch, kế hoạch có lĩnh vực còn hạn chế; thực hiện cơ chế chính sách thiếu đồng bộ,
chưa tạo ra động lực và môi trường thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư
phát triển. Năng lực lãnh đạo, quản lý của một số cấp uỷ, chính quyền chưa đáp ứng
yêu cầu, một số địa phương, đơn vị còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu năng động, sáng
tạo; cải cách hành chính chậm, thiếu kiên quyết; một số đảng viên, cán bộ chủ chốt
thiếu quyết tâm trong tổ chức thực hiện, còn biểu hiện bảo thủ, trì trệ; một số cán bộ,
công chức các ban, ngành và cơ sở trình độ năng lực hạn chế, chưa ngang tầm với yêu
cầu nhiệm vụ; chưa gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và Nghị quyết đề ra. ….
Chủ đề và chỉ tiêu cơ bản của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX:
1. Mục tiêu tổng quát
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
1- Cơ cấu: Nông, lâm nghiệp 28,5%; Công nghiệp, xây dựng 31,6%; thương
mại, dịch vụ 39,9%.
2- Thu nhập bình quân đầu người đến 2020 đạt 42 triệu đồng/người/năm.
3- Tổng sản lượng lương thực có hạt 90.000 tấn/năm.

4- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%.
5- Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 5.029,8 tỷ đồng, trong đó thu ngân
sách trên địa bàn 335 tỷ đồng.
6- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 12.769,5 tỷ đồng.
7- Số xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới 01 xã, có 50% số xã đạt 10 tiêu chí
cơ bản trở lên về nông thôn, không còn xã thuộc nhóm khó khăn (dưới 5 tiêu chí).
8- 100% xã có đường giao thông đi được bốn mùa đến trung tâm.
9- 90% chất thải rắn ở đô thị, 75% nông thôn được thu gom; 100% cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý.
10- Số trường đạt chuẩn quốc gia đến 2020 là 16 trường.
11- Số xã đạt chuẩn y tế quốc gia 13 xã, đạt 7,5 bác sỹ và 21,1 giường bệnh/1
vạn dân.
12- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 11%.


13- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05 %; quy mô dân số 132.264 người.
14- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0 - 3%/năm.
15- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 40 - 45%, số lao động được giải quyết
việc làm 14.400 người.
16- Số hộ được dùng điện đạt 100%; tỷ lệ số dân được dùng nước hợp vệ sinh
đạt 90%; số hộ được xem truyền hình đạt 100%; số gia đình văn hoá đạt 80%.
17- 100% xã, thị trấn, bản, khối phố, cơ quan, đơn vị, trường học đạt và cơ
bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý.
18- 100% bản, trường học, trạm y tế có chi bộ, tổ chức cơ sở Đảng TSVM đạt
50% trở lên, không có tổ chức Đảng yếu kém; 100% đảng viên hoàn thành nhiệm
vụ trở lên, trong đó hoàn thành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 15% trong tổng
số hoàn thành tốt nhiệm vụ.
19- 100% cán bộ bản, khối phố được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ.
Những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản về lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo huyện

nhà nhiệm kỳ 2015-2020:
* Nhiệm vụ:
Thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
* Giải pháp:
Phát triển mạng lưới giáo dục, đầu tư phát triển trường phổ thông bán trú, tiếp
tục đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học; ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý giáo dục và giảng dạy. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên, phấn đấu 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ
chuyên môn, lý luận chính trị; chú trọng bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi;
tiến hành rà soát lại chất lượng đội ngũ giáo viên, sàng lọc, điều chỉnh, sắp xếp lại
giáo viên yếu kém về chuyên môn, phụ đạo học sinh yếu kém. Tiếp tục thực hiện
nghiêm Chỉ thị 33/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong
thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, việc học sinh ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo
đức nghề nghiệp của giáo viên. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động
các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng nhà nước, xã hội và nhân
dân cùng làm, sử dụng có hiệu quả vốn kiên cố hoá trường, lớp học; tập trung đầu
tư nhà ở giáo viên, nhà bán trú học sinh, xoá phòng học tạm để đáp ứng nhu cầu
dạy và học, trọng tâm là trường chuẩn quốc gia.
Chiều 9/8/2016
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG
Giảng viên: Nguyễn Quang Vinh


I. Nhận thức, tiếp thu của bản thân về những vấn đề cơ bản, điểm mới
trong các chuyên đề được nêu trong Nghị quyết
Qua nội dung học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, bản thân tiếp thu được những nội dung sau:
1. Những nội dung cơ bản của Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng

Văn kiện Đại hội XII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và
thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Văn kiện Đại hội XI,
các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đường lối, quan điểm của
Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Trong đó, những quan điểm cơ bản, tư tưởng
chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, đều hiện diện trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị, cụ thể như sau:
- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại, Báo cáo chính trị
Đại hội XII có nêu: “Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”. Cụm từ “Trong tình hình mới” là
điểm mới được nhấn mạnh. Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, Báo cáo chỉ
ra vấn đề cốt lõi là phải xác định mục tiêu tối thượng là lợi ích quốc gia - dân tộc.
Trong khi nhận rõ hợp tác phát triển là xu thế thì đồng thời không mơ hồ chỉ thấy
hợp tác một chiều. Hợp tác đồng thời phải đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh để bảo
vệ lợi ích chính đáng của quốc gia; đồng thời đấu tranh, cạnh tranh để hợp tác chứ
không dẫn tới đối đầu, bất lợi.
- Về chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, so với Nghị quyết
Đại hội XI, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XII có nêu: “Phát huy mạnh mẽ mọi
nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân”; “Tôn trọng những điểm khác
biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc”. Trong định hướng xây
dựng các giai tầng trong xã hội, Văn kiện có yêu cầu mới đó là “Tiếp tục hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn
hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”.
- Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Báo cáo chính trị nêu trọng tâm
là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Các cấp
uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện
pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm. Ngoài ra, ở
phần nhiệm vụ, giải pháp, Văn kiện đề ra 10 nội dung, tất cả đều được bổ sung
phát triển trên cơ sở kế thừa từ các văn kiện Đại hội khoá trước.

Những điểm mới nêu trong Văn kiện Đại hội XII phản ánh bước tiến về tư
duy lý luận của Đảng và sẽ trở thành những định hướng chính trị quan trọng của
mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước trong 5 năm tới. Tăng cường xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến
đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn


dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới..
2. Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã đạt được những kết quả bước đầu
quan trọng; có tác động thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố thêm niềm tin trong Đảng và nhân dân.
Nghị quyết không dàn trải, mà tập trung nêu và giải quyết nội dung cốt lõi là 3 vấn
đề cấp bách và 4 nhóm giải pháp.
2.1. Ba vấn đề cấp bách
- Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội
nhập quốc tế.
- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương

thức lãnh đạo của Đảng.
2.2. Bốn nhóm giải pháp thực hiện
- Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương
mẫu của cấp trên.
- Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng.
- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
3. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng tập trung
vào 6 nhiệm vụ trọng tâm
Ngày 10/8/2016
Bồi dưỡng về phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục
Giảng viên: Lê Thị Hiên, Trần Thị Phương
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM
TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 CGD


1. TIẾNG
Trong Tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường gọi là “tiếng”, ví dụ:
ăn, học, nhà...
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Đối với người Việt, khi đứng trước chuỗi
lời nói bất kì hay đứng trước câu văn, câu thơ, người ta có thể dễ dàng xác định số
tiếng của chúng.
Chương trình Tiếng Việt 1 CGD cũng xuất phát từ khái niệm tiếng để dạy cho học
sinh. Học sinh học từ việc tách lời thành các tiếng khác nhau. Bắt đầu từ hai câu thơ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Bằng cách phát âm, (phát thành 14 hơi), bằng cách nghe (nghe thành 14
tiếng), bằng thao tác tay như vỗ tay, xếp quân nhựa....học sinh dễ dàng nhận biết
được số tiếng mỗi câu thơ.
2. ÂM TIẾT

Theo GS Nguyễn Tài Cẩn, mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm
chính là một âm tiết.
GS. Đoàn Thiện Thuật đã xác định cấu trúc âm tiết như sau:
Âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu, phần vần.
Trong đó, phần vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.
Ta có lược đồ âm tiết tiếng Việt như sau:
Thanh điệu
Vần
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã vận dụng cấu trúc âm tiết tiếng Việt để
dạy học sinh:
- Tách tiếng thành hai phần (dùng thao tác tay, mô hình quân nhựa...)
Ví dụ: + bà: ba-huyền-bà.
+ ba: b-a-ba.
- Đưa ra 4 mẫu vần được học xuyên suốt trong năm học:
+ Vần có âm chính:
b
a
+ Vần có âm đệm, âm chính:
l
o
a
+ Vần có âm chính, âm cuối
l
a
n
+ Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối

l
o
a
n
3. KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂM
CGD đi từ phát âm giúp học sinh nhận ra nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài.
- Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài.


- Ngoài khái niệm phụ âm, nguyên âm, trong ngôn ngữ còn có khái niệm về
bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất
phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. Đây là những âm đảm nhận vị trí âm đệm
và âm cuối. Ví dụ: o trong hoa, u trong lau...
4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT
4.1. Thanh điệu
Tiếng Việt có sáu thanh điệu: thanh không dấu (thanh ngang), thanh huyền,
thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng.
4.2. Âm đầu
Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng
là các phụ âm.
Tác giả Đoàn Thiện Thuật đã nêu ra 21 âm vị phụ âm được ghi lại trên chữ
viết. Đó là các con chữ: b, c, ch, d, đ, g, gh, h, gi, k, kh, l, m, n, ng, ngh, p, ph, r, s,
t, th, tr, x, v. Sở dĩ số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vị
trên chữ viết không phải theo nguyên tắc 1-1. Có những âm vị biểu hiện bằng 1
con chữ như âm m thể hiện bằng chữ m. Có những âm vị thể hiện trên nhiều con
chữ như âm c thể hiện bằng 3 con chữ c, k, q…
4.3. Âm đệm
Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị
này được ghi bằng 2 con chữ:

- Ghi bằng con chữ “u”:
+ trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế…
+ sau phụ âm /k-/ VD: qua, quê, quân. (trường hợp này đã được đưa vào dạy
luật chính tả trong Tiếng Việt 1 CGD)
- Ghi bằng con chữ “o” khi trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, …
4.4. Âm chính
Tác giả Đoàn Thiện Thuật đã chỉ ra trong tiếng Việt có 16 âm vị làm âm
chính. Trong đó có: 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.
Trong đó, nguyên âm đôi là những tổ hợp nguyên âm có giá trị đơn âm vị tính.
Các nguyên âm đơn được thể hiện bằng các con chữ sau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, ...
Các nguyên âm đôi được thể hiện bằng các con chữ sau: ie (iê, yê, ia, ya), uô
(uô, ua), ươ (ươ, ưa).
4. 5. Âm cuối
Tiếng Việt có: 8 âm vị làm âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm.
6 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ sau: p, t, c, ch, m, n, ng, nh.


2 bán nguyên âm được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y.
* Một số vấn đề về chính tả cần lưu ý trong chương trình
tiếng việt 1 CGD
1. Luật viết hoa
1.1. Tiếng đầu câu
Tiếng đầu câu phải viết hoa.
1.2. Tên riêng
a. Tên riêng Tiếng Việt
- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.
- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự.
b. Tên riêng tiếng nước ngoài
Chỉ viết hoa tiếng đầu mỗi từ. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối.
Ví dụ: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po.

2. Luật ghi tiếng nước ngoài
- Nghe thế nào viết thế ấy. (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ)
phải có gạch nối. Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô.
1. Luật ghi một số thành tố
1.1. Ghi dấu thanh
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá…
- Ở tiếng có âm đệm thì dấu thanh đặt ở âm chính. Ví dụ: loá, quỳnh...
- Ở tiếng có âm cuối là bán nguyên âm (u,o, i, y) thì dấu thanh đặt ở âm chính.
Ví dụ: bào, mùi...
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị
trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, múa...
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con
chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: miến, buồn...
1.2. Ghi một số âm đầu
a. Luật e, ê, i
- Âm cờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)
- Âm gờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)
- Âm ngờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)
b. Luật ghi âm cờ trước âm đệm.
Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u.


c. Luật ghi chữ "gì"
Ở đây có hai chữ đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thanh gì.
1.3. Ghi một số âm chính
a. Âm ă
Âm chính ă đi với âm cuối y và u, viết như a (không có dấu phụ).
b. Quy tắc chính tả khi viết âm i.
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài).
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)

+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được.
Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy
c. Cách ghi nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đôi iê: có 4 cách viết
+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.
+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.
+ có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya: Ví dụ: khuya.
+ có âm đệm- có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là:
yê: chuyên, tuyết...
yê: yên, yểng...
- Nguyên âm đôi uô có hai cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.
+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.
- Nguyên âm đôi ươ có 2 cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa.
+ Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn.
1.4. Âm cuối và thanh điệu
- Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i, y có thể kết hợp với 6 thanh điệu.
- Các tiếng có âm cuối là p, t. c, ch chỉ kết hợp với 2 thanh điệu: sắc, nặng.
Ngày 11/08/2016
THỰC HÀNH DẠY TIẾNG VIỆT 1-CGD


Tiết 5+ 6: Vần oe
GV dạy: Lương Thị Hải
Việc 1
- Tiết trước ta học bài gì?
…. Vần oa

- Y/c hs đưa vần ân vào mô hình
- Gọi hs đọc bài( CN, N, L – oa-> o-a ->oa)
- Thay âm cuối a bằng âm e(HS thực hành thay)
- Nếu thay a bằng e ta được vần gì? ( oe)
- Đưa vần ât vào mô hình:
e
o
- Đọc vần mới (CN, N, L – oe-> o-e->oe)
- Vần oe gồm có những âm gì, vị trí của các âm? ( ...có âm o & âm e, âm o là
âm đệm âm e là âm chính
- Vần oe thuộc kiểu vần nào ? ( Thuộc kiểu vần có âm đệm và âm chính)
- Thêm phụ âm vào vần để có tiếng từ mới ? (HS thực hành – GV lựa chon
viết một số từ lên bảng : + loe, hoe, ngoe, choe)
- Đọc bài ?( CN, N, L phân tích, đọc trơn loe, hoe, ngoe, choe
- Thêm dấu thanh để được tiếng mới ? ( loe, hoe, ngoe, choe...)
- Đọc bài (CN, N, L phân tích, đọc trơn : loe, hoe, ngoe, choe)
- Vần ất có thể kết hợp với những dấu thanh nào ? ( dấu : sắc, nặng)
- Gọi HS đọc toàn bài (CN, N, L phân tích: oe ; loe, hoe, ngoe, choe)
- Tiết này ta học vần gì mới ?( Vần ât – GV ghi đầu bài)
Việc 2:
- Các em đọc bài rất tốt để các em viết được bài ta chuyển sang việc 2
- GVPTHD viết: oe, loe, tóe loe ( HS viết bảng con – GV QS giúp đỡ HS)
- Tìm tiếng từ có vần mới( chật vật)
- Vần oe có thể kết hợp với những dấu thanh nào? ( dấu sắc, nặng,…)
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
* Ưu điểm: - GV có sự chuẩn bị bài.
- Dạy đúng quy trình.
- HS nắm được bài, đọc, viết khá tốt.
* Nhược:
- Chưa cho HS đọc theo 4 mức độ (T-N-N-T)

- 1 số câu hỏi cần rõ ràng hơn
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN
TỰ HỌC THÁNG 10+11
TH 34: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
- Tự học: 12 tiết
Đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp,
sưu tầm một số tài liệu trên mạng Internet...


- Thực hành: 3 tiết
1. Vị trí, vai trò của người GVCN
- GVCN là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có
kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng
quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trò
quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn
đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
- GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối
sống cho HS lớp mình chủ nhiệm
- GVCN là cầu nối giữa lớp với các GV bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ CM, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công…) và Cha mẹ học sinh
- GVCN là người tổ chức các HĐGD trong lớp, các HĐTT và chịu trách
nhiệm trước hiệu trưởng về công tác GD ĐT, lối sống và chuẩn KTKN cần đạt của
lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD
và Đt về việc ban hành chương trình GDPT
- GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể
học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1.1. Nhiệm vụ , chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học:
a. Nhiệm vụ
- Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương

trình đào tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và năm học.
- Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ
nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với nhà
trường vào cuối mỗi tháng.
- Liên hệ với gia đình HS để phối hợp giáo dục HS khi cần thiết.
- Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước
trong phạm vị hoạt động của lớp (như các đơn từ của HS, các báo cáo của lớp …)
- Kết thúc thời gian năm học, chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ
nhiệm lớp cho cán bộ văn phòng và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.
b.Chức năng
- Phát hiện, bồi dưỡng và cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm
giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, của trường.
- Định hướng, tư vấn và giúp các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp
- Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công
tác giáo dục, rèn luyện của HS.


- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS;
phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS trong rèn luyện để trở
thành người tốt cho xã hội.
c. Quyền hạn
- Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về HS
của lớp mình phụ trách.
- Được liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, BGH, ĐTN,
Ban đại diện CMHS để phản ánh tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập,
rèn luyện của HS và bảo vệ quyền lợi chính đáng của HS lớp mình phụ trách.
- Được quyền cho học sinh nghỉ học (khi HS có đơn với lý do chính đáng)
một ngày trong phạm vi gần trường (25 km).
- Được gọi HS cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục HS.
- Được mời phụ huynh HS đến trường để phối hợp giáo dục khi

cần thiết.Giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo
dục đạo đức, lối sống cho HS..
Ngoài các nhiệm vụ như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm còn có những
chức năng, nhiệm vụ sau đây:
1) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và
của cả lớp.
2) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn
cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
3) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Tham gia
hướng dẫn hoạt động tập thể, HĐGD và RLHS do nhà trường tổ chức.
4) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ
trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ
nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
5) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại
lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.
6) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng,
hoặc phó hiệu trưởng khi được uỷ quyền.


7) Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên hướng dẫn học sinh
tạo dựng môi trường thân thiện trong mỗi lớp học; là thành viên tích cực trong
phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.Vì vậy đề nghị các giáo viên chủ nhiệm nêu
cao tinh thần trách nhiệm, với mục đích “ Tất cả vì học sinh thân yêu” tích cực tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần giáo dục nhân cách học sinh có hiệu quả và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.2.Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục địa phương
trong giai đoạn hiện nay:
- Về đạo đức nghề nghiệp.
- GVCN cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục….
- Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp CN...
- GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn…
- Xây dựng tập thể HS lớp CN…
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng…
- Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp.
- Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục…
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường…
- Cập nhật hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ học sinh…
Hiện có những thay đổi và tác động của môi trường kinh tế xã hội cũng như
môi trường giáo dục đối với nhà trường phổ thông và các hoạt động GD trong nhà
trường, trong đó có các hoạt động thuộc công tác GV chủ nhiệm lớp. Theo đó, cần
thiết phải chú trọng hơn nữa đến công tác GV chủ nhiệm lớp và đề cao vai trò của
GV chủ nhiệm lớp.
Ngoài việc tực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GV chủ nhiệm trước hết phải
là nhà GD, là người tổ chức hoạt động GD, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo
đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu,
nguyện vọng của các em. Đồng thời, người GV chủ nhiệm lớp bằng chính nhân
cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất
đạo đức, nhân cách của HS. Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ
chức – xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng GD.
Người GV chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo
vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư,
nguyện vọng của HS với Ban giám hiệu nhà trường, với các GV bộ môn, với gia
đình HS, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác.



×