Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 95 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam, gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực
vật rừng theo không gian tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt thầy PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo và cán bộ Khu Bảo
tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, UBND huyện Hoành Bồ, .v.v.. cùng toàn
thể các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng về trình độ và thời gian
hạn chế, nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp, xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn
bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Triệu Đức Hương


ii



MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Mục lục............................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu .............................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................................vi
Danh mục các hình .......................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới...................................................... 3
1.1.1. Tiến triển nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng ............................. 3
1.1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng loài trong các trạng thái rừng............. 4
1.1.3. Nghiên cứu về biến động tính đa dạng thực vật theo không gian. . 8
1.1.4. Về nguyên nhân biến động về phân bố tính đa dạng loài. .............. 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở việt nam ......................................................... 12
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ......................................................... 12
1.2.2. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các trạng thái rừng ........ 14
1.2.3. Biến động tính đa dạng thực vật theo đai độ cao .......................... 15
1.2.4. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trong KBTTN Đồng Sơn –
Kỳ Thượng .............................................................................................. 15
Chương 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..............................................................................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 17
2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu .............................................................. 17

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 17


iii

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tính đa dạng loài loài thực
vật trong các trạng thái rừng của Khu BTTN. ........................................ 17
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm biến động tính đa dạng loài thực vật rừng
(theo không gian, theo thời gian phục hồi rừng khác nhau). .................. 18
2.3.3. Bước đầu đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật trong Khu
BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp kế thừa tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài
................................................................................................................. 18
2.4.2. Phương pháp điều tra sơ thám và chọn địa điểm lập ÔTC ........... 18
2.4.3. Phương pháp xử lý & tính toán nội nghiệp ................................... 23
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...............................................28
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 28
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới ................................................................ 28
3.1.2. Địa hình, địa thế ............................................................................ 29
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ................................................................. 30
3.1.4. Khí hậu .......................................................................................... 31
3.1.5. Thuỷ văn ........................................................................................ 32
3.1.6. Tài nguyên rừng ............................................................................ 33
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 33
3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ............................................... 33
3.2.2. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 34
3.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế ........................................................ 35

3.2.4. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực .......................... 35


iv

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................38
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài thực vật trong các trạng thái rừng ..... 38
4.1.1. Đặc điểm các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu .............. 38
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài thực vật trong các trạng thái rừng
................................................................................................................. 42
4.1.3. Đặc điểm tính đa dạng loài thực vật rừng trong KBTTN ............. 54
4.1.4 Hiện trạng loài thực vật qui hiếm ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ
Thượng. ................................................................................................... 54
4.2. Đặc điểm biến động tính đa dạng loài thực vật rừng trong KBTTN
Đồng Sơn – Kỳ Thượng. ............................................................................. 58
4.2.1. Đặc điểm biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo đai độ
cao ........................................................................................................... 58
4.2.2. Biến đổi tính đa dạng loài thực vật rừng theo thời gian phục hồi 64
4.3. Đề xuất một số giải pháp trong quản lý bảo vệ rừng và tính đa dạng
loài vật theo hướng ổn định và bền vững .................................................... 72
4.3.1. Sách lược duy trì và phục hồi tự nhiên tính đa dạng loài thực vật 72
4.3.2. Về nguyên tắc quản lý KBTTN .................................................... 73
4.3.3. Về kinh tế ...................................................................................... 74
4.3.4. Về pháp luật và giáo dục ............................................................... 75
4.3.5. Về kỹ thuật lâm sinh ..................................................................... 75
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................78
1. Kết luận ................................................................................................... 78
2. Tồn tại...................................................................................................... 81
3. Khuyến nghị ............................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................

PHỤ LỤC..........................................................................................................................


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CTTT

Công thức tổ thành.

D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m.

ĐHLN

Đại học Lâm nghiệp.

ĐDSH

Đa dạng sinh học.

ĐT

Đông Tây

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng.


GPS

Máy định vị toàn cầu.

HST

Chiều cao của cây

Hvn

Hệ sinh thái.

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

KT-XH

Kinh tế xã hội.

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên.

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ.

MH


Mô hình.

NB

Nam Bắc.

N/ha

Mật độ cây trên ha.

OTC

Ô tiêu chuẩn.

ODB

Ô dạng bản.

PHR

Phục hồi rừng.

QXTVR

Quần xã thực vật rừng.

Tb

Trung bình


TB

Tây Bắc

TRKT

Trồng rừng kinh tế.

TSTN

Tái sinh tự nhiên.

UNEP

Chương trình môi trường liên hợp quốc.

WWF

Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới.

[1]

Số thứ tự tài liệu tham khảo.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Tên bảng

Trang

4.1

Tổ thành loài cây cao của các trạng thái rừng

43

4.2

Tổ thành loài cây tái sinh của rừng phục hồi IIA, IIB

46

4.3

Tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái IIIA1, IIIA2

47

4.4

Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng

49

4.5


Chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng

50

4.6

Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao

53

4.7

Thành phần thực vật bậc cao có mạch ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

54

4.8

Danh lục các loài thực vật qui hiếm KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng

55

4.9

Mô hình quan hệ giữa độ phong phú loài và đai độ cao

60

4.10 Hệ số tương quan r2 và giá trị P giữa độ phong phú loài và đai độ cao


61

4.11 Chỉ số tính tương đồng sorensen ở các trạng thái rừng theo chiều nằm ngang

63

4.12 So sánh tính thích hợp của 5 mô hình quan hệ “Loài – diện tích”

66

4.13 Tính đa dạng loài ở các trạng thái rừng thứ sinh KBTTN

71


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

4.1 Biểu đồ tỷ lệ chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng

52

4.2 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao


53

4.3 Mối quan hệ giữa độ phong phú loài và đai độ cao trong các kiểu rừng

61

4.4 Mối quan hệ giữa tính đồng đều Sorensen và cự ly theo chiều ngang/km

63

Tính tương đồng Sorensen
4.5 Quan hệ giữa “Loài – Diện tích” phục hồi Log (Độ phong phú loài), Log

65

(diện tích)
4.6 Quan hệ tốc suất lũy tích loài vật (dS/dA) tăng lên theo diện tích ÔTC

67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng nhiệt đới có tổ thành loài thực vật phong phú nhất, có bố cục phức
tạp nhất trong HST lục địa. Nó chỉ chiếm 6% diện tích bề mặt lục địa, nhưng
có từ 1/2 đến 2/3 số loài thực vật sinh sống tại đó. Rừng nhiệt đới duy trì tuần
hoàn Cacbon trên toàn cầu, bảo tồn tính đa dạng sinh học, nâng cao sản phẩm
gỗ, LSNG và còn có tác dụng điều tiết biến đổi khí hậu, bảo vệ và làm sạch khí
quyển cũng như bảo vệ đất và nguồn nước. Rừng nhiệt đới chiếm 40% tổng

diện tích rừng lục địa, nhưng do khai thác, chặt phá và làm nương rẫy…, tức
can thiệp của con người không hợp lý đã khiến cho rừng nhiệt đới bị mất đi
hàng năm khoảng từ 0,6 đến 2,0 %. Ở Việt Nam và Trung Quốc qua thời gian
50 năm, rừng nhiệt đới đã mất đi đến gần 1/2 (so với năm 1945). Xét trên phạm
vi toàn cầu, do diện tích rừng nhiệt đới bị khai thác rất lớn nên đã khiến cho
tính đa dạng sinh vật giảm thiểu, khí hậu biến đổi, môi trường suy thoái, xói
mòn rửa trôi đất và nước, đất đai bị thoái hóa, tài nguyên cạn kiệt dần và xuất
hiện một loạt vấn đề sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sinh sống
của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. Trong những năm qua có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã thu được nhiều thành quả rất
đáng trân trọng. Nhưng để bảo vệ, lợi dụng, phục hồi và phát triển bền vững
rừng tự nhiên nhiệt đới, đồng thời để giải quyết những vấn đề sinh thái trọng
đại mang tính toàn cầu cần thiết phải tiến hành triển khai những nghiên cứu sâu
hơn về cấu trúc và chức năng QXTVR nhiệt đới, trong đó có nội dung nghiên
cứu để duy trì tính đa dạng thực vật rừng nhiệt đới ở mức tương đối cao là vấn
đề trọng điểm. Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến việc
duy trì tính đa dạng thực vật, nhưng do mặt bằng nghiên cứu, phương pháp và
thời gian nghiên cứu còn hạn chế ở một số mặt cho nên chưa giải quyết được
trọn vẹn những vấn đề về động thái và các quá trình sinh thái từ đó ảnh hưởng


2

đến việc bảo vệ tổ thành loài và tính đa dạng loài thực vật trong các quần xã
thực vật rừng.
Tính đa dạng loài là trung tâm và là cơ sở nghiên cứu tính đa dạng sinh
vật. Do tính khác chất về các nhân tố sinh thái và sự can thiệp của con người
ở mức độ khác nhau theo thời gian và không gian mà phát sinh hiện tượng sai
khác rõ rệt về tính đa dạng loài thực vật trong cảnh quan rừng. Nắm vững
động thái theo thời gian và không gian của tính đa dạng loài thực vật không

chỉ có ý nghĩa lý luận quan trọng đối với việc lý giải sự hình thành và duy trì
cơ chế của tính đa dạng loài tại KBTTN, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong
việc thực thi các biện pháp bảo tồn và kinh doanh tính đa dạng thực vật.
Do rừng tự nhiên nhiệt đới là HST phong phú về loài và có bố cục phức
tạp, trong duy trì chức năng sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh vật tại khu
vực và trên toàn cầu nó có tác dụng đặc biệt quan trọng. Vì vậy nghiên cứu và
phân tích qui luật sai khác về tính đa dạng thực vật theo thời gian và không
gian là vô cùng quan trọng. Vấn đề này cho đến nay còn ít được nghiên cứu ở
nước ta, đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu tại KBTTN Đồng Sơn
- Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Để góp phần giải quyết vấn đề tồn tại trên, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu dặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa
dạng loài thực vật rừng theo không gian tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng
Sơn - Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới
1.1.1. Tiến triển nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng
* Về cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Sự phong phú của hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa
học ghi nhận. Theo Schimper (1935) ở rừng Bắc Mỹ, trên diện tích 0,5 ha có đến
25÷30 loài cây gỗ lớn; Brown (1941) cũng cho biết ở rừng mưa châu Âu hoặc
Bắc Mỹ trong trường hợp cực đoan, rừng có thể bao gồm 20÷25 loài cây gỗ.
Theo Richards P.W (1952)[33] trong rừng mưa nhiệt đới trong mỗi hecta
không có mấy khi ít hơn 40 loài cây gỗ lớn, mà có trường hợp còn đến trên 100
loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn hợp với nhau theo tỷ lệ khá bằng

nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một hoặc hai loài chiếm ưu thế.
Ở châu Á, trong rừng thứ sinh nhiệt đới vùng Shanxin - Trung Quốc,
Zeng và cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dược liệu, 80 loài
cây có dầu và 20 loài cây có sợi cũng như một số loài cây gỗ có giá trị khác
(dẫn theo Zaizhi Z).
* Nghiên cứu về tổ thành lớp cây tái sinh rừng
Theo quan điểm của các nhà lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Vai trò của tái sinh rừng hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của thảm
thực vật, tái sinh rừng là tiền đề cho quá trình diễn thế rừng đảm bảo rừng
luôn trong trạng thái vận động. Do vậy, có thể nói những nghiên cứu về tái
sinh rừng đã góp phần làm sáng tỏ các quy luật tồn tại và phát triển của rừng
cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít
được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa


4

thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã
ít nhiều bị biến đổi. Van Steenis (1956)[59] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh
phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây
chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cây gỗ và tầng
cây bụi qua quá trình sinh trưởng, thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ
ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa bị khai thác nhiều, tạo ra
nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh.
Trong điều kiện đó chúng là nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn
của các cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi
thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (Xannikow

1967; Vipper 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (1992))[35].
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với diện tích ô
đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi
trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình
tái sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard
(1950) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích
thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở
các trạng thái rừng khác nhau.
1.1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng loài trong các trạng thái rừng
Loài là do cơ thể sinh vật tiến hóa mà thành, do nó chiếm được 1 không
gian nhất định, quần thể loài có sẵn số lượng cá thể nhất định trong thực tế hoặc
bị thay đổi khi cách ly.
Tính đa dạng loài là hình thức biểu hiện của tính đa dạng sinh vật chung,
nó là độ lượng về tính phức tạp của cấu trúc và chức năng quần xã, bao gồm
những hàm ý sau:


5

Tính đa dạng loài của 1 khu vực địa lý nhất định là tính đa dạng loài
nghiên cứu trong phạm vi khu vực đó; Là tổng số loài trong khu vực, chủ yếu
theo góc độ phân loại học, hệ thống học và địa lý học đối với việc nghiên cứu
tình hình loài động, thực vật trong 1 khu vực. Cũng còn được gọi là tính đa dạng
loài khu vực.
Tính đa dạng loài động thực vật của quần xã - Là nghiên cứu cấu trúc theo
chiều nằm ngang - theo góc độ sinh thái học; Ở đây chú trọng ý nghĩa sinh thái
học của tính đa dạng loài; Là chỉ trình độ đồng đều về sự phân bố các loài trên
phương diện sinh thái học. Thường được nghiên cứu trên một bộ phận diện tích
của quần xã hoặc trên các OTC, ODB ...Tính đa dạng loài cũng còn được gọi là

tính đa dạng sinh thái hoặc tính đa dạng quần xã.
Từ năm 1943, Wilianms đã đề xuất khái niệm về “Tính đa dạng loài vật”
và Fisher đề xuất khái niệm về chỉ số tính đa dạng loài, cho đến nay cũng đã
không ngừng được hoàn thiện thêm về phương pháp xác định tính đa dạng loài
của quần xã. Đối với phương pháp xác định không chỉ có phương pháp
Magurran - được đánh giá là tương đối tỉ mỉ và chính xác, mà còn có phương
pháp của Whitaker - Xác định tính đa dạng loài của quần xã hoặc tính đa dạng
HST. Theo ông ta thì nên phân ra tính đa dạng α-, tính đa dạng β- , tính đa dạng γ
và các chỉ số của nó.
Tính đa dạng loài của 1 hệ tiến hóa hoặc của 1 không gian tiến hóa nhất
định, từ góc độ diễn hóa của sinh vật để xem xét thì qui luật biến hóa về tính đa
dạng loài cũng tùy theo thời gian và không gian khác nhau mà có sự biến hóa
không giống nhau, không chỉ bản thân loài vật, mà còn có cả nguồn gốc, sự phát
triển, quá trình thoái hóa và tiêu vong....chính là qui luật diễn hóa của một chỉnh
thể tính đa dạng loài vật và nó cũng có đặc thù riêng.
Xác định các chỉ số tính đa dạng loài sinh vật cũng tùy theo tính chất mà
có thể phân thành 4 loại chỉ số sau:


6

- Chỉ số độ phong phú loài.
- Chỉ số tính đa dạng loài.
- Chỉ số độ đồng đều.
- Chỉ số độ ưu thế sinh thái.
Chỉ số độ phong phú loài chủ yếu là xác định mức độ phong phú về loài
sinh vật được biển hiện về mặt số lượng loài vật trong một phạm vi không gian
nhất định. Thường sử dụng có các chỉ số như: Chỉ số Patrick, Chỉ số Margalef và
Chỉ số Menhinick.
Chỉ số tính đa dạng loài sẽ là hàm số của sự kết hợp giữa độ nhiều loài và

độ phong phú loài sinh vật mà thành. Trong đó thường sử dụng Chỉ số ShannonWeinerr, Chỉ số Simpson và chỉ số Pielou.
Chỉ số độ đồng đều loài là sự kết hợp giữa độ phong phú và độ đồng đều
mà thành một lượng thống kê đơn nhất. Số loài trong quần xã nghiên cứu và
tổng số cá thể, khi số lượng cá thể bình quân của các loài, quần xã có sẵn tính đa
dạng cao nhất - cực đại. Chỉ số độ đồng đều thường được dùng là: Chỉ số Hurlrrt,
chỉ số Pielou E1, chỉ số Sheldon E2, chỉ số Heip E3, chỉ số Hill E4 và chỉ số Hill
E5) . Trong đó có chỉ số Pielous và chỉ số Alatalo là ứng dụng có hiệu quả tương
đối tốt (theo Alatalo). Chỉ số độ ưu thế sinh thái là do ứng dụng kết hợp với chỉ
số khác mà thành, có người sử dụng bằng cách so sánh tương đối.
Hiện nay vấn đề ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chiến lược
toàn cầu, có nhiều tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức đánh giá, bảo
tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới: Hiệp hội tổ chức
Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên (WWF)…Nhu cầu cơ bản và sự
sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu nguồn tài
nguyên đó giảm sút thì cuộc sống của nhân loại sẽ bị đe doạ. Để tránh hiểm họa
đó chúng ta phải tôn trọng tài nguyên của trái đất, mọi sự phát triển đều phải


7

theo hướng phát triển bền vững. Theo hội nghị thưởng đỉnh bàn về vấn đề môi
trường và đa dạng sinh học tổ chức tại Rio de Janerio (Brazil - 1992)[22], 150
nước đã ký công ước về đa dạng và bảo vệ chúng. Năm 1990 WWF đã xuất bản
cuốn sách nói về tầm quan trọng của ĐDSH, IUCN, UNEP và WWF đưa ra
chiến lược bảo tồn thế giới… tất cả các cuốn sách đó đều nhằm hướng dẫn và đề
ra các phương pháp bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và nền
tảng trong tương lai (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn).
Ở vùng nhiệt đới, có lẽ Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống
phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Trong hệ thống này Schimper đã phân

chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ
vùng núi. Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa,
rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai; ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là: Thảo
nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới (theo Thái Văn Trừng).
Rubel, Ilinski, Burt, Aubreville chỉ căn cứ vào độ tán che trên mặt đất của
tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa và
trảng chuông (dẫn theo Thái Văn Trừng 1978).[42].
Theo WWF (1989), đã định nghĩa về ĐDSH: “Đa dạng sinh học là sự phồn
thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường”.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới với nhiều bộ
thực vật chí của các nước đã hoàn thành, những công trình nghiên cứu có giá trị
xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX - XX như: Thực vật chí Hồng Kông (1981); Thực
vật chí Australia (1866); Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực vật chí Miễn
Điện (1877); Thực vật chí Malayxia (1892-1925), ... Đây là những đóng góp
quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật trên thế giới.
Bên cạnh đó có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn


8

cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp luận và
thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp nơi trên toàn thế giới.
1.1.3. Nghiên cứu về biến động tính đa dạng thực vật theo không gian.
Biến động tính đa dạng thực vật theo không gian là nội dung nghiên
cứu chính và rất quan trọng của bản luận văn này, trong đó bao gồm sự biến
động tính đa dạng thực vật theo đai độ cao và theo cự ly nằm ngang, chủ yếu
là do tác động tổng hợp của điều kiện môi trường đến đặc tính sinh vật học
loài cây và đến môi trường sống của chúng mà hình thành. Sự phân hóa tính

đa dạng loài thực vật theo đai cao thường phụ thuộc vào: Đai độ vĩ, độ cao, độ
phì và độ ẩm của đất, lượng mưa. Quan sát tính đa dạng loài theo thang độ vĩ
cũng đã được tiến hành nghiên cứu với thời gian hơn 200 năm, chủ yếu là
nghiên cứu trên các OTC trong phạm vi khu vực. Một số tác giả cho rằng
thang độ vĩ của tính đa dạng sinh vật cũng là cách thức phân bố tính đa dạng
chủ yếu nhất trên quả địa cầu, có thể dùng 2 luận thuyết để lý giải cơ chế hình
thành của nó là: “Luận thuyết về thời gian và diện tích” và “Luận thuyết về
tốc độ phân hóa”. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng có thể dùng hiệu ứng
trung độ, năng lượng cung cấp, môi trường và sự sai khác về môi trường để
xác định thang độ vĩ độ của tính đa dạng loài vật. Nhiều nghiên cứu cho rằng
đai độ cao có ảnh hưởng đến sự phân bố, sự hình thành và duy trì tính đa dạng
loài. Không chỉ vì có sự biến đổi các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng v.v…,
mà còn có cả sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác đến diễn biến tính
đa dạng loài, như tương quan giữa tính đa dạng quần xã thực vật và đai cao;
Tương quan giữa tính đa dạng loài ở đai cao nhất, đai giữa và tính đa dạng
loài ở đai thấp…Trong đó có sự phân bố loài chiếm ưu thế tuyệt đối và tương
quan giữa 2 loài ưu thế với nhau…Chỉ tiêu thang độ dinh dưỡng đất, loại thổ
nhưỡng là cơ chất sinh tồn của thực vật với sự tương đồng dạng về tính đa


9

dạng loài cũng có quan hệ mật thiết. Từ đó các nhà nghiên cứu đã đi đến 2 kết
luận sau:
(1) Giữa tính đa dạng loài và độ phì đất theo chiều ngang có quan hệ chặt
chẽ, tính đa dạng loài thực vật ở quần xã cao được xuất hiện ở nơi trung gian
về độ phì và độ ẩm đất. Có nghiên cứu chứng minh rằng độ phì và độ ẩm
cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành phân bố không gian tính đa
dạng loài. Tính đa dạng loài và lượng mưa cũng có tương quan rõ, nơi ẩm
mưa nhiều tính đa dạng cao hơn,….

(2) Nói chung sự phân bố và diễn biến tính đa dạng loài theo không gian
được quyết định bởi nhiều nhân tố và thông thường các nhân tố lại có quan hệ
tác động lẫn nhau, từ đó lại ảnh hưởng tổng hợp đến tính đa dạng loài.
Tóm lại sự hình thành tính đa dạng loài là do tính khác chất của môi
trường sống hoặc do con người can thiệp vào và là do tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố sinh thái.
1.1.4. Về nguyên nhân biến động về phân bố tính đa dạng loài.
Để giải thích một loạt cơ chế hoặc dùng lý luận giải thích tính đa dạng
loài thực vật ở rừng nhiệt đới tương đối cao hơn, trong bản luận văn này đã
dùng 2 hiện tượng quan trọng về biến động tính đa dạng thực vật ở rừng nhiệt
đới để phân tích và bình luận như sau:
(1) Lý luận địa lý sinh vật đảo (Island Biogeography)
Trong nghiên cứu sinh thái học hiện đại khi định hướng nghiên cứu quan
trọng thường dùng rất nhiều lý luận, trong đó có lý luận địa lý sinh vật đảo
(Island Biogeography) - là lý luận cơ bản nhất có liên quan đến số lượng loài
sinh vật trên đảo. Lý luận này cho rằng số lượng loài sinh vật trên đảo có liên
quan với quan hệ cân bằng giữa 2 tham số là tốc suất sinh sản và tử vong; tốc
suất nhập cư và di cư của các loài vật trên đảo. Nếu dưới tình hình điều kiện
khác của nó tương đồng, thì đảo cách đại lục gần so với đảo xa có tính đa


10

dạng loài vật cao hơn và đảo có diện tích sinh cảnh càng lớn so với đảo có
diện tích sinh cảnh nhỏ có tính đa dạng loài sinh vật càng lớn hơn. Lý luận địa
lý sinh vật đảo cũng đã được duy trì nghiên cứu rất nhiều và cũng đã trở thành
một nền tảng của lĩnh vực sinh thái học hiện đại. Quan hệ giữa loài - diện tích
đảo là một bộ phận tổ thành quan trọng của lý luận địa lý sinh vật đảo (Island
Biogeography). Theo Macarthur and Wilson và Preston thì đối số của độ
phong phú tương đối về loài vật, là phân bố chính thái, họ cho rằng mô hình

quan hệ tuyến tính loài diện tích của khu vực đại lục ở trong khoảng giữa 0,12
- 0,19, còn ở trên đảo thì trong khoảng giữa 0,20 - 0,40. Họ cũng công nhận
rằng dưới tình hình diện tích đảo hay OTC độc lập, do xuất hiện số loài vượt
quá nhiều sẽ dẫn đến không có tái sinh, số loài vật ở trên diện tích nhỏ sẽ trở
nên lớn, góc độ đường tuyến tính Loài - diện tích sẽ giảm thấp xuống, nhưng
vẫn chưa đến mức quá nhiều. Trên cơ sở lý luận vượt quá nhiều loài
MacArthur and Wilson (1967)[57] đã đề xuất lý luận cân bằng của học thuyết
địa lý sinh vật đảo - Đó là hiện tượng ngang bằng khi mô tả quan hệ giữa Loài
và diện tích ÔTC, Ông cho rằng ở đảo xa lục địa hoặc là đảo độc lập sẽ có sẵn
độ nghiêng của đường quan hệ giữa Loài - diện tích càng dốc. Đề xuất của
ông là mô hình thường được áp dụng khi nghiên cứu về quan hệ giữa loài diện tích và ứng dụng trong nghiên cứu về bố cục phân bố không gian của
tính đa dạng loài vật theo chiều nằm ngang hay bãi bằng khi so sánh khu vực
độc lập với khu vực không độc lập. Có thể dùng mô hình quan hệ đối số tuyến
tính loài - diện tích để biểu đạt trực quan về quan hệ độc lập giữa số loài sinh
vật: Đường quan hệ Loài - diện tích đảo hoặc khu vực độc lập so với khu vực
không độc lập sẽ có sẵn đưỡng nghiêng biểu diễn quan hệ càng dốc. Nhưng
theo nghiên cứu của MacArthur and Wilson (1967)[57] thì chưa thể có đủ căn
cứu để đề xuất và duy trì học thuyết đó. Các nghiên cứu của Hamilton and
Armstrong; của Diamond and Mary thì theo sự gia tăng mức độ quan sát độc


11

lập, đường nghiêng quan hệ loài - diện tích cũng đều giảm xuống. Schoener
và Connor and McCoy cũng đã có những phân tích về vấn đề này và
Hamilton and Armstrong cũng có kết luận tương tự:Đường biểu diễn quan hệ
giữa loài - diện tích ở mức độ độc lập đã có tương quan rõ rệt. Nhưng Connor
and McCoy cho rằng kết luận của Hamilton and Armstrong và Schoener là có
cải biên. Tuy nhiên, nó chỉ phản ánh tình hình rất lâu. Ở đảo cách đất liền
tương đối ngắn sẽ có tổ thành loài nghèo nàn và ngày càng nhiều nghiên cứu

đã chứng minh mô hình quan hệ giữa loài - diện tích là rất phù hợp. Mà ở mô
hình Loài - diện tích đã có sẵn tính phân bố theo không gian và thời gian Vì
vậy phân bố theo chiều nằm ngang tất sẽ có sự khác nhau .
(2) Lý luận đồng chất hóa sinh vật
Loài người đã mô tả giản đơn về đồng chất hóa sinh vật (Biotic
Homogenization,BH)khi xác định và mô tả giản đơn về phân bố tính đa
dạng loài vật, nó cũng dùng để xác định những loài sinh vật từ bên ngoài xâm
nhập vào HST và làm cho tính đa dạng loài của HST trên không gian bị suy
giảm. Thông thường dùng nó để thuyết minh loài vật xâm nhập thay thế sau
khi loài bản địa bị hại trên sinh cảnh. Đại đa số những loài xâm nhâp đều có
tính thích nghi với sinh cảnh mới đến là thấp, nhưng có một số ít loài thích
nghi với sinh cảnh này sẽ có khả năng sinh tưởng phát triển tại đây, làm biến
đổi sinh cảnh và thay thế các loài bản địa. Do đó có ảnh hưởng đến tính đa
dạng loài vật của khu vực và nhiều loài có thể bị tuyệt chủng. Như vậy trong
khu vực HST hay QXTVR càng tăng tính tương đồng về thực vật thì tính đa
dạng loài càng giảm thấp xuống, Điều này có thể thông qua phân tích tốc suất
thay thế các loài vật Species Turnover Rate)để giải thích hiện tượng này.


12

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái,
Thái Văn Trừng (1963, 1978, 1999)[42, 43] đã dựa trên số lượng và sinh khối
nhóm loài ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để phân tích các “ưu hợp”
và “phức hợp”. Nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp đề nghị không quá 10 loài, tỷ
lệ cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm 5% và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó
phải chiếm 40÷50 % tổng số cá thể cây của các tầng lập quần trong quần thể trên

đơn vị diện tích điều tra. Trường hợp độ ưu thế của các loài cây không rõ ràng
gọi là các phức hợp.
Trong rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam, hiếm khi chỉ có một loài ưu thế
duy nhất tạo thành các quần hợp như vùng ôn đới. Theo Nguyễn Hồng Quân
(1982)[32] trong rừng loại IVB ở Kon Hà Nừng, trên diện tích một ha có khoảng
60 loài, nhưng các loài có tổ thành lớn nhất cũng không vượt quá 10%. Nguyễn
Văn Trương (1983)[41], cho rằng trong rừng tự nhiên hỗn loài, chỉ tính loài cây
gỗ từ trạng thái sào trở lên cũng có đến ba bốn chục loài trên một ha, nhưng
trong đó loài cây gỗ lớn có thể vươn đến chiều cao 30 m chỉ từ 10÷20 %.
Nguyễn Ngọc Lung (1991)[23], qua điều tra các dạng rừng khí hậu ở Hương
Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác, cũng cho biết trên ô tiêu chuẩn
diện tích một ha thường có từ 23÷ 25 loài, với số cây thấp nhất cũng đạt 317 cây
và cao nhất đến 859 cây trên một ha.
1.2.1.2. Nghiên cứu cấu trúc lớp cây tái sinh rừng
Thái Văn Trừng (1963, 1978)[42] đã nêu hai cách tái sinh tự nhiên của các
xã hợp thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh liên tục dưới
tán kín rậm của những loài chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống
đầu tiên với các loài cây tiên phong. Qua đó tác giả cũng khẳng định ánh sáng là


13

nhân tố sinh thái đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên.
Về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quá trình tái sinh, theo Nguyễn
Hồng Quân (1984) do những cây có đường kính 12÷30 cm với chiều cao khoảng
11÷20 m, tạo nên tầng tán chính của rừng, tầng này không bị tác động qua khai
thác, gây nên sự ứ đọng tán, không cho ánh sáng lọt xuống gây ảnh hưởng đến
tái sinh của loài cây ưa sáng.
Theo Vũ Tiến Hinh (1991)[17] trong rừng tự nhiên thứ sinh hỗn loài khác
tuổi ở lâm trường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, cây rừng tái sinh liên tục và càng

ở tuổi nhỏ số cây càng nhiều; hệ số tổ thành của tầng tái sinh và tầng cây cao có
mối liên hệ chặt chẽ. Vũ Văn Nhâm (1992)[24] qua nghiên cứu tái sinh rừng tự
nhiên ở vùng Đông Bắc thấy rằng trên các lâm phần có diễn thế rừng ổn định, hệ
số tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh thống nhất, còn ở lâm phần có diễn
thế không ổn định thì có sự sai khác rõ rệt.
Nguyễn Vạn Thường (1991)[38] đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình
hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện
tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không
mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm
ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác.
Trần Ngũ Phương (1970)[29] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động
của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết
quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,
trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái
sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần
giống rừng khí hậu ban đầu”.


14

1.2.2. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các trạng thái rừng
Công trình đầu tiên, hoàn chỉnh nhất trong nghiên cứu thực vật ở Việt
Nam là công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của cố GS.TS Thái Văn
Trừng (1963-1978)[42]. Dựa trên các công trình đã có trước đây kết hợp với
nghiên cứu riêng của mình, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 7004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ. Đồng thời, tác giả cũng đã
khẳng định ưu thế ngành hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài
(90,9%), 1727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%) trong tổng số các taxon mỗi bậc.

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[36] vấn đề nghiên cứu đa dạng sinh học
ở Việt Nam cũng như trên thế giới được bắt đầu từ những công trình phân loại
về động vật, thực vật, nấm đã được bắt đầu từ rất sớm.
Nguyễn Nghĩa Thìn(2000)[37] cùng các tác giả khác đã công bố nhiều
bài báo về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cúc Phương, vùng núi đá vôi
Hòa Bình, KBT Na Hang, vùng núi Sapa, vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng
núi Quảng Ninh, lưu vực Sông Đà và các vườn quốc gia khác như: Cát Bà,
Bến En, Cát Tiên, Pù Mát, Phong Nha, Ba Bể, Yôk Đôn, Hoàng Liên Sơn.
Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã công bố cuốn cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh học nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng
nghiên cứu cho các KBTTN và KBT trong cả nước.
Viện Điều tra quy hoạch rừng Việt Nam (1971-1988)[47] đã công bố 7 tập
“Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh họa
nhằm phục vụ cho khai thác tài nguyên rừng.
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm
thực vật ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu và cuối thế kỷ 20 chỉ dừng lại ở việc
thống kê thành phần loài trên phạm vi một vùng, khu vực nào đó. Việc nghiên
cứu ĐDSH, nhất là đa dạng thực vật bằng phương pháp định lượng còn là vấn
đề rất mới mẻ ở nước ta, tới nay chưa có công trình nào nổi bật. Một phần bởi


15

đây là vấn đề phức tạp, hơn nữa lại chưa có hệ thống lý luận hoàn chỉnh được
đưa ra.
1.2.3. Biến động tính đa dạng thực vật theo đai độ cao
Nguyên Quốc Trị (2007)[39] với đề tài luận án tiến sỹ đẵ nghiên cứu về tổ
thành thực vật và sự biến động của chúng theo đai cao tại VQG Hoàng Liên tỉnh
Lào Cai, đã có những kết luận có thể tham khảo như sau:
- Trạng thái rừng và rú nguyên sinh chỉ gặp ở đai cao trên 1500m.

- Các trạng thái rừng thứ sinh chỉ gặp ở đai cao dưới 2000m.
- Về số cây cao trên đơn vị diện tích 1 ha có xu hướng tăng lên theo cấp độ
cao tăng lên.
- Về tổ thành loài cây theo độ cao tăng lên thì có xu hướng giảm dần
xuống, và với những loài qui hiếm thì cũng có dạng tương tự.
Nguyễn Văn Đại (2008)[14] “Với đề tài luận văn thạc sỹ “Phân tích và
đánh giá tính đa dạng thực vật của một số kiểu rừng tự nhiên thứ sinh tại Khu
bảo tồn thiên nhiên COPIA, Sơn La”.Qua kết quả tính toán các chỉ số đa dạng
cho thấy: mức độ phong phú loài, tính đa dạng loài thực vật trong các OTC
(các kiểu rừng) và trong các hoàn cảnh sống có sự khác nhau và tuân theo quy
luật phân bố số loài thực vật theo các độ cao là khác nhau rõ rệt. Kết quả là
các chỉ số giảm dần theo đai độ cao, điều đó khẳng định: càng lên cao thì số
số loài thực vật và số lượng cá thể của mỗi loài càng giảm, độ đồng đều về
loài cũng cao hơn.
1.2.4. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trong KBTTN Đồng Sơn –
Kỳ Thượng
Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng tháng 10
năm 2001 của Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ do Đới Văn Thọ
chủ nhiệm công trình. Kết quả điều tra thành phần loài thực vật thân gỗ trong
KBTTN bước đầu đã phát hiện được 485 loài thực vật rừng thuộc 280 chi, 101


16

họ, ở 2 ngành thực vật. Báo cáo cũng đã khẳng định rằng nơi đây là khu hệ có sự
phong phú về số loài, đa dạng về các chi thực vật và đa dạng về các họ thực vật.
Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thành phần loài thực vật thân gỗ trong
KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, Tháng 10
năm 2010 của Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, do Nguyễn
Phúc Trường chủ nhiệm công trình. Kết quả điều tra thành phần loài thực vật

thân gỗ trong KBTTN đã xác định được 546 loài thực vật rừng thuộc 332 chi, 97
họ, ở 2 ngành thực vật. Báo cáo cũng đã khẳng định rằng nơi đây là khu hệ có sự
phong phú về số loài, đa dạng về các chi thực vật và đa dạng về các họ thực vật.
Báo cáo[2] “Kết quả đánh giá nhanh đa dạng sinh học trong KBTTN
Đồng Sơn - Kỳ Thượng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” Tháng 01 năm 2011
của Trường ĐHLN việt Nam và Trường ĐHNL Thái Nguyên, Kết quả điều tra
thành phần loài thực vật thân gỗ trên 4 tuyến với 35 ÔTC trong KBTTN theo
các độ cao khác nhau, cuối cùng đã xác định được 837 loài thực vật rừng thuộc
489 chi, 150 họ, ở 6 ngành thực vật. Báo cáo cũng đã khẳng định rằng nơi đây là
khu hệ có sự phong phú về số loài, đa dạng về các chi thực vật và đa dạng về các
họ thực vật.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển tài
nguyên thực vật và tính đa dạng loài thực vật rừng tại KBTTN Đông Sơn - Kỳ
Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc trưng cấu trúc tổ thành và tính đa dạng loài
thực vật rừng trong KBTTN.
- Xác định được đặc điểm biến đổi tính đa dạng loài thực vật rừng (theo
không gian và theo thời gian phục hồi rừng khác nhau).
- Đề xuất được một số giải pháp trong quản lý rừng tự nhiên tại khu
vực nghiên cứu.

2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng tự nhiên nhiệt đới thuộc
KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có diện
tích 20.364,0 ha.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tính đa dạng loài loài thực
vật trong các trạng thái rừng của Khu BTTN
(1) Các trạng thái rừng chủ yếu trong KBTTN Đông Sơn - Kỳ Thượng.


18

(2) Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài trong các trạng thái rừng tự nhiên.
(3) Đặc điểm về tính đa dạng loài thực vật rừng trong KBTTN.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm biến động tính đa dạng loài thực vật rừng (theo
không gian, theo thời gian phục hồi rừng khác nhau).
(4)

Biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian.

(5)

Biến động số loài theo thời gian phục hồi rừng.

2.3.3. Bước đầu đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật trong Khu
BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài
Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các
tác giả trong và ngoài nước.
2.4.2. Phương pháp điều tra sơ thám và chọn địa điểm lập OTC
Thiết lập các tuyến điều tra và chọn vị trí lập các OTC để tiến hành nghiên
cứu quan sát và đánh giá tổ thành loài và tính đa dạng thực vật rừng trong
KBTTN, chủ yếu có loại sau:
1) Căn cứ vào các trạng thái rừng khác nhau thiết lập các OTC điển hình
tạm thời trên các tuyến điều tra từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp theo các
diện tích nhỏ 500(m2)/1OTC và ODB 4m2, 25m2 .
2) Thiết lập OTC điển hình tạm thời với diện tích lớn 1000m2 và 2500m2.
3) Trong phạm vi khu vực thiết lập các OTC điển hình tạm thời với diện
tích nhỏ trong diện tích rất lớn: > 1,0 ha, chỉ cần số lượng diện tích tăng lên
sao cho đủ thoả mãn được yêu cầu phân tích theo toán thống kê sinh học, có
thể phản ảnh được qui luật biến động về bố cục phân bố không gian của tính
đa dạng thực vật trong khu vực.


×