Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------------Tôi xin cam
đoan, đây là công trình của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ HẰNG NGA

Trần Văn Thịnh
LỜI CẢM
ƠN THÍCH NGHI CỦA MỘT
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG
một thời
gianSU
làmTẠI
việc HUYỆN
khẩn trương,
tinh
thần nghiên
cứu khoa
SỐSau
GIỐNG


CAO
SÌNvới
HỒ
TỈNH
LAI CHÂU
học một cách nghiêm túc, trên cơ sở các kiến thức của bản thân và các tài liệu
tham khảo, sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Quân, thầy hướng dẫn
trực tiếp, thầy Phạm Văn Lý với những nhận xét và góp ý xác đáng, thầy Trần
Kim Khôi và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ trong quá trình khảo
nghiệm tại hiện trường và xử lý số liệu đo đếm được. Đến nay, Đề tài

Chuyên ngànhnghệ gỗ, giấy

“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất và chi phí năng

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIIỆP

lượng riêng khi vận xuất gỗ rừng tự nhiên bằng tời tự hành hai trống” của tôi
đã hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những sự giúp đỡ tận tình quý báu đó.
Tôi xin hứa với những kiến thức đã học được trong quá trình học tập và
nghiên cứu, trong điều kiện có thể tôi sẽ vận dụng vào quá trình hoạt động
LỜI CAM ĐOAN

Hà Nội, 2011


Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
BỘ GIÁO
DỤC

VÀaiĐÀO
NGHIỆP
VÀ PTNT
và chưa
được
côngTẠO
bố trong bấtBỘ
kỳNÔNG
công trình
nào khác.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ HẰNG NGA

Trần Văn Thịnh

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CAO SU TẠI HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
Chuyên ngànhnghệ
gỗ, giấy
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGIỆP

TS. Trần


Tuấ n

Nghĩa

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Đỗ Anh Tuân

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo kết quả thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, diện tích rừng
nước ta là 12,874 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 10,41 triệu ha
và rừng trồng gần 2,464 triệu ha; độ che phủ tăng lên 38% (Bộ Nông nghiệp
và PTNT, 2007). Như vậy trong vòng hơn 10 năm, diện tích rừng tăng từ 9,3
triệu ha năm 1995 lên 12,874 triệu ha năm 2006, bình quân tăng 0,3 triệu
ha/năm. Đây là kết quả của những nỗ lực lớn của ngành Lâm nghiệp. Tuy
nhiên, diện tích rừng cũng như độ che phủ của rừng đã tăng lên khá rõ nhưng
chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, phần lớn rừng tự nhiên là rừng nghèo
kiệt, trữ lượng thấp, rừng trồng tại một số địa phương chưa đạt hiệu quả tương
xứng với mức độ đầu tư, chưa đáp ứng sự mong đợi của người trồng rừng và
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng.
Hiện nay tập đoàn cây trồng rừng của nước ta tương đối đa dạng, các
loài cây công nghiệp cũng được đưa vào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Cao
su là cây công nghiệp dài ngày, nó được đánh giá là đem lại hiệu quả rất cao
và được khẳng định thông qua sản phẩm là nhựa và gỗ.

Cao su được dẫn dụng vào nước ta từ năm 1897 do có nhiều lợi ích to
lớn về kinh tế, xã hội và môi trường nên nó nhanh chóng chiếm được vị trí
quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Những năm đầu chỉ được trồng ở
Nam bộ, Tây Nguyên nhưng đến nay đã được mở rộng trồng ở một số tỉnh ở
miền Bắc nước ta nơi có điều kiện khí hậu và địa hình khác hẳn với vùng sinh
sống trước đây của nó. Nó được đưa vàc trồng như một chiến lược để phát
triển nền kinh tế trên vùng núi, thậm chí nhiều tỉnh còn đưa vào cơ cấu cây
trồng chủ lực với hy vọng kích cầu nền kinh tế, Lai Châu là một điển hình.
Ngày 11/12/2006, UBND tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định số 76/2006/QĐUBND trong đó chủ trương phát triển cây cao su vào trồng trên vùng đất dốc


2

với diện tích trồng mới cả năm 2007 là 400 ha đưa diện tích cây cao su của cả
tỉnh lên 532,4ha. Việc đưa cây cao su vào Lai Châu là đúng hướng vì ngay tại
tỉnh Vân Nam – Trung Quốc nơi có nhiều điều kiện tương tự như Lai Châu họ
vẫn phát triển loài cây này. Vấn đề đặt ra là lựa chọn được bộ giống thích hợp
với điều kiện lập địa và xây dựng được quy trình thâm canh phù hợp với đặc
thù của Lai Châu.
Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Lai Châu rất khác so
với vùng sinh sống của nó, nó có thực sự sinh trưởng và phát triển tốt trên
vùng đất mới để phát huy hiệu quả kinh tế nhằm giảm áp lực vào rừng tự
nhiện đang ngày càng cạn kiệt?
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một số đặc điểm cũng
như giá trị của cây Cao su tôi thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá khả năng
thích nghi của một số giống cây Cao su được trồng tại huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu”


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại
1.1.1. Tên gọi và phân loại
Cao su (Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Thầu
Dầu (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất
trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất láng chiết ra tựa
như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là
nguồn chủ lực trong sản xuất Cao su tự nhiên.
1.1.2. Về đặc điểm hình thái
Cây Cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có
trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này
tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc
khoảng 30 độ với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các
vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể
làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa
mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ Cao su.
Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất
nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
Cây Cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu
hoạch vì đây là thời gian cây rông lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
Thông thường cây Cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để
giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ
nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rông lá một lần. Hoa
thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo,
vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả Cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép



4

thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02
cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dựng trong kỹ nghệ pha sơn.
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C
đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây Cao su có thể chịu được
nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm ướt. Cây thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp
(dưới 600m), càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ giảm,
tốc độ gió mạnh. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ về giống có thể đưa
cao trình trồng cao su lên cao hơn giới hạn cũ.
Độ dốc đất có liên quan đến độ phì của đất, đất càng dốc, xói mòn càng
tăng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi
nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần thiết phải thiết lập
các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn.
Tính chất lý và hóa đất: pH giới hạn để trồng cao su là 3,5-7. Tốt nhất là
4,5-5,5. Độ dày tầng đất cũng là yếu tố quan trọng để giúp cho sự tăng trưởng
của rễ cao su. Hiện nay đất có tầng canh tác 0,8m trở lên có thể xem như là
đạt yêu cầu để trồng cao su.
Cây sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây
được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. Ngày
nay người ta đã áp dụng các tiến bộ KHKT để tạo ra các dòng Cao su ghép có
chất lượng mủ cao, chịu đựng được biên độ sinh thái rộng, đặc biệt là khô
hạn.
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà
cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng
50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ Cao su. Độ dốc của vết

cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào


5

tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bóc thật sạch
mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7
đến 8 giờ sáng.
1.2. Nghiên cứu trên thế giới
Cây cao su sinh trưởng thích hợp tại những khu vực nằm ở vĩ độ 10 ở
hai đầu xích đạo, là những khu vực có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm
phổ biến khoảng 2,000 mm. Do đó khu vực các quốc gia Đông Nam Á, Nam
Mỹ và lưu vực sông Congo, Niger ở châu Phi là những nơi cây cao su được
trồng phổ biến.
1.2.1. Tình hình gây trồng
Cây Cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây
gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng
để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong
dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa
là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã
dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây Cao su ra ngoài phạm
vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm
tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ
để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực
hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4%
hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi
trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại

Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây Cao
su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây Cao su
đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883[1]. Vào


6

năm 1898, một đồn điền trồng Cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày
nay phần lớn các khu vực trồng Cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại
khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây Cao su tại Nam Mỹ
bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.
Mặc dầu cao su là loài cây tự nhiên ở Nam Mỹ, song do sự xuất hiện
của bệnh rệp lá nên việc gây trồng ở vùng này bị hạn chế (Guyot et al. 2008)
mà nó được chuyển tới Châu Á và mở rộng ra Châu Phi. Do có hiệu quả kinh
tế cao và ổn định, cao su đã được phát triển nhanh chóng nhiều quốc gia.
Những nước trồng và xuất khẩu cao su nhiều nhất là Indonesia, Thái Lan,
Malaysia, Việt Nam, India, Trung Quốc, Sri Lanka, Liberia, và Cote d’Ivoire.
Tỷ trọng về diện tích cao su của các quốc gia được thể hiện ở hình sau.
Bảng 1: Tỷ trọng diện tích cao su của các nước đứng đầu thế giới
năm2002

Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự
báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt 10 triệu
tấn vào năm 2010 và 15 triệu tấn năm 1035. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các


7

nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có

điều kiện sinh thái ít thuận lợi và nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích đất
thông qua con đường cải thiện giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật đi kèm.
Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện nghiên cứu cao su trên thế
giới tập trung đẩy mạnh.
Ngày nay, đã có xu hướng phát triển cao su mới trên thế giới đó là trồng
cao su theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình trồng cao
su độc canh.
1.2.2. Giá trị sử dụng
Thời vàng son của Cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng (white
gold) là ở các thập niên 1910-1940 (lúc đã giá Cao su thiên nhiên là 0,45-0,50
USD/kg). Vì lợi nhuận rất lớn do Cao su mang lại nên các ông chủ đồn điền
Cao su đã thúc đẩy trồng Cao su phát mạnh trên các vùng đất phì nhiêu (đất
latosol đỏ và đỏ nâu) nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 10 độ Nam Bắc đường xích
đạo). Nhưng do giá Cao su tự nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế
tạo ra Cao su nhân tạo, Cao su tổng hợp nhóm elastomers, thay thế Cao su
thiên nhiên. Các elastomers tổng hợp cạnh tranh mạnh với Cao su thiên nhiên
là polychloroprene, SBR, polybutadiene, EPDM, polyurethane, butyl rubber,
polypropylene.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng thập niên 70 nên vào thập
niên 80, tiêu thụ Cao su nhân tạo thay thế đã chiếm 70% tổng số nhu cầu Cao
su của thế giới (Cao su thiên nhiên chỉ còn 30%). Ngày nay, mức tiêu thụ và
giá cả Cao su thiên nhiên có xu hướng tái gia tăng do giá dầu lửa tăng và công
nghệ dùng nhiều Cao su thiên nhiên tăng (nhất là công nghệ xe hơi các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ). Mặt khác, khuynh hướng tiết kiệm năng lượng hóa
thạch (fosssil fuel) thay bằng sản phẩm tái sinh thiên nhiên, thân thiện môi
trường phát triển.


8


Năm 2001, giá Cao su thiên nhiên lên mức cao nhất sau 27 năm giá thấp
(13/6/2001, giá lên đến 2,81USD/kg ở thị trường Tokyo). Theo ước lượng của
các chuyên gia quốc tế, mức tiêu thụ Cao su thiên nhiên sẽ phục hồi đến 40%
ở cả hai loại Cao su vào năm 2015. Mức gia tăng tiêu thụ Cao su thiên nhiên
sẽ vào khoảng 2,4% trên năm từ 2007 đến 2015. Sản phẩm sơ chế thành
nguyên liệu Cao su thiên nhiên xuất khẩu cũng đa dạng hơn từ phổ biến dạng
xông khói -RSS (rubber smoking sheets) đến các dạng Cao su thiên nhiên kỹ
thuật đặc thù (TRS, RSS), Cao su đen vớt lớp mặt (skim black), crape (crêpe),
mủ cô đặc (concentrated latex)...
Trong công nghiệp, 70% Cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các
chất dính, lớp dưới thảm, các đai dây chuyền máy (conveyer belts), các linh
kiện tế bào và bột nổi (foam), các ổ quay cầu (bridge gear), bộ phận xe hơi,
các đồ thổi phồng được. Những ứng dụng mà Cao su nhân tạo không thay thế
được Cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp xe bus, máy bay
hay nhựa latex ở ngành y khoa v.v… Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% Cao
su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng Cao su nhân tạo những thập
niên qua chỉ vào khoảng 2% một năm.
Như vậy, Cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng cùng
với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới.
Sự phát triển của ngành Cao su Trong đó có Cao su thiên nhiên gắn liền với
sự phát triển của những ngành kỹ thuật hiện đại, gắn liền với sự phát triển
ngành dầu mỏ - thực chất là gắn liền với tăng trưởng kinh tế thế giới.
1.3. Ở Việt Nam
1.3.1 Di nhập cây cao su vào Việt Nam
Cây Cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2.000 hạt Cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.
Trong 1.600 cây sống, 1.000 cây được giao cho trạm thực vật Ông Yêm (Bến



9

Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách
Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam. Công ty
Cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng
Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty Cao su ra đời, chủ
yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO,
Michelin … Một số đồn điền Cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000
tấn.
Cây Cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m, sau đã
ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miền Bắc, cây Cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 17 Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 - 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây Cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới Cao su, thoạt tiên
do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ
1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng Cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây
Cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc
doanh.
Đến năm 1999, diện tích Cao su cả nước đạt 394.900 ha, Cao su tiểu
điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích Cao su cả nước là 454.000
ha, Trong đó Cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích Cao su cả nước

là 464.875 ha.


10

Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2005, giá trị kinh tế lớn và bài
học thực tiễn trồng cao su thành công trên nhiều loại đất khác nhau của Việt
Nam và thế giới, đặc biệt của miền núi phía Nam Trung Quốc đã làm bùng
phát phong trào trồng cao su ở nhiều địa phương, trong đó có hàng loạt tỉnh
mới trồng như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình
v.v… Nhiều cánh rừng tự nhiên và rừng trồng, nhiều vùng đất lâm nghiệp đã
được phá đi để trồng cao su.
Như vậy, ở Việt Nam trồng rừng cao su có thể mới mẻ với nơi này nơi
khác, nhưng trên quy mô cả nước thì nó đã có lịch sử hàng trăm năm và ngày
càng được phát triển mạnh như một hoạt động sử dụng đất truyền thống.
1.3.2 Sản lượng cao su ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu
cao su tự nhiên. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đứng thứ 11
trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Kể từ năm 2004, Việt Nam luôn
duy trì vị trí thứ 4 thế giới về kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên, sau Thái
Lan, Malaysia và Indonesia. Từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu suy giảm
khá mạnh (gần 8%) so với năm 2007 thì trong các năm còn lại của giai đoạn
2004 – 2010, sản lượng và giá trị xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trước.
Ngành cao su tự nhiên đã mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho đất nước
và đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
Nếu như trong năm 2004, kim ngạch xuất cao su tự nhiên chỉ đạt 495 nghìn
tấn và mang lại 579 triệu USD, chiếm 2.23% tổng giá trị xuất khẩu thì đến
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt tới hơn 782 nghìn tấn và thu về
gần 2.4 tỷ USD, tăng 58% về lượng và 312% về giá trị so với năm 2004,
chiếm 3.31% tổng kim ngạch của cả nước. Trừ dầu thô và đá quý, kim loại

quý thì cao su tự nhiên luôn đứng trong top 10 các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực kể từ năm 2004 đến nay.


11

Cao su tự nhiên của nước ta đã xuất khẩu tới khoảng 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam khi quốc gia này nhập khẩu tới hơn 60% sản lượng cao su tự nhiên xuất
khẩu của nước ta. Năm quốc gia nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Việt
Nam gồm: Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức chiếm tới hơn
79% sản lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007 –
2010.
Theo các chuyên gia ở Tập đoàn Cao su Việt Nam, vào năm 2010, diện
tích Cao su có thể đạt mức 700.000 ha; Trong đó diện tích khai thác từ
420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất
khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác
đạt 520.000 đến 530.000 ha, và sản lượng ước đạt 750.000 - 800.000 tấn, đạt
kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD. vị thế của ngành Cao su Việt Nam trên
thế giới ngày càng được khẳng định. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản
xuất Cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc).
Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã
vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng
hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000),
lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn
(2004), 587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Cao su của Việt Nam trong giai đoạn 20012006 bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất so với các nước Thái Lan
(2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%). Năm 2005, tổng kim ngạch
xuất khẩu Cao su đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng nông



12

sản xuất khẩu sau gạo); năm 2006 đã đạt 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất từ
trước tới nay.
Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha Cao su đã đạt mức tổng thu
khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối
với Cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mức bình
quân hơn 50 triệu đồng/ha.
Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây Cao su còn góp phần
giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên
77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả
thuận lợi, năng suất lại gia tăng..., nên thu nhập của người trồng Cao su có
nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây Cao su như một giải
pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, tại các vùng trồng cây Cao su, hệ thống giao thông vận chuyển
được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất
là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây Cao su trong
những năm gần đây.
Với diện tích năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây Cao su cũng còn được
các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống
xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải
miền Trung.
Nghiên cứu và dự báo của nhiều tổ chức quốc tế đều cho rằng nhu cầu
Cao su thiên nhiên sẽ còn gia tăng liên tục cho đến năm 2035. Các nước như
Thái Lan, Indonesia cũng đã có các chương trình khuyến khích phát triển cây
Cao su. Malaysia còn đưa việc phát triển này vào các dự án trồng rừng. Trung
Quốc cũng đang khuyến khích các nhà đầu tư của mình vào trồng Cao su tại
các nước Philippines, Lào, Campuchia...

Các chuyên gia cũng cho biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành Cao su, có cả phần xuất khẩu đồ gỗ Cao su vào khoảng 190 triệu USD,
tức chiếm khoảng 10% trong năm 2006. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ từ cây


13

Cao su trong tương lai sẽ còn gia tăng, ước đạt 400-500 triệu USD/năm là
hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, với việc cải thiện các quy trình công nghệ chế
biến sản phẩm mủ Cao su ngày càng hiện đại hơn, chắc chắn giá trị gia tăng
của các ngành hàng Cao su sẽ còn cao hơn.
Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích Cao su mới chỉ có 76.600 ha
(riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Năm
2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối
quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với
năng suất khá cao, do áp dông các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản. Diện tích
Cao su tiểu điền và tư nhân ước khoảng 194.370 ha (chiếm 40,5% tổng diện
tích) và sản lượng khoảng 88.000 tấn (chiếm 19% tổng sản lượng).
Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam vừa đưa 4 giống Cao su tiến bộ gồm
LH 831732, LH 881326, LH 901952 và IRCA 130 (được Bộ NN & PTNT
công nhận) vào cơ cấu sản xuất cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên từ đây đến
năm 2010. Đây là các giống được nghiên cứu, tuyển lựa hàng năm từ 1.000
dòng Cao su vô tính đang được viện quản lý.
1.3.3 Các công trình nghiên cứu về Cao su ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển cây cao su, ở Việt Nam ngày càng có nhiều công
trình nghiên cứu về cây cao su, không chỉ ở lĩnh vực quen thuộc như giống,
kỹ thuật canh tác mà các tác giả Phạm Hải Dương [4], Trần Thúy Hoa [5], Lê
Mậu Túy [18] cùng rất nhiều tác giả khác đi sâu nghiên cứu về cao su ỏ các
lĩnh vực khác nhau.
Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về đánh giá và

phân hạng sử dụng đất trồng cao su. Theo tác giả, căn cứ vào mức độ hạn chế
của 9 chỉ tiêu khí hậu và 10 chỉ tiêu về đất, áp dụng nguyên tắc của FAO để
phân hạng sử dụng đất trồng cao su bao gồm 3 hạng đất trồng được cao su và
2 hạng đất không trồng được cao su. Từ 1990 đến nay, đã ứng dụng thành
công trên diện tích rộng tại các công ty cao su ở Đông Nam Bộ và Tây
nguyên. Trên các diện tích áp dụng phân hạng này,các cở sở áp dụng để định


14

khoán suất đấu và khoán vườn hợp lý hơn, không còn hiện tượng vườn cao su
bị thanh lý do trồng trên đất kém. Tiến bộ này đã được tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành. (Tống Viết
Thịnh, 2008) [15]
Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây cao su theo
phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng. Căn cứ vào mức độ thiếu hụt, thặng dư
và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và đánh giá hàm
lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn cao su theo các thang chuẩn và
căn cứ vào hiện trạng vườn cây để đề xuất liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố
dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn cây đạt hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật tối ưu. Từ năm 2002 đến nay, đã ứng dụng thành công trên
diện rộng tại các công ty cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các
diện tích bón phân theo phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng mang lại các
hiệu quả như tiết kiệm phân bón, gia tăng và ổn định sinh trưởng và sản lượng
mủ trong nhiều năm. Với các kết quả trên, từ năm 2004, VRG đã chính thức
đưa kỹ thuật bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình của ngành.
(Tống Viết Thịnh, 2008) [14]
Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc cây cao su cũng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình
kỹ thuật cây cao su. Trong quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ

thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây cao su
[17]. Những năm tiếp theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải
tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng mủ cao su. Đỗ Kim
Thành đã nghiên cứu chế độ cạo nhịp độ tháp và kích thích mủ cao su. Tác
giả Hà Văn Khương đã nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cao
su Tổng công ty cao su Việt Nam (Hà Văn Khương, 2006) [9] Tác giả Trần
Thanh đã có công trình nghiên cứu về ứng dụng một số chất điều hòa sinh
trưởng kích thích phát triển rễ và chồi tum cao su (Trần Thanh, 2007) [12]
Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời gian từ năm 1996-2005,
có 7 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây cao


15

su, trong đó có loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm , bệnh rụng lá và rễ nâu
do nấm. Các loại bệnh gây hại cho cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một
số tác nhân truyền nhiễm khác, không có mycoplasma và vi khuẩn, virut,
tuyến trùng (Phan Thành Dũng, 2006) [3]
Cùng với sự phát triển ngày nay càng mạnh mẽ của phong trào trồng cao
su, diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, từ đó
đã có một số nghiên cứu để đưa cao su ra ngoài vùng truyền thống ở Việt
Nam. Năm 1994, Viện nghiên cứu cao su đã phối hợp với Trung tâm ăn quả
Phú Hộ, nay là Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc đã đưa vào khảo nghiệm
hàng chục giống cao su tại Phú Hộ (vĩ độ 21,270B), quy mô khảo nghiệm
3,2ha. Hiện vườn khảo nghiệm đang được quan trắc và chăm sóc. Kết quả
bước đầu cho phép xác định mọt số giống cao su gồm cả giống nhập nội và
lai tạo tại Việt Nam có tiềm năng thích nghi với vùng núi phía Bắc. (Hội nghị
Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2008 các tỉnh miền núi phía Bắc)
Trước xu hướng tăng nhanh về diện tích trồng cao su, đã xuất hiện một số
ý kiến trái ngược nhau về tác động môi trường của rừng trồng cao su nên đã

có nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam (Vương
Văn Quỳnh, 2009)[10]
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao
su ở Việt Nam năm 2009 của PGS. TS Vương Văn Quỳnh cho thấy:
+ Độ tàn che của rừng cao su không khác biệt so với rừng trồng đối chứng
nhưng nhỏ hơn rừng tự nhiên.
+ Chưa có sự khác biệt rõ rệt về độ chặt đất giữa rừng cao su và rừng đối
chứng. Độ chặt tầng đất mặt ở rừng cao su tăng lên một chút so với rừng đối
chứng nhưng không rõ ở các tầng sâu.
+ Cường độ xói mòn ở rừng cao su trung bình là 0.46mm/năm, còn ở rừng
đối chứng là 0.34mm/năm.
+ Độ ẩm trung bình ở rừng đối chứng là 20% còn ở rừng cao su là 25,6%.


16

1.3.4 Thực trạng cây cao su tại Lai Châu
Năm 1993, Trung Quốc đã giúp Lai Châu trồng một số vườn cao su Tại
Phong Thổ và Than Uyên. Tuy nhiên hiện nay mỗi Huyện chỉ còn lại một số
ít cây, cây sinh trưởng và phát triển kém.
Năm 2006, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Lai Châu, ngày 11/12/2006,
UBND tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định số 76/2006/QĐ-UBND trong đó chủ
trương phát triển cây cao su vào trồng trên vùng đất dốc. Sau một thời gian
khảo sát, Dự án trồng mới 10.000 ha cao su được thực hiện.
Ngày 15-16/2/2009, khi đi thực tế một số vườn trồng cao su tại Ma Quai
(Sìn Hồ), Khổng Lào (Phong Thổ), Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng đã khẳng
định: Phát triển cây cao su Lai Châu dứt khoát thành công bởi những cơ sở
khoa học sau (nguồn: cổng điện tử Lai Châu):



Thứ nhất: Đất trồng cao su tại những vùng này rất tốt (vì những cây cao
su 1 năm tuổi ở Lai Châu phát triển tốt hơn, cao hơn so với ở Đắc Lắc).



Thứ hai: Cao su một năm tuổi có khoảng cách giữa hai tầng là lớn hơn
40 cm (đây là khoảng cách theo tiêu chuẩn quốc tế) thể hiện phát triển
chiều cao của cây.



Thứ ba: Cao su một năm tuổi có chu vi 15cm trở lên (tính từ mặt đất)
đạt tiêu chuẩn, thậm chí nhiều cây còn vượt tiêu chuẩn.



Thứ tư: Tầng lá cũ vẫn tốt, đồng thời cây mọc chồi mới (rất thuận lợi
cho việc quang hợp của cây).



Thứ năm: Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm tương đối rõ,
điều này cho thấy cao su sẽ tích mủ lớn, cho năng suất mủ cao.



Thứ sáu: Sự phát triển của khoa học về giống cây cao su, với hơn 30
loại giống sẽ chọn ra những giống thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí
hậu... đảm bảo cây cao su ở Lai Châu phát triển.
- Năm 2009, Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía


bắc đã thử nghiệm một số loại vật liệu trồng và thời vụ trồng khác nhau tại


17

khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy trồng bằng stump trần có tỷ lệ sống
thấp 70-75%, trồng bằng stump bầu có tỷ lệ sống sau trồng là 90-95%. Thời
điểm trồng trong tháng 5 và tháng 6 có tỷ lệ sống cao hơn tháng 7 và tháng 8.
[7]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc về Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cao su ở tỉnh Lai Châu cho
thấy:
+ Thí nghiệm bón phân cho cây: bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón đến sinh trưởng của cây cao su cho thấy: sinh trưởng về chiều cao
đã có sự sai khác giữa các công thức, sinh trưởng về tầng lá và vanh thân
chưa có sự sai khác rõ rệt. Từ đó xác định công thức bón phân 3 là tốt nhất
(76kg N+94Kg P2O5+22kg K)
+ Thí nghiệm về cây trồng xen: bao gồm các mô hình trồng cây Lạc,
Ngô, Đậu Tương.
* Mô hình cây Lạc:
Giống sử dụng: MD7, HL5, L17, L23, MDD9, lạc địa phương; Phân sử
dụng: (4 tấn phân chuồng + 46kg N + 67kg Lân + 49Kg Kaly + 100kg vôi
bột)/ha; Tỷ lệ sống: các giống đều đạt trên 85%, riên LH5 và MDD9 đạt trên
95%; thời gian sinh trưởng 95 ngày; số củ trên khóm đạt 24 củ, năng suất
thực thu đạt 1,08 tấn/ha trồng xen cao su.
Như vậy, với giá bán tại địa phương thì doanh thu đạt 4.895.000Đ
* Mô hình cây Đậu tương: Giống sử dụng: ĐT 84, ĐT 22, ĐT 96, ĐT
12; Phân sử dụng: (4 tấn phân chuồng + 46kg N + 67kg Lân + 49Kg
Kaly)/ha; Tỷ lệ sống: các giống đều đạt trên 85%,; thời gian sinh trưởng 80
ngày; năng suất thực thu đạt 0,7 tấn/ha trồng xen cao su.

Như vậy, với giá bán tại địa phương thì doanh thu đạt 2.555.000Đ


18

* Mô hình Đậu xanh: Giống sử dụng: DX11, DX15, VN99-3, VN123
Phân sử dụng: (4 tấn phân chuồng + 46kg N + 67kg Lân + 49Kg Kaly +
100kg vôi bột)/ha; Tỷ lệ sống: các giống đều đạt trên 90%, thời gian sinh
trưởng trung bình 75-80 ngày; năng suất thực thu trung bình đạt 1,08 tấn/ha
trồng xen cao su.
Như vậy, với giá bán tại địa phương thì doanh thu đạt 7.705.000đ
1.4 Nhận xét đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho
thấy, Cao su là loài có giá trị về gỗ và đặc biệt là mủ. Các nghiên cứu về Cao
su cũng khá đa dạng và toàn diện, tập trung vào mô tả hình thái, đặc điểm
phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng, đặc biệt về chọn, nhân giống, kỹ
thuật gây trồng,... Những nghiên cứu này đã góp phần thúc đẩy phát triển loài
cây này ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, diện tích trồng Cao su ở một số
nước đã được mở rộng, năng suất nhựa đã được khá cao.
Ở nước ta, qua thực tiễn cho thấy Cao su được coi là cây xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế khá thành công ở nhiều nơi như Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum,... Tây Bắc nói chung và Sìn
Hồ - Lai Châu nói riêng là một trong những nơi được coi là khó khăn của cả
nước, tuy nhiên nó cũng có lợi thế là đất đai, khí hậu cũng được coi là khá
thích hợp với điều kiện gây trồng của cây Cao su. Vì vậy, Cao su là một loài
cây có nhiều triển vọng cho công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
và bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Sìn Hồ - Lai Châu.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây Cao su tại Sìn Hồ - Lai Châu còn
rất ít, vì vậy cần có đánh giá khả năng thích nghi của loài cây này góp phần
bổ sung cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này. Xuất

phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của
một số giống cây Cao su (Hevea brasiliensis) được trồng tại huyện Sìn Hồ
- tỉnh Lai Châu” đặt ra là cần thiết.


19

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận: Xác định được khả năng thích nghi của một số giống Cao
su trên một số dạng lập địa tại Sìn Hồ, Lai Châu, góp phần xây dựng cơ sở
khoa học cho phát triển cao su trên đất dốc ở địa điểm nghiên cứu cũng như
các địa phương có điều kiện tương tự.
- Thực tiễn:
+ Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với điều kiện
lập địa khu vực nghiên cứu cũng như các địa phương có điều kiện tương tự.
+ Lựa chọn được các giống cao su phù hợp với điều kiện nghiên cứu
2.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: 12 giống Cao su được trồng năm 2008.
- Về phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên trên 2 dạng lập địa
tại Sìn Hồ - Lai Châu.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình sinh trưởng,
phát triển của cao su, sâu bệnh hại trên cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tiến hành thực hiện một
số nội dung nghiên cứu sau đây:
2.3.1 Tìm hiểu một số nhân tố sinh thái của lập địa nghiên cứu.
- Nhân tố khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, giờ chiếu sáng, các chỉ tiêu

cực hạn, sương muối, gió lào, mưa đá.
- Nhân tố đất đai.
+ Tính chất vật lý của đất
+ Tính chất hóa học của đất


20

2.3.2. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của cây Cao su trồng trên 2 dạng
lập địa khác nhau tại khu vực nghiên cứu.
- Sinh trưởng về vanh thân
- Sinh trưởng về chiều cao
2.3.3. Chất lượng rừng trồng
- Tỷ lệ sống của cây
- Chất lượng rừng trồng.
2.3.4 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chịu rét
- Tình hình sâu bệnh hại
- Khả năng chịu rét
2.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống cao su giai đoạn
kiến thiết cơ bản tại điểm nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp luận
Với những đòi hỏi ngày càng cao về sản lượng cao su, việc chỉ phát
triển cao su ở những vùng truyền thống không còn đáp ứng được nữa nên đã
bắt đầu có nhiều nghiên cứu để mở rộng vùng trồng cao su.
Ở Việt Nam, trước đây khi cây cao su được đưa vào trồng, nó đã thể
hiện là loài cây kinh tế cao và rất phù hợp với điều kiện của vùng Đông Nam
Bộ (vùng truyền thống). Nhưng với diện tích có hạn cao su đã được nghiên
cứu để phát triển ra nhiều vùng khác nhau như: Tây nguyên, Duyên hải miền
Trung, Bắc trung bộ và hiện nay đã được đưa ra trồng kinh doanh tại vùng núi

phía Bắc Việt Nam.
Tại Vùng núi phía bắc, đặc biệt là Tỉnh Lai Châu có điều kiện khí hậu
rất khắc nghiệt, mùa đông lạnh và kéo dài, hiện nay việc mở rộng vùng cao su
chưa xác định được giống và kỹ thuật canh tác đang là một thực trạng cần


21

khắc phục. Giống cao su đem trồng bao gồm cả những giống không phù hợp
với điều kiện tự nhiên của tỉnh Lai Châu nói chung và Huyện Sìn Hồ nói
riêng. Như vậy, có thể thấy lợi ích về mặt kinh tế còn chưa có thì những khó
khăn về giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su đã thể hiện rõ.
Đối với mỗi giống cây cao su đòi hỏi một điều kiện tự nhiên khác nhau,
các giống không đồng đều về mặt sinh thái: có giống chịu được lạnh mà
không chịu được gió và ngược lại …. Chính vì vậy khi trồng cao su trên các
vùng đất khác nhau cần phải tính toán một cách khoa học khi quyết định trồng
giống nào trên các vùng đất khác nhau.
Việc nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:
Thu
thập
số
liệu
Xử

số
liệu

Kết
quả


Điều tra
nhân tố sinh
thái (khí hậu,
đất đai)
Đánh giá sự
phù hợp của
nhân tố sinh
thái đối với
yều cầu của
cây cao su

Sự sinh
trưởng, phát
triển các giống
cao su
Đánh giá tình
hình sinh trưởng
và lựa chọn giống
có triển vọng tại
điểm nghiên cứu

Chất lượng, tình
hình sâu bênh và khả
năng chống chịu của
các giống cao su
Đánh giá sự ảnh hưởng
của lập địa, giống đến
sinh trưởng, chất lượng,
tỷ lệ sống và khả năng
chống chịu của các

giống cao su

- Khẳng định được sự phù hợp điều kiện sinh thái đối với cây cao
su tại điểm nghiên cứu
- Đưa ra được các giống có triển vọng tại điểm nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của lập địa giống đến sinh trưởng,
chất lượng, tỷ lệ sống và khả năng chống chịu của các giống cao
su
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống cao su tại
điểm nghiên cứu


22

2.4.2 Kế thừa tài liệu
- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu như: Đất đai,
địa hình, khí hậu và những tài liệu liên quan khác.
- Các kết quả nghiên cứu khoa học trước đó.
- Dự án trồng mới 10.000ha cao su tại khu vực nghiên cứu
2.4.3 Thu thập số liệu ngoại nghiệp
 Đơn vị điều tra nghiên cứu là các ô tiêu chuẩn (OTC) được chọn lập
tại Vườn Thực nghiệm của Công ty cao su. Mỗi giống trên 1 hạng đất lập 1
OTC, như vậy tổng số OTC trên 2 hạng đất của 12 giống là 24 OTC.


Ô tiêu chuẩn được lập bằng thước dây và địa bàn cầm tay với sai số

khép kín ≤ 1/200, diện tích ô tiêu chuẩn được xác định là 1000m2 (25m x
40m), chiều dài OTC song song với đường đồng mức.



Điều tra trong ô tiêu chuẩn: Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm

50 cây với các chỉ tiêu sau:
- Vanh thân: được đo bằng thước dây tại vị trí cách gốc 1m, đơn vị tính
là cm.
- Chiều cao được đo bằng sào, đơn vị tính là m.
- Chất lượng cây trồng: căn cứ vào tình hình sinh trưởng thực tế của cây
như hình thái, tầng tán kết hợp với vanh thân, chiều cao của cây.
- Điều tra tình hình sâu bệnh hại: Theo Quy trình kỹ thuật Phòng trừ sâu
bệnh hại Cao su 2004 của Tổng công ty cao su Việt Nam và Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam. (Chi tiết theo phụ biểu 7)
- Điều tra cây bị ảnh hưởng do nhiệt độ xuống thấp: đếm số cây bị chết
ngọn
Đo đếm được ghi vào mẫu biểu sau :


23

Biểu 2.1 : Biểu điều tra cây cao su
OTC số :

Diện tích OTC :

Dạng lập địa :

Địa hình :

Độ dốc


Hướng dốc :

Địa điểm

Ngày điều tra

Người điều tra

STT

Vanh thân (cm)

Chiều cao (m)

Ghi chú

- Điều tra Đất: Kế thừa kết quả báo cáo khảo sát thổ nhưỡng thuộc dự án
trồng mới 10.000 ha cao su của Công ty cao su Lai Châu.
2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
 Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu trên máy vi tính theo phương
pháp của Nguyễn Hải Tuất (2003), Nam Nhật Minh (2002).
- Tính các trung bình về vanh thân và chiều cao.
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích Phương sai xác định và lựa chọn
giống cao su có triển vọng nhất ở khu vực nghiên cứu.
- Kiểm tra sự sai khác về vanh thân và chiều cao của cùng 1 giống trên 2
dạng lập địa.
- Kiểm tra ảnh hưởng của giống, lập địa đến sinh trưởng của cây
- Dùng tiêu chuẩn 2 để kiểm tra ảnh hưởng của giống, lập địa đến chất
lượng, tỷ lệ sống, mức độ ảnh hưởng của điều kiện bất lợi của các giống cao
su tại khu vực nghiên cứu.



×