Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

báo cáo phương pháp nghiên cứu khoa học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.41 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê là một môn khoa học có lịch sử phát triển lâu đời nghiên cứu hệ
thống các phương pháp thu thập xử lý và phân tích con số của hiện tượng kinh tế xã
hội số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong những điều
kiện và không gian, thời gian cụ thể.
Thống kê có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động quản lý kinh tế xã hội vì
nó cho ta biết mối liên hệ giữa các hiện tượng, xu thế phát triển của hiện tượng. Căn
cứ vào những nghiên cứu thống kê đó để có các đánh giá đúng đắn về thực trạng
kinh tế xã hội giúp cho việc hoạch định các chính sách kinh tế xã hội có liên quan đến
việc phát triển dài hạn từng địa phương và trong cả nước, đưa ra những dự báo cho
những năm tiếp theo .
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhâp kinh tế hiện nay, thống kê Việt Nam
đang dần khẳng định vị thế tầm quan trọng của mình, từng bước hội nhập với thống
kê khu vực và thế giới, về hệ thống chỉ tiêu (cả số lượng và phương pháp tính toán),
sự hòa nhập về phương pháp phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội . Thống kê Việt
Nam cung cấp thông tin phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau
các ngành nghề các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước
các cấp, các tổ chức thống kê quốc tế và được đánh giá cao.
Thống kê sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu và phân tích các hiện
tượng kinh tế xã hội: hồi quy tương quan, chỉ số, dãy số thời gian. Trong đó dãy số
thời gian là một phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động và xu
hướng biến động hiện tượng kinh tế xã hội theo thời gian. Đây là một phương pháp
có nhiều ứng dụng trong thực tế, đặc biệt với những ngành phụ thuộc nhiều vào yếu
tố thời gian, biến động thời vụ như nông, lâm, ngư nghiệp hay một số ngành khác.
Ở nước ta ngành thủy sản đang chiếm một vị trí và vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, có những đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước,
chính vì vậy việc ứng dụng thống kê vào trong ngành này càng có ý nghĩa quan
trọng. Thống kê với phương pháp thích hợp có thể giúp cho ngành nông lâm thủy
sản có hướng phát triển đúng đắn góp phần nâng cao đóng góp của nghành đối với
kinh tế xã hội Việt Nam.
1




Để tìm hiểu thêm về phương pháp dãy số thời gian và ứng dụng trong phân tích
kinh tế, nhóm em xin trình bày đề tài: “Phân tích dãy số thời gian về sản lượng nuôi
trồng thủy sản từ năm 2006 đến năm 2012”. Đề tài nhóm em gồm các nội dung sau:
Phần I. Phân tích dãy số thời gian về sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2006
đến năm 2012.
Phần II. Dự đoán sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2013 đến năm 2015.
Phần III. Nhận xét.

2


Phần I. Phân tích dãy số thời gian về sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2006
đến năm 2012.
I.
1.

Đặc điểm, vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam.
Đặc điểm của ngành thủy sản Việt Nam.

Nước ta nằm trên bờ biển Đông có bờ biển chạy dài từ Móng Cái đến Hà Tiên
2

khoảng 3000km với vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng trên một triệu km . Có nhiều
chủng loại hải sản phong phú sinh sống và trữ lượng cao như: cá, mực, tôm, cua, tảo...
Hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước
ngọt. Nhằm khai thác “bể bạc” trời cho, trong những năm gần đây ngành thuỷ sản
nước ta có bước tăng trưởng cao, chẳng hạn năm 2000 chúng ta mới đánh bắt được
khoảng 590 nghìn tấn thuỷ sản đó là điều mơ ước của nhiều nhà quản lý hoạch định

chính sách để bước sang thiên niên kỷ mới. Hiện nay thuỷ sản đã trở thành một trong
số những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hàng đầu của nước ta.
2.

Vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam.
Với thế mạnh về tài nguyên như thế trong nhưng năm qua ngành thủy sản

chứng tỏ vai trò của mình . Ngành có bước phát triển mạnh cả về sản lượng, giá trị và
giá trị xuất khẩu đây là cơ sở để nhà nước và nhân dân đầu tư các nguồn lực nhằm tạo
ra sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong ngành .
Việc thay đổi cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản cũng như đối tượng nuôi
trồng đã dẫn đến sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng rất nhanh. Sự chuyển biến ngoạn
mục trong ngành thủy sản đã tạo ra một sự thay đổi về chất trong ngành.
Chính sự phát triển của ngành đã tạo ra hàng loạt chỗ làm việc và thu hút được
lực lượng lao động đáng kể tham gia các công đoạn sản xuất. Việc tạo việc làm trong
ngành thủy sản không chỉ thu hút lao động trong nội bộ ngành mà còn làm giảm lao
động thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp bằng cách từ sản xuất lúa năng suất
thấp sang nuôi trồng thủy sản ở các vùng có điều kiện thu hút lao động.
Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho các cấp ngành từ trung ương đến
địa phương, trong nhiều năm qua ngành thống kê đã thu thập, xử lý và cung cấp
nhiều thông tin về thống kê thủy sản, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các cấp, các
ngành quản lý và hoạch định chính sách từ trung ương đến địa phương thúc đẩy sự
phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản nước ta.
3


II.

Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.


Dựa vào số liệu của tổng cục thống kê, ứng dụng các chỉ tiêu dãy số thời gian,
chúng em xin “Phân tích dãy số thời gian về sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm
2006 đến năm 2012”.
Bảng 1.1:
Năm
Sản lượng nuôi
trồng (nghìn tấn)
1.

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1695,0 2124,6 2465,6 2589,8 2728,3 2933,1 3115,3

Chỉ tiêu mô tả dãy số thời gian.

Do đây là dãy số thời kỳ nên ta áp dụng công thức sau:

==


=
= 2521,67 (nghìn tấn)
Kết quả này cho thấy tại một thời điểm bất kỳ trong giai đoạn 2006 – 2012, bình
quân sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước là 2521,67 nghìn tấn.
2.

Lượng tăng giảm tuyệt đối.

Để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối ta áp dụng các công thức sau:
a.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ.

b.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc.

Bảng 1.2:
Năm

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012
4


Sản lượng nuôi
trồng thủy sản
(nghìn tấn)

1695,0

2124,6

2465,6

2589,6

2728,3

2933,1

3115,3

Lượng tăng
tuyệt đối từng
kỳ
̶


429,6

341

124,2

138,5

204,6

182,2

Lượng tăng
tuyệt đối định
gốc
̶

429,6

770,6

894,8

1033,3

1238,1

1420,3

Ta có lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của sản lượng nuôi trồng thủy sản

hàng năm:

=
= 236,72 (nghìn tấn)
Con số này có ý nghĩa lượng tăng tuyệt đối bình quân của sản lượng nuôi trồng
thủy sản hàng năm là 236,72 nghìn tấn.
3.

Tốc độ phát triển.
Tốc độ phát triển liên hoàn:

a.

b.

Tốc độ phát triển định gốc:

Bảng 1.3:
Năm
Sản lượng nuôi
trồng thủy sản
(nghìn tấn)
Tốc độ phát
triển liên hoàn
Tốc độ phát
triển định gốc

2006

2007


2008

2009

2010

2011

2012

1695,0

2124,6

2465,6

2589,6

2728,3

2933,1

3115,3

̶

1,25

1,16


1,05

1,05

1,08

1,06

̶

1,25

1,45

1,53

1,61

1,73

1,84
5


Căn cứ vào bảng 1.3 ta tính được tốc độ phát triển bình quân của tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản hàng năm của cả nước như sau:
= = (lần)
Vậy tốc độ phát triển bình quân của sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm là
1,11 lần (111%).

Tốc độ tăng (%) = Tốc độ phát triển – 100%
= 111% - 100%
= 11%
Vậy tốc độ phát triển bình quân của sản lượng nuội trồng thủy sản giai đoạn 2006
– 2012 tăng 11% so với giai đoạn trước.

4.

Tốc độ tuyệt đối của 1% tăng lên:

Bảng 1.4:
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Sản lượng (nghìn tấn)
1695,0
2124,6
2465,6
2589,8
2728,3
2933,1
3115,3

Giá trị tuyệt đối 1% tăng (nghìn tấn/1%)

16,95
21,246
24,656
25,898
27,283
29,331

Phương pháp điều chỉnh bằng phương trình toán học.
Sử dụng phương trình đường thẳng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của
5.

sản lượng nuôi trồng thủy sản trong cả nước giai đoạn 2006 – 2012.
6


=

Bảng 1.5:
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Cộng

Ta có:


Sản lượng nuôi
trồng thủy sản
(nghìn tấn) ( y )
1695,0
2124,6
2465,6
2589,8
2728,3
2933,1
3115,3
17651,7

Phần tính toán
Thứ tự thời gian
(t)
-3
-2
-1
0
1
2
3
0

9
4
1
0
1
4

9
28

-5085
-4249,2
-2465,6
0
2728,3
5866,2
9345,9
6140,6

= = 2521,67
= 219,31

Vậy ta có hàm tuyến tính:

= 219,31 phản ánh mức tăng bình quân hàng năm của sản lượng nuôi trồng thủy sản
là 219,31 nghìn tấn.

7


Phần II. Dự đoán sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2013 đến năm 2015.
I.

Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình.

=
= 236,72 (nghìn tấn)


= 3115,3 + 236,72 = 3352,02 (nghìn tấn) =
= 3115,3 + 2 x 236,72 = 3588,74 (nghìn tấn) =
= 3115,3 + 3 x 236,72 = 3825,46 (nghìn tấn) =
II.

Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
(lần)

x

III.

= 3115,3 x 1,11 = 3457,983 (nghìn tấn) =

x

= 3115,3 x 1,112 = 3838,36 (nghìn tấn) =

x

= 3115,3 x 1,113 = 4260,58 (nghìn tấn) =

Dự đoán bằng hàm xu thế.
Dựa vào phương trình:
Thay t = 4, ta có:
Thay t = 5, ta có:
Thay t = 6, ta có:
Vậy:
Năm 2013 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt: 3398,91 nghìn tấn.

Năm 2014 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt: 3618,22 nghìn tấn.
Năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt: 3837,53nghìn tấn.

Phần III. Nhận xét.
Qua việc phân tích tình hình biến động giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt
Nam giai đọan 2006- 2012 bằng các chỉ tiêu của dãy số thời gian chúng ta có thể rút
ra một số nhận xét như sau:
Từ năm 2006 đến 2012 sản lượng nuôi trồng của ngành thủy sản gia tăng một
lượng trung bình là 2521,67 nghìn tấn. Lượng tăng của năm 2012 so với năm 2006 là
8


1420,3 nghìn tấn, đây là một giá trị rất lớn. Lượng tăng tuyệt đối bình quân của sản
lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm là 236,72 nghìn tấn. Tốc độ phát triển trung bình
của giai đoạn này 111%, tăng 11% so với giai đoạn trước. Mức tăng bình quân hàng
năm của sản lượng nuôi trồng thủy sản là 219,31 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy
sản năm 2013 ước đạt là 3398,91 nghìn tấn, năm 2014 là 3618,22 nghìn tấn, năm 2015
là 3837,53 nghìn tấn.
Để nâng cao giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản cần quan tâm đến các vấn
đề sau:
Quy hoạch toàn diện cả nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, nâng cao
tốc độ tăng trưởng bình quân của thủy sản trong những năm tiếp theo , nâng cao
chất lượng thủy sản đáp ứng với tiêu chuẩn của thế giới dây là vấn đề hết sức quan
trọng và bức bách hiên nay với thủy sản Việt Nam
Có chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ , các giải pháp tiến tiến về nuôi
trồng , sản xuất giống , phòng trừ dịch bệnh thủy sản . Hỗ trợ đào tạo nghề cho nuôi
trồng, khai thác và chế biến . Hỗ trợ các đề tài , dự án thử nghiệm trong lĩnh vực
thủy sản.
Tạo hành lang, cơ chế chính sách địa phương với độ cao thu hút vốn nước ngoài
thông qua dự án nghiên cứu khoa học, dự án nhân đạo, dự án quốc tế đàu tư vào thủy

sản.
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản xuất khẩu theo phương thức công nghiệp.
Phát triển thủy sản khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng địa phương tạo
ra khối lượng thủy sản lớn, trong đó sản phẩm xuất khẩu tăng nhanh, đóng góp quá
trình phát triển kinh tế các địa phương.
Bổ sung nhân lực cho các phòng ban thủy sản, thành lập các trạm khuyến ngư
đủ mạnh quản lý tham mưu, chỉ đạo phát triển thủy sản. Xây dựng mạng lưới khuyến
ngư đến các vùng ven biển, các vùng nội địa có nuôi trồng thủy sản lớn để quản lý
và hỗ trợ sản xuất .
Tăng cường năng lực hoạt động các cơ quan chức năng quản lý thủy sản, chỉ đạo
vay vốn, dịch vụ giống, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, thành lập hội nghề
nghiệp trong các lĩnh vực thủy sản, giúp đỡ nhau, chuyển giao khoa học kỹ thật trong
sản xuất.
9


Đề nghị nhà nước cấp vốn ngân sách xây dựng các dự án nuôi trồng thủy sản có
quy mô lớn có hiệu quả.

KẾT LUẬN
Ngành thống kê Việt Nam đang và đã thực hiện công tác bảo đảm thông tin, việc
cung cấp thông tin cho các thành phần trong nước cũng như các tổ chức quốc tế được
bảo đảm thường xuyên với khối lượng ngày càng tăng. Việc cung cấp số liệu cho
niên giám của các tổ chức quốc tế đã có nhiều tiến bộ, phần số liệu và chỉ tiêu
phong phú hơn nhiều. Tuy nhiên thống kê Việt Nam còn một số tồn tại cần khắc phục.
Việt Nam hiện nay đang từng bước đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới, công nghiệp dịch vụ đang từng bước chiếm ưu thế nhưng thủy sản vẫn
chiếm vị trí là một ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc dân. Thống
kê trong thủy sản có vai trò to lớn để giúp ngành có định hướng chính sách phát triển
đúng đắn. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong thủy sản phản ánh đầy đủ biến động của

nó, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng và đủ để so sánh với các nước trong
khu vực là nhiệm vụ rất quan trọng của thống kê Việt Nam .

10


Với đề tài “ Phân tích dãy số thời gian về sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm
2006 đến năm 2012” chúng em đã sử dụng chỉ tiêu của dãy số thời gian để phân tích
biến động sản lượng nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2006 - 2012. Từ những chỉ
tiêu và giá trị dự đoán thống kê đưa ra một số nhận xét góp phần nâng cao sản lượng
của ngành thủy sản Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình và bài tập Nguyên lý Thống kê, Tiến Sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà, Tiến

2.

Sỹ Hoàng Thị Thu Hồng, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Cục Thống Kê, www.gso.gov.vn.

11



×