Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.02 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

NGUYỄN VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH
CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

NGUYỄN VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH
CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 60.62.68


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĂN SÂM

Đồng Nai, 2012


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường,
Khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới TS. Hoàng Văn
Sâm, người hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu, lãnh đạo UBND các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông
Trang, Phước Thuận và người dân của các ấp trong 4 xã đã giúp đỡ tôi thu thập số
liệu, tiến hành điều tra và những ý kiến đóng góp trong thời gian nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân
và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tài còn tương đối rộng, nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 3 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Văn Quyết


ii
iii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………….….i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………....ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………….…iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………..…………………….……vi
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………...…vii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................2
1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật .............................................................................................. 2
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới ................................................3
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam .................................................7
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật ở Khu BTTN BC-PB ................................11
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật................................................................................................. 12
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới ...................................................12
1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam ...................................................13

1.2.3 Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu ....................................14
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................16
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................16
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 17
iv
2.3.1. Phương pháp kế thừa ...............................................................................17
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu về thảm thực vật .............................................17
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật ......................................................22
2.3.4. Phân tích đánh giá đa dạng thực vật ........................................................25
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giải pháp
bảo tồn hệ thực vật .............................................................................................29


iii

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................31
3.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 31
3.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................31
3.1.2. Địa hình, địa mạo .....................................................................................31
3.1.3. Địa chất , thổ nhưỡng...............................................................................32
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ......................................................................................33
3.1.5. Tài nguyên rừng .......................................................................................35
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................................................... 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................41
4.1. Đa dạng hệ thực vật ........................................................................................................... 41
4.1.1.Xây dựng danh lục ....................................................................................41

4.1.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành .............................................................41
4.1.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành .......................................................................44
4.1.4. Đa dạng về dạng sống ..............................................................................47
4.1.5. Đa dạng về công dụng .............................................................................49
4.1.6. Đa dạng nguồn gen quí hiếm ...................................................................52
4.2. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật................................................................................... 56
4.2.1. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới ..................................................59
4.2.2. Kiểu phụ tác nhân ....................................................................................69
4.2.3. Các loại sinh cảnh khác ...........................................................................70
4.2.4. Xác định các chỉ số đa dạng về loài thực vật trong các kiểu quần xã. ....70
4.3. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu BTTN BC-PB..................... 71
v
4.3.1. Nguyên nhân trực tiếp .............................................................................
71
4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp .............................................................................75
4.4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN BC-PB ..................................... 78
4.4.1. Giải pháp tổ chức .....................................................................................79
4.4.2. Giải pháp bảo vệ rừng ..............................................................................79
4.4.3. Giải pháp phục hồi rừng ..........................................................................80
4.4.4. Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ...............80
4.4.5. Giải pháp đối với công tác thực thi pháp luật: .........................................81
4.4.6. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo
vệ đa dạng sinh học ............................................................................................82
4.4.7. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ..............................82


iv

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ...........................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL :

Ban quản lý

BTTN BC-PB:

Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

NĐ 32/2006:

Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ



v

Nxb:

Nhà xuất bản

ÔTC :

Ô tiêu chuẩn

PRA:

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

SĐVN (2007)

Sách đỏ Việt Nam (2007)

TB:

Trung bình

UBND:

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


VCF:

Qũy bảo tồn Việc Nam

VQG:

Vườn Quốc gia

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra

18

2.2

Mẫu bảng ghi danh lục các loài thực vật Khu BTTN BC-PB

24


2.3

Mẫu bảng tính các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn

28

4.1

Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại Khu BTTN BC-PB

42

4.2

Tỷ trọng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB so với hệ thực vật VN

42

4.3

Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

43


vi

4.4

Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành ở Khu BTTN BC-PB


44

4.5

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

45

4.6

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

46

4.7

Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

47

4.8

Giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

49

4.9

Danh sách các loài cây quí hiếm Khu BTTN BC-PB


53

So sánh, thống kê diện tích các thảm thực vật Khu BTTN BC-PB

57

Xác định các chỉ số đa dạng về loài thực vật trong các kiểu quần xã.

70

4.10
4.11

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ khu vực vị trí tuyến điều tra

20


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (Khu BTTN BC-PB) trực
thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập năm 1978 theo quyết định của Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Nai (cũ) với tên gọi là khu rừng cấm Bình Châu – Phước
Bửu. Đến năm 1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
quyết định công nhận khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu nằm trong hệ thống
các khu rừng cấm của cả nước.
Khu BTTN BC-PB đây là khu rừng tự nhiên duy nhất còn lại ở vùng ven
biển phía Nam nước ta từ bán đảo Sơn Trà trở vào, có nhiều sinh cảnh đa dạng từ
vùng đồi núi thấp đến bình nguyên và các vùng đầm lầy rừng Tràm, các hồ nước
ngọt tạo nên sự đa dạng phong phú về thành phần loài động, thực vật. Thảm thực
vật rừng ở đây được xếp vào kiểu “Rừng kín, nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới” với nhiều
kiểu phụ khác nhau và rất phong phú về thành phần loài thực vật (Phân viện Điều
tra quy hoạch rừng II, 2000), việc quản lý bảo vệ khu vực này có ý nghĩa rất lớn đối
với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khu BTTN BC-PB đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị được
phục hồi. Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào Khu BTTN BC PB chưa thật
đầy đủ với giá trị và qui mô của nó. Do vậy rừng vẫn bị xâm phạm và chịu nhiều tác
động, đặc biệt là sức ép của người dân sống xung quanh rừng.
Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây nhưng đó cũng
chỉ là những số liệu sơ bộ ban đầu, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh
giá một cách đầy đủ, toàn diện về đa dạng thực vật bậc cao có mạch. Vì vậy tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
Các kết quả nghiên cứu thu được sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát triển, góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực
vật quý hiếm, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong Khu BTTN BC-PB, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.



2

Chương 1
TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật
Thảm thực vật là lớp thảm xanh phủ trên bề mặt trái đất, hoặc là toàn bộ lớp
phủ thực vật ở một vùng cụ thể nào đó hay toàn bộ bề mặt của đất. Như vậy, thảm
thực vật mới chỉ là một khái niệm chung, chưa chỉ rõ một đối tượng cụ thể nào. Đây
là một khái niệm bao gồm nhiều thuật ngữ đã được cụ thể hoá như: quần hợp, quần
xã, quần hệ, hệ sinh thái, sinh địa quần lạc, thực vật địa quyền…được các nhà khoa
học sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Khái niệm về thảm thực vật được hội nghị Quốc tế ngành sinh học lần thứ 6
tổ chức tại Paris (1954) thông qua: thảm thực vật là những tập thể cây cỏ lớn đem
lại một hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do sự tập hợp những cây cỏ khác loài
nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế [17,49].
Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây cỏ, những đối tượng nghiên
cứu về thảm thực vật là tập thể cây cối hình thành do một số lượng những cá thể của
các loài thực vật hợp lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu về thảm
thực vật đều hoàn toàn nhất trí với nhau về đơn vị nghiên cứu cơ bản.
Một số nhà nghiên cứu như: Negri (Italia); Gleason, Curtis (Hoa Kỳ);
Whittaker, Brown (Anh); Fournier, Lenoble (Pháp)…cho rằng thảm thực vật bao
gồm những tập hợp ngẫu nhiên của cá thể các loài cây, tập hợp này luôn luôn thay
đổi và không có ranh giới rõ rệt. Những người theo trường phái này, trường phái cá
thể không xem thảm thực vật như là những đơn vị quần thể riêng biệt hợp thành, tức
là phủ nhận sự tồn tại của các quần thể [17,49].
Phần đông các nhà bác học trên thế giới như: Braun – Blauquet, Pavilard
(Pháp); Durietz, Rubel (Scandinavi); Weaver, Clement (Anh); Walter (Đức);
Shoo, Tuen (Hungari); Pavloxki (Balan); Sucasep, Lavrenko (Nga)… đều nhất trí
cho rằng đối tượng nghiên cứu cơ bản của thảm thực vật là những quần thể thực vật.
Theo quan điểm này – quan điểm quần thể, thì thảm thực vật bao gồm những đơn vị



3

cụ thể có hình dáng, cấu trúc, thành phần, ranh giới, trong mùa, động thái, vùng
phân bố… đều dựa trên cơ sở sinh thái học và địa lý thực vật học [17,49]
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
Theo Schmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật
chủ yếu đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun – Blanquet (1928),
được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ
thống phân loại các quần hệ thực vật chủ yếu được thực hiện bởi những nhà địa
thực vật của Đức [17,49].
Về phân loại rừng phục vụ các mục đích kinh doanh rất đa dạng với nhiều
trường phái và phương pháp phân loại khác nhau như: trường phái Liên Xô, trường
phái Pháp, trường phái Hà Lan, trường phái Hoa Kỳ, Canada… Nói chung tuỳ theo
mục đích nghiên cứu mà mỗi trường phái lựa chọn mục đích chủ đạo và đưa ra
nguyên tắc phân loại khác nhau. Vấn đề này đã được Phùng Ngọc Lan (1986) tổng
kết rất đầy đủ trong giáo trình “ Nguyên lý lâm sinh học”[26].
Liên xô là một nước có lịch sử lâu dài về vấn đề phân loại rừng theo điều
kiện tự nhiên. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, G.F Morodop mới là người đặt nền
móng vững chắc cho vấn đề phân loại rừng phục vụ kinh doanh [17,49]. Theo ông,
thì kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc trưng thứ yếu
nhưng tương tự nhau về lập địa, đặc biệt là về nhân tố thổ nhưỡng. Ông đã tiến hành
phân loại rừng theo 5 yếu tố thành rừng:
 Đặc tính sinh thái học của loài cây cao.
 Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,…).
 Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với động vật.
 Nhân tố lịch sử địa chất.
 Tác động của con người.
Kế thừa học thuyết của G.F Morodop và trên quan điểm coi rừng là một sinh

địa quần lạc, Sucasep V.N. đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng mà
theo ông thì phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Khi tiến hành
phân loại rừng thì yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ


4

nhưỡng (ở đây địa hình tuy không phải là thành phần của quần lạc sinh địa nhưng
nó là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến điều kiện hoàn cảnh, thông qua đó có ảnh
hưởng đến các thành phần khác của sinh địa quần lạc). Sucasep chủ trương dùng
các đơn vị phân loại cơ bản của quần lạc thực vật là quần hợp để xác định ranh giới
của kiểu quần lạc sinh địa, vì nó có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng của quần lạc sinh địa [17,49].
Học thuyết phân loại kiểu rừng của Sucasep dựa trên nguyên lý sinh địa quần
lạc đã có tác dụng phục vụ thiết thực cho công tác kinh doanh rừng ở các nước
thuộc Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu. Cũng xuất phát từ quan điểm coi
rừng là thể thống nhất giữa sinh vật rừng và hoàn cảnh, Pôgrepnhiac P.S. cho rằng
hoàn cảnh là cái có trước, chủ đạo, tương đối ổn định và nhiệm vụ của việc phân
loại kiểu rừng là phải đánh giá đầy đủ khả năng của nguồn tài nguyên về sinh thái
học [17,49]. Vì vậy, tốt nhất là nên dựa vào điều kiện lập địa để phân loại kiểu rừng.
Ông đưa ra hệ thống phân loại bao gồm 3 cấp như sau:
 Kiểu lập địa
 Kiểu rừng
 Kiểu lâm phần
Kiểu lập địa: là cấp phân loại lớn nhất bao gồm mọi khu đất có điều kiện thổ
nhưỡng giống nhau kể cả khu đất có rừng và không có rừng. Trong điều kiện thổ
nhưỡng thì độ phì và độ ẩm được chú trọng hơn cả.
Kiểu rừng: là tổng hợp những khu đất có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu giống
nhau. Như vậy, kiểu rừng là kiểu lập địa trong một điều kiện khí hậu nhất định, bất
kể là khu đất có rừng hoặc không có rừng. Bởi vì nếu điều kiện thổ nhưỡng khí hậu

giống nhau sẽ dẫn đến khả năng xuất hiện rừng nguyên sinh tương tự.
Kiểu lâm phần: trong cùng một kiểu rừng, nhưng do tác động của các nhân tố bên
ngoài khác nhau như cháy rừng, khai thác,… có thể xuất hiện các quần xã thực vật
thứ sinh có cấu trúc khác nhau. Kiểu lâm phần bao gồm những khoảng rừng giống
nhau cả về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và quần xã thực vật.


5

Học thuyết phân loại kiểu rừng của Pôgrepnhiac đã tìm thấy sự hưởng ứng rộng rãi,
vì nó đáp ứng được yêu cầu của công tác trồng rừng.
Các học thuyết phân loại rừng ở Liên Xô trước đây đã có ảnh hưởng đến các
nước khác như: Ba Lan, Hungari… thường phân loại rừng theo kiểu lập địa, còn ở
Tiệp Khắc có trường phái Brônô do Zlatnic đứng đầu, dựa trên cở sở học thuyết
sinh địa quần lạc của Sucasep. Đơn vị kiểu rừng của trường phái này bao gồm các
kiểu rừng, các biến thể địa lý, các nhóm và các kiểu trung gian [17,49].
Ở thuỵ Điển, có hai trường phái đó là trường phái sinh học phân loại rừng
dựa theo 2 nhân tố là: Độ ẩm và độ phì của đất, trường phái quần xã thực vật dựa
vào đặc trưng chủ yếu là tổ thành thực vật và coi quần hợp là đơn vị cơ bản.
Ở Phần Lan, Caiande A.K. chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm
tươi. Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ
thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây
gỗ của lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất
sinh học của môi trường kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Điều
này đã không hoàn toàn đúng, vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không
có khả năng chỉ thị cho tất cả điều kiện lập địa; ngoài ra các yếu tố bên ngoài như:
lửa rừng, khai thác… cũng ảnh hưởng đến thảm tươi.
Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (climax) của
Cơlêmăng. Climax là một quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài
trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là

nhân tố xác định climax. Ngoài khái niệm climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn đưa
ra khái niệm tiền đỉnh cực đỉnh (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực [17,49].
Ở vùng nhiệt đới, Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân
loại thảm thực vật rừng nhiệt đới [17,49]. Trong hệ thống này, Schimper đã phân
chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi.
Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: rừng thưa, rừng gió mùa,
rừng trảng, rừng gai. Ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang
mạc nhiệt đới.


6

Năm 1903, dựa trên dạng sống của các cá thể thực vật chiếm ưu thế trong
quần thể, ông đã phân chia 3 kiểu: Quần thụ, quần thảo và hoang mạc.
Sau Schimper là hệ thống của Rubel, Ilinski, Burt- Davy, Aubresville…
trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống của Aubresville. Trong hệ thống này, ông đã
căn cứ vào độ tàn che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu
quần thể thưa thành rừng thưa và trảng truông [17,49].
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt: nhiệt đới, á
nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Bear (1944) đưa ra hệ thống 3 cấp đó là: quần hợp,
quần hệ và loạt quần hệ. Fosberg (1958) đưa ra đề án hệ thống phân loại chung cho
thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: lớp
quần hệ, quần hệ và quần hệ phụ [17,49].
Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân chia thành 9 lớp
quần hệ sau là: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ đồng cỏ, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và
nửa cây bụi, lớp quần hệ sống 1 năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật
hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển [17,49].
Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở
cạn thành 16 kiểu quần hệ: rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa
lạnh ôn đới, rừng xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn

đới, rừng kiểu quần hệ cây gỗ có gai, kiểu cây gỗ có lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng,
kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên ôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc
nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh [17,49].
UNESCO (1973) đã công bố một khu phân loại thảm thực vật thế giới dựa
trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2000 000. Hệ
thống đó được sắp xếp như sau [17]:
1. Lớp quần hệ
1.A. Dưới lớp quần hệ
1.A1. Nhóm quần hệ
1.A1.1. Quần hệ
1.A1.1.1. Dưới quần hệ


7

Theo hệ thống phân loại này thì thảm thực vật thế giới có 5 lớp quần hệ là:
1. Lớp quần hệ rừng kín (Close forest)
2. Lớp quần hệ rừng thưa (Open stand of tree)
3. Lớp quần hệ cây bụi (Scrubland)
4. Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã có liên quan (Dwarf – Scrubland
related communities)
5. Lớp quần hệ trảng cỏ (Herbaceous Vegetation)
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
Trước năm 1960 các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu được
thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài như: Chevalier (1918); Maurand
(1943); Dương Hàm Nghi (1956); Rollet, Lý Văn Hội và Neay Sam Oil (1958),…
[17,49].
Từ năm 1960, Loschau đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở
Quảng Ninh. Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái như sau [17,49]:
Rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi.

Rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc
Rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn
có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ.
Rùng loại IV: rừng nguyên sinh chưa bị khai phá.
Đây là hệ thống phân loại rừng đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước ta trong
việc điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái.
Viện điều tra Quy hoạch rừng cũng áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng
thái rừng phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng.
Trần Ngũ Phương (1970) đã xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc, trong
đó chú ý đến việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính
chất vật lý, hoá học và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng
phân loại gồm có các đai rừng và kiểu rừng sau [36]:
A. Đai rừng nhiệt đới mưa mùa


8

1. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, bao gồm các kiểu
phụ thổ nhưỡng rừng mắm (Avicenia marina), rừng đước (Bruguiera
gymnorrhiza), rừng vẹt (Bruguiera erioperata) và các kiểu phụ thứ sinh.
2. Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh
3. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
4. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng
5. Kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi
B. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa
6. Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh
7. Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi
C. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao
Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 2001) đã xây
dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các

kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý, qui định được trật tự
trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo một trật tự giảm dần từ kiểu
tốt nhất đến kiểu xấu nhất. Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng được quy
hoạch sinh thái. Tuy nhiên theo tác giả thì bảng phân loại này thuộc loại đặc biệt
hay mang tính chất địa phương của một vùng hay một nước. Bảng phân loại được
chia làm 2 nhóm: nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000
mét ở miền Nam và dưới 700 mét ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở
vùng cao (có độ cao trên 1000 mét ở miền Nam và độ cao trên 700 mét ở miền Bắc)
[49].
- Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1000 m ở miền Nam, dưới 700 m ở miền Bắc
có các kiểu sau:
+ Các kiểu rừng kín vùng thấp:
 Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: là quần thụ nhiều
tầng, cao 25 – 30 m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu:
Dầu, Sao, Kền kền, Chò chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,…


9

 Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: là quần thụ phải bao gồm
có 25% - 75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các
họ: Dầu, Bàng, Tử vi, Dâu tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ
đề, Lim, Sau sau, Nứa.
 Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: kiểu này có cấu trúc đơn
giản, gồm hai tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình
25 m, tầng dưới cao 15 – 20 m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi,
Thung, Đậu, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề, Xoan, Thẩu tấu lông,
Thành ngạnh,…
 Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt
Nam. Thường ở ven biển và Nam Trường Sơn.

+ Các kiểu rừng thưa:
 Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: phân bố ở các
tỉnh Đắc Lắc, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình.
 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở
Sơn La, Đà Lạt.
Các kiểu rừng thưa trên có đặc điểm chính là tầng cây gỗ thưa cây.
Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu,
Sơn, Thẩu tấu lông, Me rừng…
+ Các kiểu trảng, chuông:
 Kiểu trảng cây to, cây bụi cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền
Nam, ở miền Bắc gặp ở Hà Bắc, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Đặc điểm của kiểu này là tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong
tầng cây thì số cây to, nhỏ cây bụi rất thưa thớt. Thực vật chủ yếu
là các cây thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và Cỏ
lào.


10

 Kiểu chuông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và
cao trung bình). Nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây
bụi có gai và thảm cỏ thưa thớt.
- Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1000 m (miền Nam) và trên 700 m
(miền Bắc) gồm:
+ Các kiểu rừng kín:
 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường
gặp ở miền Bắc)
 Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
(thường gặp ở miền Bắc)

 Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thường gặp ở vùng núi cao
như dãy Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Tà Pìng, Nam Trung Bộ).
Đó là các kiểu rừng vùng cao, có các quần thụ cây gỗ kín rậm. Thực
vật gồm: Dẻ, Re, Ngọc lan, Sau sau, Cáng lò, Tre gầy, Giang, Nghiến,
Kim giao, Hoàng đàn.
+ Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
 Kiểu quần hệ khô vùng cao. Đó là rú cây bụi nhỏ, trảng cỏ cao, cỏ
thấp, nhóm loài ưu thế gồm: Dẻ, Óc chó, Cỏ lách, Cỏ lào, Ngải cứu.
 Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (thường gặp ở đỉnh núi cao như
Fanxipan, Tà Pình, Tây Côn Lĩnh…) nhóm loài ưu thế, đặc trưng
gồm: Dẻ, Pơ mu, Đỗ quyên, Thông…
Phan Kế Lộc (1985) dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đã đưa
ra khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam có thể thể hiện được trên bản
đồ 1:2.000.000. Bảng phân loại gồm 5 lớp quần hệ [31]:
- Lớp quần hệ rừng rậm.
- Lớp quần hệ rừng thưa.
- Trảng cây bụi.
- Trảng cây bụi lùn.
- Trảng cỏ.


11

Trong đó, dưới lớp quần hệ là phân quần hệ, nhóm quần hệ, quần hệ và
thấp nhất là dưới quần hệ. Bảng phân loại này đã được một số tác giả áp dụng để
tiến hành phân loại thảm thực vật trong nghiên cứu của mình như: Trần Đình Đại
(1990), Trần Đình Lý (1995), Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) [58].
Vũ Đình Huề (1984) đã đề nghị phương pháp phân loại rừng phục vụ
mục đích kinh doanh. Theo tác giả, kiểu rừng là một loạt các xã hợp thực vật thuộc
một kiểu trạng thái trong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tương ứng có

một biện pháp lâm sinh thích hợp [17,49].
Ngoài công trình trên, Vũ Tự Lập (1976) trong công trình “Cảnh quan
địa lý miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng nhân tố độ ưu thế của các loài trong ô tiêu
chuẩn để xác định các quần hợp, ưu hợp, phức hợp [17].
Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật,
còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con
người…là yếu tố phát sinh của kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp.
Đối với mỗi miền đều có những công trình nghiên cứu như: ở miền Bắc
có công trình của Trần Ngũ Phương (1970); ở miền Nam có công trình thảm thực
vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974). Năm 1995, Nguyễn Vạn Thường xây dựng
bản đồ thảm thực vật Bắc Trung Bộ. Có thể nói đó là sơ đồ tổng quát nhất về thảm
thực vật Việt Nam [17,44,49].
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật ở Khu BTTN BC-PB
Theo kết quả đánh giá “Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II, 2000” thì thảm
thực vật rừng ở đây được xếp vào kiểu “Rừng kín, nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới” với
nhiều kiểu phụ khác nhau và rất phong phú về thành phần loài thực vật. Kiểu thảm
thực vật này nằm trong nhóm A tức là nhóm những kiểm thảm thực vật nhiệt đới ở
những vùng thấp và những vùng có độ cao trung bình dưới 1000m ở Miền Nam và
dưới 700m ở miền Bắc, đây là đơn vị phân loại sơ cấp I, để phân chia thành đơn vị
thứ cấp II, và III, các yếu tố này được thể hiện như sau:


12

 Yếu tố khu hệ thực vật: Có hai luồng di cư thực vật quyết định thành
phần thực vật ở đây là luồng di cư Malayxia – Indonexia và luồng di cư Ấn Độ Miến Điện.
 Yếu tố đá mẹ thổ nhưỡng trong phạm vi nhỏ là các yếu tố đất đai,
mức độ ngập nước, hình thành các sinh cảnh thực vật trên đất phèn, trên cát hoặc
sinh cảnh thực vật ven suối ngập nước.
 Yếu tố sinh vật – con người

Năm 2000 diện tích Khu BTTN BC-PB là 11.392ha, nhưng hiện nay diện
tích còn 10.543ha “theo báo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2010”, Như vậy
diện tích đã giảm đi 849ha, do đó hiện nay khi nghiên cứu về thảm thực vật tại đây
sẽ có sự thay đổi so với kết quả điều tra năm 2000.
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những
công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX như:
Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng
Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực
vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977).
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên
cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. cho rằng “ Chỉ cần điều tra trên một diện
tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự
phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop đã đưa ra một
nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 15002000 loài.
Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào việc xác định diện
tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê được đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực
vật cụ thể. Việc xác định diện tích biểu hiện gồm các giai đoạn sau:


13

1. Kiểm kê số loài trên diện tích hạn chế nhất định.
2. Mở rộng dần ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ
tăng số lượng loài.
3. Khi số loài tăng không đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu hiện tối
thiểu.
1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8030’ Bắc đến 230 Nam. Sự khác biệt lớn về
khí hậu và địa hình giữa các miền, tạo ra tính đa dạng về môi trường tự nhiên và
ĐDSH. Các hệ sinh thái rất đa dạng: từ rừng mưa thường xanh cận nhiệt đới ở phía
Bắc cho tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, tới rừng ngập mặn và các hệ sinh thái
ngập nước ven biển. Đến nay đã thống kê được gần 13.000 loài thực vật. Nhiều
nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học và thực tiễn lớn
[37,44,47,48] .
Ngoài những tác phẩm nổi tiếng của Loureiro (1790), của Pierre (1879 –
1907), từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam.
Một trong những công trình nổi tiếng đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương”
do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác giả người
Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ
lãnh thổ Đông Dương [44]. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa vào công trình này
để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết được có 7004 loài, 1850 chi, 289 họ [49].
Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thống kê được 5190 loài, Phan Kế Lộc (1969)
thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 1660 chi và 140 họ. Trong đó có
5069 loài thực vật thuộc ngành hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại.
Gần đây, Aubréville khởi xướng và chủ biên bộ “Thực vật chí Campuchia,
Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) [17] cùng với nhiều tác giả khác đến nay đã công bố
29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số họ đã có) [34]. Ngoài ra
còn có công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ
biên từ năm 1969 – 1976 [8], “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của phạm Hoàng Hộ


14

giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại
5246 loài thực vật có mạch [21] (Nguyễn Nghĩa Thìn – Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)
[44]

Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập “
Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh hoạ. Đến năm
1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trình Đình
Lý và tập thể (1993) đã công bố “Từ điển cây thuốc Việt Nam”[13].
Trong thời gian gần đây, các nhà thực vật Nga và Việt Nam đã hệ thống lại
hệ thực vật Việt Nam đăng trên Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật Việt Nam –
Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora” tập 1 – 2 (1996) và Tạp chí Sinh
học số 4 chuyên đề (1994 và 1995) [40] (Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn,
2004) [44]
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991 – 1993) [20] xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam
hai năm (1999 – 2000) [21], đây là bộ sách khá đầy đủ và dễ sử dụng, góp phần
đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam và là những tài liệu quan trọng làm cơ sở
cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Từ năm 1995 – 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng một số tác giả khác đã công
bố một số bài báo đa dạng thành phần loài ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, vùng núi
đá vôi Hoà Bình, Sơn La, khu Bảo tồn Na Hang của Tuyên Quang, vùng núi cao Sa
Pa – Phanxipang, Vùng ven biển Nam Trung Bộ, Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà,
Bến En, Pù Mát, Phong Nha Kẻ Bàng, Cát Tiên…Trong quá trình nghiên cứu tác
giả đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” [42] nhằm hướng
dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc
gia và khu Bảo tồn trong cả nước.
1.2.3 Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đặc trưng của kiểu rừng
kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới miền Đông Nam Bộ. Đã có nhiều đoàn nghiên cứu


15

trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu đánh giá tài nguyên động vật rừng và

đa dạng sinh học khu BTTN như:
Xây dựng luận chứng khoa học kỹ thuật rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu
(1989) do Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II (Bộ Lâm nghiệp cũ) thì danh lục
thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên BC-PB có 660 loài, thuộc 112 họ, “ theo dự án
luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn”.
Năm 2000, Phân viện Ðiều tra Quy hoạch rừng II điều tra, khảo sát và
nghiên cứu xây dựng danh lục và tiêu bản thực vật rừng, bản đồ thảm thực vật rừng
Khu Bảo tồn thiên nhiên BC-PB thì danh lục thực vật 732 loài, thuộc 122 “theo báo
cáo kết quả thực hiện chuyên đề điều tra thảm thực vật Khu bảo tồn”.
Ngoài ra có các hoạt động điều tra xây dựng vườn thực vật của khoa Lâm
nghiệp Trường Ðại học Nông - Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động điều
tra nghiên cứu Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật về đánh giá tài nguyên và lập
danh lục động vật hoang dã; Đoàn điều tra của Viện sinh thái nhiệt đới; Viện sinh
thái và tài nguyên sinh vật …
Diện tích BTTN Bình Châu - Phước Bửu có sự thay đổi, năm 2000 diện tích
11.392ha, đến năm 2010 diện tích hiện nay còn 10.543ha “theo báo kết quả theo dõi
diễn biến rừng năm 2010”.
Trong những năm gần đây tình trạng khai thác lâm sản, vận chuyển lâm sản,
lấn chiếm đất rừng…ở Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu bị tác động mạnh, theo
báo cáo tổng kết các năm về tình hình vi phạm luật Bảo vệ và Phát triển rừng “ năm
2008 có 173 vụ, năm 2009 có 252 vụ, năm 2010 có 122 vụ, năm 2011có 287 vụ”.
Để quản lý và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. Đề tài
thực hiện nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm cơ sở đề xuất các
biện pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học tại đây.


16

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch từ đó đề xuất được các
giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật rừng tại khu BTTN Bình Châu –
Phước Bửu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm thảm thực vật, loài hệ thực vật bậc cao có mạch phân bố trong
phạm vi Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu và các nguyên nhân gây suy giảm đa
dạng thực vật ở Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại khu vực
nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, thành phần loài,
dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại Khu BTTN Bình Châu –
Phước Bửu.
- Nghiên cứu và phát hiện các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật ở Khu
BTTN Bình Châu – Phước Bửu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng thực vật khu BTTN Bình Châu –
Phước Bửu.


17

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại
khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu trong những năm trước đây kể cả các văn bản,
các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình, kế hoạch hành động…
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu về thảm thực vật

Sử dụng ảnh bản đồ địa hình để xác định ranh giới các kiểu thảm thực vật từ
đó xây dựng các tuyến nghiên cứu cũng như các điểm nghiên cứu cụ thể trước khi
tiến hành nghiên cứu ngoài thực địa. Từ bản đồ xây dựng sơ bộ đó, bằng hệ thống
định vị GPS xác định cụ thể các tuyến và các điểm nghiên cứu trên thực địa. Mỗi
một điểm tiến hành đo đếm các chỉ tiêu, thu mẫu, mô tả, đánh giá cấu trúc và đánh
giá tính đa dạng của các kiểu thảm thực vật.
Các bước nghiên cứu thảm thực vật cụ thể tiến hành theo Nguyễn Nghĩa Thìn
( 1997) [42].
- Bước 1: Dựa trên cơ sở bản đồ thảm thực vật sơ thảo, đã xác định tuyến và nghiên
cứu, sử dụng GPS để xác định các điểm cụ thể trên thực địa đại diện cho toàn bộ
khu vực nghiên cứu.
- Bước 2: Quan trắc, đo đếm, mô tả và thu thập mẫu vật.
- Bước 3: Xử lý tư liệu sau thực địa trong phòng thí nghiệm: xác định tên cây, tính
toán các chỉ số và sau đó mô tả ô tiêu chuẩn.
- Bước 4: Trên cở sở phân loại của Thái Văn Trừng (1978) xây dựng hệ thống phân
loại các kiểu thảm ở khu vực nghiên cứu.
2.3.2.1. Nghiên cứu thực địa
Trong khu vực điều tra chúng tôi thực hiện điều tra trên 6 vị trí khu vực với
tổng số tuyến điều tra là 16 tuyến và 11 ÔTC. Vị trí, sơ đồ các tuyến được thể hiện
trong bảng 2.1 và hình 2.1


×