Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

AN nội DUNG bồi DƯỠNG hè 2016 cho giáo viên tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.62 KB, 10 trang )

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HÈ 2016
Ngày 2/8: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về về lĩnh vực giáo dục tiểu
học:
* Giảng viên: Mùi Thị Hiếu
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.
- Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Công văn số
630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp
loại phó hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông và phó giám đốc
TTGDTX.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
- Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất
lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.
- Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND tỉnh Sơn
La ban hành quyết định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 Ban hành Điều lệ hội
thi giáo viên chủ nhiệm giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 Ban hành quy định đánh giá
học sinh Tiểu học.
Ngày 3,4/8: - Tập huấn Tài liệu Văn hoá địa phương tỉnh Sơn La
- Tập huấn phần mềm trường học kết nối
* Giảng viên: An Thị Huyền, Trần Thị Thu Hiếu
Ngày 5/8: Bồi dưỡng dạy học lớp 2, 3, 4, 5 theo mô hình trường học mới


(VNEN) và Sinh hoạt chuyên môn theo hướng điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn
học.
* Giảng viên: An Thị Huyền


Tiếng Việt lớp 4:
Bài 22A: Hương vị hấp dẫn
Nội dung điều chỉnh
* Hoạt động 2: (HĐCB)
* Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây mà em yêu thích,
trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?
* Điều chỉnh: GV hướng dẫn học sinh và dự kiến các câu hỏi bằng hình thức
hỏi đáp.
- Trái cây em định tả là trái cây gì?
- Màu sắc của quả như thế nào?
- Hương vị của trái cây ra sao?
- Cảm nhận của mình về loại trái cây đó?
* Dựa vào sự hiểu biết và quan sát của mình để viết được một đoạn văn
khoảng 4 câu về một loại trái cây, trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào?
__________________________________________________
Địa lí lớp 4:
Bài 3: Tây Nguyên
Nội dung điều chỉnh
* Hoạt động 4: (HĐCB)
Thảo luận và sắp xếp các thông tin, tranh ảnh đã sưu tầm về một trong sáu
chủ đề được phân công: Cao nguyên Đắk Lắk, Plây Ku, Kom Tum, Di Linh, Lâm
Viên, Thành phố Đà Lạt.
* Điều chỉnh: Gv sưu tầm tranh ảnh, thông tin, bản đồ, lược đồ
Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm tự lựa chon thông tin, lược đồ, tranh ảnh
do nhóm và cô giáo cung cấp phù hợp với địa danh cô giáo yêu cầu.

_________________________________________________
Lịch sử lớp 5:
Bài 9: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
Đường Trường Sơn huyền thoại
* Hoạt động 3: (HĐTH). Ghi lại những điều em cảm nhận được sau khi đọc
đoạn thơ dưới đây.
Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang
Xẻng tay mà viết lên trang sử hồng.
Trường Sơn vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa.


Trường Sơn, đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình
Nước non ngàn dặm (Tố Hữu)
* Điều chỉnh: Đọc và nêu cảm nhận của mình về bài thơ em vừa đọc.
TUẦN 20
Môn: Tiếng Việt lớp 5
BÀI 20A : GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Vì sao không thể thay từ công dân trong câu nới dưới đây của nhân
vật Thành bằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở bài tập 3?
Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên
phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
- Viết câu trả lời của em vào vở.
- Đọc câu trả lời của em cho các bạn nghe để cùng nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH


4. Vì sao không thể thay từ công dân trong câu nới dưới đây của nhân
vật Thành bằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở bài tập 3?
Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên
phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
Chọn ý trả lời đúng nhất:
a) Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nưởc độc lập.
b) Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dãn của một nưởc độc lập. khác
với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của
từ nô lệ.
c) Vì hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.


Môn: Toán lớp 5
BÀI 116 : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH



8. Tìm x
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nêu cách tìm thành phần chưa biết của
phép tính nhân, chia bằng các câu hỏi:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- Thực hiện cá nhân tìm x vào nháp.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ nhận xét thống nhất kết quả trước
nhóm
_______________________________________________________
Ngày 8,9/8: Bồi dưỡng chính trị

Ngày 10/8: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ
giáo dục.
* Giảng viên: Lê Thị Hiên, Trần Thị Phương
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM
TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 CGD
1. TIẾNG
Trong Tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường gọi là “tiếng”, ví dụ:
ăn, học, nhà...
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập . Đối với người Việt, khi đứng trước
chuỗi lời nói bất kì hay đứng trước câu văn, câu thơ, người ta có thể dễ dàng xác
định số tiếng của chúng.
Chương trình Tiếng Việt 1 CGD cũng xuất phát từ khái niệm tiếng để dạy cho
học sinh. Học sinh học từ việc tách lời thành các tiếng khác nhau. Bắt đầu từ hai
câu thơ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”


Bằng cách phát âm, (phát thành 14 hơi), bằng cách nghe (nghe thành 14
tiếng), bằng thao tác tay như vỗ tay, xếp quân nhựa....học sinh dễ dàng nhận biết
được số tiếng mỗi câu thơ.
2. ÂM TIẾT
Theo GS Nguyễn Tài Cẩn, mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm
chính là một âm tiết.
GS. Đoàn Thiện Thuật đã xác định cấu trúc âm tiết như sau:
Âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu, phần vần.
Trong đó, phần vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.
Ta có lược đồ âm tiết tiếng Việt như sau:
Thanh điệu
Vần

Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã vận dụng cấu trúc âm tiết tiếng Việt để
dạy học sinh:
- Tách tiếng thành hai phần (dùng thao tác tay, mô hình quân nhựa...)
Ví dụ:
+ bà: ba-huyền-bà.
+ ba: b-a-ba.
- Đưa ra 4 mẫu vần được học xuyên suốt trong năm học:
+ Vần có âm chính:
b
a
+ Vần có âm đệm, âm chính:
l
o
a
+ Vần có âm chính, âm cuối
l

a

n

+ Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối
l

o


a

n

3. KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂM
CGD đi từ phát âm giúp học sinh nhận ra nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài.
- Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài.
- Ngoài khái niệm phụ âm, nguyên âm, trong ngôn ngữ còn có khái niệm về
bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất


phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. Đây là những âm đảm nhận vị trí âm đệm
và âm cuối. Ví dụ: o trong hoa, u trong lau...
4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT
4.1. Thanh điệu
Tiếng Việt có sáu thanh điệu: thanh không dấu (thanh ngang), thanh huyền,
thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng.
4.2. Âm đầu
Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng
là các phụ âm.
Tác giả Đoàn Thiện Thuật đã nêu ra 21 âm vị phụ âm được ghi lại trên chữ
viết. Đó là các con chữ: b, c, ch, d, đ, g, gh, h, gi, k, kh, l, m, n, ng, ngh, p, ph, r, s,
t, th, tr, x, v. Sở dĩ số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vị
trên chữ viết không phải theo nguyên tắc 1-1. Có những âm vị biểu hiện bằng 1
con chữ như âm m thể hiện bằng chữ m. Có những âm vị thể hiện trên nhiều con
chữ như âm c thể hiện bằng 3 con chữ c, k, q…
4.3. Âm đệm
Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị
này được ghi bằng 2 con chữ:

- Ghi bằng con chữ “u”:
+ trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế…
+ sau phụ âm /k-/ VD: qua, quê, quân. (trường hợp này đã được đưa vào dạy
luật chính tả trong Tiếng Việt 1 CGD)
- Ghi bằng con chữ “o” khi trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, …
4.4. Âm chính
Tác giả Đoàn Thiện Thuật đã chỉ ra trong tiếng Việt có 16 âm vị làm âm
chính. Trong đó có: 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.
Trong đó, nguyên âm đôi là những tổ hợp nguyên âm có giá trị đơn âm vị
tính.
Các nguyên âm đơn được thể hiện bằng các con chữ sau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ,
u, ư, y, ...
Các nguyên âm đôi được thể hiện bằng các con chữ sau: ie (iê, yê, ia, ya), uô
(uô, ua), ươ (ươ, ưa).
4. 5. Âm cuối
Tiếng Việt có: 8 âm vị làm âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm.


6 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ sau: p, t, c, ch, m, n,
ng, nh.
2 bán nguyên âm được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y.
* Một số vấn đề về chính tả cần lưu ý trong chương trình tiếng việt 1 CGD
1. Luật viết hoa
1.1. Tiếng đầu câu
Tiếng đầu câu phải viết hoa.
1.2. Tên riêng
a. Tên riêng Tiếng Việt
- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.
- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi
Ngự.

b. Tên riêng tiếng nước ngoài
Chỉ viết hoa tiếng đầu mỗi từ. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối.
Ví dụ: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po.
2. Luật ghi tiếng nước ngoài
- Nghe thế nào viết thế ấy. (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ)
phải có gạch nối. Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô.
1. Luật ghi một số thành tố
1.1. Ghi dấu thanh
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá…
- Ở tiếng có âm đệm thì dấu thanh đặt ở âm chính. Ví dụ: loá, quỳnh...
- Ở tiếng có âm cuối là bán nguyên âm (u,o, i, y) thì dấu thanh đặt ở âm chính.
Ví dụ: bào, mùi...
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị
trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, múa...
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con
chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: miến, buồn...
1.2. Ghi một số âm đầu
a. Luật e, ê, i
- Âm cờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)
- Âm gờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)
- Âm ngờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)


b. Luật ghi âm cờ trước âm đệm.
Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ
u.
c. Luật ghi chữ "gì"
Ở đây có hai chữ đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thanh gì.
1.3. Ghi một số âm chính
a. Âm ă

Âm chính ă đi với âm cuối y và u, viết như a (không có dấu phụ).
b. Quy tắc chính tả khi viết âm i.
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết
bằng y (y dài).
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều
được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy
c. Cách ghi nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đôi iê: có 4 cách viết
+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.
+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.
+ có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya: Ví dụ: khuya.
+ có âm đệm- có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là:
yê: chuyên, tuyết...
yê: yên, yểng...
- Nguyên âm đôi uô có hai cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.
+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.
- Nguyên âm đôi ươ có 2 cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa.
+ Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn.
1.4. Âm cuối và thanh điệu


- Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i, y có thể kết hợp với 6
thanh điệu.
- Các tiếng có âm cuối là p, t. c, ch chỉ kết hợp với 2 thanh điệu: sắc,
nặng.

Ngày 11/08/2016
THỰC HÀNH DẠY TIẾNG VIỆT 1-CGD
Tiết 5+ 6: Vần oe
GV dạy: Lương Thị Hải
Việc 1
- Tiết trước ta học bài gì?
…. Vần oa
- Y/c hs đưa vần ân vào mô hình
- Gọi hs đọc bài( CN, N, L – oa-> o-a ->oa)
- Thay âm cuối a bằng âm e(HS thực hành thay)
- Nếu thay a bằng e ta được vần gì? ( oe)
- Đưa vần ât vào mô hình:
e
o
- Đọc vần mới (CN, N, L – oe-> o-e->oe)
- Vần oe gồm có những âm gì, vị trí của các âm? ( ...có âm o & âm e, âm o là
âm đệm âm e là âm chính
- Vần oe thuộc kiểu vần nào ? ( Thuộc kiểu vần có âm đệm và âm chính)
- Thêm phụ âm vào vần để có tiếng từ mới ? (HS thực hành – GV lựa chon
viết một số từ lên bảng : + loe, hoe, ngoe, choe)
- Đọc bài ?( CN, N, L phân tích, đọc trơn loe, hoe, ngoe, choe
- Thêm dấu thanh để được tiếng mới ? ( loe, hoe, ngoe, choe...)
- Đọc bài (CN, N, L phân tích, đọc trơn : loe, hoe, ngoe, choe)
- Vần ất có thể kết hợp với những dấu thanh nào ? ( dấu : sắc, nặng)
- Gọi HS đọc toàn bài (CN, N, L phân tích: oe ; loe, hoe, ngoe, choe)
- Tiết này ta học vần gì mới ?( Vần ât – GV ghi đầu bài)
Việc 2:
- Các em đọc bài rất tốt để các em viết được bài ta chuyển sang việc 2
- GVPTHD viết: oe, loe, tóe loe ( HS viết bảng con – GV QS giúp đỡ HS)
- Tìm tiếng từ có vần mới( chật vật)

- Vần oe có thể kết hợp với những dấu thanh nào? ( dấu sắc, nặng,…)
_______________________________________________

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
* Ưu điểm: - GV có sự chuẩn bị bài.
- Dạy đúng quy trình.
- HS nắm được bài, đọc, viết khá tốt.
* Nhược:
- Chưa cho HS đọc theo 4 mức độ (T-N-N-T)
- 1 số câu hỏi cần rõ ràng hơn




×