Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

báo cáo tham quan thực tế nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 33 trang )

Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Phần 1: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT
1. Giới thiệu tổng quan
1.1 Vấn đề môi trường liên quan đến nước thải
Câu chuyện về môi trường và các vấn đề liên quan đến nó luôn là đề tài được nhắc lại
và luôn là vấn đề nóng hổi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Hiện nay,
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng
nhanh chóng đặc biệt là ở những đô thị lớn. Vấn đề về nước thải, quản lý nước thải
cũng vì vậy mà ngày càng được cân nhắc, xây dựng và thực hiện tốt hơn.
Đà Lạt là thành phố đang phát triển, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng cùng
với quá trình đô thị hóa, vấn đề nước thải bao gồm các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh
sản xuất ngày càng nhiều, sự đa dạng thành phần cũng như ảnh hưởng của nó đến môi
trường cũng ngày càng được xem trọng, nhu cầu thu gom và xử lý được đặt ra và ngày
càng được yêu cầu cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhà máy- xí nghiệp xử lý nước
thải tập trung Thành phố Đà Lạt đã được xây dựng và vận hành.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
 Nước thải: là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do qua sử dụng hay do các

hoạt động của con người xả vào hệ thông thoát nước hoặc ra môi trường.
Nước xám
Sinh hoạt

Nước đen

Nông nghiệp
Công nghiệp
Nước Thải
Y tế
Nước mưa chảy tràn


...
 Nước thải sinh hoạt: là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như

ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân; chứa nhiều chất hữu cơ và vi trùng; nước thải
sinh hoạt chia làm 2 loại là nước xám và nước đen.
+ Nước xám: là nước thải sinh hoạt không chứa phân và nước tiểu; nguồn gốc
thải ra từ hộ gia đình bao gồm nước thải ra từ bồn tắm, vòi hoa sen, chậu rửa
chén, máy giặt…
+ Nước đen: là nước thải sinh hoạt có chứa phân và nước tiểu.
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

1


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt
 Nước thải khác: là nước đã qua sử dụng mà không phải nước thải sinh hoạt, bao

gồm: nước thải công nghiệp, y tế, nông nghiệp, cả nước mưa…. Mỗi loại nước thải
trên đều có đặc tính riêng gây hại đến môi trường nếu thải trực tiếp môi trường mà
không được qua xử lý. Ví dụ nước thải công nghiệp từ các xí nghiệp chứa nhiều các
chất đặc trưng như dầu mỡ, kim loại nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao nếu xả trực
tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước, gây ảnh hưởng đến sinh vật…
 Xử lý nước thải: là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải

hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và
sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với
môi trường.
 Công trình Xử lý nước thải là một khái niệm chung để chỉ một hệ thống tổ hợp

bao gồm các hạng mục công trình và thiết bị đi kèm để biến nước thải thành nước

sạch ở mức độ chấp nhận được.
1.3 Giới thiệu về nhà máy- xí nghiệp quản lý nước thải thành phố Đà Lạt

Hình 1.1. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
 Lịch sử phát triển của Nhà máy
Hệ thống xử lý nước thải tập trung thành phố Đà Lạt thuộc hạng mục dự án vệ sinh
thành phố về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ở đô thị, thực hiện theo hiệp định
ký kết giữa Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam. Được khởi công xây dựng từ năm
2003, hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2005. Đến nay, hệ thống xử lý
nước thải tập trung của thành phố cơ bản đã hoàn thành và vận hành được thường
xuyên; hiện hệ thống là thành viên trực thuộc Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm
Đồng và mang tên Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt (hay Xí nghiệp
quản lý nước thải Đà Lạt).
 Địa điểm, chức năng

Nhà máy tọa lạc tại đường Kim Đồng, Phường 6, Đà Lạt; cách trung tâm thành phố
3km. Độ dốc đến nhà máy không quá cao, tùy vị trí bố trí ống; nhưng nhìn trên mặt
bằng chung, độ dốc này có lợi cho dòng chảy thủy lực trong nhà máy.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

2


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Nhà máy xử lý nước thải là mắt xích cuối cùng trong chuỗi các công trình nước thải
của thành phố Đà Lạt. Tại đây toàn bộ nước thải (dạng thô) được thu gom và xử lý
theo các yêu cầu đạt quy chuẩn chất lượng nước trước khi được thải ra hạ lưu suối
Cam Ly.

Dự án không chỉ đơn thuần đầu tư về cơ sở hạ tầng xử lý nước thải mà đi kèm đó là
chương trình giáo dục sức khỏe vệ sinh và tuyên truyền về kiến thức kinh nghiệm
về vấn đề bảo vệ môi trường.
 Cơ cấu tổ chức và quản lý

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý Xí nghiệp
 Quy mô và công suất xử lý
Phạm vi phục vụ của hệ thống trải trên một số phường trên địa bàn thành phố Đà
Lạt: phường 1, phường 2, một phần phường 5, phường 6 và phường 8. Hiện nay xí
nghiệp đang lên kế hoạch mở rộng hệ thống ra các phường khác và dự kiến là toàn
thành phố Đà Lạt; tuy nhiên gặp phải khá nhiều khó khăn tiêu biểu là địa hình, diện
tích và kinh phí.
Nước thải được đưa về xí nghiệp xử lý là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh…
Nước được thải ra của khoảng 7.400 căn hộ trong khu vực trung tâm thành phố, hỗ
trợ công trình vệ sinh tại chỗ khoảng hơn 3800 hộ.
Công suất xử lý trung bình lượng nước thải tập trung về nhà máy là 7.400 m3/ngđ.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

3


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 1.3. Tổng thể nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
 Khái quát hệ thống thu gom và mạng lưới đường ống

Hệ thống xử lý là hệ thống riêng, được xây dựng tách biệt với hệ thống thoát nước
sẵn có. Hệ thống là quản lý nước thải sinh hoạt, không phải quản lý về mặt nước

mưa.
Chú ý: Đối với nước thải y tế, xí nghiệp đã lắp đặt hệ thống xử lý nước sơ bộ ngay
tại các bệnh viện và trung tâm y tế; mỗi bệnh viện có 1 trạm xử lý riêng. Sau đó
nước sau xử lý sẽ được thu về (bằng xe thu gom chuyên dụng) và đổ vào bồn tiếp
nhận nước thải để đi vào quy trình xử lý thông thường của nhà máy.
Mạng lưới tuyến cống chính gồm khoảng 45Km đường ống PVC và ống HDPE
(đường kính 150 – 600 mm), 01 trạm bơm chính, 07 trạm bơm nâng và hệ thống
đường ống áp lực.

Hình 1.4. Mô tơ bơm

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

4


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt
o Trạm bơm chính được xây dựng trên đường Nguyễn Thị Định (hình 1.5) với

công suất 500m3/h bao gồm bể chứa ngầm lắp đặt 3 máy bơm (2 máy bơm
hoạt động đồng thời, 1 máy bơm dự phòng); 1 trạm biến áp và 1 phòng trực.
trạm bơm chính có nhiệm vụ bơm nước thải sau khi thu tập trung vào hệ thống
cống về nhà máy xử lý trong đường ống áp lực.

Hình 1.5. Trạm bơm chính
o 07 trạm bơm nâng được lắp đặt tại các khu vực có địa hình thấp để bơm nước
thải về trạm bơm chính, sau đó đưa nước thải về nhà máy xử lý.

Hình 1.6. Chú nhân viên đang bảo trì trạm bơm nâng


SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

5


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hiện nay, chiều dài các đường ống trong hệ thống đường ống được ghi nhận là:
o 2.2 km đường ống áp lực từ trạm bơm chính đến nhà máy
o 44 km đường ống chính (ống cấp 1)
o 85 km đường ống nhánh (ống cấp 2)

Hình 1.7. Quy mô mạng lưới đường ống xử lý
Lý do khi có nhiều trạm bơm do khi nước thải cần xử lý qua đường ống, sẽ có 2
loại hình thức chảy:
Từ cao đến thấp

Tự chảy
(do chênh lệch độ cao)

Từ thấp đến cao

Không tự chảy, có áp
(sử dụng bơm)

Nước qua đường
ống

Do địa hình cũng như sự lắp đặt đường ống khác nhau nên cần các trạm bơm nâng
để đưa nước về nhà máy xử lý.

Đối với đường ống nước thải đấu nối từ nhà ra ống tuyến chính, không nối trực
tiếp vào tuyến chính được vì áp lục trong tuyến ống chính rất lớn, có thể gây ra
hiện tượng trào ngược nước vào trong nhà; do đó việc đấu nối phải qua đường ống
thu gián tiếp và các hộp nối (hình 1.5).
Khi nước thải từ trong hộ gia đình ra đường ống thu có thể mang theo rác, khi đến
những “ngã 4” gãy khúc, rác sẽ bị mắc kẹt lại gây nên tắc nghẽn đường ống, giảm
hiệu suất hoạt động; vì thế người ta đặt song chắn rác vào các địa điểm đó, tạo nên
“hố thăm” để có thể dễ dàng kiểm tra cũng như khắc phục sự cố tắc nghẽn. Các hố
thăm hay ‘main hole’ được lắp đặt ở đường ống chính và tổng số lượng hố lên đến
1982 hố.
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

6


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 1.8. Sơ đồ đấu nối ống hộ gia đình
2. Công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy
2.1 Tổng quan công nghệ xử lý
Nước
vào

Bể lắng
cát

Bể
Imhoff

Bể lọc

sinh học
cao tải

Bể lắng
thứ cấp

Hố bơm
tuần
hoàn
Hố bơm
bùn

Sân phơi
bùn
Hồ sinh
học

Nước
ra
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ của Nhà máy xử lý nước thải

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

Hạ nguồn
suối Cam
Ly

7



Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

2.2 Thuyết minh công nghệ và quy trình xử lý nước thải
- Nhà máy xử lý nước thải là hệ thống riêng hoàn toàn, được xử lý sinh học nhờ quá
trình màn sinh học trong điều kiện nhân tạo.
- Từ sơ đồ công nghệ trên ta có thể hình thành được quy trình xử lý nước thải như sau:
Xử lý cấp 1
Dòng chảy của
nước thải
Quy trình xử lý

Xử lý cấp 2
Dòng chảy của bùn

Hình 2.2a. Quy trình tổng quát
Sau xử lý, sẽ có 2 dòng sản phẩm đó là dòng nước và dòng bùn. Dòng nước thải trước
khi được thải ra môi trường phải trải qua 2 giai đoạn xử lý cấp 1 và cấp 2:
Xử lý cấp 1

Lưới chắn rác

Tách bỏ sạn cát

Lắng cấp 1

Xử lý cấp 2

Xử lý sinh học

Khử trùng làm

sạch

Lắng cấp 2

Thải ra suối
Cam Ly

Hình 2.2b. Quy trình xử lý dòng nước thải
Dòng bùn thải phát sinh sau quá trình xử lý nước thải được tiếp tục qua một giai đoạn
xử lý cơ bản và được tái sử dụng hay tạo ra sản phẩm phụ:
Dòng chảy của bùn

Ổn định bùn

Tách nước

Dùng bùn làm phân
vi sinh

Hình 2.2c. Quy trình xử lý dòng bùn

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

8


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

- Cụ thể về quy trình, công nghệ xử lý được phát biểu như sau đây:
Sau khi được thu gom và tập trung về nhằ máy, nước thải trước tiên sẽ đi qua hệ

thống chắn rác, mục tiêu là để tách các vật thể thô và chất bẩn rắn ra khỏi nguồn
nước. Trong tình trạng hoạt động bình thường, nước thải sẽ đi từ lưới thô rồi đến
lưới bậc thang và đến lưới chắn mịn.
Từ lưới chắn rác, nước thải sẽ được chuyển đến ngăn lắng sạn cát (bể lắng cát) để
tách bỏ sạn và cát; có 3 ngăn lắng cát, thường thì sẽ có 2 ngăn hoạt động còn 1 ngăn
để dự phòng sự cố hoặc vệ sinh; cặn lắng được thu hồi thủ công sau xử lý định kỳ.
Nước tiếp tục được đưa đến bể tiếp nhận, phân phối trước bể lắng 2 vỏ (bể Imhoff).
Ở bể này gồm 2 phần là phần lắng và phân hủy kỵ khí; chức năng của bể là lắng các
chất lơ lửng trong nước. Chất hữu cơ sau khi lắng xuống sẽ được phân hủy kị khí ở
ngăn lắng bên dưới; bùn sẽ được xả thải và phơi ở sân phơi bùn.
→ Xử lý cấp 1
Nước cùng chất hòa tan và không lắng được sẽ tiếp tục đi đến ngăn phân phối để
phân phổi vào bể lọc sinh học.
Bể lọc sinh học là bể lọc hiếu khí, gồm những vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất
có trong nước để làm chất dinh dưỡng cho bản thân và lớn lên →làm cho các vi sinh
vật bên trong không có chất dinh dưỡng → chết, bong ra→ lắng ở bể lắng thứ cấp.
Tất cả bùn lắng sẽ được tập trung ở hố bơm bùn để bơm tuần hoàn lại vào ngăn 1Acủa bể lắng sơ cấp (bể IMHOFF)
Nước khi đó sẽ được đưa đến công trình tiếp theo là hồ khử trùng. Theo nguyên lý,
tại đây nước sẽ được khử trùng bằng vi sinh vật và ánh sáng mặt trời.
→ Xử lý cấp 2
Tuy nhiên hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn thi công xây dựng mở rộng
thêm các công trình mới nên nước sau khi qua bể lắng sinh học, sẽ có 2 van điều
tiết đưa 1 phần nước thải ra trực tiếp vào hồ khử trùng, 1 phần nước sẽ được
chặn lại qua một bể tiếp nhận tạm thời và được khử trùng bằng dung dịch clo
được đặt trong 2 thùng lớn.
Sau đó nước được thải thẳng ra hạ nguồn suối Cam Ly. Nước thải được đánh giá
thuộc loại B.
2.3 Chi tiết công trình
Bảng 2.1. Công trình hạng mục trong Nhà máy
STT


Tên công trình

1

Bể tiếp nhận

2

Hệ thống chắn rác

3

Bể lắng cát

4

Bể lắng 2 vỏ (bể IMHOFF)

5

Bể lọc sinh học nhỏ gọt

Số lượng/ Công suất/ Thông số
Độ lớn phụ thuộc vào lưu lượng
3 hồ
nước vào công trình tiếp.
Lưới thô 60mm –mịn 4mm
Máy cuốn và ép rác tự động
3 ngăn Kích thước 19.4m x 3.5m x 1.5m

Mỗi bể: 25.8m x 7m
2 bể
11.05m x 4m
2 bể
Đường kính 22m, cao 5.95m

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

9


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

6
7

Bể lắng thứ cấp
Trạm bơm tuần hoàn

8

Sân phơi bùn

9

Hệ thống đường ống kỹ thuật

10

Máy phát điện dự phòng


11

Khối hành chính

12

Hồ sinh học và khử trùng

2 bể
Đường kính 31m, cao 2.5m
Kích thước 9.8m x 4.5m x 5.3m
Diện tích 4.000 m2
2 sân
Gồm 20 ô kích thước 34.2m x 6.4m
Đường kính từ Ø150 đến Ø700
Công suất 60 kVA
Máy biến áp 160kVA
Phòng điều hành, văn phòng làm việc và
xưởng.
Hiện nay diện tích bị thu hẹp do mở rộng công
trình xử lý

Chi tiết các công trình vận hành trong nhà máy:
2.3.1 Hệ thống lưới chắn rác

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống lưới chắn rác
Hệ thống lưới chắn rác dựa trên phương pháp xử lý cơ – lý học, có nhiệm vụ tách loại
bỏ rác hoặc các vật thể rắn có kính thước lớn hay một phần chất keo tụ trong nước ra
khỏi nguồn nước thải, tránh gây tắc nghẽn đường ống và không gây hại đến các công

trình phía sau.

Hình 2.4. Hồ tiếp nhận

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

Hình 2.5. Máy chắn rác

10


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

 Lưới chắn rác thô
Cấu tạo lưới chắn rác thô có kích thước 0.7m,
khoảng cách giữa 2 thanh chắn rác là 6cm. được
vệ sinh bằng thủ công- cào dọn bằng tay; thực
hiện hằng giờ.
Chức năng: giữ lại các chất rắn lơ lửng có kích
thước lớn như giấy, rác, nilon…
Do ở các trạm bơm, các hố thăm trong đường ống
chính đều có song chắn rác nên lượng rác đổ về hệ
thống là không lớn lắm.
Hình 2.6. Lưới chắn rác thô
 Lưới chắn rác mịn
Có 2 loại lưới chắn rác tinh: lưới chắn rác tinh vận hành bằng máy (hay còn gọi máy
cuốn rác bậc thang) và lưới chắn rác tinh thủ công.
Đối với lưới chắn rác vận hành bằng máy:
+ Hoạt động trên nguyên tắc: rác và nước khi đi tới song chắn; nếu rác quá nhiều sẽ
chặn làm cho mực nước dâng lên đụng vào máy cảm biến, máy cảm biến sẽ báo về

bộ phận máy chủ. Khi đó máy sẽ cuốn toàn bộ rác lên theo dạng bậc thang → qua vít
tải ép toàn bộ lượng rác ra khỏi nước và đưa vào thùng rác; dòng nước sẽ tiếp tục
chảy theo hệ thống đến bể lắng cát.
+ Chức năng: Máy cuốn rác bậc thang vận hành bằng cơ loại bỏ các phần tử nhỏ hơn
không phân huỷ được ra khỏi nước thải, bảo vệ vật liệu lọc sinh học không bị dơ bẩn.
Nếu không sẽ có nhiều nguy cơ sàn đỡ vật liệu lọc nhựa sẽ bị tắc nghẽn.

Lưới chắn rác thủ công
Máy cuốn rác dạng bậc thang
Hình 2.7. Lưới chắn rác tinh (2 loại)

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

11


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Lưới chắn rác tinh dạng thủ công được xây dựng với mục
đích sử dụng khi máy cuốn rác bậc thang không vận hành
được hay đang bảo trì; được cào dọn bằng tay; khoảng cách
giữa các song chắn là 0.4cm.
Lưu lượng nước trong ngày có những lúc giờ cao điểm lên
cao quá nhanh xảy ra hiện tượng tràn qua phía song chắn rác
tinh thủ công, khi đó nhà máy sẽ khắc phục bằng cách cho
công nhân cào bằng tay.
Vào định kỳ thì sẽ có chuyên viên đi lấy mẫu nước xét
nghiệm nồng độ các chất trong nước thải đổ về trạm để có
thể kịp thời xử lý khi có sự cố.
Hình 2.8. Lấy mẫu


Hình 2.9. Thùng chứa rác sau lưới chắn

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

12


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

2.3.2 Bể lắng cát
 Bể lắng cát: Đặt phía sau hệ thống chắn rác, nguồn nước từ công trình trước được
đưa vào hồ tiếp nhận và đưa vào bể lắng cát với nhiệm vụ chính là lắng cát và các
hạt có kích thước lớn.

Hình 2.10. Ngăn tiếp nhận phân phối
Hình 2.11. Bể lắng cát
nước vào bể lắng cát
 Chức năng:
Trong nước thải thường chứa nhiều các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc
lắng chìm cao, đường kính lớn hơn 0,1µm như cát, sỏi, xỉ… khi qua bể lắng cát,
chúng sẽ bị lắng theo nguyên lý cơ- lý học.
Nói đến bản chất của cát là không độc hại, không có khả năng ô xi hóa tuy nhiên
sự tồn tại của cát trong nước thải sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các
công trình thiết bị trong hệ thống; chúng có khả năng làm bào mòn các thiết bị cơ
khí, lắng cặn trong kênh hoặc ống dẫn, giảm hiệu suất thực hiện… vì thế, việc lắng
cát rất cần thiết.
 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 2.12. Cấu tạo cắt dọc của bể lắng cát

Bể lắng được thiết kế nằm theo phương ngang cùng chiều chuyển động dòng chảy
và dùng để cát có đường kính trên 0.1 mm lắng xuống. Để thực hiện được quá trình
lắng, phải giảm vận tốc và áp lự nước xuống khoảng 0.8m/giây và bảo đảm thời
gian lưu lại hơn 3 phút; với tốc độ vừa phải đó, các hạt cát có thể lắng lại được,
không bị cuốn trôi hay xảy ra trường hợp lắng luôn các chất không phải cát.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

13


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 2.13. Ống dẫn và van điều tiết dòng chảy vào bể lắng
Bể được xây dựng hở và bằng bêtông với kích thước 19.4m x 3.5m x 1.5m; gồm có
ba mương lắng sạn cát riêng biệt, mỗi ngăn đều có cửa chặn. Thông thường, chỉ có
2 ngăn hoạt động, ngăn còn lại để dự phòng sự cố hoặc khi cần vệ sinh ngăn khác.

Hình 2.14. Cửa chặn

Hình 2.15. Ba ngăn bể lắng

 Quá trình lấy cặn và làm sạch bể
Sự vận hành luân phiên của ba ngăn trong bể lắng mục
đích là để vệ sinh, lấy cặn trong bể ra, đảm bảo hiệu
suất làm việc của bể lắng và cho cả hệ thống công trình
xử lý.
Hoạt động xúc cát, loại bỏ cặn được thực hiện thủ
công. Trước khi thực hiện thao tác đó, phải có quá
trình chuyển dòng cho nước trong ngăn lắng thông

qua những cửa phay thực hiện thủ công.
Cuối bể lắng có một van xả có nhiệm vụ xả nước thoát
ra chừa cặn cho công nhân lên vệ sinh lấy cặn; nước
thoát ra sẽ được dẫn xuống trạm bơm bùn để đi ngược
lên bể 1A- ngăn đầu tiên của bể lắng thứ cấp; cát lắng
sẽ được xúc bằng vá bỏ vào khay chứa di động, sau đó
được đổ tập trung vào thùng rác chứa rác chắn và đổ Hình 2.16. Nước thoát ra
bỏ.
sau vệ sinh

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

14


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 2.17. Hệ thống van cuối bể lắng
Bể được vệ sinh 2 lần/tuần vào định kì thứ hai và thứ sáu. Bể được thiết kế để bùn
không thể lắng ở đây mà theo dòng nước tiếp tục đến công trình tiếp theo là bể lắng
IMHOFF.
2.3.3 Bể lắng 2 vỏ (bể IMHOFF)

Hình 2.18. Bể lắng IMHOFF

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

15



Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

 Bể lắng 2 vỏ là hạng mục tiếp theo trong hệ thống xử lý, nước thải trước khi đưa
vào bể được tiếp nhận ở ngăn phân phối, tại đây có các van bơm nước điều chỉnh
và phân phối lưu lượng nước cho các bể.

Hình 2.19. Ngăn phân phối – bể IMHOFF
 Chức năng
Bể có chức năng loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước qua lắng sơ cấp. Khi đó
các chất rắn lơ lửng trong nước sẽ bị giữ lại ở ngăn bên trên, lắng xuống đáy bể và
được loại bỏ với tên gọi là bùn.
Ngoài ra, với cấu tạo đặc trưng của bể, bể còn có tác
dụng ổn định chất lắng (bùn) ở bên trên qua quy
trình phân hủy kỵ khí trong ngăn ngoài.
Nước sau khi ra khỏi bể giảm được các thông số như
BOD khoảng 20 - 35%, chất rắn lơ lửng khoảng 60
- 65%.
 Cấu tạo
Bể IMHOFF gồm đơn nguyên (2 bể lớn A và B)
riêng biệt. Mỗi đơn nguyên có 2 ngăn phân hủy nằm
trong 1 bể xử lý- tức là chung ngăn lắng kị khí; bao
gồm 2 ngăn phân hủy bùn và 4 máng lắng.
Hình 2.20. Mặt cắt đứng
Ngăn lắng hay máng lắng là các phểu nhỏ nằm ở
của một ngăn trong bể
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

16



Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

phía trên , ngăn phân hủy là phễu to nằm ở phía dưới. Kích thước mỗi bể 25.8m x
7.4m x 11m. Tổng thể bể có dạng hình phễu, chiều sâu là 11m, thành bể cao 9.8m;
tải lượng bề mặt là 1m/giờ.

Hình 2.21. Một đơn nguyên của bể IMHOFF

Hình 2.22. Ngăn lắng và ngăn phân hủy của bể

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

17


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Khi đưa vào hoạt động, ở khu vực bể sẽ phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi
trường; trước đây, nhà máy chỉ che tạm bằng bạc hay nilon, hiện nay hệ thống công
trình nâng cấp lên khắc phục là che phủ bằng dàn mái che nilon trong suốt.

Hình 2.23. Hệ thống bể khi đưa vào hoạt động

Hình 2.24. Hệ thống bể có mái che

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

18



Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Ngoài ra, các công trình phụ trợ kèm theo gồm có ngăn thoát bùn với các ống thông
hơi phía trên, các ông rút bùn, ống nước phục vụ cho công tác vệ sinh (một bể gồm
3 ngăn thoát bùn).

Hình 2.25. Ngăn thoát bùn (mương thoát)
Bên cạnh bể lắng có những nắp hố ga để xem lượng bùn chảy như thế nào, tính chất
bùn: đặc, lỏng, sự phân hủy bùn có hợp lý hay không.

Hình 2.26. Hố ga – kiểm tra bùn
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

19


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

 Nguyên tắc hoạt động:
Như trong phần cấu tạo đã đề cập đến, nước trước khi vào bể lắng được qua ngăn
tiếp nhận và phân phối- ngăn tiếp nhận gồm 3 ngăn, nước vào được phân phối về
hai bên sau đó đuộc dẫn qua 4 van để đưa vào 2 bể IMHOFF.

Hình 2.27. Nước đang trong quá trình lắng trong 1 ngăn lắng
Thời gian lưu nước tỏng bể là 3 giờ, khoảng thời gian đó đảm bảo cho việc sa lắng
các chất rắn lơ lửng (SS) xảy ra hoàn toàn cùng với việc phân hủy kỵ khí bùn được
diễn ra. Vật thể lắng xuống trong ngăn bên trên sẽ tự rơi qua một khe hở nhỏ dưới
đáy xuống ngăn phân hủy bên dưới. Dòng chảy ở bể lắng là dòng chảy tầng, nước
chảy hoàn toàn yên tĩnh.
Ngăn phân hủy dựa trên nguyên tắc sinh học phân hủy

Ngăn lắng
kỵ khí, có các vi sinh vật khi hoạt động sinh ra các khí
như CH4, CO2… bốc lên theo chiều thẳng đứng, gây
bùn
xáo trộn bùn trong ngăn lắng, ngăn cản quá trình lắng
xảy ra; vì thế từ khe hở để bùn lắng chảy xuống ngăn
phân hủy được thiết kế xéo để bùn có thể chảy xuống
tự nhiên mà không bị cản trở (hình vẽ minh họa khe hở
được thiết kế xéo). Thời gian lưu và phân hủy bùn là 45
ngày, khả năng chứa bổ sung bùn đã phân hủy trong thời gian 15 ngày.
Bùn phân hủy trong ngăn phân hủy sẽ được xả ra sân phơi bùn qua hệ thống thoát
bùn. Xả bùn phân hủy được thực hiện vào thứ hai hàng tuần, ống xả bùn được thiết
kế có độ dốc từ bể đến sân phơi bùn
Nước được thu qua máng tràn vào bể phân phối; nước đầu ra còn bẩn do những
chất hòa tan không lắng được vẫn còn trong nước sẽ được dẫn đến bể lọc sinh học
nhỏ giọt.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

20


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

2.3.4 Bể lọc sinh học nhỏ giọt
 Ngăn tiếp nhận trước bể lọc tiếp nhận nước từ 2 nguồn: đường ống dẫn nước từ
bể lắng IMHOFF và ống nước từ trạm bơm tuần hoàn. Tại đây nước chảy từ bể
IMHOFF được hòa trộn với nước đã làm sạch từ bể lắng thứ cấp được bơm ngược
trở lại rồi sau đó theo ống dẫn đến bể lọc.


Hình 2.28. Bể lọc sinh học nhỏ giọt
 Bể lọc sinh học nhỏ giọt là một hệ thống xử lý hiếu khí lợi dụng các vi sinh vật
bám vào môi trường lọc và phân hủy các chất hữu cơ ra khỏi nước thải. Ước tính
BOD và SS trong nước thải đã qua xử lý trong bể có thể giảm đến 90%, lượng
ammoniac cũng được giảm khoảng 70%.
 Thuyết minh cấu tạo và nhiệm vụ thành phần
- Có 2 bể hoạt động liên tục, thông số thiết kế mỗi bể: đường kính 22m, chều cao
6m, diện tích bề mặt lọc là 4m.

Hình 2.29. Mặt cắt 1 phần bể lọc sinh học
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

21


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

- Hệ thống phân phối nước được làm bằng dàn ống nhựa tự quay (theo lực nước);
ưu điểm mà thiết bị này mang lại là tính tiện dụng của nó do có cấu tạo đơn giản
làm việc ổn định, dễ quản lý. Hệ thống gồm ống đứng dẫn nước vào đặt ở tâm bể,
đỉnh ống lắp khớp quay hình cầu đưa nước ra 4 ống nhánh đặt nằm ngang song
song với bán kính bể, trên ống nhánh lắp vòi phun nước xuống mặt bể lọc. Các tia
nước phun ra trên cùng một phía, vuông góc và ngược với chiều cao của ống nhánh.
Áp lực của nước trong các vòi nước biến thành lực làm cho dàn ống nhánh quay
quanh trục. Tốc độ quay thay đổi theo lượng nước, nước nhiều sẽ quay nhanh, nước
ít sẽ quay chậm.

Hình 2.20. Hệ thống phân phối nước
Nhiệm vụ của dàn ống là đưa nước từ trong hệ thống vào bên trên bể lọc kiểu phun
tưới đều qua các tay quay.

Khoảng cách từ bề mặt của lớp vật liệu bề mặt đến vòi phun từ 0.2 – 0.3m để lấy
không khí và để cho các tia nước phun ra vỡ đều thành giọt nhỏ trên toàn diện tích
bể.
- Vật liệu lọc: vật liệu lọc được sửu dụng ở đây là vật liệu có diện tích bề mặt tiếp
xúc trong một đơn vị thể tích lớn, độ bền cao theo thời gian, không bị tắc nghẽn và
giá rẻ. Cụ thể vật liệu lọc này là “lọc với tải trọng thủy lực cao”, đặc tính có được
tải lượng chất hữu cơ cao hơn các loại vật liệu khác.
Chất liệu vật liệu lọc là plastic, PVC – khối nhựa plastic dạng tổ ong, vật liệu khá
nhẹ, dễ lắp đặt và tháo dỡ tuy nhiên lại dễ vỡ, gãy.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

22


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 2.21. Vật liệu lọc dạng tổ ong
Hình 2.22. Quy trình diễn ra trong màn
Phần thân của bể lọc nhỏ giọt bao gồm nhiều lớp vật liệu lọc cho nước đi qua dễ
dàng. Vi khuẩn sẽ bám được vào vật liệu lọc này và nước thải chảy chậm qua vật
liệu lọc, do đó bể có tên là bể nhỏ giọt. Chất hữu cơ từ nước bám vào và tạo thành
màn sinh học hoặc tạo thành từng lớp mỏng → Đây là quá trình sinh học trong bể
lọc sinh học nhỏ giọt.
- Sàn đỡ và thu nước có nhiệm vụ thu nước có các
mảnh vỡ của màn sinh học bị tróc ra chảy từ trên xuống
dẫn sang bể lắng thứ cấp; thông khí vào bể
- Quạt cấp khí: 2 quạt thổi khí được bố trí ở đáy bể,
công suất 5000 m3/h, hoạt động 24/24; để đảm bảo
cung cấp đầy đủ oxy cho quà trình xử lý hiếu khí trong

bể lọc sinh học (hình minh họa)
- Tuần hoàn nước: đối với bể lọc muốn tăng hiệu suất
xử lý phải tuần hoàn nước lại để tăng thời gian tiếp xúc
của nước thải với vi sinh vật bám dính và tải trọng hữu
cơ. Khi tuần hoàn nước lại thì tải trọng thủy lực tăng lên, đẩy mạnh quá trình tách
màn vi sinh vật cũ và hình thành màn mới trên bề mặt vật liệu, làm giảm hiện tượng
tắc nghẽn trong các lỗ rỗng của lớp vật liệu, tăng lưu lượng trong hệ thông phân
phối để đảm bảo tốc độ quay của hệ thông phân phối.
 Hoạt động của bể lọc sinh học
Nước thải từ bể lắng IMHOFF được bơm lên máng phân phối, theo dàn ống phân
phối đều lên bề mặt diện tích bể. Nước được trộn đều với không khí được cấp từ
ngoài vào trong qua các quạt cấp khí (hệ thống cấp khí cưỡng bức). Hỗn hợp khí
nước đi cùng chiều từ dưới lên trên qua lớp vật liệu lọc, trong lớp vật liệu lọc xảy
ra quá trình khử BOD và chuyển hóa, lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại các cặn
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

23


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

lơ lửng hay chất hữu cơ hòa tan; sau cùng nước sạch thu được vào máng và theo
ống đi ra ngoài.
2.3.5 Bể lắng thứ cấp
Nước thải được đưa trực tiếp vào bể lắng thứ cấp, đặc điểm rất đục do có kèm theo
sinh khối của vi sinh vật (bùn) bong ra trong bể lọc sinh học.
Bể lắng có nhiệm vụ tách bùn ra khỏi nước. Sau khi quá trình hoàn tất, nước sẽ được
đưa đến công trình tiếp theo, còn bùn thì được thi gom về hố bơm bùn và tuần hoàn
trở lại quá trình.


Hình 2.23. Bể lắng thứ cấp
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Bể trụ hình tròn, đáy bể hình phểu hướng về tâm
để thu bùn dễ dàng. Đường kính bể 31m, cao 2.5m. Có 2 bể với hệ thống van nối
cho phép chuyển toàn bộ nước về bể còn lại nếu xảy ra trường hợp sự cố hay cần vệ
sinh bể.
Hoạt động của bể lắng chịu sự ảnh hưởng của các yêu tố: Lưu lượng và thời gia lưu
nước, vận tốc dòng chảy của nước ra vào bể, hàm lượng bùn trong nước và nhiệt độ
của nước.
Trung tâm của bể lắng xây dựng đường
ống dẫn nước vào, nước đi từ dưới lên
trên qua đường ống ở trung tâm bể. Kế
tiếp, nước theo hướng ly tâm phân tán ra
đều ra ngoài. Tại đây, phân đoạn lắng
được xảy ra; lắng thực hiện theo nguyên
lý lắng trọng lực, lắng phân tầng.
Nước thải sau khi lắng sẽ theo các máng
tràn có rãnh răng cưa ra ngoài mương đặt
xung quanh chu vi bể.
Hình 2.24. Trục trung tâm
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076
24


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Đà Lạt

Hình 2.25. Máng răng cưa và mương chứa nước
Hố nước vào và hố tập trung bùn ở đáy bể. Máng nước thải có vị trí sát tường của bể
lắng nối với ống lớn để nước di chuyển đến hố bơm tuần hoàn và tiếp tục hành trình
đến các công trình xử lý khác. Song song với đó là hố tập trung bùn cũng được lắp
đặt để đưa bùn về hố bơm bùn tuần hoàn.


Hình 2.26. Ống thoát nước và hố bùn

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

25


×