Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

HK 2 Từ tiết 96 - 124

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.62 KB, 39 trang )

Tiết 96 - 97
Ngày dạy...................
BÀI 18
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu
tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
- Giáo dục thói quen, lòng đam mê đọc sách.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Đọc – Tìm hiểu (theo SGK)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1
: Tìm hiểu chung về văn bản.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về
tác giả?
HS trả lời, GV bổ sung.
GV giới thiệu văn bản Bàn về đọc sách.
GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng,
mạch lạc.
GV yêu cầu học sinh dựa vào SGK giải
thích một số từ.
GV: Hãy nêu bố cục của văn bản. Dựa vào
bố cục luận điểm của tác giả khi triển khai
vấn đề nghị luận.
HS trình bày, các HS khác bổ sung.


2
: Đọc, tìm hiểu văn bản
GV: hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác
giả về tầm quan trọng của sách. Ý nghĩa
của sách là gì?
(Gợi ý : Tác giả đã đưa ra những luận
điểm, luận cứ nào để chứng minh tầm quan
trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc
sách).
HS thảo luân, trả lời.
I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản
1) Tác giả
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí
luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Văn bản Bàn về đọc sách
2. Đọc - chú thích (SGK)
3. Bố cục: Có 3 phần
- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2 (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): nêu
các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc
đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc
sách:
+ Cách lựa chọn sách cần đọc.
+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản
tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu

mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân
loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri
thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích
NGUYỄN THỊ HOA
GV: Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc
đọc sách như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
GV: Tác giả đã lập luận vấn đề này một
cách chặt chẽ, em hãy tìm chi tiết chứng
minh.
HS thảo luận, trình bày.
GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác
giả về cách lựa chọn sách đọc, phương
pháp đọc qua các câu hỏi gợi ý:
- Theo em đọc sách có dễ không?
- Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
HS thảo luận, trình bày trên cơ sở tìm hiểu
văn bản.
GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác
giả về phương pháp đọc sách qua một hệ
thống câu hỏi gợi ý. Ví dụ:
- Khi đọc sách, cần chú ý những điểm gì?
- Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với
việc rèn luyện tính cách, nhân cách con
người?
HS phân tích văn bản và trả lời. Các HS
khác nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn HS phân tích tính thuyết

phục, sức hấp dẫn của văn bản.
GV: Ở đây tác giả còn so sánh việc đọc
sách (chiếm lĩnh học vấn) giống như là
đánh trận. Em hãy tìm đọc đoạn đó và cho
biết các lập luận ví von của tác giả có tác
dụng gì?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Sự hấp dẫn của văn bản đối với bạn
đọc còn được thể hiện ở những phương
diện nào?
HS trả lời, nhận xét.

3
: Ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS tổng kết theo các nội
dung Ghi nhớ trong SGK.

4
: Hoạt động luyện tập: (SGK)

5
: Dặn dò:
Chuẩn bị phần TV: Khởi ngữ
luỹ được qua từng thời đại.
*Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường
chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát
hiện thế giới mới.
2. Cách chọn và đọc sách

a) Cách lựa chọn sách
- Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có
lợi cho mình.
- Cần đọc kỹ; những cuốn sách thuộc lĩnh vực
chuyên môn của mình.
- Đọc thêm loại sách thường thức, kế cận với
chuyên môn.
b) Phương pháp đọc sách.
- Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt
qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc
vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng
tượng”.
- Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn
lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
* Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh
trận:
- Cần đánh vào thành trì kiên cố.
- Đánh bại quân tinh nhuệ.
- Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
- Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố.
Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối
đánh “tự tiêu hao lực lượng”
Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức
thuyết phục.
3. Bài viết có sức thuyết phục cao: 3 ý
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa
thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
III. Ghi nhớ: (SGK – Tr 7)

IV. Luyện tập: (SGK)
NGUYỄN THỊ HOA
Tiết 98
Ngày dạy..................
KHỞI NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
-Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, STK
Học sinh: Đọc bài (SGK)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1
: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của
khởi ngữ trong câu.
HS đọc to các câu trong ví dụ. Các HS theo
dõi.
GV yêu cầu HS phân biệt từ ngữ in đậm
với chủ ngữ về vị trí trong câu và quan hệ
với vị ngữ.
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
GV: Trước các từ in đậm có hoặc có thể có
thêm từ nào?
HS phân tích các ví dụ và trả lời.

2
: Nhận xét

GV: Từ đó em hãy rút ra nhận xét chung
về các từ ngữ in đậm trong những câu trên.
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.

3
Hd Tổng kết
GV: Những từ in đậm ở các ví dụ a, b, c
gọi là các khởi ngữ. Vậy thế nào là khởi
ngữ?
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

4
:GV hướng dẫn HS thực hiện các bài
tập trong SGK (tr 8).

5
: Củng cố

6
: Dặn dò:
Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét
- Về vị trí: Các từ in đậm đều đứng trước CN của
câu.
Trước các từ in đậm có thể có hoặc dễ dàng thêm
các từ: về, với, đối với…
3. Ghi nhớ
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu

lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan
hệ (quan hệ từ): về, đối với…
II. Luyện tập: (Tr.8)
1. Khởi ngữ:
a/- Điều này.
b/- Đối với chúng mình.
c/- Một mình.
d/- Làm khí tượng.
e/- Đối với cháu.
2. Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
a/- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b/- Hiều thì tối hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa
giải được.
NGUYỄN THỊ HOA
3. Đặt câu có khởi ngữ:
VD: Cố gắng thì tôi rất cố gắng.
Còn chị công tác ở đây à?
Tiết 99 - 100
Ngày dạy.................
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Đọc - Trả lời câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1

: Tìm hiểu về phép phân tích và phép
tổng hợp
HS đọc văn bản.
GV nêu vấn đề, đưa ra các câu hỏi để HS
thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.
- Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
- Trước hết văn bản nêu những hiện tượng
gì? (MB).
- Tiếp đó, tác giả nêu ra biểu hiện nào?
- Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên
tắc nào trong (ăn mặc) trang phục của con
người?
HS trình bày ý kiến, nhận xét
-Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới
quy tắc ngầm định nào trong xã hội?
- Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc
ngầm định về trang phục. Bài viết đã dùng
lập luận gì để “chốt” lại vấn đề?
I. Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp.
1. Phép phân tích.
Văn bản: “Trang phục”
(SGK, tr.9)
Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục.
Phần đầu nêu 2 hiện tượng không có thực (không
xảy ra trong đời sống):
+ Mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.
+ Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo
để lộ cả da thịt.
* Cô gái một mình trong hang sâu (tình huống giả
định)

- Không mặc váy xoè, váy ngắn.
- Không trang điểm cầu kỳ (mắt xanh, môi đỏ, đánh
móng tay, móng chân)…
* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng
vắng(giả định): không chải đầu mượt, áo sơ mi là
thẳng tắp…
Nguyên tắc chung:
- Ăn mặc phải đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất
công việc.
Quy tắc ngầm:
- Ăn cho mình, mặc cho người.
- Y phục xứng kì đức.
2. Phép tổng hợp:
- Nêu các biểu hiện:
+ Ăn mặc đồng bộ.
+ Ăn mặc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phải phù hợp với công việc, tính chất
công việc.
- Chốt vấn đề:
NGUYỄN THỊ HOA
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
-Theo em câu này có thâu tóm được các ý
trong từng phần nêu trên không?
- Từ đó tác giả đã mở rộng bàn luận về
vấn đề gì?
HS trả lời.
- Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì
ở phần kết thúc?
HS thảo luận, trả lời.

GV: cách làm như vậy gọi là lập luận tổng
hợp. Vậy thế nào là phép lập luận tổng
hợp? phép lập luận tổng hợp thường được
thực hiện ở vị trí nào trong văn bản?
HS rút ra kết luận, GV bổ sung, hoàn thiện.
GV: Quan hệ giữa lập luận phân tích và
lập luận tổng hợp(chỉ ra bản chất của từng
phương pháp để chứng minh, mối quan hệ
giữa chúng)?
- Như vậy, để nói về vai trò của trang phục
và cách ăn mặc trong cuộc sống hàng
ngày, tác giả đã sử dụng rộng rãi các phép
phân tích và tổng hợp. Các phép phân tích
và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong
việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?

2
Tổng kết
Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích
và tổng hợp?
HS có thể tóm tắt lại các ý chính trong
phần Ghi nhớ trong SGK.

3
: Luyện tập theo SGK Tr –10
“Ăn cho mình, mặc cho người.”.
Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các ý đã
trình bày, phân tích.
Vấn đề bàn luận: Trang phục đẹp: Phù hợp với môi
trường, hiểu biết, trình độ, đạo đức.

Trang phục đẹp: hợp văn hoá, đạo đức, môi trường.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ
những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường
được thực hiện ở cuối văn bản.
3. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng
hợp.
- Phân tích: Phân chia sự vật thành các bộ phận phù
hợp với cấu tạo quy luật của sự vật cùng một bình
diện. Dùng các biện pháp khác nhau như so sánh,
đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa các bộ phận ấy
cùng mối quan hệ giữa chúng sau đó tổng hợp thành
ý chúng.
- Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với
phân tích, đem các bộ phận, các đặc điểm của sự vật
đã được phân tích riêng mà liên hệ với nhau để nêu
ra nhận định chung về sự vật ấy.
Như vậy, hai phương pháp phân tích, tổng hợp tuy
đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân
tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa, có phân tích mới
có cơ sở để tổng hợp.
Trong văn bản Trang phục, các phép phân tích và
tổng hợp có tác dụng giúp người đọc hiểu sâu sắc,
cặn kẽ chủ đề.
* Ghi nhớ.
- Phân tích: Là phép lập luận trình bày từng bộ
phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội
dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung
của sự vật, hiện tượng mà người ta có thể vận dụng
các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và
cả phép lập luận, giải thích, chứng minh.

- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ
những điều đã phân tích.
- Phân tích và tổng hợp là hai thao tác luôn đi liền
với nhau. Không phân tích thì không có cơ sở để
tổng hợp. Ngược lại, nếu không tổng hợp thì các
thao tác phân tích cũng không đạt được hiệu quả
trọn vẹn.
II. Luyện tập: (SGK)
NGUYỄN THỊ HOA

4
: Củng cố: Ghi nhớ.

5
: Dặn dò:
Thực hiện bài Luyện tập phân tích và tổng
hợp Tr – 11.
Tiết 101 - 102
Ngày dạy....................
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: LT (SGK)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
HD
1
: Bài tập 1

GV: Tác giả đã vận dụng phép lập luận
nào và vận dụng như thế nào?
- Tác giả chỉ ra những cái hay (thành
công) nào? Nêu rõ những luận cứ để làm rõ
cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ
Thu điếu.
HS thảo luận, trả lời.
GV: Trong bài tập b, tác giả đã sử dụng
phép lập luận nào? Phân tích các bước lập
luận của tác giả.
HS thảo luận, trình bày.
GV có thể đưa ra một số ý kiến giả thiết để
phân tích rõ hai yếu tố khách quan và chủ
quan.
1. Bài tập 1
Bài tập a: Phép lập luận phân tích.
+ Cái hay thể hiện ở trình tự phân tích của đoạn
văn: “hay cả hồn lẫn xác - hay cả bài”.
+ Cái hay ở các điệu xanh: Ao xanh, xanh bờ,
xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu
vàng của lá cây.
+ Cái hay ở những cử động: thuyền lâu lâu mới
nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng,
ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá
động.
+ Cái hay ở các vần thơ: Vần hiểm hóc, kết hợp
với từ, với nghĩa, chữ.
+ Cái hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải
mái, đúng chỗ, cho thấy một nghệ sĩ cao tay, đặc
biệt là các câu 3, 4.

Bài tập b: Phép lập luận phân tích: “mấu chốt
của sự thành đạt”.
Gồm hai đoạn: Đoạn 1: nêu quan niệm mấu chốt
của sự thành đạt gồm: nguyên nhân khách quan
(do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài
trời ban…) và nguyên nhân chủ quan (con
người).
Đoạn 2: Phân tích từng quan niệm, kết luận.
- Phân tích từng quan niệm đúng - sai; cơ hội
NGUYỄN THỊ HOA

2
: Bài tập 2
HS đọc bài tập, độc lập làm bài trên phiếu
học tập.
Một vài em khác chữa, bổ sung.

3
. Bài tập 3
GV tổ chức cho HS đọc, làm bài tập 3 trên
giấy, một số HS trình bày, các HS khác
nhận xét, bổ sung.

4
: Bài tập 4
GV hướng dẫn HS viết theo yêu cầu của
bài.
Trên cơ sở đã phân tích ở bài tập 3, HS viết
phần tổng hợp ra, sau đó một vài em đọc,
các em khác nhận xét phần trình bày của

bạn.

5
: Dặn dò
Đọc, tìm hiểu vb "Tiếng nói của văn nghệ"
gặp may; hoàn cảnh khó khăn, không cố gắng,
không tận dụng sẽ qua.Chứng minh trong bài
tập: có điều kiện thuận lợi nhưng mải chơi, ăn
diện, kết quả học tập thấp.
+ Tài năng: Chỉ là khả năng tiềm tàng, không
phát hiện hoặc bồi dưỡng thì cũng sẽ thui chột.
Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân
mỗi nguời thể hiện ở sự kiên trì phấn đấu, học
tập không mệt mỏi, trau dồi đạo đức tốt đẹp.
2.Bài tập 2
Phân tích thực chất của lối học đối phó:
- Xác định sai mục đích của việc học, không coi
việc học là mục đích của mình, coi việc học là
phụ.
- Học không chủ động mà bị động, cố để đối
phó với yêu cầu của thầy cô, gia đình.
- Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp.
- Bằng cấp mà không có thực chất, không có
kiến thức.
3. Bài tập 3
Phân tích các lý do buộc mọi người phải đọc
sách.
- Sách vở đúc kết (kinh nghiệm), tri thức của
nhân loại từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bội, phải đọc sách để tiếp thu tri

thức kinh nghiệm mà người đi trước khó khăn
gian khổ tích luỹ được(coi đây là xuất phát điểm
tiếp thu cái mới).
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ - hiểu
sâu đọc sách nào nắm chắc quyển đó, có ích.
- Đọc kiến thức chuyên sâu phục vụ ngành nghề
- cần phải đọc sâu giúp hiểu các vấn đề chuyên
môn tốt hơn.
4. Bài tập 4
(Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân
tích trong bài).
Gợi ý: Một trong những con đường tiếp thu tri
thức khoa học - con đường ngắn nhất là đọc
sách. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn
những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không
chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng
những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu
chuyên sâu.
Tiết103 - 104
Ngày dạy.......................
NGUYỄN THỊ HOA
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống của con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh
của Nguyễn Đình Thi.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Đọc vb, trả lời các câu hỏi.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1
: Kiểm tra bài cũ.

2
: Tìm hiểu chung về văn bản.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét
chung về tác giả và tác phẩm.
HS đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tóm tắt
luận điểm, nhận xét bố cục của vb.
GV yêu cầu HS tóm tắt những luận điểm
chính của văn bản.
GV: Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm,
em hãy chỉ ra bố cục của văn bản, nêu
nhận xét
HS thảo luận, đại diện trình bày.
(Tính liên kết 3 phần: chặt chẽ).

3
. Tìm hiểu chi tiết văn bản
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
theo 3 phần đã nêu trên.
HS thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm, sau đó
cử đại diện trình bày, các HS khác nhận
xét, bổ sung.
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).

Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
* Tiểu luận:
- “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948.
2. Tóm tắt hệ thống luận điểm
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với
thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất
cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ.
Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của
tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc
ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc
sống con người.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi
cuốn của nó thật kỳ diệu.
3. Bố cục: 3 phần.
1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn
nghệ.
2. Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ
thuật với đời sống tình cảm của con người.
3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá
của văn nghệ.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ:
- Văn nghệ lấy chất liệu từ đời sống thực tại
nhưng không sao chép nguyên bản một cách đơn
giản mà gửi gắm vào đó một cách nhìn, một lời
nhắn nhủ của người nghệ sĩ.
- Tác phẩm văn nghệ không là lời thuyết giáo
khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa,
NGUYỄN THỊ HOA

HS đọc tiếp phần 2 (trang 14).
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn
nghệ?
HS thảo luận câu 3 (SGK), đại diện nhóm
trả lời.
Gợi ý:
Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể
nào?
GV: Em có thể nhận xét như thế nào về
những lý lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa
ra để lập luận?
HS nhận xét.
HS đọc tiếp phần còn lại.
GV: Tiếng nói của văn nghệ không đơn
thuần là tình cảm mà nó còn chứa đựng
những gì? Văn nghệ đến với con người
bằng cách nào?
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
GV: Hãy nêu những nét đặc sắc về cách
viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
HS trình bày những ý cơ bản.

4
: HD tổng kết
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

5
: Luyện tập

6

: Dăn dò:
Tìm hiểu: các thành phần biệt lập:
tình thái, cảm thán.
vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ.
Nó mang đến cho mỗi chúng ta nhiều rung
động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng
đã rất quen thuộc.
- ND của Văn nghệ còn là rung cảm và nhận
thức của người tiếp nhận. Nó sẽ được mỡ rộng,
phát huy qua từng thế hệ người đọc, người xem.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời
sống của con người.
- Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú
hơn với cuộc đời và với chính mình "Mỗi tác
phẫm lớn như rọi vào bên trong... óc ta nghĩ".
- Trong những trường hợp con người bị ngăn
cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối
họ với cuộc sống bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt cực
khổ hàng ngày giữ cho đời cứ tươi...
3. Con đường của văn nghệ đến với người
đọc và khả năng kì diệu của nó.
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội
dung của nó và con đường mà nó đến với người
đọc, người nghe.
- Khi tác động bằng nội dung, văn nghệ giúp
mọi người tự nhận thức mình. Văn nghệ đến với
người đọc, người nghe bằng con đường tình
cảm.
4. Đặc sắc nghệ thuật.

- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu
biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
III. Ghi nhớ
(SGK – 17)
IV. Luyện tập (SGK)
Tiết 105
Ngày dạy...................
NGUYỄN THỊ HOA
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP:
TÌNH THÁI, CẢM THÁN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nhận biết các thành phần biệt lập.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Đọc, tìm hiểu
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nôi dung kiến thức

1
: KT BC: Khởi ngữ

2
: Tìm hiểu thành phần tình thái
HS đọc ví dụ trong SGK.
GV: Câu a: Các từ in đậm trong câu được

thể hiện nhận định của người nói đối với
sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Câu b: Nếu không có từ in đậm đó thì
nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác
đi không? Vì sao?
HS phân tích, trả lời câu hỏi.
Qua phân tích những ví dụ trên, em hiểu
như thế nào là từ tình thái?
HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

3
: Tìm hiểu thành phần cảm thán
I. Thành phần tình thái
1. Ví dụ
a) Với lòng mong ước của anh, chắc anh sẽ
nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm
chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu
vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc
được, nên anh phải cười vậy thôi.
Hai từ “chắc, có lẽ” là nhận định của người nói
đối với sự việc được nói đến trong câu. Chắc
thể hiện thái đội tin cậy cao hơn có lẽ.
Nếu không có những từ ngữ in đậm trên đây, sự
việc nói đến trong câu vẫn không có gì thay đổi.
Nguyên nhân: các từ đó không nằm trong thành
phần chính, không trực tiếp nêu sự việc mà chỉ
thể hiện thái độ của người nói.
2. Nhận xét
- Các từ “chắc, có lẽ” là những từ chỉ tình thái.

+ Là nhận định của người nói đối với sự việc
được nói đến.
+ Chúng không tham gia vào việc diễn đạt
(không tham gia vào nòng cốt câu)
+ Nếu không có những từ này sự việc diễn đạt
trong câu không hề thay đổi.
II. Thành phần cảm thán
NGUYỄN THỊ HOA
HS đọc phần ví dụ trong SGK.
GV: -Các từ in đậm trong ví dụ bên có chỉ
sự vật hiện tượng không?
Có tham gia nòng cốt câu không?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà
chúng ta hiểu tại sao người nói kêu lên
“ồ” hoặc “trời ơi”?
- Các từ đó có vai trò gì trong câu?
-Theo em các từ ngữ này có thể tách ra
thành câu đặc biệt không?
- Các từ “Ồ, trời ơi” là những thành phần
cảm thán, vây theo em thế nào là thành
phần cảm thán?
HS thảo luận, trả lời.

4
: Ghi nhớ
- Hai thành phần phụ tình thái, cảm thán là
hai thành phần biệt lập, vậy theo em thế
nào là thành phần biệt lập? (Khắc sâu kiến
thức cho HS)
HS đọc ghi nhớ

- Phần ghi nhớ gồm mấy ý, là những ý
nào?

5
:
Bài tập 1, HS độc lập làm bài bằng phiếu
học tập.
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2.
HS thảo luận nhóm, GV bổ sung, sửa chữa.
- Đọc phân tích yêu cầu Bài tập 3. Thảo
luận nhóm đại diện trình bày.
Bài tập 4: (Học sinh làm ở nhà)
1.Ví dụ
a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút
2. Nhận xét:
Các từ “ồ, trời ơi”
- Không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ
sự vật , sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc
của người nói.
Trời ơi: - thái độ tiếc rẻ của người nói (anh
thanh niên) thời gian còn lại là quá ít với các từ
“chỉ,còn, có”
Còn năm phút - sự việc được nói tới. Ồ: - tâm
trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến
khoảng thời gian đã qua.
Độ ấy vui: sự việc được nói tới.
Các từ Ồ, trời ơi! Có thể tách ra (gọi là câu cảm
thán).
Thành phần cảm thán không được tham gia vào

diễn đạt nghĩa, sự việc của câu. Dùng để bộc lộ
tâm lý của người nói (tình cảm, cảm xúc (vui,
buồn, mừng…)).
III. Ghi nhớ
Gồm 3 ý:
- Phần tình thái
- Phần cảm thán
- Thế nào là thành phần biệt lập?
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán.
a. Có lẽ - thành phần tình thái.
b. Chao ôi - Thành phần cảm thán.
c. Hình như - thành phần tình thái.
d. Chả nhẽ - thành phần tình thái.
2. Bài tập 2
Sắp xếp các từ theo trình tự tăng dần độ tin cậy
(hay độ chắc chắn): Dường như/ hình như/ có
vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
3.Bài tập 3
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ “chắc chắn” người
ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy
của sự vật do mình nói ra.
- Từ “hình như ” trách nhiệm đó thấp.
- Tác giả dùng từ “chắc” nhằm thể hiện thái độ
của ông Ba (người kể) với sự việc người cha
đang bồn chồn mong đuợc gặp con với tình cảm
yêu thương dồn nén chất chứa trong lòng, ở mức
độ cao nhưng chưa phải là tuyệt đối.
NGUYỄN THỊ HOA


6
: Củng cố (Nhắc lại ghi nhớ).

7
: Dặn dò:
Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc, hiện
tượng, đời sống.
4. Bài tập 4: Viết doạn văn.
Tiết 106
Ngày dạy..........................
BÀI 19 - 20
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
NGUYỄN THỊ HOA
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống; nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời
sống.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Đọc VB, trả lời câu hỏi (SGK-20)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1
: Tìm hiểu cách nghị luận về một hiện
tượng đời sống.
GV yêu cầu HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”
trong SGK.
- Văn bản bàn về vấn đề gì?

HS trả lời.
- có thể chia văn bản trên làm mấy phần, ý
của mỗi phần là gì?
- Tác giả nêu rõ được vấn đề đáng quan
tâm của hiện tượng đó bằng cách nào?
- Tác giả đã trình bày vấn đề qua những
luận điểm nào? Những luận điểm đó đã
được thể hiện qua những luận cứ nào?
HS thảo luận, GV có thể gợi ý theo những
câu hỏi chi tiết:
Có thể xác định luận điểm thứ nhất của
văn bản là gì?
Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế
nào?
HS lần lượt trình bày từng vấn đề.
- Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì? (thực
chất, người lề mề có biết quý thời gian
không? Tại sao cũng vẫn con người đó, khi
là việc riêng lại rất nhanh, còn khi làm
việc chung thì thường chậm trễ?).
- Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại
như thế nào? Tác giả đã phân tích cụ thể
tác hại đó qua những ý nào?
HS thảo luận, xác định các luận cứ trong
văn bản.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện
tượng đời sống.
Văn bản: “Bệnh lề mề”
- Vấn đề nghị luận: bệnh lề mề.
Lề mề trở thành thói quen, thành bệnh của một

số người.
Bố cục 3 phần:
- Mở bài (đoạn 1): Thế nào là bệnh lề mề?
- Thân bài (đoạn 2-3-4): Những biểu hiện,
nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề.
- Kết bài(đoạn cuối): đấu tranh với bệnh lề mề,
một biểu hiện của con người có văn hoá.
Tác giả đã nêu được vấn đề đáng quan tâm của
hiện tượng này bằng các luận điểm, luận cứ cụ
thể, xác đáng, rõ ràng.
Luận điểm 1: Những biểu hiện của hiện tượng lề
mề.
+ Coi thường giờ giấc: Họp 8 giờ, 9 giờ đến.
Giấy mời 14 giờ. 15 giờ đến.
+ Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
+Rà sân bay - lên tầu không đế muộn
+ Đi họp, hội thảo đến muộn không ảnh hưởng,
không thiệt đến mình.
Sự muộn giờ có tính toán, có hệ thống, trở thành
thói quen không sửa được.
Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người
khác.
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn
trọng thời gian của người khác.
- Thiếu trách nhiệm đối với công việc chung.
Luận điểm 3: Tác hại của bệnh lề mề.
- Gây phiền hà cho tập thể: Đi họp muộn sẽ
không nắm được nội dung, kéo dài cuộc họp.
- Ảnh hưởng tới những người khác: người đến

đúng giờ phải đợi.
- Tạo ra một tập quán không tốt: phải trừ hao
NGUYỄN THỊ HOA
- Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra
sao?
- Theo tác giả, chúng ta phải làm gì để
chống lại căn bệnh lề mề?
Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như
thế nào?
HS căn cứ vào văn bản để trả lời.
- Hãy nhận xét bố cục bài viết (mở bài có
nêu được hiện tượng cần bàn luận không?
Phần kết bài như thế nào?)/
HS nhận xét, bổ sung.
-Bài viết đã nêu lên vấn để gì trong xã hội?

2
: Ghi nhớ
- Văn bản “Bệnh lề mề” là văn bản nghị
luận về một sự việc hiện tượng trong đời
sống?
HS đọc, nêu những ý chính (tóm tắt) phần
Ghi nhớ trong SGK

3
: Luyện tập

4
: Dặn dò
+ Học sinh ghi nhớ.

+ Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về
một sự việc hiện tượng đời sống.
thời gian trên giấy mời họp.
Đánh giá:
Hiện tượng lề mề trở thành một thói quen có hệ
thống, tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở
thành chứng bệnh không sửa chữa được.
- Mọi người phải tôn trọng và hợp tác. Những
cuộc họp không cần thiết không tổ chức. Nhưng
nếu đó là công việc cần thiết, mọi người phải tự
giác, đúng giờ.
- Quan điểm của tác giả: Làm việc đúng giờ là
tác phong của người có văn hoá.
* Nhận xét: bố cục bài viết hợp lý mạch lạc,
chặt chẽ.
Mở bài : Nêu sự việc hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: Nêu các biểu hiện cụ thể, dùng những
luận cứ rõ ràng, xác đáng để làm nổi bật vấn đề,
dẫn chứng sinh động, dễ hiểu… Phân tích rõ
nguyên nhân; các mặt đúng, sai, lợi, hại.
Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi đuợc nhiều
suy nghĩ cho người đọc.
Nêu cao trách nhiệm, ý thức, trách nhiệm tác
phong làm việc đúng giờ trong đời sống của con
người hiện đại. Đó là biểu hiện của con người
có văn hoá.
II. Ghi nhớ (SGK Tr.21)
III. Luyện tập (SGK).

Tiết 107 - 108

Ngày dạy....................
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
NGUYỄN THỊ HOA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Tìm hiểu các đề bài, BT (Tr 22 – 23)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

1
: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống
HS đọc các đề tài trong SGK (22)
GV nêu yêu cầu chung của bài: Phân tích
đề, tìm ra yêu cầu cần nghị luận, vấn đề
nghị luận.
- Đề 1 nêu lên vấn đề gì, yêu cầu đối với
người viết là gì?
HS thảo luận, trả lời.
- Đề 2 yêu cầu người viết phải trình bày
vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế
nào đối với xã hội?
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- Đề nêu vấn đề gì? Vấn đề đó liên quan
đến đối tượng nào là chủ yếu? thử nêu ý
kiến của em về vấn đề đó.
HS trình bày ý kiến riêng của mình về vấn

đề được nêu ra.
- Đề 4 có gì giống và khác với những đề
1,2,3?
GV yêu cầu HS tự nghĩ ra một đề bài tương
tự, GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý cho
đề bài đó.

2
: Tìm hiểu cách làm bài ngị luận về
một sự việc hiện tượng đời sống.
GV hướng dẫn HS nắm được cách làm bài.
HS đọc đề bài (SGK,tr.23)
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống.
1. Đọc đề bài.
(SGK, tr.22)
Đề 1: nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
Yêu cầu: trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
Đề 2: Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn
nhân chất độc da cam (một mẩu tin).
Yêu cầu Suy nghĩ về vấn đề đó.
Đề 3: nhiều bạn mải chơi điện tự, bỏ học, sao
nhãng nhiều việc khác.
Yêu cầu: nêu ý kiến về hiện tượng đó.
Đề 4:
- ĐIểm khác nhau : Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu
nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc
trong mẩu chuyện đó.
Vấn đề được nêu ra gián tiếp. Người viết phải
căn cứ vào nội dung mẩu chuyện thì mới xác

định được vấn đề.
- Điểm giống nhau: các đề yêu cầu người viết
phải trình bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của
mình đối với vấn đề nêu ra.
2. Ra đề bài.
Ví dụ:
- “Trường em có nhiều gương người tốt, việc
tốt, nhặt được của rơi đem trả người mất. Em
hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy
nghĩ của mình.”
- “Hiện tượng nói tục chửi bậy trong HS còn
nhiều, đôi khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều
em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm
của em về hiện tượng này?”…
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng trong đời sống
Đề bài: SGK (tr.23)
NGUYỄN THỊ HOA

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×