BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------
NGUYỄN NGỌC DIỆN
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH CÓ ĐỘ
PHÂN GIẢI CAO (SPOT-5) TRONG VIỆC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈ LỆ 1: 50.000
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------
NGUYỄN NGỌC DIỆN
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH CÓ ĐỘ
PHÂN GIẢI CAO (SPOT-5) TRONG VIỆC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈ LỆ 1: 50.000
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ HÙNG
Hà Nội – 2011
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết
hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng
của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy
cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ hỗ chợ cho tôi. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng công
tác tại Viện điều tra quy hoạch rừng, đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày
công giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân thành cám ơn đến Ban lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và
được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , tháng 9 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Ngọc Diện
ii ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cảm ơn ...................................................................................................................i
Mục lục....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii
Danh mục các bảng ....................................................................................................iv
Danh mục các hình ...................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới...............................................3
1.1.1. Tiǹ h hiǹ h chung..........................................................................................3
1.1.2.Thống kê những hướng ứng dụng phổ biến của viễn thám – GIS trong
ngành lâm nghiệp .................................................................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................11
1.2.1. Tình hình chung của viê ̣c ứng dụng phương pháp viễn thám trong lâm
nghiệp Việt Nam ................................................................................................11
1.2.2. Thống kê một số hoạt động cụ thể của việc ứng dụng viễn thám trong lâm
nghiệp [4]............................................................................................................12
1.2.3. Nhâ ̣n xét chung .........................................................................................22
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 25
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25
2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................25
2.4. Phương pháp sử lý ảnh thành lập bản đồ rừng ...................................................25
Chương 3: TƯ LIỆU ẢNH SPOT VÀ QUY TRÌNH GIẢI ĐOÁN ẢNH SPOT
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN RỪNG ..................................................... 29
3.1. Tư liệu ảnh SPOT [2]......................................................................................29
3.2. Áp dụng ảnh Spot thành lập bản đồ rừng tỉ lệ 1: 50.000 ...............................35
3.2.1. Yêu cầ u của bản đồ rừng tỉ lê ̣ 1: 50.000...................................................35
3.2.2. Khả năng đáp ứng của ảnh SPOT-5 thành lâ ̣p bản đồ hiện trạng rừng ....37
iiiii
3.3. Quy triǹ h xử lý thông tin ảnh SPOT thành lâ ̣p bản đồ hiện trạng rừng .........38
3.3.1. Quy trình chung ........................................................................................38
3.3.2. Công tác chuẩn bị .....................................................................................39
3.3.3.Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trong phòng….………………………40
3.3.4. Xây dựng mẫu khoá ảnh giải đoán.. .........................................................41
3.3.5. Giải đoán ảnh trong phòng .......................................................................35
3.3.6. Ngoại nghiệp ............................................................................................43
3.3.7. Kiểm tra độ chính xác của công tác giải đoán..........................................45
3.3.8. Chỉnh lý bổ sung bản đồ thành quả ..........................................................47
3.3.9. Xử lý tính toán, phân tích đánh giá số liệu...............................................48
3.3.10. Biên tập bản đồ thành quả. .....................................................................48
Chương 4: GIẢI ĐOÁN ẢNH SPOT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN
RỪNG HUYỆN MƯỜNG LA NĂM 2011 .............................................................. 52
4.1. Khái quát chung về huyện Nường La .............................................................52
4.2. Nguồn tư liệu ảnh sử dụng .............................................................................55
4.3. Xây dựng hê ̣ thố ng mẫu giải đoán cho các loa ̣i rừng ở bản đồ tỉ lê ̣ 1: 50.000
cho huyê ̣n Mường La .............................................................................................60
4.3.1. Điều tra trữ lượng rừng trên ô tiêu chuẩn thành lập mẫu giải đoán ảnh ......61
4.3.2. Nội dung trình tự thực hiện..........................................................................62
4.4. Xây dựng bản đồ rừng huyê ̣n Mường La .......................................................68
4.4.1.Nguyên tắ c khoanh vẽ các khoanh vi ........................................................68
4.4.2. Các yếu tố cơ sở toán học .........................................................................69
4.5. Kế t quả giải đoán và điề u vẽ...........................................................................70
4.5.1. Đánh giá đô ̣ chính xác ..............................................................................70
4.5.2. Thố ng kê diê ̣n tích các loa ̣i rừng trong toàn huyê ̣n ..................................75
4.6. Nhận xét đánh giá ...........................................................................................81
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHI ....................................................................
82
̣
1. Kết Luận ............................................................................................................82
2. Tồn tại ................................................................................................................83
3. Kiến nghị............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
iii
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Système Probatoire d'Observation de la Terre) (lit. "Probationary
SPOT
System of Earth Observation") SPOT – hệ thống ảnh vệ tinh quan
trắc trái đất của Pháp
CNES
Centre National d’Etudes Spatiales. Trung tâm quốc gia nghiên
cứu không gian của Pháp
HRG
(High Resolution Geometric) đầu thu có độ phân giải hình học cao
GIS
Geographic Information System -Hệ thông tin Địa lý
NDVI
Chỉ số thực vật chuẩn hóa (Normalized Difference Vegetation Index
AVI
Chỉ số dị thường thực vật (Anomaly Vegetation Index)
MKF
6 ảnh chụp đa phổ bằng máy ảnh 6 ống kính và 6 loại phim
KATE 140 Ảnh đa phổ của Nga chụp từ tàu vũ trụ có người lái
WWF
Tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên hợp quốc
FAO
Tổ chức nông lương thế giới thuộc Liên hợp quốc
LANDSAT Vệ tinh quan trắc trái đất của Mỹ
NDVI
Chỉ số khác biệt thực vật chuẩn hóa
ETM
Enhanced Thematic Mapper –lập bản đồ chuyên đề nâng cao
HIS
BGR
(Hue -Intensity - Satuation Color Space Transformation) tổ hợp
không gian màu theo sắc , mật độ, cường độ của màu
( Blue-Green –Red ) tổ hợp màu trong không gian màu cơ bản
iv
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
1.1
Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái lớp phủ bề mặt
9
1.2
Nội dung bản đồ rừng
19
1.2
Các công thức chỉ số thực vật thường sử dụng
20
3.1
Các thông số của bộ cảm vệ tính SPOT-5 loại HRG
30
3.2
Các thông số của bộ cảm vệ tính SPOT-5 loại HRG
31
3.3
Một số thông số kỹ thuật của thiết bị đo thực vật trên SPOT-5
33
3.4
Hê ̣ thố ng phân loa ̣i rừng trên cơ sở sử du ̣ng ảnh SPOT 5
35
3.5
Phiếu mô tả ngoại nghiệp
45
3.6
Đánh giá đô ̣ chiń h xác theo hệ số Kappa
47
4.1
Phiếu kiểm tra các điểm ngoài thực địa
72
4.2
Đánh giá kết quả giải đoán cho từng loại rừng
73
vi
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
TT
Trang
1.1
Mô phỏng vệ tinh (nguồn Việt Báo.vn)
6
1.2
Ảnh NDVI tách từ ảnh NOAA-AVHRR sử du ̣ng để phân loa ̣i lớp phủ
10
1.3
Sử du ̣ng chỉ số NDVI của ảnh MODIS để phân loa ̣i sử du ̣ng đât (Lâm
Đạo Nguyên)
10
1.4
Sử du ̣ng ảnh vê ̣ tinh Landsat theo dõi biế n đô ̣ng rừng toàn quố c, tỉ lê ̣
15
1: 1000000.
1.5
Bảng chắ p ảnh Landsat khu vực tây bắ c
16
1.6
Phân bố cac ảnh Landsat ở Viê ̣t Nam theo hàng và dải bay của vê ̣ tinh
16
(Nguồn Nguyễn Ngọc Thạch)
1.7
Bản đồ lớp phủ thành lâ ̣p bằ ng phân loa ̣i tự đô ̣ng ảnh Landsat –tỉnh
17
Sơn la (Nguồn Viện ĐTQH rừng)
2.1
Tổ hợp màu giả với thực vật có màu đỏ, nước có màu xanh lơ
26
2.2
Tổ hợp màu BGR thực vât màu xanh lục và nước có màu hồng
26
2.3
Quy trình giải đoán ảnh thành lâ ̣p bản đồ chuyên đề
27
3.1
Ảnh SPOT-2 khu vực Hà Nội với độ phân giải không gian 20 mét
29
3.2
Ảnh SPOT-5 khu vực hồ Ba Bể -2010, đô ̣ phân giải 10 mét
32
3.3
Ảnh SPOT-5 màu thật với độ phân giải không gian 10 mét khu vực
huyện Mường La (11/2010)
32
3.4
Các trạm thu ảnh vệ tinh SPOT trên thế giới
33
3.5
Ảnh chỉ số thực vật của SPOT (độ phân giải không gian 1 Km)
33
3.6
Sơ đồ ghép ảnh vê ̣ tinh pha ̣m vi lãnh thổ viê ̣t Nam
34
3.7.
So sánh đô ̣ phân giải không gian của ảnh Landsat (ảnh nhỏ) và SPOT
5(ảnh to) (ảnh khu vực tỉnh Sơn La)
38
3.8
Mô tả quy trình sử du ̣ng ảnh SPOT-5 thành lâ ̣p bản đồ rừng
39
v
vii
3.9
Bản đồ HTR cấp xã thành lập từ ảnh vệ tinh SPOT-5 (nguồn Viện
ĐTQHR)
50
4.1
Vi ̣trí điạ lý của huyê ̣n Mường La
52
4.2
Bản đồ hành chiń h huyê ̣n Mường La
53
4.3
Bản đồ giao thông huyê ̣n Mường La
54
4.4.
Mô hiǹ h DEM của huyê ̣n Mường La
55
4.5.
Các ảnh SPOT 5 (Chụp tháng 11-2010 huyê ̣n Mường La đươ ̣c ghép
và nắ n theo các mảnh bản đồ 1: 50.000.
57
4.6
Ảnh SPOT và các ô mẫu lựa cho ̣n
58
4.7
Ảnh ghép theo mảnh bản đồ nên có sự khác biê ̣t về tone và màu sắ cdo
ghép từ 2 ảnh gố c.
58
4.8
Các tổ hợp màu khác nhau ta ̣o khó khăn cho người giải đoán không
chuyên nghiê ̣p (Cùng mô ̣t đố i tượng nhưng có màu khác nhau tùy theo tổ
hợp màu)
59
4.9
Tổ hơ ̣p màu tựu nhiên và đô ̣ phân giải cao của ảnh SPOT 5 rát thuâ ̣n
lơ ̣i cho viê ̣c giải đoán ( ví du ̣ phát hiê ̣n chi tiế t điể m dân cư ven sông )
59
4.10
Mẫu ảnh của nhóm đất chưa có rừng bao gồm: IA, IB, IC (2 ảnh trên),
mẫu ảnh của nhóm đất có rừng hỗn giao bao gồm hỗn giao gỗ - tre
nứa, hỗn giao Lá rộng – lá Kim. (2 ảnh dưới)
60
4.11
Nhóm rừng loại II: Bao gồm IIA, IIB (ảnh trên), IIIB (ảnh dưới)
61
4.12
Ô tiêu chuẩn hình tròn 1000m2 và các ô tiêu chuẩn phụ
63
4.13
Mẫu ảnh loại đấ,t loại rừng ta ̣i huyê ̣n Mường La
68
4.14
Khoanh vẽ các đơn vi ̣và hê ̣ thố ng các điể m lấ y mẫu ta ̣i xã Chiềng Lao
70
huyện Mường La tỉnh Sơn La
4.15
Hê ̣ thố ng các điể m kiể m tra
71
4.16
Thống kê loại đất, loại rừng huyện Mường la
76
4.17
Cơ cấu loại đất loại rừng huyện Mường la
76
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý tài nguyên rừng là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản
lý tài nguyên thiên nhiên. Công tác kiểm kê, đánh giá và phân tích biến động tài
nguyên rừng được tiến hành thường xuyên ở mọi quốc gia trên thế giới nhằm thu
thập thông tin chính xác về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên quý báu này,
góp phần hỗ trợ tốt hơn trong công tác bảo tồn, phát triển và hoạch định chiến lược
sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng bản đồ hiê ̣n tra ̣ng rừng các tỉ lê ̣ là nhiê ̣m vu ̣ thường
xuyên, có tiń h chu kỳ lă ̣p la ̣i của ngành lâm nghiê ̣p. Công viê ̣c này đòi hỏi nhiều
công sức, chi phí và thời gian thực hiê ̣n.
Để xây dựng bản đồ hiê ̣n tra ̣ng rừng, phương pháp truyề n thố ng đươ ̣c thực hiê ̣n là
điề u tra, khảo sát và khoanh vẽ thực đia.̣ Công viê ̣c này đòi hỏi nhiề u công sức và
thời gian thực hiê ̣n là khá dài. Trong điề u kiê ̣n điạ hin
̀ h vùng núi bi ̣ chia cắ t phức
ta ̣p thì công viê ̣c điề u tra khảo sát là rấ t khó khăn, vì vâ ̣y thời gian thực hiê ̣n và đô ̣
chin
́ h xác của bản đồ là bi ̣ ha ̣n chế . Đă ̣c biê ̣t khi mà thời gian thực hiện không cho
phép kéo dài quá với mô ̣t lực lươ ̣ng người khảo sát ha ̣n chế thì công việc thâ ̣m chí
không hoàn thành nổ i. Trong thực tế , bản đồ thành lâ ̣p bằ ng phương pháp truyề n
thố ng chỉ chính xác ở những nơi có điều kiện thuận lợi như độ dốc không lớn, đi lại
dễ dàng. Ngược lại, ở những nơi có điều kiện khó khăn như độ dốc cao, đi lại khó
khăn như các vi ̣ trí dốc đối diện với sườn núi cao và dố c, khó đi kiể m tra khảo sát
thì đô ̣ chính xác là không cao.
Mường La là huyện miền núi tỉnh Sơn La thuộc khu vực Tây Bắc, nằm cách trung
tâm thị xã Sơn La khoảng 41 km về phía đông bắc, phía bắc và phía đông bắc giáp
tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía đông nam giáp huyện Bắc Yên, phía tây bắc giáp
huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, phía tây nam giáp huyện Mai Sơn và thị xã Sơn
La. Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình từ 500- 700m so với mặt nước biển,
phía Đông và phía Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình thấp dần về
phía Nam và dọc theo 2 bờ sông Đà. Trên địa bàn có sông Đà và 5 con suối lớn là
suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia chảy qua. Địa hình chia
2
căt mạnh, trong nững năm qua địa phương đã rất chú trọng đến việc xây rựng bản
đồ hiện trạng rừng để phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó bản thân chọn đề tài “Đánh giá khả năng ứng
dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (Spot-5) trong việc xây dựng bản đồ hiện
trạng tài nguyên rừng tỉ lệ 1:50.000 huyện Mường La, tỉnh Sơn La” được đặt ra
là nhằm thể hiện chính xác hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng tại địa phương, để từ
đó đưa ra được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng lô rừng, góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển Lâm nghiệp và phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Vì lý do
đó, viê ̣c triể n khai đề tài là hết sức cần thiết, nhằ m đáp ứng nhu cầ u thực tế của điạ
phương, đồ ng thời góp phầ n hoàn chin̉ h mô ̣t quy trình công nghê ̣ mới để có thể áp
du ̣ng rô ̣ng hơn trong viê ̣c xây dựng bản đồ hiê ̣n tra ̣ng rừng ở vùng núi nói chung.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới
1.1.1. Tình hình chung
Trong vài thập kỷ gần đây,tư liệu viễn thám trở thành nguồn dữ liệu quan trọng
cho công tác lập bản đồ và theo dõi hoạt độngtài nguyên rừng. Đáp ứng nhu cầu đòi
hỏi về việc tăng cường chất lượng thông tin thì công nghệ viễn thám cũng đạt được
những bước tiến dài và công nghệ này được nhìn nhận như thành phần thông tin tối
quan trọng trong hiện tại và tương lai của ngành lâm nghiệp. Sự tiến bộ của viễn thám
và công nghệ thông tin đã mang lại nguồn tư liệu sẵn có, các công cụ phân tích thông
tin thân thiện với người sử dụng và nhiều thuật toán phân tích thông tin tối ưu, trợ
giúp đắc lực công tác kiểm kê, lập kế hoạch và quản lý sản xuất lâm nghiệp[9].
Con người đã cảm thấy một cách tự nhiên khi nhìn vào những bức ảnh vệ tinh
hay ảnh chụp từ máy bay thông qua suy luận và giải đoán bằng mắt thường. Tuy
nhiên, thời đại của việc chỉ sản xuất những bức ảnh đẹp mang tính minh họa của
viễn thám đã lùi vào quá khứ. Chất lượng thông tin và độ phân giải của ảnh viễn
thám đã được nâng cao với sự ra đời của các vệ tinh như Landsat ETM, IRS, SPOT,
sau này là IKONOS, QUICKBIRD,EARTHVIEW,GEOEYE, ALOS, PALSA…
Một hoạt động mới được đã hướng vào các mục tiêu nghiên cứu khoa học cụ thể
căn cứ vào đặc điểm của từng loại dữ liệu. Những hệ thống GIS đồ sộ thường thấy ở
các cơ quan trong lĩnh vực quân sự hoặc cơ quan chính phủ đã dần được thay thế
bằng nhiều hệ thống nhỏ gọn, hiệu quả, mang tính thương mại cao. Nguồn dữ liệu
viễn thám được cung cấp bởi các vệ tinh quan trắc và máy chụp ảnh (quang học,
radar và laser) trở nên dồi dào và đầy đủ cho các hoạt động nghiên cứu và quản lý
tài nguyên thiên nhiên. Tới thời điểm hiện tại, dữ liệu viễn thám và các phương
pháp nghiên cứu đã trở nên đa dạng, phức tạp và cũng đạt độ tin cậy cao hơn trong
việc trợ giúp giải quyết các vấn đề của nghiên cứu trước kia.
Trong bối cảnh này, một câu hỏi đặt ra cho ngành lâm nghiệp là; “với trình
độ phát triển của viễn thám như hiện nay thì công nghệ này có thể giải quyết được
4
những vấn đề gì ? ”dưới đây là liệt kê những hướng ứng dụng phổ biến trên thế giới
bao gồm [14].
- Xác định, phân loại lớp phủ rừng, lập bản đồ phân loại lớp phủ rừng, theo
dõi biến động lớp phủ theo thời gian.
- Xác định trạng thái sinh trưởng của rừng gỗ, đánh giá tổng quan về khối
lượng, sản lượng khai thác.
- Mô tả đặc điểm khu vực, nghiên cứu loài cây trong cấu trúc rừng và sự đa
dạng của rừng
- Theo dõi, dự báo cháy rừng và sâu bệnh
- Mô hình hóa sự phát triển trong tương lai của tài nguyên rừng
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Một số các ứng dụng khác nằm giữa ranh giới của quản lý, mô hình hóa cấu
trúc sinh cảnh, theo dõi trạng thái, và kiểm kê sinh hóa rừng. Hy vọng trong tương
lai gần, vai trò của viễn thám trong các ứng dụng thực tế điều hành việc sản xuất và
quản lý rừng sẽ trở nên rõ nét hơn nhiều.
Lĩnh vực viễn thám khởi đầu bằng phương pháp phân tích hoàn toàn thủ
công trên ảnh chụp từ máy bay, nhưng cũng nhanh chóng thay đổi cùng với các
nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu mới [4],[12]. Những nguồn dữ liệu và
phương pháp mới ra đời mang đến nhiều tiềm năng cho công nghệ viễn thám trong
việc cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý lâm nghiệp.
Phương pháp viễn thám với thế mạnh của công nghệ mới có thể phân tích các biến
động về lớp phủ rừng một cách chính xác và đưa ra những lý giải về hệ quả của
những thay đổi này dưới tác động của con người. Nhiều mô hình phân tích không
gian, mô hình mô phỏng đã ra đời cùng khả năng cung cấp ảnh đa thời gian với tần
suất lặp lớn của các vệ tinh và máy bay bay chụp đã giúp giải quyết được nhiều vấn
đề nan giải trước kia của ngành quản lý tài nguyên rừng[12].
Việc lựa chọn từng nhóm ứng dụng được tiến hành dựa trên kiến thức về vai trò
của các nhóm phân loại lớp phủ, kiểm kê, phân tích biến động hay mô hình lâm nghiệp
trong việc đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý bền vững tài nguyên rừng.
5
Công tác nghiên cứu, hiểu rõ vai trò và khả năng của viễn thám, mức độ
chính xác và tính hiệu quả của ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề của
quản lý tài nguyên rừng là chìa khóa của việc ứng dụng thành công viễn thám trong
lĩnh vực này.
Trên thế giới, việc sử dụng kết hợp Viễn thám và GIS cho nhiều mục đích khác
nhau của ngành lâm nghiê ̣p đã trở nên rất phổ biến trong khoảng 30 năm trở lại đây.
GIS bắt đầu được xây dựng ở Canada từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20 và đã
được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Đặc biệt, công
nghệ này được sử dụng khá phổ biến để xây dựng mô hình sử dụng đất và quan trắc,
dự báo các thay đổi các thảm che phủ và địa hình (Elena và cộng sự, 2001; Kok và
cộng sự, 2001; McDonalda và cộng sự 2002; Stephenne và Lambin,2001), so sánh
các hệ sinh thái nông nghiệp (Stein và Ettema, 2003), quan sát các sự thay đổi về hệ
thống canh tác theo địa hình (Nelson, 2001; Schoorl và Veldkamp, 2001)[16].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ GIS và viễn
thám trong nghiên cứu chiến lược của người nông dân trong sự thay đổi đa dạng
của hệ canh tác nương rẫy dưới các tác động của điều kiện dân số, đất đai, chính
sách và các nhu cầu về kinh tế xã hội của người dân (Rambo, 2002; Jean-Christophe
Castella, 2002; Brabant P, Darracq S. (biên tập). 1999, Leisz và các cộng tác viên,
2003). Hiện nay, ảnh viễn thámbao gồm ảnh hàng không và ảnh vệ tinh đã trở thành
những tư liệu quý để phân tích, đánh giá sự thay đổi sử dụng đất, độ che phủ đất về
số lượng, vị trí phân bố trên một khu vực trong những thời điểm khác nhau, hay so
sánh giữa 2 khu vực.
Đối với ngành lâm nghiệp, vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ hiện
trạng rừng phục vụ công tác quản lý, theo dõi rừng đã được nhiều nước tiên tiến trên
thế giới áp dụng như Mỹ, Canađa, Pháp, Nga, Nhật Bản, và các nước châu Á như Ấn
Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indônêsia,... Tư liệu viễn thám được sử dụng trong công
tác này bao gồm nhiều loại ảnh vệ tinh của các nước khác nhau như: Landsat, Ikonos,
Quickbird,... của Mỹ, Spot của Pháp, Aster, JRS của Nhật bản, Radasat của Canađa,...
Việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, theo dõi biến động rừng và
6
sử dụng đất cũng đã được thực hiện theo nhiều mức độ khác nhau như cho toàn cầu,
vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực[17],[19].
Trong quá phát triể n cả về lý thuyế t, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng
du ̣ng, viễn thám rừng ( Forestry Remote Sensing) đã trở thành mô ̣t liñ h vực công
nghê ̣ đươ ̣c quan tâm phát triể n mô ̣t cách ma ̣nh me,̃ là mô ̣t công nghê ̣ không thể
thiế u đươ ̣c và mang tiń h pháp lý trong quy trình thành lâ ̣p bản đồ rừng của rấ t nhiề u
nước trên thế giới. Hô ̣i quố c tế về viễn thám rừng(Forestry Remote Sensing) là một
trong những tổ chức viế n thám quố c tế , hoa ̣t đô ̣ng từ rấ t sớm và có sự tham gia rô ̣ng
raĩ của nhiề u nước trên pha ̣m vi toàn thế giới.
Bắ t đầ u từ năm 1986,Pháp phóng thành công vê ̣ tinh SPOT lên quỹ đa ̣o và chu ̣p
ảnh quang ho ̣c đa phổ có đô ̣ phân giải không gian cao hơn hẳ n ảnh vê ̣ tinh Landsat
của My,̃ đô ̣ phân giải thời gian là 26 ngày[20],[2].Kể từ đó việc sử dụng ảnh SPOT,
đă ̣c biê ̣t là SPOT-4 và SPOT-5 để thành lập bản đồ hiện trạng rừng đã đươ ̣c áp du ̣ng
có hiê ̣u quả ta ̣i nhiề u nước trên thế giới như: Pháp, Brazin, Bolivia, Anh, Iran, Ấn
Đô ̣, Trung Quố c, Đài Loan,... đă ̣c biê ̣t là từ khi có các tra ̣m thu ảnh phân bố rô ̣ng ở
nhiề u nước và khả năng trao đổ i trên Internet băng thông rô ̣ng thì quy mô ứng du ̣ng
là càng đươ ̣c mở rô ̣ng trên pha ̣m vi toàn cầ u.
Hình 1.1. Mô phỏng vệ tinh (nguồn Việt Báo.vn)
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ta ̣i nhiều hội nghị viễn thám được tổ chức
2 năm mô ̣t lầ n, các nước đã tổng kết những ứng dụng của Kỹ thuật viễn thám trong
7
Lâm nghiệp với những báo cáo nghiên cứu quản lý, theo dõi phát hiện biến động rừng
và sử dụng đất tại các nước như: Trung Quố c, Nhật Bản, Hàn Quố c, Đài loan,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin,...Rấ t nhiề u loa ̣i tư liê ̣u viễn thám khác nhau đã
được áp du ̣ng trong nhiề u quy mô và hướng nghiên cứu khác nhau của ngành lâm
nghiê ̣p, trong đó, ảnh SPOT là mô ̣t loa ̣i tư liê ̣u được ứng du ̣ng khá phổ biế n[3],[17].
1.1.2.Thống kê những hướng ứng dụng phổ biến của viễn thám – GIS trong
ngành lâm nghiệp
1.1.2.1.Quản lý tài nguyên rừng
- Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng ở các quy mô khác nhau với
các nguồn tư liệu khác nhau. Công việc này được thực hiện ở rất nhiều nước trên
thế giới:
+ Phạm vi toàn cầu: ảnh NOAA ( Mỹ, Nhật, EU hay quan tâm trong những
nghiên cứu ở quy mô toàn cầu )
+ Phạm vi khu vực: ảnh MODIS, Landsat MSS
+ Phạm vi lãnh thổ và vùng: ảnh MODIS, Landsat TM, SPOT, Aster
+ Phạm vi địa phương: ảnh Aster, SPOT 5, Landsat ETM
+ Phạm vi chi tiết: ảnh SPOT, Quickbird, IKONOS,GEOEYE.
- Theo dõi biến động tài nguyên rừng và lớp phủ thực vật với dữ liệu đa thời
gian của các loại tư liệu trên.
- Quản lý trữ lượng rừng các loại: với kỹ thuật phân tích đa phổ, tạo các ảnh
chỉ số và phối hợp với GIS để phân tích đánh giá sinh khối, trữ lượng rừng: các ảnh
chỉ số LAI (Leaf Area Index), CI (Canopy Index).
- Theo dõi sinh thái rừng bằng các ảnh chỉ số: chỉ số tán lá, chỉ số ẩn, chỉ số
NDVI, VI…
1.1.2.2. Kết hợp với các tư liệu GIS, xây dựng bản đồ rừng, quản lý rừng và các hệ
sinh thái rừng
Từ những năm 60, GIS bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ từ chỗ là
một công cụ, đến nay GIS đã trở thành một khoa học ứng dụng trong rất nhiều
ngành, trong đó có ngành lâm nghiệp[3],[19].
8
- Theo dõi và dự báo cháy rừng: đây là hướng ứng dụng kết hợp viễn thám –
GIS để dự báo cháy rừng, áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, úc, Braxin… Những ảnh
viễn thám dược thu hàng ngày được tách chiết thông tin về loại rừng và tình trạng
khô hạn của rừng, kết hợp với số lịêu khí tượng sẽ đưa ra các dự báo về khả năng
cháy rừng.
- Quy hoạch quản lý và phát triển trồng rừng: công việc này được triển khai
trên cơ sở các tư liệu viễn thám và GIS để hoạch định kế hoạch quản lý, sản xuất và
trồng rừng.
- Nghiên cứu các hệ sinh thái rừng - lâm nghiệp; rất nhiều nghiên cứu triển
khai ở nhiều quy mô để nghiên cứu xây dựng các bản đồ sinh thái rừng: phạm vi
toàn cầu, khu vực, vùng. đặc biệt các hệ sinh thái nhạy cảm như; rừng ngập mặn,...
* Xử lý số và GIS: Hệ thống phần mềm được sử dụng để triển khai tự động hoá
phân loại, tích hợp thông tin VT-GIS, thành lập các bản đồ chuyên đề về rừng bao
gồm[10],[3]:
+ Phần mềm có bản quyền ERDAS, ENVI, IDRISI, ILWIS, ORACLE
(quản lý dữ liệu)
+ Phần mềm mã nguồn mở được phát triển phục vụ cho các nhu cầu quản lý
cụ thể
1.1.2.3. Áp dụng viễn thám - GIS
Để lập bản đồ và đánh giá trạng thái lớp phủ bề mặt bằng việc áp dụng các
loại chỉ số là một trong những hướng đang đươ ̣c phát triển. Các loa ̣i chỉ số thông
du ̣ng bao gồ m [3].
Chỉ số trạng thái thực vật (Vegetation Condition Index-VCI)
Chỉ số trạng thái thực vật được đưa ra đầu tiên bởi Kogan (1997), thể hiện
mối quan hệ giữa NDVI của tháng hiện tại với NDVI cực trị được tính toán từ chuỗi
số liệu. Công thức tính của VCI như sau:
VCI
( NDVI j NDVImin ) *100
( NDVImax NVDImin )
(3.1)
9
Trong đó: NDVImax, NDVIminđược tính toán từ chuỗi số liệu i cho từng tháng (hoặc
tuần) và j là chỉ số của tháng (tuần) hiện thời.
Chỉ số thực vật chuẩn hóa (Normalized Difference Vegetation Index NDVI)
Có nhiều các chỉ số thực vật khác nhau, nhưng chỉ số thực vật chuẩn hoá
(NDVI) được trung bình hoá trong một chuỗi số liệu theo thời gian sẽ là công cụ cơ
bản để giám sát sự thay đổi trạng thái thực vật. Chỉ số thực vật NDVI được tính theo
công thức sau:
NDVI
IR R
(3.2)
( IR R)
Trong đó IR, R là phổ phản xạ của bề mặt ở dải sóng hồng ngoại và dải đỏ
Chỉ số dị thường thực vật (Anomaly Vegetation Index-AVI)
Huest (1988) đã phát hiện chỉ số thực vật của đất (AVI), qua đó có thể biết
được đặc tính của hệ đất- cây trồng- khí quyển.
Chỉ số dị thường thực vật được tính theo công thức:
AVI NDVI j NDVI
(3.3)
Trong đó NDVI là giá trị NDVI trung bình được tính từ chuỗi số liệu cho
từng năm, NDVI j là NDVI của tuần (tháng) hiện tại. Bảng 1.1 làcác chỉ tiêu đánh
giá trạng thái lớp phủ bề mặt (Đổng Triệu Hoa 1999), Căn cứ vào bảng chỉ tiêu
đánh giá này ta có thể đánh giá được trạng thái sinh trưởng và phát triển lớp phủ
thực vật.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái lớp phủ bề mặt
Trạng thái, lớp phủ
AVI
NDVIJ
NDVI
0.0
0.0
-1- 0.0
Nước, đất trống hoặc mây
<-0.03
>0.0
>0.0-0,1
Thực vật phát triển rất kém
-0.03 - 0.03
>0.0
>0.1-0,3
Thực vật phát triển bình thường
0.03 - 0.135
>0.0
>0.3-0,4
Thực vật phát triển tốt
>0.135
>0.0
>0.5
Thực vật phát triển rất tốt
10
Hình 1.2. Ả nh NDVI tách từ ảnh NOAA-AVHRR sử dụng để phân loa ̣i lớp phủ
Hình1.3. Sử dụng chỉ số NDVI của ảnh MODIS để phân loa ̣i sử dụng đât
(Lâm Đạo Nguyên)
11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1.Tình hình chung của viê ̣c ứng dụng phương pháp viễn thám trong lâm
nghiệp Việt Nam
Trong suốt 15 năm qua, thông tin ảnh vệ tinh đã luôn là nguồn tư liệu quan
trọng và có giá trị trong hàng loạt các dự án, các chương trình, công trình liên quan
đến điều tra qui hoạch và thành lập bản đồ chuyên đề ở Việt Nam. đặc biệt là lĩnh vực
về tài nguyên thảm thực vật, sử dụng đất, môi trường,…[3]. Điều này thực sự dễ nhận
thấy lý do là các đối tượng này luôn phản ánh rất rõ trên các thông tin ảnh vệ tinh
ngay cả quan sát bằng mắt thường với những công cụ xử lý đơn giản. Tuy nhiên mức
độ khai thác các thông tin viễn thám còn chưa triệt để do đầu tư công nghệ còn hạn
chế. Tuy vậy, với thời gian 15 năm, một khối lượng lớn những công trình ứng dụng
viễn thám trong Lâm nghiệp đã được thực hiện và đã phát huy hiệu quả lớn lao cho
thực tế sản xuất của ngành, cũng như góp phần đáng kể trong các chương trình điều
tra cơ bản trọng điểm của Nhà nước.Vai trò và ưu điểm của phương pháp viễn thám
trong lâm nghiệp.Ở Việt Nam, kỹ thuật viễn thám được sử dụng từ năm 1976 (Viện
điều tra quy hoạch rừng). Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển viễn thám ở Việt
Nam là sự hợp tác nhiều bên trong chương trình vũ trụ Quốc tế (Inter Kosmos) năm
1981-1986. Kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học này là đã biết sử dụng ảnh
đa phổ MKF-6 vào thành lập các bản đồ chuyên đề như: sử dụng đất, địa chất, tài
nguyên nước, thuỷ văn, rừng,... Sau đó các dự án viện trợ Quốc tế của UNDP và
FAO như VIE76/011 và VIE 83/004 đã trang bị một số thiết bị kỹ thuật Viễn thám
cho Viện khoa học Việt Nam nay là Viện khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.
Ngoài ra do yêu cầu cấp thiết nhiều ngành đã hình thành các cơ sở nghiên
cứu và đưa tiến bộ kỹ thuật viễn thám vào ứng dụng ở ngành chuyên môn của mình.
Thời gian vừa qua nhà nước đã đầu tư cho Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự
án “Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” đây là dự án
thu ảnh vệ tinh mang tầm cỡ quốc gia và khu vực, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt
động. Kết quả của dự án sẽ là những cơ sở dữ liệu vệ tinh với nhiều độ phân giải
12
đáp ứng số liệu cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiệp vụ thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau ở nước ta.
1.2.2.Thống kê một số hoạt động cụ thể của việc ứng dụng viễn thám trong
lâm nghiệp [4]
- Viễn thám được áp dụng đầu tiên ở Viện Điều tra quy hoạch rừng với tư liệu
ảnh máy bay. Hệ thống mẫu giải đoán đều được xây dựng cho từng loại rừng: ảnh,
kiểu tán lá,… Các bản đồ về tài nguyên rừng, sinh khối rừng đã được thành lập.
- Từ năm 1978, ảnh vệ tinh được đưa vào Việt Nam thì ngành lâm nghiệp là
một trong những cơ sở áp dụng đầu tiên trong chương trình quốc gia về nghiên cứu
không gian và đề án tài trợ của Thụy Điển. Hệ thống máy điều vẽ tổng hợp màu và
các tư liệu Landsat được phân tích giải đoán, xây dựng bản đồ rừng trong phạm vi
toàn quốc và cấp tỉnh.
- Từ năm 1978 đến nay Viện Điều tra Quy họach rừng cũng đã triển khai
nhiều đề tài ứng dụng viễn thám và GIS.
- Việc áp dụng viễn thám – GIS trong quản lý và dự báo cháy rừng cũng
được triển khai ở Cục kiểm lâm, Đại học Lâm nghiệp.
- Viễn thám – GIS hiện nay đang được áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau. ở
mức độ lâm trường, các bản đồ lập địa đã được áp dụng phục vụ cho công tác quản
lý tài nguyên đến cấp nông trường
- Trong lĩnh vực nghiên cứu sinh thái rừng, nhiều đề tài được triển khai có tài
trợ của các nước, các tổ chức quốc tế tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các tổ chức
WWF, Uỷ ban sông Mê Kông,… các tỉnh như Huế, LâmĐồng, Tuyên Quang, Sơn
La. Đặc biệt ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi
trường nhiều đề tài đã được triển khai. Nhiều đề tài về sinh thái rừng được triển
khai phục vụ cho công tác bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển rừng và khu bảo tồn
quốc gia, phát triển du lịch, quản lý đới ven biển và hải đảo, bảo vệ rừng phòng hộ
đầu nguồn (Dự án hành lang xanh ở Huế).
- Điều tra tài nguyên rừng toàn quốc (79 - 82) dự án VIE 79/014 do FAO tài trợ.
13
- Chương trình nghiên cứu quốc tế về ứng dụng ảnh đa phổ (1980 - 1982) Intercosmoc.
- Chương trìnhquy hoạch tổng thể phát triển Tây Nguyên (1982 - 1983).
- Điều tra vùng nguyên liệu giấy (83 - 85) - chương trình phát triển lâm
nghiệp - SIDA.
- Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn Cà Mau (1985).
- Chương trình nghiên cứu hậu quả của chất độc hoá học (1987 đến nay).
- Chương trình quy hoạch sử dụng đất vùng trung tâm (1989 - 1995. SIDA).
- Dự án về thành lập bản đồ sử dụng đất đầu nguồn Mê Kông (86 - 87)- UB
Mê Kông.
- Chương trình quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long (1986).
- Đề án thành lập bản đồ sử dụng đất toàn quốc (1991 - 1993) - Viện KHVN.
- Dự án ứng dụng viễn thám theo dõi biến động các khu bảo tồn tự nhiên (91
- 95) WWF.
- Chương trình theo dõi, đánh giá biến động tài nguyên rừng (1991 - 1995).
- Dự án theo dõi và đánh giá che phủ rừng đầu nguồn Mê Kông (93 - 95)
UB Mê Kông.
- Chương trình theo dõi đánh giá biến động tài nguyên rừng (1996 - 2000).
- Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai
đoạn 2001-2005; 2006 - 2010.
Các Chương trình trên đã sử dụng các loại ảnh. Radar, MODIS,NOAAAVHRR, Landsat, để xây rựng bản đồ vùng và toàn quốc.
Ngoài những chương trình, dự án lớn trên còn hàng loạt những đề tài nghiên cứu
đã được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của phương pháp viễn thám một cách rõ rệt.
Trong những chương trình nghiên cứu đó, các loại tư liệu viễn thám được sử
dụng là các loại ảnh viễn thám khác nhau như: ảnh hàng không (để thành lập bản đồ
tỉ lệ lớn), ảnh vệ tinh Landsat (để thành lâp bản đồ tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ).
Phương pháp xử lý thông tin viễn thám được ứng dụng trong các chương trình đó
chủ yếu vẫn là giải đoán bằng mắt. Đối với tư liệu ảnh máy bay đen trắng, viện
14
Điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng bộ mẫu giải đoán rất chi tiết góp phần hướng
dẫn cho công tác giải đoán thành lập bản đồ rừng rất có hiệu quả.
Bên cạnh những hoạt động trực tiếp ứng dụngviễn thám trong các chương trình
và dự án nêu trên, để không ngừng nâng cao chất lượng kết quả đạt được cũng như
tăng cường khả năng của phương pháp, một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu cũng
đã được triển khai. Bởi lẽ, ưu thế của phương pháp viễn thám trong việc xây dựng
các bản đồ chuyên đề đã được phản ánh khá rõ ràng về mặt kinh tế, thời gian, không
gian,… còn về độ tin cậy của thông tin bản đồ do phương pháp viễn thám đem lại
đến mức nào? Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả
phương pháp. Để những kết luận này có tính thuyết phục cần dựa trên những kết
luận của các công trình nghiên cứu đánh giá phương pháp viễn thám. Những kết
luận như vậy, trên thực tế đã được nêu khá nhiều trong một số báo cáo khoa học ở
nước ngoài (các báo cáo của FAO cũng như nhiều hội thảo quốc tế khác nhau về
viễn thám). Song các kết luận này đều gắn với một điều kiện địa lý, tự nhiên cụ thể
cũng như phương pháp công nghệ và loại tư liệu viễn thám nhất định. Đối với điều
kiện kinh tế, kỹ thuật và đặc điểm rừng nhiệt đới ở Việt Nam, những kết quả đó chỉ
đóng vai trò là những tư liệu tham khảo có ý nghĩa. Lý do cơ bản của nhận định này
là phương pháp và chất lượng của tư liệu viễn thám luôn không ổn định và thường
bị ảnh hưởng do tác động trực tiếp của một số yếu tố thiên nhiên tại thời điểm bay
chụp (đặc điểm khí hậu, thời tiết, cường độ chiếu sáng, vật hậu, trạng mùa, kiểu loại
thảm thực vật, đặc điểm phân bố cũng như tình trạng sử dụng đất,…), mà các yếu tố
này luôn ở tình trạng phân bố không đồng nhất trong những vùng địa lý khác nhau.
Một lý do khác là chất lượng của công tác giải đoán còn phụ thuộc vào phương
pháp giải đoán: bằng mắt hay xử lý số. Song dù phương pháp nào cũng đều phụ
thuộc đáng kể vào năng lực đoán đọc địa lý của người giải đoán ảnh. Tất cả các yếu
tố trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả ứng dụng phương pháp viễn thám.
15
Hình 1.4. Sử dụng ảnh vê ̣ tinh Landsat theo doĩ biế n động rừng toàn quố c,
tỉ lê ̣ 1: 1000000
Từ chỗ thấy được bản chất của phương pháp, trong những năm qua một số
công trình nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến hành như:
- Nghiên cứu đánh giá khả năng của một số dạng thông tin ảnh viễn thám cho
thành lập bản đồ rừng ở Việt Nam (Landsat TM, Spot, KATE 140, MKF – 6,...)[3].
- Xây dựng tập mẫu ảnh vệ tinh Landsat - TM dùng cho thành lập bản
đồrừngtoàn quốc.
- Tập mẫu ảnh vệ tinh Landsat - TM cho từng vùng: Đông Bắc, Trung Tâm;
Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ.[3]
- Nghiên cứu đánh giá độ đồng nhất của các kiểu rừng trên ảnh vệ tinh
Landsat - TM.
- Bước đầu nghiên cứu ứng dụng ảnh Rada để thành lập bản đồ rừng.
- Nghiên cứu ứng dụng ảnh số cho thành lập bản đồ rừng.
16
Hình 1.5. Bảng chắ p ảnh Landsat khu vực tây bắ c
Hình 1.6. Phân bố cac ảnh Landsat ở Viê ̣t Nam theo hàng và dải bay của vê ̣
tinh(NguồnNguyễn Ngọc Thạch)