Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu bóng lưu động và xây dựng rạp chiếu phim tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.88 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

TRẦN HỒNG TUYẾN

ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT
CHO CÁC ĐỘI CHIẾU BÓNG LƯU ĐỘNG VA
XÂY DỰNG RẠP CHIẾU PHIM TẠI TRUNG TÂM
THANH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HA NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại lớp Cao cấp Lý luận Chính trị - Hành chính,
hệ tại chức tỉnh Sơn La, khóa 2013- 2015 đã trang bị cho học viên chúng tôi
những kiến thức quan trọng. Có được những kiến thức sâu rộng và toàn diện,
để gắn lý luận với thực tiễn trong suốt quá trình công tác của bản thân; đó
chính là nhờ có sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô cùng với nỗ lực
chung của toàn thể các học viên trong lớp học. Với tấm lòng biết ơn, xin trân
trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo chủ nhiệm; các giảng viên Học
viện Chính trị khu vực I - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đặc biệt,
học viên xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sỹ: Lưu Khương Hoa, Phó Trưởng khoa
Văn hóa và Phát triển, người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi viết đề án tốt
nghiệp này.


Học viên xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành khóa học.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhưng do nhận thức và thời gian có hạn
nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý tận tình của các thầy, cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sơn La, ngày 06 tháng 9 năm 2015
Học viên

Trần Hồng Tuyến


MỤC LỤC


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TAI
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, cho nên, việc xây dựng một “nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt
trong quá trình phát triển đất nước. Trong đó, các thiết chế văn hoá đóng một vai
trò quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng bộ và Chính quyền các cấp với
quần chúng nhân dân, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đến với người dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá
VIII) của Đảng ta đã nêu lên mục tiêu và những nhiệm vụ xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó Nghị quyết xác định:

văn học - nghệ thuật là một lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn
hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là
một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh
thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.
Trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020, văn học - nghệ thuật nước nhà đứng trước những thời cơ, vận hội
lớn, đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức mới gay gắt.
Nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội
ngũ văn nghệ sĩ, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 23 “Về tiếp tục xây
dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới” (ngày 16 tháng 6
năm 2008) Bộ Chính trị, Nhà nước ta đã đề ra phương châm, đồng hành với
việc xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ - chủ thể của nền văn học nghệ


2

thuật nước nhà, thì nhất thiết phải đầu tư kiến thức và trang thiết bị về khoa
học công nghệ hiện đại, về các thiết chế văn hóa phù hợp để văn học - nghệ
thuật phát triển đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay.
Trong những năm qua, các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật, phương
thức sản xuất, trình diễn, sử dụng, truyền bá sản phẩm văn học - nghệ thuật,
đặc biệt là đối với điện ảnh, nghệ thuật thứ 7 đã phát triển khá mạnh và đưa
được nhiều tác phẩm đến với công chúng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa
ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc
định hướng tư tưởng, nhận thức và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc... Đã hình
thành một thị trường hàng hoá và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật ở
trong nước; đưa các sản phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng ra nước
ngoài, góp phần khẳng định Việt Nam là địa chỉ giao lưu văn hoá quốc tế

trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, văn học - nghệ thuật nói chung và nghệ thuật
điện ảnh nói riêng - một lĩnh vực vốn gắn với công nghệ hiện đại, bên cạnh
những thời cơ, vận hội lớn cũng đang đứng trước những thách thức mới hết
sức gay gắt.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi đời sống kinh tế của người dân ngày
càng được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, trong đó có
nhu cầu thưởng thức điện ảnh của người dân sẽ ngày càng phát triển. Đối với
tỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật
chất và các trang thiết bị hiện đại, thì mô hình đội chiếu bóng lưu động, cũng
như nhu cầu có được một rạp chiếu phim ở trung tâm thành phố, thị xã, thị
trấn luôn là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế, những năm qua hoạt động của đội chiếu bóng lưu động tỉnh
Sơn La đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của bà con nhân dân các dân tộc
trong tỉnh; tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách,


3

pháp luật của Nhà nước, đem ánh sáng văn hoá đến với từng người dân để từ
đó nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn cho nhân dân. Thông qua đó nhân
dân càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn và tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước... Điện ảnh Sơn La có nhiều tác phẩm, những cuốn phim hay
tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật; bám sát và thúc đẩy đời sống thực
tiễn xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào các dân tộc, vận
động bà con nông dân chuyển đổi tập quán thói quen canh tác của nền kinh tế
tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp,
hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Việc đầu tư trang thiết
bị cho các đội chiếu bóng lưu động và xây dựng rạp chiếu phim ở tỉnh Sơn La
chính là nhằm giúp cho điện ảnh Sơn La phát triển một cách toàn diện, có

những bước đi vững chắc về mô hình tổ chức, về cơ chế điều hành, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật... Tuy nhiên, việc đầu tư ấy cho đến
nay còn hết sức khó khăn và thiếu thốn.
Trước yêu cầu mới của cách mạng hiện nay, để điện ảnh Sơn La tiếp tục
vươn lên là công cụ sắc bén phục vụ tuyên truyền đường lối phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội an ninh quốc phòng của tỉnh, yêu cầu cấp thiết là cần phải có
sự đầu tư xây dựng một rạp chiếu phim khang trang, có những trang thiết bị
kỹ thuật mới để thay thế cho những thiết bị lạc hậu mà trong nước và trên thế
giới không còn sử dụng. Đổi mới công nghệ và phương thức phục vụ tốt hơn,
có nhiều phim hay hơn, nhiều buổi chiếu hơn, đặc biệt là các buổi chiếu ở
vùng sâu, vùng xa vùng cao, biên giới, vùng lõm chưa phủ sóng truyền hình.
Xây dựng đề án " Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu
bóng lưu động và xây dựng rạp chiếu phim tỉnh Sơn La" là bước cụ thể hoá
thực hiện một cách hữu hiệu nhất các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về phát triển văn hoá xã hội, coi trọng giữ gìn vàphát huy
giá trị văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và


4

hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển trong
khu vực miền núi phía Bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu chung
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật và xây dựng rạp chiếu phim tỉnh Sơn La nhằm mục tiêu phát triển
hoạt động điện ảnh của tỉnh đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ chính trị
trong tình hình mới, góp phần cùng điện ảnh các địa phương khác trong cả
nước xây dựng và phát triển nền điện ảnh nước nhà vừa mang được hơi thở
của nhịp sống thời hiện đại, vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc...

Phấn đấu để điện ảnh tỉnh Sơn La nâng cao số lượng và chất lượng hoạt
động chiếu phim trên các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, v.v... Nhà nước
đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho các đội chiếu bóng lưu động đi phục vụ
ở khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đồng thời xây dựng được 01 rạp chiếu phim ở trung tâm tỉnh Sơn La để phục
vụ nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân...Từng bước góp phần đưa khoa học
công nghệ mới vào đời sống để biến nó trở thành một lực lượng sản xuất
trong phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung và sự nghiệp điện ảnh nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thê
Đầu tư xây dựng và trang bị đồng bộ cụm Rạp chiếu phim tại trung
tâm thành phố Sơn La và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu bóng
lưu động, gắn với phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có
nhằm nâng cao chất lượng phát hành phim chiếu bóng; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao


5

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
- Giới hạn đối tượng: Trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu bóng
lưu động và xây dựng rạp chiếu phim ở cấp tỉnh và huyện.
- Giới hạn không gian: Trung tâm tỉnh Sơn La và các huyện, thị trên địa
bàn tỉnh.
- Giới hạn thời gian: Đề án thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020


6

B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm của đề án
* Trang thiết bị kỹ thuật điện ảnh
Trang thiết bị kỹ thuật trong lĩnh vực điện ảnh là phương tiện chuyển
tải ngôn ngữ điện ảnh tới công chúng, nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khán giả trong vai trò là chủ thể thẩm mỹ. Trang thiết bị kỹ thuật điện ảnh nó
vai trò hết sức quan trọng, nếu thiết bị điện ảnh cũ kỹ, lạc hậu và không còn
đủ sức gánh vác nhiệm vụ của mình thì vai trò của chủ thể thẩm mỹ của loại
hình nghệ thuật thứ bảy lập tức không còn. Trang thiết bị kỹ thuật đối với các
đội chiếu bóng lưu động lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Thiếu nó, hoặc
có nhưng lại thường xuyên hỏng hóc, quá cũ kỹ, lạc hậu...thì đương nhiên đội
chiếu bóng lưu động không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bởi vậy việc
đầu tư trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực điện ảnh nói chung và với các đội
chiếu bóng lưu động nói riêng (nhất là với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng
xa) được khẳng định là tất yếu khách quan, vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cần thiết phục vụ công tác của Đội
chiếu phim lưu động bao gồm:
- Máy chiếu phim công nghệ số
- Máy tính, máy ảnh, máy quay phim...
- Phương tiện vận chuyển và xe ô tô chuyên dụng
- Máy phát điện
- Các thiết bị, phương tiện cần thiết khác được trang bị đồng bộ, phù
hợp với điều kiện ở từng địa bàn hoạt động


7

* Điện ảnh
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những
khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh

sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên
quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương
mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công
nghiệp điện ảnh).
Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát
từ "cinéma" (điện

ảnh

của"cinématographe".

trong tiếng

Pháp)

"Cinématographe"

vốn

(xuất


phát

từ

rút

từ


gọn

tiếng Hy

Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν - gráphein có
nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình
ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong
những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại
cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra
với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình
nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không
thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện
tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ
thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến
trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói
đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý
do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn


8

ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn
ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt
với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất
của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình
chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu
phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện

ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này.
* Đội chiếu phim lưu động
Đội Chiếu phim lưu động là tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của Trung
tâm Phát hành phim và Chiếu bóng hoặc Trung tâm điện ảnh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Đội Chiếu phim lưu động chịu sự chỉ đạo của Trung tâm Phát hành
phim và Chiếu bóng hoặc Trung tâm Điện ảnh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Điện ảnh Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Đội Chiếu phim lưu động có chức năng tổ chức các buổi chiếu phim
để phục vụ đồng bào ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn theo kế hoạch hàng
năm; thực hiện các nhiệm vụ chính trị đột xuất, cấp bách, các phong trào, các
cuộc vận động lớn của đất nước và địa phương.
Đội chiếu phim lưu động có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý và năm trình Giám
đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng hoặc Trung tâm Điện ảnh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.


9

2. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp ở địa
phương thực hiện hoạt động chiếu phim tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ
chính trị của địa phương.
3. Tổ chức các buổi chiếu phim phục vụ nhân dân, đặc biệt ở nông
thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số; kết hợp chiếu phim với công tác tuyên truyền chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và địa phương.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên chiếu phim và các thành
phần khác của Đội Chiếu phim lưu động.
5. Tổ chức giao lưu, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm chiếu phim lưu động
giữa các Đội chiếu phim lưu động các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.
Về cơ cấu tổ chức, đội chiếu bóng lưu động là cơ sở chiếu phim có
nhân sự từ 3 đến 5 người được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị điện
ảnh; thực hiện nhiệm vụ chiếu chương trình phim có giấy phép phổ biến của
cơ quan nhà nước; bảo đảm số buổi chiếu kết hợp công tác thông tin tuyên
truyền theo kế hoạch được giao hàng năm, phục vụ đồng bào ở nông thôn,
miền núi, hải đảo vùng sâu, vùng xa và được hưởng các chế độ từ ngân sách
nhà nước.
* Rạp chiếu phim
Là một thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu thưởng thức những tác phẩm
điện ảnh trong và ngoài nước cho các tầng lớp cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, góp
phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân; đồng thời lồng ghép với
việc phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của tỉnh. Rạp chiếu phim chịu sự quản
lý, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền theo từng cấp. Ở cấp tỉnh, chịu


10

sự quản lý của Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh. Ở cấp huyện và
cụm xã, rạp chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của Trung tâm Văn hoá - Thể
thao huyện và sự chỉ đạo chuyên môn của Trung tâm phát hành phim và chiếu
bóng tỉnh. Tỉnh Sơn La hiện nay chưa có rạp chiếu phim. Việc đầu tư xây
dựng rạp chiếu phim tại tỉnh, các huyện là hết sức cần thiết, trước hết cần đầu
tư xây dựng 01 rạp tại thành phố Sơn La theo đúng tiêu chuẩn rạp chiếu phim;
giai đoạn sau sẽ tiến tới quy hoạch và đầu tư xây dựng tại các huyện. Đồng

thời, nâng cấp trang thiết bị cho các đội chiếu phim nhằm nâng cao chất lượng
chiếu phim kết hợp thông tin, tuyên truyền cổ động.
Cơ cấu tổ chức và vận hành của rạp chiếu phim: mỗi rạp chiếu phim là
thiết chế văn hóa có biên chế là 10 người: 01 đồng chí rạp trưởng làm công
tác quản lý hoạt động của rạp, 01 đồng chí rạp phó kiêm công tác tuyên
truyền, 02 đồng chí điều hành phương tiện máy chiếu phim, 01 đồng chí điều
hành phương tiện máy phát điện, phụ trách âm thanh, 01 đồng chí họa sĩ, 01
đồng chí phụ trách ánh sáng, 01 đồng chí bán vé, 01 đồng chí thực hiện công
tác xé vé, 01 đồng chí làm công tác tạp vụ. Rạp chiếu phim làm nhiệm vụ
chiếu phim và công tác tuyên truyền các đường lối chủ trương chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua các hình thức chiếu phim kết hợp
với tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng tranh ảnh triển lãm và giao lưu văn
hóa văn nghệ tùy theo chủ đề cần tuyên truyền cho phù hợp. Khoán thu và
được tài trợ 100% kính phí buổi chiếu phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa và
buổi chiếu phim phục vụ các lực lượng vũ trang, trong kế hoạch được giao
hàng năm.
Xác định công trình rạp chiếu phim phục vụ đa mục tiêu là công trình
văn hóa, là điểm đến cho khách du lịch, nó phù hợp với khuynh hướng
thưởng thức văn hóa tinh thần của công chúng nhất là giới trẻ .


11

1.1.2. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu phim lưu động
và xây dựng rạp chiếu phim tỉnh Sơn La là một yếu cầu cấp bách trong giai
đoạn hiện nay
Điện ảnh ở Sơn La hiện nay đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
- Sản xuất phim tài liệu; sản xuất phim thông qua việc biên dịch các thứ
tiếng: Thái, Mông, Lào vào các tác phẩm phim truyện; sản xuất các bản tin tài
liệu và các bộ ảnh tuyên truyền.

- In nhân phát hành các băng đĩa hình, các tài liệu tuyên truyền, đặc biệt
là các tác phẩm điện ảnh do trung ương và địa phương sản xuất
- Phổ biến các tác phẩm điện ảnh thông qua mạng lưới chiếu phim với
hoạt động thường xuyên của các đội chiếu bóng tuyên truyền thông tin lưu
động. Cụ thể là: 26 đội chiếu phim đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu các buổi
chiếu kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền tại các địa bàn vùng sâu,
vùng xa, vùng cao biên giới trong toàn tỉnh.
Thực tế khách quan yêu cầu cần xây dựng các cơ sở điều kiện sân bãi,
rạp chiếu phim; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và kiện toàn tổ chức bộ máy,
quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ cho hoạt động điện ảnh vùng cao…
là điều kiện để điện ảnh thực sự trở thành một trong các loại hình văn hóa,
thông tin thiết yếu góp phần nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần cho
quần chúng nhân dân.
Toàn tỉnh Sơn La hiện nay tổng cộng có 26 đội chiếu bóng thông tin
lưu động. Các đội thông tin lưu động này ở Sơn La làm công tác chiếu phim
tại hơn 3.000 tổ, bản trên địa bàn vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao
biên giới của 11 huyện (chưa kể một tổ chiếu phim do cán bộ viên chức của
văn phòng Trung tâm Phát hành phim & Chiếu bóng làm nhiệm vụ chiếu
phim tại địa bàn của khu vực thành phố Sơn La). Mỗi đội chiếu phim của đơn


12

vị có biên chế là 03 người: 01 đồng chí đội trưởng làm công tác quản lý hoạt
động của đội kiêm công tác tuyên truyền, 01 đồng chí điều hành phương tiện
máy chiếu phim, 01 đồng chí điều hành phương tiện máy phát điện. Đội chiếu
phim làm nhiệm vụ chiếu phim và công tác tuyên truyền các đường lối chủ
trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua các hình thức
chiếu phim kết hợp với tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng tranh ảnh triển
lãm và giao lưu văn hóa văn nghệ tùy theo chủ đề cần tuyên truyền cho phù

hợp. Hàng năm 26 đội chiếu phim lưu động của đơn vị đã tổ chức trên 5.616
buổi chiếu tại 2.818 điểm chiếu, phục vụ 1.570.000 lượt người xem (trong đó
buổi chiếu phim vùng cao và kết hợp thông tin tuyên truyền là 5.000 buổi).
Đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng
Sơn La đi phục vụ địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới (sau đây gọi
chung là vùng cao) chủ yếu mang vác vận chuyển thiết bị bằng các phương
tiện thô sơ hoặc bằng xe máy của cá nhân. Máy chiếu phim của các đội chiếu
phim ở vùng cao thì sử dụng các thiết bị đầu phát đĩa hình VIDEO và ống
phóng lên màn ảnh rộng, máy chiếu phim của vùng thấp thì sử dụng máy
chiếu phim nhựa 35 ly do Trung Quốc sản xuất. Hiện nay 2 loại thiết bị kỹ
thuật chiếu phim này đều trở thành quá lỗi thời và lạc hậu.
Máy chiếu phim 35 mi ly cùng với các thể loại phim ghi trên các vật liệu
nhựa trên thế giới đến năm 2014 đã không sản xuất nữa, còn máy chiếu phim
dùng cho hoạt động chiếu phim lưu động của các tỉnh trong cả nước đã đầu tư
thiết bị máy chiếu phim HD kỹ thuật số hiện đại có độ nét và cường độ chiếu
sáng tối ưu, chiếu phim dùng đầu đọc HD bằng tín hiệu, không dùng vật liệu
đĩa dễ, cong vênh, ẩm mốc và nứt sước.
Như vậy trang thiết bị của các tổ, đội chiếu bóng lưu động tại thành phố
và 11 huyện trong tỉnh hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng,
thiếu tính quy hoạch và đồng bộ:


13

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa VII
“Về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt”. Trên quan
điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị
quyết đã đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ quan trọng, trong đó có các biện

pháp: Đầu tư có trọng điểm và tài trợ cho các hoạt động văn hóa văn nghệ;
xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hoạt động văn hóa, văn
nghệ; có chính sách toàn diện bảo vệ và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến
nay, Đảng ta ngày càng nhấn mạnh đến vai trò của việc xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, mọi hoạt động văn hóa văn nghệ phải nhằm phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, đạo đức tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, phấn
đấu ít nhất đạt 1,8 % tổng chi ngân sách của Nhà nước, tiếp tục đảm bảo các
chương trình mục tiêu phát triển văn hóa
Trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, việc xây dựng thiết chế văn
hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có rạp chiếu phim và đội
chiếu bóng lưu động ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vì ở đó tạo nên
môi trường văn hóa, ở đó mọi người đến tham gia các hoạt động sinh hoạt văn
hóa cộng đồng: Xem phim, ca hát, trình diễn các tiểu phẩm vui nhộn. Các


14

cấp, các ngành, các tổ chức ở cơ sở cùng có mặt chung tay xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú và hiệu quả.
- Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đề cập đến những vấn đề Xây
dựng các thiết chế và cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa “Đầu tư có trọng
điểm và tài trợ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ... Xây dựng có trọng
điểm cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin
đại chúng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước

đuổi kịp trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới”
- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản
để xây dựng và phát triển văn hóa: Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu
nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa; xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa; nâng
cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
- Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ X ( khóa IX ) với định hướng
lớn về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc”. Đã chỉ rõ: Dư luận xã hội đánh giá rằng, đổi mới và phát triển
kinh tế có nhiều thành tựu và tiến bộ, nhưng xây dựng và phát triển văn hóa
thì chưa theo kịp nhịp độ phát triển kinh tế, có một số mặt sa sút, nhất là suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống; sự lan tràn các tệ
nạn xã hội... và những hiện tượng tiêu cực khác.
Hội nghị cũng chỉ ra rằng: Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về
đời sống tinh thần - văn hóa ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước
đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng
thụ văn hóa giữa các vùng, miền, khu vực tiếp tục mở rộng


15

- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây
mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học
nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020". Trong quyết định chỉ rõ: Hoàn thiện hệ
thống các công trình văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân, đặc biệt các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh
tế khó khăn...Đầu tư trang thiết bị cho Đội chiếu bóng lưu động, trang thiết bị

phục vụ biểu diễn cho các đoàn nghệ thuật, các nhà văn hóa ở các tỉnh có
quận huyện, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
- Đặc biệt, trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII - một nghị quyết có ý nghĩa như chiến lược văn hóa của Đảng
trong thời kỳ đầu đổi mới, ngày 9/6/2014, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI đã ra Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước đề cập đến những vấn đề thiết chế văn hóa như sau: “Hệ thống thiết
chế và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi
xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp”.
Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Cần tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn
hóa, mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng
trưởng kinh tế. Sử dụng công khai minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có
trọng tâm trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần
bảo tồn, phát huy”
- Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt "Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030". Trong quyết định chỉ rõ: Từng bước hoàn thiện cơ
sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của ngành điện ảnh để sản xuất, phổ


16

biến nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ và giải trí nhằm
đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, hướng tới
mục tiêu xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam, phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước và hội nhập quốc tế. Cải tạo nâng
cấp khoảng 24 rạp chiếu bóng tại các tỉnh, thành phố miền Bắc... phấn đấu
xây mới khoảng 10 rạp chiếu phim tại các tỉnh, thành phố miền Bắc với trang

thiết bị phù hợp, đạt tiêu chuẩn, trong đó ưu tiên các địa phương chưa có rạp
chiếu phim.
1.2.2. Cơ sở pháp ly
- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây
mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học
nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020".
- Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (ngày
9/6/2014, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18
tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số
62/2006/QH11;
- Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Sơn La đến năm 2020;


17

- Thông báo số 1274/TB-BVHTTDL ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La;
- Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La về phê chuẩn Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn
hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2020;
- Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2011 của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII;
- Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La về Phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng thiết chế văn
hóa, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng
trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa tổ bản tỉnh Sơn La đến
năm 2015. Đề án đã chỉ rõ: Việc đầu tư xây dựng rạp chiếu phim tại tỉnh, các
huyện là hết sức cần thiết, trước hết cần đầu tư xây dựng 01 rạp chiếu phim
tại thành phố Sơn La theo đúng tiêu chuẩn rạp chiếu phim hiện đại; giai đoạn
sau sẽ tiến tới quy hoạch và đầu tư xây dựng tại các huyện. Đồng thời nâng
cấp trang thiết bị cho các đội chiếu phim nhằm nâng cao chất lượng chiếu
phim kết hợp với thông tin tuyên truyền cổ động.
- Công văn số 323/UBND-VX ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La về việc thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25
tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng
6 năm 2009;


18

- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12;
- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06
tháng 6 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về việc

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng văn hóa và
thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
1.3. Cơ sở thực tiễn
Việc đầu tư trang thiết bị cho các đội chiếu bóng lưu động và thực tế việc
xây dựng rạp chiếu phim ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang ngày càng được
quan tâm và đầu tư xây dựng. Không tính đâu xa như ở tỉnh Điện Biên, tỉnh
Lai Châu và tỉnh Hòa Bình các tỉnh đều có ít nhất 1 rạp chiếu phim, riêng tỉnh
Phú Thọ có 3 rạp chiếu phim. Các rạp chiếu phim này hoạt động rất có hiệu
quả, nó phục vụ cho các buổi chiếu phim phục vụ trong dịp tết, trong các buổi
sinh hoạt truyền thống, các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của
tỉnh. Hoạt động của rạp là thường xuyên vừa có chuyên môn hóa rất cao đó là
nhiệm vụ chiếu phim kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền, vừa có cơ
chế hoạt động mở rất có hiệu quả đó là hoạt động phối hợp đa dạng các loại
hình văn hóa nghệ thuật như: Triển lãm về hội họa, điêu khắc; hay biểu diễn
nghệ thuật: Ca, múa, nhạc, xiếc; hoặc giao lưu hội thảo, tọa đàm...
Còn các tỉnh thành phố nói chung trong cả nước thì đã ngừng không sử
dụng máy chiếu phim nhựa 35 mi li và máy chiếu phim VIDEO ống phóng 100


19

inchs như ở Sơn La vì công nghệ đã lạc hậu. Các tỉnh thành trong cả nước đã
đồng loạt thay máy chiếu kém chất lượng bằng công nghệ kỹ thuật số hay còn
gọi là máy chiếu phim HD. Thực tế cũng cho thấy ở những tỉnh nào có sự đầu tư
thích đáng và quan tâm đúng mức đến vấn đề này, thì ở đó đời sống văn hóa của
nhân dân phát triển. Hiện nay các rạp phim chất lượng tốt càng xuất hiện nhiều
và quen thuộc với đời sống hàng ngày, không khó để thấy những hình ảnh khách
đứng xếp hàng đông trước các quầy bán vé tại rạp, cùng với cảnh cả nhà háo hức
xem một bộ phim hay. Khán giả thường thấy là học sinh lứa tuổi 16 đến 18; sinh

viên lứa tuổi 18 đến 25; những người có thu nhập ổn định; các đối tượng có thời
gian dư dả, các đối tượng là khách du lịch.
Còn các đội chiếu bóng lưu động ở một số tỉnh có địa bàn tương đồng
với địa hình và phong tục tập quán như ở Sơn La thì từ khi trang bị các thiết
bị chiếu phim đồng bộ có ô tô lưu động chuyên chở thiết bị, bà con đến xem
phim rất đông, vừa xem phim vừa được nghe trưởng bản, cán bộ văn hóa xã
và cán bộ chiếu phim làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và giao
lưu văn hóa văn nghệ. Buổi chiếu phim đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, thành ngày hội giao lưu văn hóa, văn nghệ và công tác tuyên
truyền dân vận thực sự đem lại hiệu quả.
2. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc; với
dân số 1.080.641 người, trong đó có trên 80,55% dân số sống ở các vùng
nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Sơn La có tổng diện tích
tự nhiên là 14.174,4 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng số 3
trong 63 tỉnh thành phố; có 12 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố và 11


20

huyện có 204 xã, phường, thị trấn; có 3.255 bản, tiểu khu, tổ dân phố; chiều
dài đường biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La giáp với nước bạn Lào là 250km,
trong đó: có 17 xã, 308 bản thuộc khu vực biên giới.
Sơn La có 12 dân tộc trong đó dân tộc Thái chiếm 55%; dân tộc Kinh
chiếm 18%; dân tộc Mông chiếm 12%; dân tộc Mường chiếm 8,4% còn lại là
các dân tộc khác. Trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, toàn tỉnh có
05 huyện nghèo, một huyện mới chia tách; 89 xã, 1.105 bản đặc biệt khó khăn.
Với đặc điểm về địa hình, kinh tế - xã hội và văn hóa nêu trên làm cho

việc đưa văn hóa tới các địa bàn cơ sở gặp nhiều khó khăn, các thiết chế văn
hóa ở địa bàn trung tâm chưa được đầu tư thích đáng, nhân dân các vùng
trong tỉnh còn chưa được hưởng thụ đồng đều các giá trị văn hóa, chưa theo
kịp cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước và quốc tế.
Đặc biệt và cụ thể hơn là địa hình Sơn la bị chia cắt bởi núi cao và vực
sâu, đường đi lối lại hết sức khó khăn, phương tiện xe ô tô vận chuyển người
và phương tiện phục vụ cho hoạt động văn hóa văn nghệ chỉ đến phục vụ
được trung tâm huyện lỵ và một số trung tâm các xã; và không thể tới được
địa bàn của hầu hết các xã bản: Vùng xa, vùng sâu, vùng cao, biên giới. Hơn
nữa ở các vùng này được coi là vùng lõm truyền hình không thể phủ sóng
được. Còn đối với truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số thì càng trở nên
vô cùng xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên đội chiếu bóng lưu động với
phương tiện gọn nhẹ, vận chuyển bằng xe mô tô, bằng xe gắn máy về mùa
khô và vận chuyển bằng phương tiện thô sơ mang vác đi bộ về mùa mưa; với
những yếu tố chủ quan và khách quan có tính vượt trội, vẫn cần mẫn phục vụ
nhân dân bất chấp khó khăn về địa hình chia cắt, mưa dông bão lũ thất thường
để khẳng định vai trò cần thiết của mình.


21

2.2.2. Đặc điểm tình hình Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng
tỉnh Sơn La
* Cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ
Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng là đơn vị trực thuộc Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ
của Cục Điện ảnh, có chức năng hoạt động Điện ảnh gồm sản xuất và phổ
biến phim đến cơ sở; tham mưu cho ngành về tổ chức và hoạt động trong lĩnh
vực Điện ảnh.
Bộ máy tổ chức gồm:

- Ban Giám đốc.
- 02 phòng chức năng:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp
+ Phòng Nghiệp vụ Phát hành phim và Chiếu bóng
Hàng năm thực hiện sản xuất 7 phim tài liệu nghệ thuật; sản xuất chương
trình phim thông qua việc biên dịch và lồng tiếng 24 đến 35 phim tiếng Thái,
tiếng Mông, tiếng Lào vào các tác phẩm điện ảnh; biên tập và sản xuất các bộ
ảnh tuyên truyền; hướng dẫn nghiệp vụ, sửa chữa các thiết bị điện ảnh. Đảm
bảo cung ứng đầy đủ phim truyện, phim tài liệu, tranh ảnh triển lãm, tài liệu
tuyên truyền bằng tiếng phổ thông, tiếng Thái, tiếng Mông; cung ứng đầy đủ
thiết bị phục vụ cho hoạt động thường xuyên của 26 đội chiếu bóng.
- 26 đội chiếu bóng lưu động (đóng trên địa bàn 11 huyện trong tỉnh).
Đến hết năm 2014 với 26 đội chiếu bóng thông tin lưu động làm công tác
chiếu phim tại hơn 3.000 bản trên địa bàn vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
vùng cao biên giới của 11 huyện, chưa kể một tổ chiếu phim do cán bộ viên
chức của văn phòng Trung tâm Phát hành phim & Chiếu bóng làm nhiệm vụ


22

chiếu phim tại địa bàn của khu vực thành phố Sơn La. Mỗi đội chiếu phim
của đơn vị có biên chế là 03 người: 01 đồng chí đội trưởng làm công tác quản
lý hoạt động của đội kiêm công tác tuyên truyền, 01 đồng chí điều hành
phương tiện máy chiếu phim, 01 đồng chí điều hành phương tiện máy nổ. Đội
chiếu phim làm nhiệm vụ chiếu phim và công tác tuyên truyền các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các hình thức tuyên truyền
miệng tuyên truyền bằng tranh ảnh triển lãm và giao lưu văn hóa văn nghệ
theo chủ đề cần tuyên truyền phù hợp. Hàng năm đơn vị đã tổ chức trên 5.616
buổi chiếu tại 2.818 điểm chiếu, phục vụ 1.570.000 lượt người xem (trong đó
buổi chiếu phim vùng cao và kết hợp thông tin tuyên truyền là 5.000 buổi).

Tổng số biên chế của đơn vị đến 31/9/2015 là: 98 người. Trong đó: Đại
học 22 ( 22,7%), Cao đẳng 03 ( 3%), Trung cấp 29 ( 29,9%), còn lại là Công
nhân kỹ thuật. Số cán bộ đảng viên trong toàn Trung tâm là 55 đồng chí.
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1. Về trang thiết bị kỹ thuật đầu tư cho các đội
chiếu bóng lưu động
Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Sơn La được trang bị 01
xe ô tô U-oát bạt cũ được Sở Văn hóa – Thông tin chuyển sang từ năm 1996
để chuyên chở máy chiếu phim nhựa lưu động. Năm 2010 đơn vị được cấp 01
xe ô tô chiếu bóng lưu động chuyên dụng phục vụ nhiệm vụ chiếu phim lưu
động tại các địa bàn trong tỉnh bằng nguồn chương trình mục tiêu của năm
2009. Ô tô này đặc biệt phù hợp với việc chuyên chở thiết bị phục vụ chiếu
phim tại trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ hay các địa bàn xã bản vùng thấp
đường đi lối lại dễ dàng. Các đợt phim và các tuần phim do đơn vị triển khai
trước đây thường dùng thiết bị vận chuyển bằng ô tô để chở các thiết bị cồng
kềnh như máy chiếu phim 35 myly, trên xe còn chở từ một đến nhiều bộ phim


×