Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên tà xùa, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
=============***=============

PHẠM QUỲNH ANH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC THUỘC
NGÀNH NGỌC LAN (Magnoliophyta) TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60 42 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thế Bách

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa 17 tại
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự quan tâm của
Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nhân dịp
này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thế Bách – Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn


thành luận văn.
Luận văn nhận được những ý kiến tham gia, giúp đỡ của cán bộ Phòng
thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và
Công nghệ Việt Nam, dự án “Tiềm năng sinh học của nguyên liệu sinh học ở
Việt Nam”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Đại học Tây Bắc, khoa
Sinh Hóa đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban quản lý Khu BTTN Tà Xùa, tỉnh
Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè đã
động viên, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
thiết sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các
nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2015
Học viên
Phạm Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công
trình nào.
Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2015

Phạm Quỳnh Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ............................................ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên
thế giới ............................................................................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam. .................. 10
1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La .... 18
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế và xã hội ở khu BTTN Tà
Xùa, tỉnh Sơn La ............................................................................................... 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 19
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu BTTN Tà Xùa ...................................... 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 26
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 26
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 26
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.3.1. Điều tra thực địa theo tuyến ................................................................ 26
2.3.2. Điều tra tình hình khai thác sử dụng dược liệu .................................. 27
2.3.3. Phương pháp thu thập – xử lí, phân tích và phân loại mẫu vật ........ 27
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu dạng sống và yếu tố địa lý. ....................... 28
2.3.5. Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học của cây thuốc ................... 30
2.3.6. Đánh giá mức độ đe dọa ...................................................................... 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 31


3.1. Đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại

khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La .............................................. 31
3.1.1. Tính đa dạng các bậc taxon ................................................................. 31
3.1.2. Tính đa dạng họ .................................................................................... 32
3.1.3. Tính đa dạng ở mức độ chi .................................................................. 34
3.1.4. Tính đa dạng về dạng sống .................................................................. 35
3.1.5. Tính đa dạng về yếu tố địa lý ............................................................... 38
3.1.6. Tính đa dạng về bộ phận sử dụng ....................................................... 40
3.2. Một số nhóm bệnh đƣợc chữa trị bằng cây thuốc tại khu bảo tồn
thiên nhiên Tà Xùa – tỉnh Sơn La .................................................................. 43
3.3. Các loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐCP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.................................................................. 49
3.4. Một số bài thuốc của đồng bảo dân tộc tại khu bảo tồn thiên
nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La............................................................................... 53
3.5. Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri
thức bản địa cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng .......................................... 57
3.5.1. Tình hình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và bài
thuốc dân tộc tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La ......................................... 57
3.5.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng
cây thuốc tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La................................................ 57
3.5.3. Các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN
Tà Xùa, tỉnh Sơn La ........................................................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 63
Kết luận............................................................................................................... 63
Kiến nghị ............................................................................................................ 64
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 66


PHỤ LỤC .......................................................................................................... i
Phụ lục 1: Phiếu điều tra ................................................................................ ii
Phụ lục 2: Danh lục các loài cây thuốc khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. .... iv

Phụ lục 3: Danh sách các loài cây có tiềm năng chữa các nhóm bệnh tại
khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. ............................................. xxiv
Phụ lục 4: Hoạt động điều tra và xử lí cây thuốc. ................................... xxxix
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. ... xli


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
3440/QĐ-UB

Quyết định số 3440 của Ủy ban tỉnh Sơn La.

32/2006/ NĐ-CP

Nghị định số 32 năm 2006 của chính phủ.

160/2013/NĐ-CP

Nghị định số 160 năm 2013 của chính phủ.

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CR

Critically Endangered: Rất nguy cấp


EN

Endangered: Nguy cấp

NCI

National Cancer Institute: Viện Ung thư Hoa Kỳ

NXB.

Nhà xuất bản

PRA

Participatory Rural Appraisal
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân.

RRA

Rapid Rural Appraisal: Phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn

SCN

Sau công nguyên

TCN

Trước công nguyên


VU

Vulnerable: Sẽ nguy cấp

WHO

World Health Organization: tổ chức y tế thế giới

WWF

World Wide Fund For Nature: Quỹ quốc tế bảo vệ
thiên nhiên.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Sự phân bố các loài cây thuốc trong các taxon thuộc ngành
Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La ... 31

Bảng 3.2.

Các họ có nhiều loài nhất tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. ..... 32

Bảng 3.3.

Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Tà Xùa....... 34

Bảng 3.4.


Dạng sống của các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. .................. 36

Bảng 3.5.

Đa dạng yếu tố địa lý các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc
lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. ............ 39

Bảng 3.6.

Sự đa dạng trong các bộ phận sử dụng làm thuốc........................ 41

Bảng 3.7.

Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh. ............. 43

Bảng 3.8.

Các cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt (Các loài ở thứ
hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 2007) ............................................ 49

Bảng 3.9.

Các loài cây thuốc trong nghị định 32/2006/NĐ-CP ................... 52

Bảng 3.10. Loài cây thuốc có trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP (Các loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) ..... 53
Bảng 3.11. Một số bài thuốc của đồng bào khu BTTN Tà Xùa sử dụng ...... 54
Bảng 3.12. Các loài có tiềm năng chữa Rắn cắn ........................................ xxiv

Bảng 3.13. Các loài có tiềm năng chữa bệnh Thấp khớp.......................... .xxvi
Bảng 3.14. Các loài có tiềm năng chữa Lị. .............................................. xxviii
Bảng 3.15. Các loài có tiềm năng chữa Lợi tiểu, chữa Viêm gan, chữa
Sốt rét ........................................................................................ xxx
Bảng 3.16.

Các loài có tiềm năng Giải độc, chữa Bạch đới, chữa Tim mạch ... xxxii

Bảng 3.17. Các loài có tiềm năng chữa Đau mắt ..................................... xxxiii
Bảng 3.18. Các loài có tiềm năng chữa Cảm cúm, chữa Đau răng, chữa
Lậu, chữa bệnh Trĩ, chữa Xuất huyết não ............................ xxxiv


Bảng 3.19. Các loài có tiềm năng chữa Viêm thận, Viêm họng, Hen
suyễn, Viêm dạ dày và Sỏi niệu ............................................. xxxv
Bảng 3.20. Các loài có tiềm năng chữa Vô sinh, Tiểu đường, Lợi sữa,
Quai bị, Ung thư, Viêm não, Xơ gan, Bại liệt, An thần, Viêm
giác mạc, Viêm xoang, Giang mai ....................................... xxxvii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La .......................................... 23
Hình 3.1. Sự phân bố của các loài cây thuốc trong các taxon thuộc ngành
Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La ....... 31
Hình 3.2. Các họ có nhiều loài nhất tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. ...... 33
Hình 3.3. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất................................................ 34
Hình 3.4. Đa dạng dạng sống của các loài cây thuốc ...................................... 37
Hình 3.5. Yếu tố địa lý các loài cây thuốc khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La...... 40
Hình 3.6. Đa dạng bộ phận sử dụng làm thuốc ................................................ 41
Hình 3.7. Loài cây thuốc có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh tại khu

BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. ............................................................. 44


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, các loài thảo dược luôn được con người đánh giá cao bởi khả
năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh. Trải dài lịch sử, loài người
không ngừng tìm tòi, phát triển những phương thức chữa bệnh cổ truyền. Các
loài thảo dược và các bài thuốc chữa bệnh gắn với những đặc trưng riêng của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con
người đã biết áp dụng những thành tựu về hóa học, sinh học,…để nghiên cứu
cây thuốc. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và khoa học hiện đại đã chứng minh
cơ sở khoa học của các loại thảo dược thông qua thành phần hóa học, tác dụng
kháng khuẩn,...[22]. Nhiều hoạt chất quan trọng như quinin, morphin,
ajmalicin, vincaleucoblastin, dogoxin…đều phải tách chiết từ thảo dược mà
chưa có thể đi bằng con đường tổng hợp. Ngày nay đã có nhiều chứng minh
khoa học cho thấy việc sử dụng các loại thuốc thảo dược để chữa bệnh có hiệu
quả tương đương với các loại thuốc tây y mà hầu hết là an toàn [22]. Vì vậy
hiện nay việc chăm sóc, điều trị bệnh bằng thuốc có nguồn gốc từ thảo dược là
một trong những xu hướng thu hút sự quan tâm và nghiên cứu.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu gió mùa nóng ẩm, có thảm thực
vật rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê nước ta có hơn 12.000 loài thực
vật bậc cao có mạch thì có tới 4.472 loài cây sử dụng làm thuốc [18]. Nguồn
tài nguyên cây thuốc đang được khai thác, sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát
triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Tuy nhiên hiện nay nguồn tài
nguyên cây thuốc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những cây thuốc được thương
mại hóa và khai thác cạn kiệt. Việc nghiên cứu gây trồng cây thuốc còn hạn
chế chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường là nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sự tồn
tại và phát triển cây thuốc tự nhiên. Tri thức sử dụng cây thuốc ngày càng bị
mai một do nhiều bài thuốc chưa được hệ thống hóa mà chỉ được nhân dân lưu

1


trữ bằng truyền miệng, ít người biết tới. Số lượng các ông lang, bà mế người dân
tộc thiểu số có nhiều những bài thuốc hiệu quả đang giảm mạnh. Thế hệ trẻ ngày
nay ít quan tâm tới những tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước [22].
Các Vườn Quốc gia, các khu BTTN là nơi bảo vệ và duy trì lâu dài tính
đa dạng loài và gen, các nguồn tài nguyên thiên nhiên [59]. Khu BTTN Tà
Xùa được thành lập theo quyết định số 3440/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La. Đây là khu bảo tồn tiêu biểu cho rừng kín thường
xanh núi cao vùng Tây Bắc, rừng ở đây không những phong phú về tài
nguyên thực vật mà còn có giá trị bảo tồn cao bởi lưu giữ nhiều loài thực vật
quý, vai trò quan trọng trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà
[42]. Tuy nhiên hiện nay hệ sinh thái rừng cũng đang bị xâm hại, đối mặt với
những sức ép lớn từ nhu cầu cuộc sống của người dân địa phương. Cộng đồng
dân sống chủ yếu là người H’Mông. Họ sinh sống ở đây từ lâu đời với tập
quán du canh du cư, phát rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc và chặt phá
rừng nên ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên thực vật nói chung và tài
nguyên cây thuốc nói riêng [9],[13],[38]. Trước thực trạng nêu trên thì việc
nghiên cứu điều tra về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc, xây dựng kế
hoạch quản lý, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững những tri thức bản địa về cây thuốc tại vùng bảo vệ và vùng đệm
đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu BTTN Tà Xùa là hết sức
cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên
cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu
bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự đa dạng tài nguyên cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của đồng bào dân tộc ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
Tập hợp một cách hệ thống các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các taxon, các bệnh chữa trị.
Cung cấp thông tin một số bài thuốc của đồng bào dân tộc ở khu BTTN
Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây thuốc
ở BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược trong các chương trình
quy hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên thực vật ở khu BTTN Tà
Xùa, tỉnh Sơn La.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới
Những kiến thức về thảo dược đã được quan tâm và tìm hiểu ngay từ
thời các bộ tộc nguyên thủy. Trong quá trình con người tìm kiếm thức ăn họ
đã tìm hiểu về cây cỏ xung quanh để tìm hiểu các cây dùng được làm thức ăn

và các cây có độc cho con người. Dần dần, trong tiến trình phát triển của lịch
sử loài người, những kinh nghiệm thu được một cách ngẫu nhiên được truyền
miệng từ người này sang người khác rồi tới các thực nghiệm khoa học.
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng sử dụng
thảo dược như dấu vết của các hạt phấn hoa tại nơi chôn cất của người
Neandertan. Tuy nhiên, các bằng chứng về việc sử dụng thảo dược thời tiền
sử còn khá ít. Khoảng 5.000 – 6.000 năm TCN cư dân vùng hồ Thụy Sĩ đã sử
dụng thảo dược để chữa bệnh, trong đó có khoảng 200 loài định danh được và
một số loài vẫn còn được sử dụng làm thuốc[13],[14]. Khi chữ viết ra đời, các
kinh nghiệm về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc được ghi chép lại. Văn bản cổ
xưa nhất được tìm thấy là bản đất nung của người Assyri (2700 TCN), các
cuộn giấy papirus của người Ai Cập (1700 TCN) [13],[36]. Trong nhiều ghi
chép cổ để lại, rễ cây Thục quỳ (Althea officinalis), cây Lan dạ hương
(Hyacinthus), cây Cỏ thi (Achillea milefolium) được cất giữ trong các bộ
xương có niên đại vào thời kỳ đồ đá ở Iraq. Cũng trong khoảng thời gian này,
việc sử dụng cây thuốc cũng bắt đầu phát triển ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều kế thừa và phát triển những kinh nghiệm
của tổ tiên, tiếp thu những kiến thức y học của các dân tộc, quốc gia khác đã dần
làm cho kinh nghiệm sử dụng thuốc của loài người ngày càng phong phú.
4


Trung Quốc là quốc gia có nền y học cổ truyền phát triển rất sớm và
được coi là cái nôi của nền y học cổ truyền. Thần Nông (3320 – 3080 TCN)
một nhà dược học đã nghiên cứu và tìm hiểu tác dụng của các cây thảo bằng
cách uống, nếm rồi ghi chép chi tiết. Trong cuốn “Thần Nông bản thảo” 365
vị thuốc có giá trị đã được ông thống kê lại dùng để chữa khoảng 170 loại
bệnh trong đó có nhiều loài cây vẫn còn được sử dụng tới ngày nay như Gai
mèo (Cannabis sp) sử dụng để chống nôn, cây Đại phong tử (Hydnocarpus
kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong [13],[14],[36]. Vào thời Tam Quốc, danh

y Hoa Đà đã sử dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi
thơm) để phòng và chữa trị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông cũng đã sử dụng
hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào hương chẩm (chiếc gối) để chữa chứng
đau đầu, mất ngủ, huyết áp cao. Năm 168 TCN (từ thời nhà Hán) trong cuốn
sách “Thủ hậu bị cấp phương” của danh y Cát Hồng, tác giả đã đề cập tới 52
đơn thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thảo dược. Ông là người đi tiên phong
trong việc bào chế thuốc bằng phương thức hóa học [13],[24],[26]. Giữa thế
kỷ XVI, Lý Thời Trân trong tập “Bản thảo cương mục” đã thống kê 12.000 vị
thuốc và phương thuốc trong đó có 1892 vị thuốc với 1094 vị thảo dược được
nhà xuất bản Y học trích dẫn năm 1963, tác phẩm có tầm quan trọng trong
việc phân loại thuốc, điều chỉnh các đơn thuốc để tránh nhầm lẫn xảy ra trong
quá trình điều trị[58]. Gần đây nhất cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất
bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loại cây cỏ chữa bệnh có tại Trung Quốc.
Ấn Độ là nước có nền y học phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn tới các
nước trong khu vực. Các kiến thức y học và việc sử dụng cây thuốc của người
Ấn Độ được đề cập sớm nhất trong kinh Vệ đà (Ayurveda) xuất hiện khoảng
4000 – 1000 năm TCN. Trong đó có nhiều loài cây được xem là những “cây
thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, như cây Trái nấm (Aegle marmelos)
là cây dành riêng cho thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (thánh
5


mang loại sự giàu có và may mắn), thánh Samhita (vị thánh của sức khỏe).
Hai thầy thuốc Ấn Độ sống vào đầu công nguyên là Charaka (thế kỷ thứ 2) và
Susruta (thế kỷ thứ 4) đã ghi chép lại kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong
các tác phẩm của họ[9],[13],[14]. Vào khoảng những năm 400 TCN cuốn
“Charaka Samhita” đã trình bày chi tiết 350 loài thảo dược được sử dụng
chữa bệnh trong đó nổi bật có Cần ami (Ammi visnaga) gần đây đã được
chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh hen suyễn. Susruta cũng đã mô tả
760 loại dược liệu trong đó có Gai dầu (Cannabis) và Hyoscyamus làm thuốc

gây tê [14]. Hiện nay Ấn Độ là quốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo
dược như tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh
học, thử nghiệm độc tính và nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ
thể con người. Hầu hết các viện nghiên cứu dược liệu của Ấn Độ đang nghiên
cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có hoạt tính từ thực vật.
Ở châu Phi, việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc đã có từ thời
xa xưa. Những bản viết tay có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê
hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân
tộc Ebers (khoảng 1500 TCN) đã ghi lại hơn 870 toa thuốc và công thức, 700
loại dược thảo và các chứng bệnh, từ bệnh phổi và các vết thương do Cá sấu
cắn. Vào khoảng thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản cuốn
“Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại thuốc ở Bắc Phi [9],[13].
Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y
học truyền thống cổ điển. Hy Lạp và Roma là hai quốc gia có nền văn minh
phát triển, những hiểu biết của họ về thảo dược được sử sách ghi nhận từ khá
sớm. Hippocrates (460 – 377 TCN) là thầy thuốc nổi tiếng của Hy Lạp, ông
được xem là người thầy thuốc giỏi nhất của cổ đại. Ngoài những công trình về
giải phẫu ông còn đưa vào sử dụng hơn 200 cây thuốc [9],[13],[22]. Ông được

6


mệnh danh là cha đẻ của y học hiện đại phương Tây. Hippocrates tin rằng “bệnh
là do tác động của môi trường chứ không phải do các thế lực siêu nhiên”.
Văn minh La Mã thừa hưởng rất nhiều các thành tựu của văn minh Hy
Lạp. Celsus viết bộ sách “De Medicina” vào khoảng năm 25 – 35. Đây là một
bộ sách về y khoa rất có giá trị của nền y học La Mã. Dioscorides (khoảng
năm 40 – 90) đã viết tập sách “De Materia medica”. Ông đã mô tả trên 600
loài cây có tác dụng chữa bệnh, là tài liệu tham khảo chính cho y học Châu
Âu thế kỷ XVII [13],[14]. Cuốn sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau

như tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư, tiếng Hebrew. Galen (129 – 199), một thầy
thuốc của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, là người có ảnh hưởng sâu sắc
tới sự phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết rất nhiều
cuốn sách và áp dụng trong ngành y ở châu Âu hơn 1.500 năm [13].[14].
Vào thời kỳ Trung cổ, những hiểu biết và cách sử dụng thảo dược chủ yếu
được các thầy tu sưu tầm, nghiên cứu như vào khoảng thế kỷ XI SCN.Tại
Scotlan các thầy tu đã sử dụng cây Thuốc phiện (Papaver omnirierum) và cây
Cần sa (Cannabis sativa) để làm thuốc giảm đau và thuốc gây mê. Họ trồng cây
thuốc và dịch các tài liệu về cây thuốc bằng tiếng Ả Rập. Năm 1649, Nicolas
Culpeper (1616 – 1654) đã viết cuốn sách “A Physical Directory”, sau đó vài
năm ông tiếp tục xuất bản cuốn “The English Physician” [13],[14]. Đây là cuốn
dược điển có giá trị và là một trong những tài liệu hướng dẫn giành cho nhiều
đối tượng và người không chuyên có thể sử dụng trong việc điều trị, chăm sóc
sức khỏe. Cho đến nay cuốn sách vẫn được tham khảo và trích dẫn rộng rãi.
Y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi Hoa hồng là
một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc
tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay, người ta đã chứng minh rằng trong
cánh Hoa hồng có một lượng tanin, glycosid, tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này
không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh [13],[37].
7


Trong đời sống xã hội, thầy lang và các bài thuốc cổ truyền đóng một
vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Cùng với các phương thức
chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học trên thế giới đã tiến
hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây có tác
dụng chữa bệnh, ghi chép và đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Các
nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng hầu hết các cây cỏ đều có tính
kháng sinh, đó là khả năng miễn dịch tự nhiên của thực vật. Cho đến nay,
nhiều hợp chất từ thảo dược có tác dụng kháng khuẩn đã được xác định cấu

trúc như phenolic, antoxy, các dẫn xuất quino, alcaloid, flavonoid, saponin,…
Gotthall (1950) đã phân lập được chất Glucosid barbaloid từ cây Lô hội (Aloe
vera), chất này có tác dụng với Baccilus subtilis và vi khuẩn lao ở người.
Lucas và Lewis (1994) đã chiết xuất một hoạt chất có tác dụng với các vi
khuẩn gây bệnh tả, lị, mụn nhọt từ Kim ngân (Lonicera sp.). Từ cây Hoàng
liên (Coptis teeta), người ta đã chiết xuất được berberin. Trong lá và rễ cây
Hẹ (Allium odorum) có các hợp chất sulfua, saponin và chất đắng. Năm 1948,
Shen Chi Shen phân lập được hoạt chất odorin ít độc đối với động vật bậc cao
nhưng lại có tác dụng kháng khuẩn. Reserpin và serpentin là chất hạ huyết áp
được chiết xuất từ cây Ba gạc (Rauvolfia spp.). Đặc biệt, ở cây Dừa cạn đã
chiết xuất được chất vinblastin và vincristin có tác dụng hạ huyết áp và làm
thuốc chống ung thư. Digitalin, strophantin dùng làm thuốc trợ tim được chiết
xuất từ cây Sừng dê (Strophanthus spp.), Dương địa hoàng (Digitalis spp.).
Từ những nghiên cứu về cấu trúc và hoạt tính, nhiều loại thuốc đã ra đời bằng
phương pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Tuy nhiên, các chất này thường
gây độc cho tế bào và các tác dụng không mong muốn. Do tác dụng chữa
bệnh là sự kết hợp của nhiều thành phần có trong cây thuốc [14]. Vì vậy, việc
sử dụng thảo dược chữa bệnh được quan tâm nhiều hơn.

8


Từ năm 1950 – 1980 sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000
loài thảo mộc, người ta phân lập được một số chất có hoạt tính chống ung thư,
trong đó có chất paclitaxel có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
buồng trứng được phân lập từ cây Taxus brevifolia [13],[14]. Viện Ung thư Hoa
Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện
hàng trăm cây thuốc chữa bệnh ung thư [13], 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế
phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loại hoa hồng Cantharanthus
roseus, đặc biệt ở Madagasca người ta dùng cây này chữa bệnh máu trắng và

tăng tỉ lệ sống của trẻ em từ 10 lên 90% [13].
Theo thống kê của WWF, trên thế giới có khoảng 250.000 - 270.000
loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 - 70.000 loài được sử dụng làm thuốc
chữa bệnh. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500
- 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài,
Nepal có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 - 700 loài [18]. Theo thống kê
của WHO hiện có trên 20.000 loài thực vật bậc cao có mạch và ngành thực vật
bậc thấp được sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên.
Trong đó, vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài, vùng nhiệt đới châu Á có
khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc.
Song song với những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, vấn đề bảo tồn
nguồn tài nguyên cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc
trên thế giới cũng được quan tâm nhiều hơn. Theo Raven (1987) và Ole
Harmann (1988) cho rằng trong vòng hơn trăm năm trở lại đây có khoảng
1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng. Có tới 60.000 loài đang ở mức độ nguy
hiểm. Trong số những loài thực vật bị mất đi hoặc đe dọa có nhiều loài cây
thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như các loài Tylophora indica, Zannia
indica, Rauvolfia serpentina. Nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng
về mặt số lượng của các loài cây thuốc là do thảm thực vật bị tàn phá, khai
9


thác quá mức và sử dụng lãng phí. Ngày nay, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
nói chung và bảo tồn cây thuốc nói riêng đang là nhiệm vụ hàng đầu của
nhiều quốc gia.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam.
Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong đó có văn hóa
Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, với những kinh
nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc khác nhau.
Nền y học của dân tộc ta có một lịch sử lâu đời. Vào khoảng 4000 TCN

Thần Nông (Thần nông nghiệp – theo truyền thuyết là tổ tiên của vua Hùng) đã dạy
cho người dân biết sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và phân biệt cây cỏ có tác
dụng chữa bệnh.
Vào thời Hồng Bàng (2879 TCN – 258 TCN) tổ tiên ta đã biết kết hợp
một số dược liệu (vỏ Lựu, Ngũ bội tử, Cánh kiến) để nhuộm răng, tục nhai
trầu (Trầu, Cau, vôi) để bảo vệ răng và da dẻ hồng hào, biết uống chè vối để
dễ tiêu, sử dụng bột Đao trong thân cây Bàn, quả Cọ, Móc để chống đói, biết
dùng Gừng ăn với chim, cá, ba ba cho đỡ tanh và dễ tiêu, thói quan ăn Tỏi,
Hành, Gừng trong bữa ăn để phòng tránh bệnh. Từ thời Hùng Vương người
dân đã biết ủ và cất rượu dùng để uống và làm thuốc. Theo nhiều tài liệu sử
học, dưới thời Nam Việt – Giao Chỉ đã có nhiều vị thuốc được phát hiện như
Cau, Ý dĩ, Long nhãn, Trầm hương,.. [14],[22],[9],[36].
Thời nhà Lý (1010 – 1224) năm 1136 vua Lý Thần Tông bị bệnh điên
cuồng, lông lá mọc đầy người, miệng gào thét đã được Minh Không thiền sư
ở chùa Giao Thủy nấu nước lá Bồ hòn cho tắm đã trở lại bình thường.
Thời nhà Trần (1225 – 1399) xuất hiện một số lương y tiêu biểu. Lương
y Tuệ Tĩnh với chủ trương “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”. Trong
tác phẩm “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển nói về dược tính của 499 vị
thuốc nam, 3.932 phương thuốc trị 184 loại bệnh của 10 khoa lâm sàng [26].
10


Ngoài ra ông còn một số các tác phẩm như “Thập tam phương gia giảm” ,
“Tuệ Tĩnh y thư”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp” [13],[14],[26]. Tuệ
Tĩnh là người mở đầu cho nghiên cứu thuốc nam, xây dựng nền móng y học
dân tộc và được nhân dân gọi là “Vị thánh thuốc nam”.
Thời kỳ nhà Hồ (1400 – 1427) triều đình có chủ trương chữa bệnh rộng
rãi cho nhân dân. Thời kỳ này có Nguyễn Đại Năng biên soạn “Châm cứu tiệp
hiệu diễn ca” bằng thơ để phổ biến cho nhân dân, vận dụng 120 huyệt để chữa
nhiều bệnh hiểm nghèo (sốt rét, động kinh), ngoài ra còn có Vũ Toàn Trai, Lý

Công Tuấn đều là những người biên soạn các tác phẩm châm cứu giá trị [13].
Thời triều Lê (1428 – 1788), nhà Lê đã quan tâm và chú trọng tới việc
phát triển nền y học cổ truyền và quan tâm tới sức khỏe nhân dân. Thời kỳ
này xuất hiện nhiều lương y nổi tiếng như Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm
“Hoạt nhân toát yếu” gồm nhiều phương thuốc chữa bệnh [13]. Nguyễn Trực
với “Bảo anh lương phương” [14]. Tiêu biểu nhất cho nền y học thời kỳ này
là danh y Hải Thượng Lãn Ông, tên thật là Lê Hữu Trác (1720 -1791). Ông là
người am hiểu nhiều về y học, sinh lý học, có đóng góp lớn cho nền y học cổ
truyền Việt Nam. Ông đã kế thừa dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh
nam bản thảo” nội dung 496 vị thuốc nam và bổ sung thêm 300 vị mới
[26],[36]. Tác phẩm vĩ đại nhất của ông là “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm
28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm, các đặc tính chữa bệnh
của thảo dược như Mã tiền trị thấp khớp; Ba gạc, Tầm gửi trị trúng phong tê
liệt... Tác phẩm này được đánh giá là công trình y học xuất sắc trong thời
trung đại Việt Nam. Ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc
Việt Nam[14],[23].
Dưới triều Tây Sơn (1789 – 1802), tiến sỹ Nguyễn Gia Phan biên soạn
cuốn “Liệu dịch phương pháp toàn tập”. Danh y Nguyễn Quang Tuấn biên
soạn cuốn “La Khê phương dược” gồm 13 cuốn và cuốn “Kim ngọc quyển”
11


viết bằng chữ nôm ghi lại nhiều phương thuốc gia truyền [14]. Lương y
Nguyễn Hoành với tập “Nam dược” với 620 vị với các phương thuốc kinh
nghiệm trong Gia truyền bí phương và Kinh nghiệm lương phương [14],[61].
Đầu triều nhà Nguyễn (1802 – 1845) có “Nam dược tập nghiệm Quốc
âm” của Nguyễn Quang Lượng ghi chép về các phương thuốc dân gian. “Ngư
thiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu [25]. “Nam Thiên Đức Bảo
toàn thư” của Lê Đức Huệ với 511 vị thuốc nam và bệnh học. “Nam Bang
thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương trong đó có viết nhiều cây thuốc theo

kinh nghiệm[14],[22].
Trong thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945), nền y học cổ truyền Việt Nam
chịu ảnh hưởng nhiều của dược học phương Tây. Các phương thức chữa bệnh
mới được mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, đã gián tiếp thúc đẩy
quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây
thuốc nói riêng. Tuy nhiên, trong thời kỳ này y học cổ truyền nước ta vẫn có
“Trung Việt dược tính hợp biên” của Đinh Nho Chân và Phạm Văn Thái gồm
16 cuốn với 1600 vị thuốc nam bắc viết công dụng và cách chế biến của hơn
1655 vị thuốc nam và bắc [14]; “Việt Nam Dược học” gồm 5 cuốn bằng tiếng
việt của Phó Đức Thành [13]. “Nam bang thảo mộc” nêu tên và mô tả công
dụng của 100 loài cây thuốc của tác giả Trần Nguyên Phương. “Y học Tùng
thư” gồm 16 cuốn của Nguyễn An Nhân [9],[14].
Trong thời kỳ này, tài nguyên thực vật phong phú ở nước ta đã hấp dẫn
nhiều nhà nghiên cứu phương Tây. Họ đã để lại một số công trình như: J.
Loureiro (Bồ Đào Nha) trong “Flora Cochinchinensis” năm 1970 đã mô tả
700 loài cây. L. Pierre (Pháp) trong “Flore Forestiere dela Cochinchine” đã
mô tả 800 loài cây gỗ. Ch.Crevost và A.Pétélot vớiCatalogue des produits de
l’Indochine – Produits médicinaux. Nổi bật phải kể đến bộ sách “Catalogue
des produits de L’Indochine” của Pétélot (1928 – 1935) trong đó tập V
12


(Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các thực
vật có hoa. Đến năm 1952 tác giả tái bản lại cuốn sách, bổ sung và đặt tên
mới là “Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm
4 tập, 1.050 trang và đã thống kê được 1.482 loài thảo mộc trên ba nước Đông
Dương [14],[70].
Từ ngày cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến nay, đất nước ta rất
quan tâm tới việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Trong thư gửi
cán bộ y tế ngày 27/02/1955 Bác Hồ có viết “Y học phải dựa trên nguyên tắc

khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm
quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc Ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y
học các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông
và thuốc Tây”. Nhiều cơ sở và tổ chức y dược học cổ truyền đã được thành
lập như Viện nghiên cứu Đông y, Viện Y dược học dân tộc, Viện Dược liệu,
Hội Đông y,... Các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều thuận lợi trong việc
sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc và đã có rất nhiều công trình
điều tra cây thuốc được tiến hành và công bố.
Đỗ Tất Lợi (1957) biên soạn bộ “Dược liệu học và các vị thuốc Việt
Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và
nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam.
Đỗ Tất Lợi (1962;1965) xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” gồm 6 tập. Bộ sách tái bản lại nhiều lần và bổ sung thêm các vị thuốc
có nguồn gốc thảo mộc. Gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 10 (2005); trong
đó, ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học,
chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau [43].
Vũ Văn Chuyên (1976) khi nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tác giả đã tóm
tắt các đặc điểm cơ bản của 259 họ cây thuốc, cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu về cây
thuốc, đồng thời có kèm theo danh sách các cây thông thường thuộc về họ đó [21].
13


Võ Văn Chi (1997) biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” gồm hơn
3.100 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa là 2.500 loài thuộc 1.050 chi,
230 họ [16]. Năm 2012 bộ sách được tái bản lại đã mô tả hình thái, bộ phận
sử dụng, nơi sống và thu hái, công dụng của 4.472 loài cây thuốc sắp xếp theo
hệ thống Takhtajan [18].
Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999;2002) nghiên cứu về cây cỏ có ích ở
Việt Nam đã mô tả được khoảng 6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các
đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng [17]. Ngoài ra còn công

bố danh sách cây thuốc và bài thuốc cho nhiều địa phương như: “Hệ cây
thuốc của tỉnh Lâm Đồng” (1982); “Hệ cây thuốc Tây Nguyên” (1985), “Cây
thuốc An Giang” (1991).
Phạm Hoàng Hộ (1999;2000) khi nghiên cứu về thực vật, trong cuốn
“Cây cỏ Việt Nam” tác giả đã mô tả hình thái và sự phân bố của 9.963 loài
thực vật, trong có đã giới thiệu được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực
vật [32],[33],[34].
Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980) trong cuốn “Sổ tay cây thuốc
Việt Nam” đã thống kê được 519 loài cây thuốc, trong đó 150 loài mới được
phát hiện [5].
Đỗ Huy Bích (1995) trong cuốn “Thuốc từ cây cỏ và động vật” đã giới
thiệu 500 cây thuốc và 30 con thuốc. Các cây thuốc được mô tả hình thái,
phân bố, bộ phận sử dụng, liều dùng [7].
Trần Đình Lý và cộng sự (1993) nghiên cứu về các loài cây cỏ có ích,
tác giả đã mô tả được 1.900 loài cây có ích. Trong các loài thực vật bậc cao có
mạch đã biết ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260
loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài
tre nứa, 40 loài song mây. Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có

14


công dụng làm thuốc. Đối với các thực vật được sử dụng làm thuốc tác giả
giới thiệu danh pháp, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng [44].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1990;1995) đã giới thiệu 2.300 loài thuộc 1.136
chi, 234 họ thuộc 6 ngành thực vật có mạch Việt Nam được sử dụng làm
thuốc và giới thiệu hơn 1.000 bài thuốc trong Hội thảo quốc tế lần thứ hai về
dân tộc sinh học tại Côn Minh – Trung Quốc.
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2001) trong cuốn “Cây thuốc của đồng
bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An” [52] đã giới thiệu 551 loài cây thuốc thuộc

364 chi, 120 họ thực vật.
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu cây thuốc
truyền thống của đồng bào dân tộc Thái xã Thạch Giám, huyện Tương
Dương, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu đã thu thập được 231 loài, 192 chi,
88 họ thuộc 4 ngành thực vật. Ông là người có nhiều cống hiến trong công tác
nghiên cứu cây thuốc dân tộc [51],[53].
Trong số những cuốn sách xuất bản về cây thuốc, có nhiều cuốn sách có
giá trị về tài nguyên cây thuốc đã được các nhà khoa học của Viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam biên soạn.
Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001;2002) trong cuốn “Tài nguyên thực vật có
tinh dầu ở Việt Nam” đã giới thiệu các chi, loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam
trong đó mỗi chi, mỗi loài đều được giới thiệu về các nội dung như tên thường
gọi, nguồn gốc phân bố, công dụng, đặc tính của tinh dầu và các hoạt chất chính
ở trong cây,...[46]. Năm 2005, giới thiệu công trình “Những cây chứa các hợp
chất có hoạt tính sinh học” trong đó có giới thiệu 31 chi thực vật chứa các hợp
chất có hoạt tính sinh học ở Việt Nam. Với mỗi chi thực vật được trình bày
những nội dung như tên thường gọi, vùng phân bố, công dụng, tình hình khai
thác, thành phần hóa học, đặc tính, nguồn gen và triển vọng,...[47].

15


×