Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 59 trang )

KÍNH CHÀO THẦY VÀ TẤT CẢ CÁC
BẠN

Người thực hiện: Lê Thị Bảo Thoa


KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 1: Tập tính là gì?

 Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích
thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật
thích nghi với môi trường sống và tồn tại.


KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 2: Tập tính của động vật được chia thành mấy loại?
Cho ví dụ mỗi loại tập tính.

 Tập tính của động vật được chia thành
2 loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được

• VD tập tính bẩm sinh: ve sầu kêu vào mùa hè
• VD tập tính học được: người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại


BÀI 32

TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tt)



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

1. Quen nhờn

Các bạn hãy xem đoạn phim sau đây và
cho biết quen nhờn là gì?



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

1. Quen nhờn

-Khái niệm: Là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại
nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm.

-Vai trò: Giúp động vật thích nghi với môi trường sống thay đổi, động vật bỏ qua kích thích không có giá
trị hay lợi ích đáng kể đối với chúng, động vật có thể tiết kiệm được năng lượng.

-VD: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ
thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên
nữa.



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

2. In vết


Các bạn hãy xem đoạn phim sau đây và
cho biết in vết là gì?



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

2. In vết
Khái niệm: Là hiện tượng con non mới sinh ra có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng
nhìn thấy đầu tiên ( thường gặp ở các loài chim).

-

-Vai trò: Nhờ “in vết” chim non di chuyển theo bố mẹ do đó được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ tốt hơn.
-VD:
+Gà con mới nở đi theo đồ chơi, chó,…
+Ngỗng con đi theo ngỗng mẹ





IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)

Các bạn hãy quan sát hình và mô tả thí
nghiệm của Paplop.




IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)



Thí nghiệm 1:

Cho chó ăn thức ăn, kết quả chó tiết nước bọt.



Thí nghiệm 2:

Rung chuông nhưng không cho chó ăn, kết quả chó không tiết nước bọt.



Thí nghiệm 3:

Vừa cho chó ăn vừa rung chuông, tiến hành khoảng vài chục lần chó vẫn tiết nước bọt.



Thí nghiệm 4:

Sau thí nghiệm 3, chúng ta chỉ rung chuông nhưng kết quả chó vẫn tiết nước bọt.



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)

? Tại sao ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 4 đều rung chuông nhưng chỉ có thí
nghiệm 4 chó mới tiết nước bọt?

 Vì thí nghiệm 1 và 3 khi có kích thích là thức ăn theo phản xạ đã có
thì chó tiết nước bọt. Thí nghiệm 2, tiếng chuông chưa phải là yếu tố
kích thích để chó tiết nước bọt. Thí nghiệm 4, sau khi thí nghiệm 3 diễn
ra liên tục trung ương thần kinh của chó đã hình thành mối liên hệ thần
kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời nên chỉ cần nghe tiếng
chuông là chó tiết nước bọt.


IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)

- Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động các kích thích
kết hợp đồng thời.

- VD: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và
thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)


 Nội dung thí nghiệm:
- Skinnơ cho chuột vào hộp thí nghiệm, khi
chuột chạy trong hộp vô tình chạm vào cần gạt
phía đèn màu đỏ làm cho những thanh sắt sàn di
chuyển và chuột bị làm ngã nhiều lần, âm báo hiệu
phát ra lớn làm chuột hoảng sợ.
- Ngược lại khi chạm vào phía đèn xanh thì
chuột an toàn, thức ăn theo ống đựng rơi xuống
chỗ đựng thức ăn.


IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)

• Chuyện gì xảy ra sau nhiều lần chuột gặp phải những tình huống như trên?

Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải cần gạt phía đèn màu đỏ thì chuột không còn chạm vào cần gạt ấy
nữa.
Ngược lại, sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp làm thức ăn rơi ra (phần thưởng) thì mỗi khi
chuột thấy đói bụng (không cần nhìn thấy bàn đạp) chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
Như vậy, bài học đạp cần để lấy thức ăn chuột đã học thuộc.



IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)

• Hành vi của động vật có quan hệ gì với phần thưởng (hoặc hình phạt) mà chúng đã gặp phải?

Hành vi của động vật có sự liên kết với một phần thưởng (hoặc
phạt), chúng chủ động lặp lại các hành vi đó khi chúng gặp phải
nhiều lần.


IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

3. Điều kiện hóa
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)

-Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó
động vật chủ động lặp lại hành vi đó, hay còn gọi là hình thức liên kết “thử-sai”.
 Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống.



×