Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Luận án trí thức nam kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.79 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------

TRẦN THỊ ÁNH

TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------

TRẦN THỊ ÁNH

TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62.22.03.13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. TS. LÊ HỮU PHƢỚC
2. PGS. TS. TRẦN VŨ TÀI

NGHỆ AN – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Ánh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................... 6
5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 7
6. Bố cục của luận án ....................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử... 9

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc .
........................................................................................................................ 16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc ...
........................................................................................................................ 27
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................. 37
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 38
CHƢƠNG 2. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO YÊU NƢỚC
CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ................................................................. 39
2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ và trí thức Nam Kỳ trƣớc khi thực dân
Pháp xâm lƣợc ............................................................................................... 39
2.1.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ .............................................................. 39
2.1.2. Đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược .............. 41
2.2. Thái độ của trí thức Nam Kỳ trƣớc cuộc chiến tranh xâm lƣợc của
thực dân Pháp .............................................................................................. 45
2.3. Hoạt động chống Pháp của trí thức Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX ............. 55
2.4. Tiếp thu và truyền bá văn hóa, văn minh phƣơng Tây ........................ 59


Tiểu kết Chƣơng 2......................................................................................... 65
CHƢƠNG 3. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG DÂN CHỦ TƢ SẢN ..................................... 68
3.1. Sự ra đời của đội ngũ trí thức mới ở Nam Kỳ ....................................... 68
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 68
3.1.2. Đội ngũ trí thức mới ra đời ..................................................................... 71
3.2. Trí thức Nam Kỳ tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản ............................... 75
3.3. Trí thức Nam Kỳ hƣởng ứng xu hƣớng cứu nƣớc của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh...................................................................................... 78
3.3.1. Hưởng ứng phong trào Đông Du ............................................................ 78
3.3.2. Hưởng ứng phong trào Duy Tân ............................................................. 81
3.4. Trí thức Nam Kỳ thành lập các tổ chức chính trị và đảng phái ........... 85

3.4.1. Đảng Lập hiến ........................................................................................ 85
3.4.2. Tổ chức Thanh niên Cao vọng ................................................................ 88
3.4.3. Đảng Thanh niên .................................................................................... 91
3.4.4. Đông Dương Lao động Đảng.................................................................. 94
3.5. Các phong trào yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ ..................................... 96
3.6. Hoạt động yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ trên lĩnh vực văn hóa - tƣ
tƣởng ........................................................................................................... 104
3.6.1. Diễn thuyết cổ động tinh thần yêu nước................................................ 104
3.6.2. Hoạt động báo chí, xuất bản ................................................................. 108
Tiểu kết Chƣơng 3....................................................................................... 118
CHƢƠNG 4. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN ............................ 121
4.1. Sự phân hóa tƣ tƣởng trong trí thức Nam Kỳ ở nửa cuối những năm 20
(thế kỷ XX) .................................................................................................. 121
4.2. Trí thức Nam Kỳ đi theo con đƣờng cách mạng vô sản ..................... 126
4.2.1. Trí thức Nam Kỳ với hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ........ 126
4.2.2. Trí thức Nam Kỳ với chủ trương “Vô sản hóa”..................................... 131


4.3. Trí thức Nam Kỳ với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ........... 134
4.3.1. Trí thức Nam Kỳ với các tổ chức tiền thân của Đảng ........................... 134
4.3.2. Trí thức Nam Kỳ với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ............. 141
Tiểu kết Chƣơng 4 ...................................................................................... 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 157
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 176



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

NCMĐ

Nông Cổ Mín Đàm

2

LTTV

Lục Tỉnh Tân Văn

3

LCF

La Cloche Fêlée

4

Nxb


Nhà xuất bản

5

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng
cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Khi đất nước đối diện với họa xâm lăng, trí thức
có mặt ở tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”. Khi đất nước hòa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế
thế”, xây dựng và phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…” (Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ 3 - 1442). Không phải đến ngày nay, chúng ta mới đánh giá
cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cha
ông ta cũng đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của họ đối với sự hưng, suy của
quốc gia, dân tộc.
Cao Bá Quát từng nhận định: Nguyễn Trãi và Chu Văn An là hai nhà trí thức
tiêu biểu nhất cho trí thức Việt Nam thời xưa, là những trí thức “có chí lớn như
chim hồng hộc bay tít lên mây xanh” và khi không có điều kiện trực tiếp cống hiến
tâm sức cho triều đình, cho đất nước, lại chọn cách sống “thanh cao ở ẩn như chim
hạc đen ngủ một mình bên sườn núi”. Đó là những trí thức chân chính được xã hội
tôn vinh, nhân dân nể trọng. Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, có rất nhiều

bậc hiền tài, cho dù là nhà quân sự, nhà chính trị ở chốn quan trường hay gặp trở
ngại lui về dạy học, làm thuốc cứu dân,… dù ở vị trí nào, họ cũng sẵn sàng hiến
dâng trí tuệ, tài năng của mình, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại
xâm và xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ cận - hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trí
thức cũng đảm nhận vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trí thức
Việt Nam là lực lượng rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, “có đầu
óc dân tộc và đầu óc cách mạng”, “có học thức, dễ có cảm giác chính trị…, dễ tiếp
thu sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”, “trí thức là vốn liếng quý báu
của dân tộc”,… Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến
và đặc điểm của trí thức Việt Nam trong lịch sử là một trong những vấn đề trọng
tâm của sử học.
2


1.2. Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi sau đó
chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ và thôn tính cả nước ta, trí thức Nam Kỳ là lực lượng tiên
phong trong phong trào kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Trước nỗi đau mất nước, trí thức yêu nước Nam Kỳ tự nguyện đứng về phía nhân
dân, tìm mọi phương cách, mọi hình thức để cứu nước. Có những trí thức đứng ra
lãnh đạo hoặc tham gia các cuộc khởi nghĩa vũ trang, có người dùng ngòi bút sắc
bén của mình đấu tranh trên các mặt trận chính trị, tư tưởng và văn hóa…
Từ giữa thế kỷ XIX đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, cùng với nhân dân
Nam Kỳ, trí thức Nam Kỳ “đi trước về sau” trong phong trào chống Pháp. Họ là lực
lượng sớm nhận thức được sự bất lực của ý thức hệ phong kiến và chủ động tiếp thu
các trào lưu tư tưởng mới phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những hoạt động yêu nước và đóng góp lớn lao của đội ngũ trí thức yêu nước Nam
Kỳ đã góp phần bồi đắp truyền thống kiên cường của vùng đất “Thành đồng Tổ
quốc”, đồng thời để lại những bài học lịch sử quan trọng để phát huy vai trò của trí

thức trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay.
1.3. Trí thức Nam Kỳ có những đóng góp to lớn trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình sử
học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù trí
thức Nam Kỳ mang những đặc điểm chung của đội ngũ trí thức cả nước, như tác giả
Vũ Khiêu nhận định, đó là “sự gắn bó bằng máu thịt của trí thức Việt Nam với dân
tộc của họ”, “họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử”, người trí thức chân
chính ở Việt Nam “học giỏi và suốt đời mở rộng tri thức, suốt đời đem hết tài năng
và trí tuệ phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân”,…; tuy nhiên, do điều kiện và hoàn
cảnh lịch sử tác động, trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ
năm 1884 đến năm 1930 có những đặc điểm riêng so với trí thức cùng thời ở những
vùng miền khác trên cả nước.
1.4. Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giáo dục truyền
thống yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ý thức trách nhiệm của công
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề
quan trọng. Luận án vừa góp phần vào mục đích trên; vừa có giá trị bổ sung nguồn
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam; giúp người đọc có
một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt về vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của bộ
3


phận trí thức Nam Kỳ đối với công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trong một
thời kỳ lịch sử đầy biến động từ năm 1884 đến năm 1930.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trí thức Nam
Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930” làm luận
án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, phát triển, thái độ
chính trị, hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải

phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
Khái niệm “trí thức” được hiểu là những người có học thức (thi đỗ từ “tú tài” trở
lên). Trong một số trường hợp, đó có thể là người không đỗ đạt, nhưng có hiểu biết
rộng, uy tín cao, được xã hội trân trọng.
Trong luận án, khái niệm “trí thức Nam Kỳ” bao gồm nhân sĩ, trí thức sinh ra,
lớn lên ở Nam Kỳ hoặc sinh ra ở nơi khác, nhưng hoạt động chủ yếu trên địa bàn
Nam Kỳ, để lại những dấu ấn sâu đậm ở Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc giai đoạn 1884 - 1930. Trong điều kiện tư liệu cho phép, luận án cũng đề
cập đến một số trí thức quê ở Nam Kỳ, hoặc ở các vùng miền khác của Việt Nam,
sau thời gian học tập, sinh sống và hoạt động ở nước ngoài trở về, có đóng góp cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc ngay trên mảnh đất Nam Kỳ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu là “trí thức Nam Kỳ”, hoạt động yêu
nước trên địa bàn Nam Kỳ, luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu của đề
tài là Lục tỉnh Nam Kỳ dưới triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược và là vùng đất
Nam Kỳ (Cochinchine), thuộc địa của Pháp theo quy định của Hiệp ước Patenôtre
(1884).
- Phạm vi thời gian luận án tập trung nghiên cứu được xác định từ năm 1884 đến
năm 1930. Chọn năm 1884 làm mốc mở đầu và năm 1930 làm mốc kết thúc phạm
vi nghiên cứu của đề tài là vì:
Sau gần 26 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo
Sơn Trà, ngày 6-6-1884, triều đình Huế ký Hiệp ước Patenôtre, công nhận quyền
4


bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nước mất,
nhân dân Nam Kỳ, trong đó có lực lượng trí thức yêu nước cùng với nhân dân cả
nước bước vào cuộc vận động giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân,
giành độc lập.
Trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt xác lập quyền lãnh đạo cách mạng Việt

Nam giữa các tổ chức cách mạng với các đảng phái theo những khuynh hướng cứu
nước khác nhau, tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành chính
đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản, đánh dấu
bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và
phong trào yêu nước của trí thức Nam Kỳ nói riêng. Từ đây, trí thức yêu nước Nam
Kỳ cùng với nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là hoạt động và đóng
góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, bao gồm:
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong 30 năm đầu thế kỷ XX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản trong nửa cuối những năm 20 (thế kỷ
XX).
Trên đây là giới hạn phạm vi không gian, thời gian và phạm vi nội dung nghiên
cứu của luận án. Những vấn đề nằm ngoài giới hạn trên không thuộc đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành,
phát triển và thái độ chính trị của các bộ phận trí thức ở Nam Kỳ trước cuộc chiến
tranh xâm lược và cai trị của thực dân Pháp qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884
đến năm 1930; đồng thời hệ thống lại những hoạt động yêu nước tiêu biểu của trí
thức Nam Kỳ theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm

5


1930; qua đó, làm rõ đặc điểm, vai trò và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc

vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ trí thức nho học (cuối thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và đội ngũ trí thức tân học (đầu thế kỷ XIX đến năm
1930) ở Nam Kỳ;
- Phân tích và làm rõ thái độ chính trị của trí thức Nam Kỳ trước những biến
động của thời cuộc qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884 đến năm 1930;
- Phục dựng những hoạt động của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước và
cách mạng theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm 1930;
- Làm rõ những chuyển biến nổi bật về tư tưởng của trí thức Nam Kỳ từ ý thức
hệ phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản và lập trường vô sản qua các giai
đoạn: từ năm 1884 đến đầu thế kỷ XX, từ đầu thế kỷ XX đến giữa thập niên 20 của
thế kỷ XX và từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX đến năm 1930;
- Nhận định, đánh giá vai trò và những đóng góp nổi bật của trí thức Nam Kỳ
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
-

Tài liệu lưu trữ: Phông Thống đốc Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II)

bao gồm các báo cáo của Sở An ninh các tỉnh Nam Kỳ gửi Thống đốc Nam Kỳ về
tình hình chính trị ở các tỉnh Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930; Phông Toàn
quyền Đông Dương (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại - ANOM - Pháp) bao gồm các báo
cáo, điện tín, các công văn mật của các cơ quan chuyên trách ở Nam Kỳ, Thống đốc
Nam Kỳ và Nha An ninh Đông Dương gửi chính quyền cấp trên về tình hình chính
trị ở Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930. Các tài liệu lưu trữ sử dụng trong luận án

là một kênh thông tin quan trọng, phản ánh hoạt động yêu nước và cách mạng của
trí thức Nam Kỳ, cũng như những nhận định, đánh giá của đối phương về vai trò
6


của trí thức Nam Kỳ trong các phong trào yêu nước và cách mạng từ năm 1884 đến
năm 1930.
-

Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và

ngoài nước về trí thức Việt Nam và trí thức Nam Kỳ, các công trình nghiên cứu về
lịch sử Việt Nam cận đại, lịch sử Nam Bộ, các công trình nghiên cứu về phong trào
yêu nước chống thực dân Pháp cũng như về các nhân vật trí thức Nam Kỳ trong
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, các tác phẩm hồi ký, lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam…
-

Tài liệu văn kiện, lý luận: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tài

liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước phản ánh quan điểm, chủ trương của Trung
ương và các cấp ủy Đảng về đội ngũ trí thức; cũng như đề cập đến các nhân vật trí
thức Nam Kỳ trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong nửa
sau thập niên 20 của thế kỷ XX.
- Tài liệu báo chí: Các bài viết về trí thức đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu Hội
thảo, báo viết, báo điện tử…
4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đội ngũ trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu
phương pháp lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ
như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,… để thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên phục dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động yêu
nước và cách mạng của trí thức Nam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử đầy biến động từ
năm 1884 đến năm 1930.
- Làm rõ đóng góp, vai trò và đặc điểm của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
- Hệ thống nguồn tư liệu, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy
lịch sử Nam Bộ, lịch sử Việt Nam thời cận đại.
7


6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án được bố cục thành 4 chương:
- Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng 2. Trí thức Nam Kỳ với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX.
- Chƣơng 3. Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản.
- Chƣơng 4. Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng cách mạng vô sản.

8


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến và đặc điểm của trí thức
Việt Nam trong lịch sử là một trong những trọng tâm của sử học và các ngành khoa
học có liên quan. Chính vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về trí thức Việt Nam được công bố, ấn hành dưới nhiều dạng: sách, bài báo khoa
học, đề tài khoa học, luận án, luận văn…
Có thể phân chia các công trình đó theo các mảng đề tài sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Ở mảng đề tài này, đã có nhiều công trình được công bố từ những góc độ tiếp
cận khác nhau (thuộc các chuyên ngành triết học, xã hội học, văn hoá học, sử
học,…), nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trí thức hoặc giới thiệu
cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của những nhân vật trí thức nổi bật.
Dưới đây là nội dung chính của các công trình tiêu biểu:
Trong công trình Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, (Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1987), dưới nhãn quan xã hội học, tác giả Vũ Khiêu
phân tích nguồn gốc hình thành tầng lớp trí thức, cơ sở xã hội và đặc điểm truyền
thống của trí thức, từ đó đánh giá vị thế, thái độ xuất xử và vai trò của trí thức Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử, cùng với những kiến giải về nguyên nhân dẫn đến ứng
xử có phần khác nhau của họ đối với thời cuộc.
Do chỉ lựa chọn trình bày hành trạng và đóng góp của một số nhân vật trí thức
nho học, công trình thiếu hẳn bóng dáng của các nhân vật trí thức (dù là tiêu biểu)
trong các giai đoạn lịch sử cận - hiện đại, có chăng chỉ đề cập đến thái độ, sứ mệnh
của họ trong phong trào giải phóng dân tộc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng
cũng chỉ ở mức độ khái lược, vì thế chưa thể khắc hoạ đầy đủ diện mạo trí thức Việt
Nam trong các chặng đường của lịch sử dân tộc.
Tác giả Phạm Tất Dong trong công trình Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển
vọng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995) đã đi sâu trình bày các vấn đề lý

9


luận như: khái niệm về trí thức; chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc của đội ngũ trí thức;
qua đó khắc họa diện mạo, vai trò và những đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam
trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược,
giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Công trình cũng giành một dung lượng thích đáng
nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu và nguyện vọng của trí thức, đồng thời đề xuất
định hướng xây dựng chính sách phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Chương 2, mục II (Trí thức Việt Nam thời kỳ đất nước bị Pháp đô hộ) tập trung
làm rõ thái độ, ứng xử của trí thức Việt Nam trước cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp; phân tích những yếu tố tác động đến sự phân hoá và chuyển biến về
tư tưởng của trí thức Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, qua đó,
giúp độc giả hình dung khái quát về đóng góp của trí thức Việt Nam trong phong
trào yêu nước và cách mạng với ba khuynh hướng cứu nước: theo ý thức hệ phong
kiến, theo khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng cách mạng vô sản. Ba
khuynh hướng cứu nước ấy không phải là những lát cắt rời rạc trên con đường giải
phóng dân tộc, mà là “sự bàn giao sứ mệnh cứu nước” (trang 69) và là sự tiếp thu
những tư tưởng mới đúng đắn nhưng “không hề gạt bỏ những yếu tố tiến bộ trong
truyền thống tư tưởng và tâm lý dân tộc” (trang71).
Công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1998) của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn tập trung làm rõ vị trí, bản chất xã hội,
đặc trưng và ý thức hệ tư tưởng của trí thức Việt Nam xưa và nay. Với quan điểm
“trí thức một mặt là kết quả của tiến bộ xã hội, mặt khác, sự phát triển của trí thức
góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội” (trang 35), tác giả khẳng định vai trò quan trọng
của trí thức trong tiến trình phát triển của lịch sử, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ đó đề xuất phương hướng đổi mới
công tác quản lý và chính sách đối với đội ngũ trí thức. Công trình đã cung cấp cho
chúng tôi cơ sở lý luận về trí thức cũng như những đánh giá xác đáng về vị trí, vai

trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Văn
Khánh và Nguyễn Quốc Bảo (Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2001) nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn, khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong lịch sử.
Với dung lượng gần 300 trang, bố cục thành bốn nội dung lớn, Phần I và Phần II
10


của công trình trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng về trí
thức cũng như quá trình hình thành và phát triển đội ngũ trí thức nước ta trong lịch
sử. Thông qua việc giới thiệu khái lược một số tấm gương trí thức Việt Nam tiêu
biểu qua các thời kỳ, các tác giả đã khắc họa khá trọn vẹn về tầng lớp trí thức Việt
Nam từ hoàn cảnh, điều kiện hình thành, phát triển đến đặc điểm, vai trò và những
đóng góp của họ trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Công trình cũng đề cập đến những vấn đề lớn đang đặt ra đối với trí thức
nước ta hiện nay (như vấn đề liên minh công nhân - nông dân - trí thức), đồng thời
nêu rõ chủ trương, chính sách của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.
Ở Phần III (Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, từ
trang 144 - 198), gồm các nội dung: Trí thức yêu nước và xu hướng cách mạng tư
sản ở Việt Nam trong thập kỷ 20; Thanh niên trí thức những năm 20 với quá trình
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả Nguyễn Văn Khánh đã trình bày khá cô đọng,
súc tích về những đóng góp của trí thức Việt Nam trong phong trào yêu nước và
cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược trên nhiều mặt trận: đấu tranh vũ trang,
chính trị, văn hoá và tư tưởng,… Chúng tôi tìm thấy nhiều thông tin về vai trò và
đóng góp của một số nhân vật trí thức Nam Kỳ tiêu biểu trong phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp như: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu,
Nguyễn Trọng Hy, Bùi Công Trừng,…
Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, năm 2003) là công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả Chương Thâu,
cung cấp nhiều thông tin về cuộc đời và hoạt động yêu nước của hơn 40 gương mặt
trí thức tiêu biểu nước ta, trong đó có các danh nhân văn hoá, nhà tư tưởng, chính
khách, học giả,… thời kỳ trung và cận đại của lịch sử dân tộc. Đặc biệt, tác giả đã
đề cập, đánh giá xác đáng những đóng góp của ba nhân vật trí thức yêu nước tiêu
biểu ở Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược: Nguyễn
Đình Chiểu (từ trang 227 đến trang 234), Phan Văn Trường (từ trang 418 đến trang
432) và Nguyễn An Ninh (từ trang 524 đến trang 533). Tác giả cho rằng, Nguyễn
Đình Chiểu theo Trương Định “làm trái thiên tử chiếu”, “theo bụng dân phải chịu
tướng quân phù” là “một tư tưởng yêu nước sáng ngời”, “là việc cần thiết và là điều
11


sáng suốt của một sĩ phu thức thời”; Phan Văn Trường là một trí thức “có nhãn
quan chính trị, có quan điểm đúng đắn về một đường lối cách mạng ở Việt Nam”,
đó là “đường lối bạo lực cách mạng chứ không phải là đề huề”; Nguyễn An Ninh là
“một nhà yêu nước nhiệt thành”,… Mặc dù tác phẩm chỉ đề cập ba nhân vật trí thức
kể trên, nhưng đó là những hiện tượng nổi bật của đội ngũ trí thức yêu nước Nam
Kỳ trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn nửa sau thế
kỷ XIX và trong những năm 20 của thế kỷ XX.
Trên cơ sở công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam được xuất bản năm
2001, tác giả Nguyễn Văn Khánh và những cộng sự cho xuất bản công trình Trí
thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước
(Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2004), tiếp tục giới thiệu khái quát những luận điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước về trí thức, về vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách
mạng của giai cấp vô sản; đồng thời trình bày những hoạt động và đóng góp của trí
thức Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc (trong đó có đề cập đóng góp của nhiều nhân vật trí
thức Nam Kỳ như đã trình bày trong công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam),

trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Công trình còn
đề cập đến các yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng đào tạo, bồi dưỡng trí thức, tạo
điều kiện để trí thức đóng góp tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay. Ở phần thứ tư (từ trang 149 đến trang 524), các tác
giả đã dày công sưu tầm những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về trí thức với cách mạng Việt Nam.
Với hai tập sách Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Những gương mặt trí thức,
(Trung tâm Unesco thông tin tư liệu và lịch sử văn hóa Việt Nam tổ chức sưu tầm,
tuyển chọn và biên soạn, năm 1998), tác giả Nguyễn Quang Ân (chủ biên) và cộng
sự đã tập hợp trên một trăm bài viết của nhiều tác giả, cung cấp những thông tin cơ
bản về các gương mặt trí thức Việt Nam có những đóng góp quan trọng trong lịch
sử và văn hoá nước nhà. Trên cơ sở sắp xếp, biên tập lại và bổ sung thêm thông tin
về một số nhân vật trí thức vào hai tập sách này, Trung tâm Unesco phổ biến kiến
thức văn hóa giáo dục cộng đồng kết hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam xuất
12


bản tác phẩm Trí thức Việt Nam xưa và nay (Nguyễn Quang Ân, Dương Trung
Quốc tuyển chọn, Nxb Văn hóa Thông tin, năm 2006) gồm hai phần: Phần một tập
hợp nhiều bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, các nhà nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển
của lịch sử dân tộc, nhất là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; Phần hai của tác
phẩm giới thiệu, tôn vinh công lao của 165 trí thức Việt Nam trên nhiều lĩnh vực,
trong đó có một số trí thức Nam Kỳ tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Hữu Huân, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Trần Huy
Liệu,... Mặc dù còn nhiều tên tuổi trí thức yêu nước chưa được giới thiệu, nhưng
chúng tôi đã tìm thấy trong tập sách nhiều thông tin giá trị liên quan đến luận án
đang nghiên cứu.
Tiếp nối kết quả nghiên cứu đã được công bố trong công trình Người trí thức

Việt Nam qua các chặng đường lịch sử (xuất bản năm 1987), tác giả Vũ Khiêu viết
Trí thức Việt Nam thời xưa (Nxb Thuận Hóa, năm 2006). Trong công trình này, tác
giả tiếp tục khắc họa chân dung của một số trí thức tiêu biểu nước ta thời phong
kiến, qua đó khẳng định: “Ngoài những dị biệt về hoàn cảnh xã hội, về nhiệm vụ
lịch sử, về cách thức tư duy và hành động, từ xưa đến nay, họ đều có những nét
tương đồng về phẩm chất bất diệt, đó là “sự gắn bó máu thịt của trí thức Việt Nam
với dân tộc của mình” (trang 5); trí thức Việt Nam “học giỏi và suốt đời mở rộng tri
thức, suốt đời đem hết tài năng và trí tuệ phục vụ cho tổ quốc và nhân dân” (trang
11). Tác giả dành tình cảm trân trọng và đánh giá cao phẩm chất tốt đẹp cùng với
những đóng góp to lớn của trí thức nho học trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước. Mặc dù chỉ đề cập một số nhân vật trí thức tiêu biểu, song đây là tài liệu giúp
độc giả có thể tìm được những ý kiến xác đáng trong nhận định, đánh giá vị trí, vai
trò của đội ngũ trí thức nho học trong lịch sử dân tộc thời phong kiến.
Với những luận cứ khoa học kết hợp với khảo nghiệm thực tiễn, công trình Thực
trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất
nước do Trần Đức Vượng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014) trình bày
một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về trí thức và xây dựng lực lượng trí thức Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng;
đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức qua gần 30 năm
13


đổi mới; dự báo xu hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam; trên cơ sở đó đề
xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí
thức giai đoạn 2011 - 2020.
Có thể tìm thấy trong công trình một số thông tin liên quan đến đề tài luận án. Ở
Phần thứ nhất (Trí thức Việt Nam - Lịch sử và lí luận), các tác giả đi sâu phân tích
đặc trưng, thiên chức và phẩm chất của người trí thức Việt Nam. Theo các tác giả,
“trí thức Việt Nam thể hiện sắc thái, bản lĩnh yêu nước và chính sắc thái, bản lĩnh

ấy đã là một trong những nhân tố tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam... Nó có ý
nghĩa to lớn trong thời kỳ hình thành dân tộc, cũng như trong cuộc đấu tranh chống
áp bức dân tộc” (trang 90). Đáng chú ý, ở mục IV (Những đặc trưng cơ bản của
người trí thức), các tác giả đã chỉ rõ đặc trưng, đóng góp quan trọng của thế hệ trí
thức trong thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo các tác giả,
những trí thức ở Nam Kỳ như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Châu Văn Liêm,
Phạm Văn Đồng cùng với Nguyễn Ái Quốc và nhiều chiến sĩ cộng sản trên cả nước
thời kỳ này là “lớp trí thức khai phá, định hình một đường lối của cách mạng Việt
Nam, đường lối này phát triển theo xu hướng cách mạng dân tộc và dân chủ, giải
phóng dân tộc, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa” (trang 34).
Gần đây, chúng tôi tiếp cận được công trình Trí thức Việt Nam trong tiến trình
lịch sử dân tộc của tác giả Nguyễn Văn Khánh (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2016).
Với dung lượng gần 600 trang, gồm hai phần: Phần I bao gồm 8 chương, đi từ lý
luận đến thực tiễn, trình bày một số quan điểm chung về trí thức, sự hình thành và
phát triển của trí thức Việt Nam qua các thời kỳ trung, cận và hiện đại của lịch sử
dân tộc, đồng thời phác họa sơ nét hoạt động và đóng góp của trí thức trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ
Tổ quốc và trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước qua các thời kỳ. Phần II
của công trình giới thiệu thân thế và sự nghiệp của một số trí thức tiêu biểu với
những đóng góp nổi bật của họ trên các lĩnh vực: quân sự - chính trị - ngoại giao,
khoa học - giáo dục - kỹ thuật, văn học - nghệ thuật (trong đó có các nhân vật trí
thức tiêu biểu liên quan đến đề tài chúng tôi đang tập trung nghiên cứu như Nguyễn
An Ninh, Phan Văn Trường, Phạm Văn Đồng, Châu Văn Liêm,…).
Trong Phần I, chương V: Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (từ trang 102 đến trang 138), tác giả
14


tập trung trình bày đóng góp của trí thức - sĩ phu trong phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX, của sĩ phu yêu nước tiến bộ trong phong trào dân tộc đầu thế

kỷ XX và đóng góp của trí thức Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX.
Trong phần “Trí thức - sĩ phu trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế
kỷ XIX” (trang 102 - 109), mặc dù đánh giá cao vai trò tiên phong của đội ngũ trí
thức nho học, nhưng theo tác giả, tâm trạng đầy bi quan, chán chường của họ (các sĩ
phu - TG), cùng với sự lạc hậu về chiến lược và kỹ thuật tác chiến là nguyên nhân
dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo
trong giai đoạn này.
Lý giải nguyên nhân vì sao phong trào kháng Pháp đầu thế kỷ XX vẫn do các sĩ
phu yêu nước lãnh đạo, trong khi đội ngũ trí thức tân học đã ra đời, tác giả cho rằng,
ảnh hưởng của trí thức nho học vẫn còn sâu rộng trong quần chúng, trong khi đội
ngũ trí thức tân học còn nhỏ bé về số lượng và chưa có uy tín lớn trong nhân dân
(mục II, chương IV, trang 110). Tiếc rằng, ở nội dung này, tác giả chỉ đề cập khái
lược đóng góp của trí thức nho học tiến bộ trong phong trào Đông Du và Duy Tân ở
Bắc và Trung Kỳ, chưa thấy đề cập đến đóng góp của các trí thức trong phong trào
Minh Tân (kết hợp cả Đông Du và Duy Tân) ở Nam Kỳ vốn diễn ra không kém
phần sôi nổi so với Bắc và Trung Kỳ. Tác giả cũng cho rằng, sự hy sinh và thất bại
của lớp sĩ phu trong phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX “không phải là vô ích, nó để
lại cho thế hệ sau những bài học lịch sử hết sức thiết thực” (trang 114).
Ở mục III, chương IV, đề cập hoạt động yêu nước của trí thức Việt Nam trong
thập niên 20 của thế kỷ XX, tác giả nhận định: đóng góp của các trí thức trẻ trong
phong trào dân chủ trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng (thông qua vai trò của Nguyễn
An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Phạm Tất
Đắc,…) đã góp phần giác ngộ lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng cách mạng tiến bộ,
đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; việc thành lập các tổ chức chính
trị sơ khai (Đảng Thanh niên, Hội Phục Việt,…) đã góp phần quan trọng trong việc
thổi bùng phong trào dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20; đội ngũ trí thức tiểu
tư sản đi theo lập trường cách mạng vô sản, dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Ái Quốc
đã có những đóng góp quan trọng trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công trình giúp người đọc có cái nhìn khái quát về vai trò và đóng góp của trí
thức Việt Nam trên nhiều lĩnh vực qua các thời kỳ của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên,

15


do chủ ý tiếp cận những vấn đề sát thực về tình hình trí thức Việt Nam hiện nay,
vẫn còn những khoảng trống trong công trình về hành trạng, vai trò và đóng góp của
đội ngũ trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước và cách mạng chống xâm lược,
giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Cùng với những công trình đã xuất bản thành sách nêu trên, còn có nhiều bài
viết về đóng góp và vai trò của trí thức Việt Nam đã được đăng trên các tạp chí như:
“Trí thức và chính sách xã hội đối với trí thức trong sự nghiệp đổi mới của Đảng”
của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn (Tạp chí Cộng sản, năm 1989, số 408, tr. 54 - 58);
“Đội ngũ trí thức Việt Nam với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong giai đoạn hiện nay” của Đoàn Trường Thụ (Tạp chí Việt Nam và Đông Nam
Á ngày nay, năm 1999, số 23, tr. 48 - 49); “Hành trình của trí thức Việt Nam từ Nho
giáo đến Chủ nghĩa cộng sản” của Trịnh Văn Thảo (Tạp chí Xưa & Nay, năm
2011, số 385, tr.9)…
Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đây đã cung cấp những quan điểm lý
luận để tiếp cận nghiên cứu về đội ngũ trí thức; đồng thời đã giới thiệu khái lược về
diện mạo, hành trạng, vai trò, đóng góp, đặc điểm của nhiều nhân vật trí thức Việt
Nam từ xưa đến nay; tạo cơ sở lý luận và nguồn tư liệu tổng quát để tác giả luận án
đi sâu nghiên cứu đề tài.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc
Nội dung này chủ yếu là những công trình nghiên cứu từ góc độ sử học, bao
gồm những công trình nghiên cứu trong nước và một số công trình nghiên cứu ở
nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Công trình Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX (Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội, năm 2002) của tác giả Đinh Trần Dương tập trung làm rõ những yếu tố tác
động và quá trình chuyển hoá của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong

ba thập niên đầu thế kỷ XX. Từ sự phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan làm
chuyển biến phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, tác giả nhấn
mạnh vai trò của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và ảnh hưởng sâu sắc của chủ
nghĩa Mác - Lênin đến cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn phong trào giải phóng
16


dân tộc giai đoạn này, tác giả đã chỉ rõ: sau thất bại của phong trào Cần Vương,
phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược chuyển từ lập trường phong
kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản, cuối cùng quy tụ lại một mối, phát triển
theo khuynh hướng cách mạng vô sản là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải
phóng dân tộc 30 năm đầu thế kỷ XX.
Chương II của công trình (Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX) trình bày
khái lược phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ XIX
và 30 năm đầu thế kỷ XX, qua đó khẳng định sự chuyển biến trong nhận thức, tư
tưởng của người Việt Nam, nhất là trong giới trí thức đã tạo ra bước chuyển trong
phong trào giải phóng dân tộc nước ta giai đoạn này. Đáng chú ý, ở mục 2.2.3 (Hoạt
động yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản sau chiến tranh thế giới lần thứ
nhất 1919 - 1926), tác giả đề cập phong trào dân chủ ở Nam Kỳ trong thập niên 20
của thế kỷ XX với những hình thức đấu tranh mới mẻ, phong phú, sôi nổi (diễn
thuyết, báo chí, xuất bản, thành lập các tổ chức chính trị, đảng phái,…) do các trí
thức tiểu tư sản như: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu,… khởi
xướng, lãnh đạo.
Trong công trình Góp phần tìm hiểu Nho giáo - Nho sĩ - Trí thức Việt Nam trước
năm 1945 (Nxb Văn hoá - Thông tin & Viện Văn hoá, Hà Nội, năm 2007), bên cạnh
nội dung khái lược về lịch sử Nho giáo, quá trình Nho giáo du nhập và truyền bá
vào Việt Nam, tác giả Chương Thâu đã giành phần lớn nội dung công trình trình
bày tình hình, đặc điểm và những chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng của trí thức
Việt Nam thời phong kiến. Theo tác giả, “trí thức trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể

có ứng xử và thái độ khác nhau, nhưng điều dễ thấy rõ ràng nhất ở tầng lớp trí thức
Việt Nam là tấm lòng vì dân tộc, vì đất nước” (trang 308), “trí thức vốn có hiểu biết
về lịch sử, vốn giàu tinh thần tự trọng nên rất nhạy cảm với nhiệm vụ này”, “trí thức
những ngày đầu cách mạng không có ai nghĩ về quyền lợi, địa vị, chức tước một khi
cách mạng thành công” (trang 309 - 310). Công trình không đi sâu nghiên cứu về
hành trạng của trí thức thức Việt Nam, chủ yếu từ việc phác hoạ bối cảnh lịch sử,
phân tích những yếu tố tác động (đặc biệt là ảnh hưởng của làn sóng Tân thư, Tân
văn) đến sự chuyển biến về tư tưởng, thái độ ứng xử của trí thức trước những thăng
trầm của lịch sử đất nước thời cận đại.
17


Nhiều bài viết của hai tác giả Đinh Xuân Lâm và Chương Thâu về một số nhân
vật trí thức Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong phong trào yêu nước và
cách mạng đầu thế kỷ XX được tập hợp trong công trình Phong trào yêu nước cách
mạng đầu thế kỷ XX - Nhân vật và sự kiện (Nxb Lao động, năm 2012). Đánh giá về
những đóng góp của văn thân, sĩ phu trong phong trào yêu nước và cách mạng giai
đoạn này, hai tác giả nhận định: “Trên nền tảng một tinh thần yêu nước mãnh liệt,
họ đã vượt qua được những hạn chế vốn có của giai cấp xuất thân để bắt đầu tiếp
nhận ánh sáng của tư tưởng thời đại mới và vận dụng vào công cuộc giải phóng dân
tộc, nhờ vậy đã trở thành những trí thức dân tộc chân chính, đáng được tôn vinh”
(trang 5 - 6).
Công trình Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp
thuộc của tác giả Trần Viết Nghĩa (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2012) đã đi từ lý
luận đến thực tiễn, phân tích thái độ ứng xử của trí thức trước làn sóng văn minh
phương Tây du nhập vào Việt Nam thời Pháp thuộc. Ở mỗi giai đoạn lịch sử (nửa
sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những năm 20 và 30 của thế kỷ XX và từ những
năm 30 của thế kỷ XX trở đi), trong đội ngũ trí thức Việt Nam có sự phân hóa với
thái độ ứng xử khác nhau trước làn sóng văn minh mới: một bộ phận kiên quyết phủ
nhận, cự tuyệt và chống đối (thái độ này chiếm vị trí chủ đạo, bắt nguồn từ lòng yêu

nước và ý thức tự tôn dân tộc); một bộ phận chủ trương tiếp nhận (trên cơ sở duy
tân đất nước, hiện đại hóa dân tộc, trên cơ sở dung hòa hai nền văn hóa Đông - Tây,
trên cơ sở vong bản, trở thành nô lệ của văn minh phương Tây, phản bội Tổ quốc).
Theo đánh giá của tác giả, trong số những trí thức tiếp nhận trên cơ sở dung hòa hai
nền văn hóa Đông - Tây, Trương Vĩnh Ký là trường hợp tiêu biểu nhất. Ông là một
trong những người đã “xây những nhịp cầu đầu tiên cho sự kết nối văn hóa Đông Tây và là biểu tượng của sự hòa hợp văn hóa Đông - Tây ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX” (trang 82). Đây cũng là đánh giá ghi nhận đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối
với nền văn hóa dân tộc trong số nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh nhân vật trí
thức này.
Trên cơ sở phân tích, làm rõ thái độ ứng xử của từng bộ phận trí thức trước làn
sóng văn minh du nhập từ phương Tây, tác giả nhận định, bộ phận trí thức có tư
tưởng tiếp nhận và tiếp biến văn minh phương Tây ngày càng chiếm ưu thế, tỉ lệ
thuận với sự phát triển ngày càng đông đảo của lực lượng trí thức Tây học, đồng
18


thời khẳng định vai trò tiên phong của trí thức trong công cuộc giải phóng dân tộc,
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến nhưng
vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Công trình Thái độ của sĩ phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây từ thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XX (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014) do tác giả
Trần Thuận chủ biên đã khắc họa hình ảnh của tầng lớp sĩ phu nước ta trong gần ba
thế kỷ, phân tích thái độ của sĩ phu Việt Nam trước sự tiếp xúc với phương Tây ở
hai giai đoạn (trước 1858 và từ 1858 đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất). Các
tác giả đi từ sự phân tích diễn biến tư tưởng và hành động, những đóng góp nổi bật
của các sĩ phu tiêu biểu, từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản và hạn chế của sĩ phu
Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời đúc kết những bài học kinh
nghiệm và đề xuất những quyết sách hợp lí đối với trí thức trong giai đoạn hiện nay.
Công trình cũng đem đến cho độc giả những kiến giải về nét tương đồng, sự
khác biệt về thái độ và ứng xử của trí thức Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.

Trong Chương 3, mục 2.1.2 (Thái độ của sĩ phu trước cuộc xâm lược của thực dân
Pháp), bên cạnh việc trình bày phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam
Kỳ vào nửa sau thế kỷ XIX do các trí thức nho học lãnh đạo, các tác giả cũng chỉ ra
những hạn chế trong nhận thức tư tưởng của tầng lớp nho sĩ thời kỳ này. Theo các
tác giả, hạn chế của họ là “quá cứng nhắc theo học thuyết Nho giáo đã quá lỗi
thời… các sĩ phu đã không nhận ra được qui luật phát triển của xã hội” (trang 169)
và “…tiêu cực như thái độ chống Pháp tới cùng của Nguyễn Đình Chiểu, chống cả
những thành tựu văn minh, kỹ thuật phương Tây…” và cho rằng “sự cố chấp này đã
không tạo được cho một nhận thức mới hình thành” (trang 170). Đó cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào chống Pháp cuối thế kỷ
XIX. Trong khi đó, trên nền tảng nho học và ảnh hưởng của những tri thức, tư
tưởng mới qua làn sóng Tân thư, Tân văn, một bộ phận sĩ phu có tư tưởng cấp tiến
hồ hởi đón nhận văn minh phương Tây và đã “có sự thay đổi to lớn trong nhận thức
của mình” (trang 221). Phong trào Đông Du và Duy Tân nổ ra mạnh mẽ là kết quả
của sự chuyển biến tư tưởng đó. Các tác giả cũng đã dành một dung lượng đáng kể
đánh giá ảnh hưởng cũng như hạn chế của phong trào Đông Du, Duy Tân, đặc biệt
là cuộc Minh Tân ở Nam Kỳ với vai trò quan trọng của Trần Chánh Chiếu. Đối với
các sĩ phu yêu nước giai đoạn này, cho dù đấu tranh dưới hình thức nào, bạo động
19


×