Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ký ức Gã ăn mày của Tôn Ái Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.22 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
KÝ ỨC GÃ ĂN MÀY CỦA TÔN ÁI NHÂN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Thị Kiều Anh, Giảng
viên, Trƣởng khoa Ngữ Văn Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, ngƣời đã luôn động
viên, giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này. Kính chúc cô luôn mạnh khỏe để có nhiều cống hiến cho nhà
trƣờng và xã hội nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và hƣớng dẫn các
học viên cao học.
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trƣờng và
nhất là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn nhà văn Tôn Ái Nhân, ngƣời giúp đỡ em
trong quá trình tìm kiếm những tài liệu và cung cấp cho em những hiểu biết
về tác phẩm và quan điểm sáng tác của nhà văn để em thêm thuận lợi trong


quá trình hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, các đồng
nghiệp đang công tác tại trƣờng THPT Võ Thị Sáu, bạn bè đã luôn động viên
khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình viết luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn

mày của Tôn Ái Nhân là nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔN ÁI NHÂN ........................................ 8
1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự .................................................................... 8
1.1.1. Giới thuyết về nghệ thuật tự sự ............................................................ 8
1.1.2. Một số phƣơng diện của nghệ thuật tự sự .......................................... 10
1.1.2.1. Cốt truyện..................................................................................... 10
1.1.2.2. Nhân vật ....................................................................................... 13
1.1.2.3. Trần thuật ..................................................................................... 17
1.2. Hành trình sáng tác của Tôn Ái Nhân. ..................................................... 24
1.2.1 Những chặng đƣờng chính trong cuộc đời cầm bút............................ 24
1.2.2. Quan niệm của Tôn Ái Nhân về sáng tác nghệ thuật ........................ 27
CHƢƠNG 2. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT KÝ ỨC GÃ ĂN MÀY CỦA TÔN ÁI NHÂN ................................. 32
2.1. Cốt truyện ................................................................................................. 32
2.1.1. Quá trình hình thành và hoàn thiện tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày ..... 32
2.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày................................... 34
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày ........................................... 42
2.2.1. Khái quát về đặc điểm các nhân vật trong tiểu thuyết thời kỳ sau
1975 và tiểu thuyết của Tôn Ái Nhân trong sự biến động của lịch sử
văn học ......................................................................................................... 42


2.2.2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của Tôn Ái
Nhân ............................................................................................................. 46
2.2.2.1. Nhân vật bi kịch ........................................................................... 46
2.2.2.2. Nhân vật tha hóa .......................................................................... 63
2.2.2.3. Nhân vật tự sám hối ..................................................................... 67
2.2.2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Tôn Ái Nhân .............. 69

2.2.2.4.1. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua các chi tiết ngoại
hình............................................................................................................ 69
2.2.2.4.2. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua nội tâm nhân vật ........ 77
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
KÝ ỨC GÃ ĂN MÀY CỦA TÔN ÁI NHÂN ................................................... 83
3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 83
3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài ......................................................................... 84
3.1.2. Điểm nhìn bên trong .......................................................................... 86
3.2. Giọng điệu trần thuật ................................................................................ 89
3.2.1. Giọng điệu trân trọng, ngợi ca ........................................................... 90
3.2.2. Giọng triết lý, suy ngẫm..................................................................... 93
3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................. 98
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................ 98
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại .......................................................................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hàng thế kỷ qua, văn học viết về đề tài “Ngƣời lính” luôn là nguồn
cảm hứng vô tận của nhiều tác giả và cũng nhận đƣợc sự quan tâm của bạn
đọc các thế hệ. Bởi đây là những tác phẩm nói về số phận con ngƣời trong
chiến tranh, đồng thời nói lên ý chí của con ngƣời trong thời kỳ đất nƣớc có
chiến tranh. Dòng văn học viết về đề tài này đã hình thành và phát triển trong
lòng nền văn học cách mạng Việt Nam, từng bƣớc để lại những dấu ấn đậm
nét, tạo lập đƣợc vị trí xứng đáng và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của
nền văn học nƣớc nhà.

Không ít nhà văn đã tạo đƣợc dấu ấn với những tác phẩm ở đề tài này
nhƣ: Hữu Mai, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Phƣơng,
Nguyễn Thị Ngọc Hải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Thủy, Chu Thanh
Hƣơng, Di Li, Phạm Thanh Khƣơng, Bạch Vân Lê Nguyên vv… Nhiều nhà
văn cũng đã thành danh từ dòng văn học này: Lê Tri Kỷ, Văn Phan, Ngôn
Vĩnh, Nguyễn Nhƣ Phong, Trần Diễn, trong đó có nhà văn Tôn Ái Nhân .
Là nhà văn đã có gần 40 năm gắn bó với cây bút và nghiệp văn, Tôn Ái
Nhân có hàng loạt bài viết chống tiêu cực sắc sảo, nhiều tác phẩm viết về số
phận con ngƣời để lại những day dứt, băn khoăn trăn trong lòng ngƣời đọc.
Ông đã sáng tác thành công ở nhiều thể loại nhƣ: truyện ngắn, kịch và đặc
biệt là thể loại tiểu thuyết, một số tiểu thuyết của ông đã dành đƣợc những
giải thƣởng cao do Hội nhà văn tổ chức. Tiêu biểu nhƣ: Trinh sát Hà Nội
(1976) - Giải thưởng văn học Hồ Gươm 5 năm (1981 - 1986), Tìm em trong
hoàng hôn(1990) - Giải thưởng Bộ nội vụ và Hội nhà văn tổ chức về đề tài
“Phụ nữ Việt Nam trên mặt trận bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Oan trái (1998) Giải thưởng văn học tuyển chọn 10 năm 1984 - 1995 về đề tài “ Vì an ninh Tổ
quốc và bình yên cuộc sống” do Bộ Nội vụ và Hội nhà văn Việt Nam tặng


2

năm 1995… Tất cả đều khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn khi viết
về con ngƣời. Nhà văn đã viết các tác phẩm để thể hiện sự trân trọng đối với
những con ngƣời đã có những đóng góp lặng thầm cho cuộc kháng chiến dành
Độc lập cho dân tộc - họ là những con ngƣời rất dũng cảm kiên cƣờng trong
chiến đấu, nhƣng lại rất ngƣời trong cuộc sống hàng ngày.
Gần đây nhà văn Tôn Ái Nhân có viết cuốn tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày.
Phải nói rằng, đây là một cuốn tiểu thuyết đƣợc viết dƣới ánh sáng của tƣ
tƣởng chính thống. Tôn Ái Nhân đã tƣớc bỏ những cái cũ, tìm tòi cái mới để
trở thành một nhà văn hoàn toàn khác. Bản tụng ca ngƣời lính đƣợc viết ra ở
thế kỷ 21, nghĩa là đã gần 40 năm sau khi chiến tranh đã trôi qua, mà vẫn y

nguyên chất hùng ca của nó, tuy chất bi tráng cũng không phải là ít. Trong tác
phẩm nhà văn không chỉ đặt ra vấn đề mang ý nghĩa dân tộc mà ở đó còn có
những vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là vấn đề về tình yêu, hôn
nhân, gia đình, những quan niệm về đạo đức xã hội. Tiểu thuyết Ký ức gã ăn
mày là một thành công của Tôn Ái Nhân. Tác phẩm là một cửa sổ riêng của
Tôn Ái Nhân mở ra để cho ngƣời đọc nhận biết thêm một giai điệu về ngƣời
lính, về những phần còn khuất lấp của chiến tranh. Tất cả những nhân vật
trong truyện đều rất đáng thƣơng. Tuy hình hài đã biến dạng đi nhƣng tình
yêu quê hƣơng, yêu con ngƣời, yêu đồng đội vẫn luôn bỏng cháy. Đây cũng là
một thành công của Tôn Ái Nhân. Chính điều này cũng đã thu hút sự chú ý
của bạn đọc. Điều này đƣợc thể hiện qua việc khi tác phẩm ra mắt độc giả,
các cuốn sách đã đƣợc đón nhận rất nồng nhiệt. Một số nhà nghiên cứu đã
viết và đƣa ra những ý kiến đánh giá về thuyết này, nhƣng chƣa có công trình
nào mang tính chuyên biệt. Tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày là một tiểu thuyết có
giá trị về cả nội dung và nghệ thuật, trong đó nổi bật là“nghệ thuật tự sự”.
Với mong muốn góp phần vào việc khẳng định những giá trị nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Nhà văn Tôn Ái Nhân, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật tự


3

sự trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của Tôn Ái Nhân” làm đối tƣợng
nghiên cứu của luận văn.
Nghiên cứu đề tài này, luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào
việc khẳng định vị trí, tài năng, bản lĩnh và những cống hiến của nhà văn Tôn
Ái Nhân trong sự nghiệp văn học nói chung và văn học của ngành Công an
nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến nghệ thuật tự sự là bàn đến vấn đề tài năng của các nhà văn về
nhiều phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: Ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật,

giọng điệu trần thuật, nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ tự
sự. Mỗi nhà văn sẽ có những cách thể hiện riêng biệt, đặc sắc về nghệ thuật tự
sự và xem đó nhƣ phong cách nghệ thuật của mỗi ngƣời. Ở giai đoạn văn học
đƣơng đại (văn học giai đoạn đổi mới sau 1986), nghệ thuật tự sự đƣợc xem
nhƣ là nét đặc sắc, sự chấm phá hay đổi mới về hình thức sáng tác văn
chƣơng. Để đánh giá về thành công của mỗi nhà văn trong lĩnh vực sáng tác
thì việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật tự sự là một trong những hoạt
động rất có ý nghĩa. Và đã có một số công trình nghiên cứu thành công, tạo
nên giá trị cho tác phẩm đồng thời khẳng định tầm vóc của nhà văn trong nền
văn học nƣớc nhà.
Theo sự khảo sát của chúng tôi khi nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Ký ức
gã ăn mày của Nhà văn Tôn Ái Nhân, chúng tôi nhận thấy khi tác phẩm ra
mắt độc giả, đã có một số tiếng nói đánh giá về giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm. Tiêu biểu phải kể đến Mai Vũ – ngƣời đã có những đánh
giá rất chặt chẽ về giá trị của tác phẩm.
Mặc dù bài viết của Mai Vũ đã nêu ra những thành công về việc xây
dựng nhân vật, thành công trong việc tạo dựng không khí sử thi về chiến
tranh, về con ngƣời trong cuộc chiến đấu khốc liệt với kẻ thù, tạo nên giọng


4

điệu ngợi ca về ngƣời lính, đồng thời Mai Vũ cũng nêu rõ những hạn chế
trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày, nhƣng khi đọc tác phẩm chúng tôi nhận
thấy đó mới chỉ là những nét khởi thảo, chƣa hoàn chỉnh vì vậy trong luận văn
này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết.
Bên cạnh bài viết của Mai Vũ trên trang còn
có những ý kiến đánh giá mang tính chất cá nhân của nhà văn Ma Văn Kháng.
Khi đƣợc gặp trực tiếp nhà văn Ma Văn Kháng ông đã có những chia sẻ rất

tích cực về tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của nhà văn Tôn Ái Nhân. Ma Văn
Kháng cho rằng: Tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày không chỉ có ý nghĩa về mặt tư
tưởng mà cũng có những giá trị nhất định về mặt nghệ thuật. Nó thể hiện
được sự đổi mới của nhà văn Tôn Ái Nhân trong hành trình sáng tác của ông.
Từ những tác phẩm có quy mô vừa phải và bàn đến những vấn đề trong cuộc
sống đời thường sau chiến tranh như Oan trái…đến những vấn đề của người
chiến sỹ điệp báo trong Tìm em trong hoàng hôn. Tôn Ái Nhân đã nói đến
những vẫn đề lớn lao trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Đã có biết bao chàng trai cô gái đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho quê
hương đất nước, thậm chí họ đã nằm lại nơi chiến trường xưa không một ai
biết đến. Và còn biết bao vấn đề có tính chất thời đại chiến tranh đã được nhà
văn phản ánh trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày. Về mặt nghệ thuật, nhà văn
Ma Văn Kháng cũng khẳng định: Tôn Ái Nhân đã sử dụng thành công nghệ
thuật tự sự. Từ cách xây dựng cốt truyện, đến tổ chức các tình tiết diễn biến
con đường đời của nhân vật để thể hiện triết lý nhân sinh quan của tác giả về
chiến tranh, về cuộc sống con người trong chiến tranh. Ông cũng cho rằng
cái độc đáo và đặc sắc trong tác phẩm này chính là cách xây dựng cốt truyện
và cách xây dựng hệ thống nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm.
Không giống như những nhà văn khác, Tôn Ái Nhân không tạo ra những nhân


5

vật tư tưởng, trầm tư, nhiều triết lý mà các nhân vật của ông là các nhân vật
có thật ngoài đời đi vào tác phẩm rồi tạo nên tính khái quát cao. Ở đâu đó ta
đều bắt gặp những con người ấy. Rất giản dị đời thường nhưng vô cùng dũng
cảm, làm nên lịch sử.
Nhƣ vậy, hầu hết các đánh giá đều thống nhất rằng tác phẩm của Tôn Ái
Nhân nói chung và tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày nói riêng đều có những đóng
góp cho thể loại tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở những đánh

giá trên luận văn của chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày để có một cái nhìn toàn diện hơn về tiểu
thuyết của Tôn Ái Nhân nói chung và tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày nói riêng
trong dòng chảy văn học Việt Nam thời kỳ này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn
mày của Tôn Ái Nhân nhằm những mục đích sau:
Chỉ ra đƣợc những nét đặc sắc về phƣơng diện nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày.
Thấy đƣợc những đóng góp và những nỗ lực của Tôn Ái Nhân trong
sáng tạo nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của Tôn Ái Nhân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết Ký ức
gã ăn mày của Tôn Ái Nhân trong góc độ nghệ thuật tự sự. Bên cạnh đó
chúng tôi sẽ có những so sánh sơ lƣợc về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ký
ức gã ăn mày của Tôn Ái Nhân với một số tiểu thuyết khác của ông để khẳng
định những thành công về nghệ thuật tự sự của Tôn Ái Nhân trong cuốn tiểu


6

thuyết này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp
một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp hệ thống, cấu trúc: Luận văn sử dụng phƣơng pháp này
nhằm mục đích tạo sự liên kết chặt chẽ, logic khoa học.

Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Phƣơng pháp này chúng tôi sử dụng
nhằm mục đích so sánh, đối chiếu các luận điểm trong vấn đề nghiên cứu hay
giữa vấn đề nghiên cứu trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày với các tác phẩm
khác cùng thể loại. Qua đó sẽ khẳng định đƣợc nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự
của nhà văn Tôn Ái Nhân nói chung và cụ thể là tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày.
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Sử dụng phƣơng phân phân tích –
tổng hợp chủ yếu là để đi sâu khám phá từng yếu tố, khía cạnh cấu thành nghệ
thuật tự sự của nhà văn Tôn Ái Nhân trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày,
nhƣng đồng thời cũng có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật tự sự của nhà văn.
Phƣơng pháp tiểu sử: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp tiểu sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn
chƣơng của nhà văn Tôn Ái Nhân. Qua đó khẳng định vị thế của nhà văn
trong lịch sử phát triển văn học của thời đại mới.
Phƣơng pháp loại hình: Vận dụng những nguyên tắc loại hình học vào
nghiên cứu tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của Tôn Ái Nhân để hiểu rõ hơn các
khái niệm liên quan đến nghệ thuật tự sự .
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụng các thao tác tƣ
duy bổ trợ cần thiết cho các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phân tích, tổng
hợp, chứng minh, giải thích, hệ thống… nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề
một cách rõ ràng, thuyết phục.


7

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng
Chƣơng 1. Khái lƣợc chung về nghệ thuật tự sự và hành trinh sáng tác
của Tôn Ái Nhân
Chƣơng 2. Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của

Tôn Ái Nhân
Chƣơng 3. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ký ức gã ăn mày của
Tôn Ái Nhân.


8

CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔN ÁI NHÂN
1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự
1.1.1. Giới thuyết về nghệ thuật tự sự
Khi đề cập về sự xuất hiện của thể loại tự sự, Roland Bathes cho rằng khi
lịch sử đƣợc ý thức thì đã có tự sự hay tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử
loài ngƣời. Tuy nhiên, tự sự chỉ thực sự trở thành một ngành khoa học nghiên
cứu độc lập vào những thập niên 60 dƣới sự ảnh hƣởng trực tiếp của trƣờng
phái Cấu trúc luận Pháp. Từ đó, cách gọi Tự sự học cấu trúc luận ra đời. Và
mãi cho đến 1969, công trình nghiên cứu Ngữ pháp Chuyện mười ngàn ngày
của nhà nghiên cứu Pháp T. Todorov (ngƣời gốc Bungari, một trong những
đại diện lớn của Cấu trúc luận Pháp) ra đời. Công trình này đã mang ý nghĩa
khai sinh tên gọi Tự sự học trong giới nghiên cứu. Tự sự giai đoạn những thập
niên 60 đến những thập niên 80 của thế kỉ trƣớc đƣợc xem là Tự sự học kinh
điển. Và Tự sự học kinh điển đã trở thành một trào lƣu nghiên cứu rộng rãi,
trong đó các học giả Pháp đƣợc xem là những ngƣời giữ vai trò tiên phong.
Bởi vì có nhiều khái niệm nền tảng, một số mô thức lí thuyết của tự sự học
kinh điển bắt nguồn từ Cấu trúc luận Pháp. Ở Mỹ những thập niên từ 70 đến
80, là giai đoạn bƣớc đầu thịnh hành của tự sự học và cũng chỉ là sự kế thừa
về Cấu trúc luận của Pháp. Đến thập niên 90, Mỹ đã trở thành trung tâm của
nghiên cứu tự sự học quốc tế, bƣớc sang giai đoạn hậu kinh điển. Năm 2000,
Brain Richardson, một nhà tự sự học đã dự đoán trên tạp chí Văn thể (Style)

của Mỹ: “Lí luận tự sự đang đạt tới một tầm cao mới toàn diện hơn”.
Lí luận tự sự rất có khả năng sẽ chiếm địa vị trung tâm trong nghiên cứu
văn học khi mà những hệ hình phê bình vốn từng có vị trí chủ đạo bắt đầu suy
yếu đi cùng lúc mô thức phê bình mới đang thịnh hành dần lên. So với Mỹ, tự


9

sự học Anh vẫn đƣợc coi là còn “chậm tiến”. Dẫu rằng, Tự sự Anh cũng có
hai ấn phẩm: Bách khoa toàn thƣ lí luận tự sự học (Routledge xuất bản) và
Chỉ nam lí luận tự sự học (Blackwell xuất bản) nhƣng trên thực tế chủ yếu là
các nhà tự sự học đƣợc mời từ Mỹ thực hiện. Ở Trung Quốc thì lí thuyết về tự
sự học bắt đầu đƣợc giới thiệu về những thập niên 80 của thế kỉ trƣớc, và cuối
thập niên 80 thì đã đạt tới đỉnh cao.
Ở Việt Nam, ngay từ những buổi đầu giới thiệu, tiếp nhận, cũng nhƣ
dịch thuật tự sự học thì việc xác định thuật ngữ hay chọn cách dùng khái niệm
tƣơng đƣơng nhƣ thế nào, là một cố gắng nhất định của giới nghiên cứu.
Trong tình hình một số thuật ngữ quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhƣ:
tự sự, tự sự học, trần thuật, diễn ngôn, văn bản, thoại ngữ,... mà chúng ta
đang sử dụng hiện tại đều là từ Hán Việt. Vì vậy, việc tham khảo các học giả
Trung Quốc có lẽ là một cách có ích. Trong Tự sự học, GS Trần Đình Sử có
nói: “Chúng ta hãy xây dựng cho mình một hệ thống thuật ngữ tiếng Việt về
tự sự học” [27; tr.21]. Bên cạnh đó, Ông còn nói thêm: “Ngay thuật ngữ
Narratology người Trung Quốc hiện nay vẫn có hai cách dịch. Tự sự học và
Tự thuật học (tự = kể, thuật = kể). Khái niệm “tự thuật học” tương đương với
“tự sự học”, nhưng trọng tâm có lúc có phần khác nhau. “Tự thuật học”
nghiêng về nghiên cứu phương diện hành vi kể, lời kể, còn “tự sự học”
nghiên cứu cả hai mặt: hành vi lời kể và cấu trúc tự sự” [27; tr.21]. Và GS
Trần Đình Sử đã chọn tên gọi lĩnh vực nghiên cứu Narratology là Tự sự học
chức không phải là Trần thuật học nhƣ các nhà nghiên cứu khác cùng đồng

tình. Ngƣợc lại, các nhà nghiên cứu khác cho rằng có thể gọi tự thuật học
củaTrung Quốc là trần thuật học bởi thuật ngữ tự thuật trong tiếng Trung
Quốc, cụ thể là trong ngữ cảnh nhất định của lý luận văn học có nội dung hàm
nghĩa tƣơng đƣơng với thuật ngữ trần thuật trong tiếng Việt Nam. Có những lí
do khác nhau để giải thích cho quan niệm về cách gọi tự sự học hay trần thuật


10

học, nhƣng chúng tôi thống nhất với cách gọi lĩnh vực nghiên cứu Narratology
là Tự sự học.
Nhƣ vậy, Tự sự học chính là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về nghệ thuật
của các tác phẩm thuộc thể loại tự sự. Nó là hệ thống lý thuyết có nội hàm
nghiên cứu sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần của nghệ thuật tự sự.
1.1.2. Một số phương diện của nghệ thuật tự sự
1.1.2.1. Cốt truyện
Vấn đề cốt truyện từ lâu đã là đối tƣợng nghiên cứu của tự sự học trong
việc tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi. Bàn về vấn đề này đã có
nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhƣ: Vấn đề cốt truyện in trong
Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M.Lotman, Cốt truyện (Những yếu tố của
lối viết hư cấu) của A.Dibell, Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp xếp và mục
đích kể chuyện của P.Brooks… Nhìn chung, cốt truyện luôn là một yếu tố cơ
bản thuộc về hình thức, là một mắt xích quan trọng tạo nên một tác phẩm tự sự.
Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học.
Trong các loại tác phẩm trữ tình, cốt truyện không tồn tại vì ở đây tác giả biểu
hiện trực tiếp diễn biến của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ
tình. Thuật ngữ cốt truyện có nội hàm chính là "hệ thống các sự kiện cụ thể
được tổ chức theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học
thuộc các loại tự sự và kịch" [29].

Trong Lý luận văn học( Hà Minh Đức chủ biên), cốt truyện là hệ thống
các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống nhất là những xung đột
xã hội một cách nghệ thuật, qua đó tính cách nhân vật đƣợc hình thành
và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề
và tƣ tƣởng của tác phẩm.Theo 150 thuật ngữ văn học thì Cốt truyện (tiếng
Pháp: Sujet) là một phƣơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp


11

biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã
tạo nên sự vận động của nội dung cuộc sống đƣợc miêu tả trong tác phẩm.
Nhƣ vậy, trong tác phẩm tự sự, cốt truyện có ý nghĩa quan trọng trong
việc thể hiện chủ đề, tƣ tƣởng và tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm. Cốt
truyện tạo ra một trƣờng hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể
hiện lý giải tính cách của chúng. Vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật có cuốn hút
ngƣời đọc hay không phụ thuộc không nhỏ vào việc xây dựng cốt truyện của
nhà văn. Chất liệu cơ bản để xây dựng nên cốt truyện là các sự kiện. Các sự
kiện đời sống đƣợc nhà văn tổ chức, sắp xếp lại để phản ánh diễn biến của đời
sống và những xung đột xã hội một cách có nghệ thuật theo ý đồ sáng tạo của
mình. Cốt truyện không chỉ là những sự kiện, biến cố xảy ra trong truyện mà
cốt truyện còn dùng để chỉ tình huống truyện. Mà tình huống chính là những
sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mang tính thử thách với số phận nhân vật, đối
với những đặc điểm mang tính bản chất của tính cách, ở đó buộc tính cách
phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ tƣ tƣởng,
tình cảm của nó với những tính cách khác. Nhƣ vậy, thông qua các sự kiện,
biến cố, tình huống xảy ra trong truyện, nhà văn đã xây dựng đƣợc những
tính cách điển hình. Do vậy, khi nghiên cứu cách tổ chức cốt truyện chính là
nghiên cứu cách tổ chức, sắp xếp các tình huống, chi tiết, sự kiện để qua đó
nhằm bộc lộ tính cách, khẳng định chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm.

Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Các thành phần
của cốt truyện thƣờng đƣợc nêu theo tiến trình phát triển của các sự kiện từ
lúc hình thành cho đến khi kết thúc. Cốt truyện truyền thống nói chung bao
gồm năm thành phần: trình bày (khai đoạn), thắt nút, phát triển, đỉnh điểm
(cao trào), mở nút và kết thúc.
Phần trình bày nhằm giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh
xung đột chính của tác phẩm, đồng thời giới thiệu sơ lƣợc lai lịch các nhân


12

vật về lứa tuổi, nghề nghiệp…
Phần thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của
một quan hệ tất yếu sẽ phát triển. Phần phát triển là toàn bộ các sự kiện thể
hiện sự vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra. Các sự kiện xảy ra
theo trình tự tăng dần nhằm thể hiện xung đột phát triển cả chiều rộng và
chiều sâu. Trong phần cao trào, sự kiện đƣợc đẩy lên cao nhất, tột cùng đối
với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bƣớc ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của
truyện. Ở giai đoạn này, các xung đột, mâu thuẫn đƣợc đẩy lên căng thẳng
nhất của cốt truyện.
Mở nút là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Trong phần này, nhà
văn đƣa ra hƣớng giải quyết của mình trƣớc những xung đột, mâu thuẫn xuất
hiện trƣớc đó. Phần kết thúc cho chúng ta thấy kết quả của xung đột đã đƣợc
giải quyết. Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao gồm đầy đủ
năm thành phần cơ bản của cốt truyện. Tuy nhiên cùng với sự đổi mới về
quan niệm nghệ thuật khiến cho sự thể hiện hình thức tác phẩm cũng có nét
khác biệt. Nhiều tác phẩm do xuất phát từ ý muốn chủ quan, sáng tạo của nhà
văn mà tác phẩm có thể không có kết thúc bởi vì ý nghĩa của nó chính là ở chỗ
không có kết thúc, không cần nói ra tất cả, đó là một bí quyết trong tình yêu
cũng nhƣ trong nghệ thuật. Đặc biệt các sáng tác thời kì đổi mới thƣờng phá

vỡ kiểu cốt truyện truyền thống mà sắp xếp các thành phần của cốt truyện
phụ thuộc vào khả năng khái quát hiện thực cuộc sống và cách biểu hiện nó
của mỗi nhà văn. Vì vậy, đi tìm hiểu yếu tố cốt truyện, chúng ta cần tránh thái
độ máy móc khi phân tích. Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Do đặc trƣng về
thể loại nên tiểu thuyết có thể chứa đựng trong nó sự phong phú về hiện thực
cuộc sống, tái hiện trong đó nhiều tính cách đa dạng. Hiện thực trong tiểu
thuyết là một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản


13

thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Chính vì vậy, cốt truyện
của tiểu thuyết không bị bó hẹp trong khuôn khổ mà có thể chứa đựng trong
nó những yếu tố "thừa" so với truyện ngắn.
Xuất phát từ những đặc trƣng có tính ƣu việt nên tiểu thuyết là thể loại
văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể
loại văn học khác. Nhƣ vậy cốt truyện trong tiểu thuyết không phải chỉ có hệ
thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách mà còn thể hiện sự suy tƣ
của nhân vật về thế giới, về đời ngƣời, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình
cảm… Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lí giải sự chuyển
đổi của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới.
1.1.2.2. Nhân vật
Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói
đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Vai trò, vị trí và phƣơng
thức tồn tại của nhân vật trong tiểu thuyết nhƣ thế nào, luôn là vấn đề lí thuyết
mà mọi nền lý luận văn học đều quan tâm lý giải.
Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trong các thể loại khác,
nhân vật của tiểu thuyết có những đặc điểm riêng mà nhân vật thuộc các thể
loại khác không có đƣợc. Truyện ngắn chỉ có thể nói về nhân vật trong quỹ

thời gian ngắn có những biến động lớn mà ngƣời đọc không thể hiểu từ tiểu
sử, sự phát triển cụ thể của cuộc đời họ. Còn tiểu thuyết với khuôn khổ rộng
lớn, vô tận về thời gian và không gian, nhà văn có thể khai thác nhân vật ,
miêu tả nhân vật một cách tỉ mỉ, toàn diện theo từng bƣớc của cuộc đời. Nếu
ký chỉ từ một con ngƣời thực, một bối cảnh thực để xây dựng nên hình tƣợng
điển hình thì tiểu thuyết lại có khả năng cùng một lúc tạo dựng đƣợc hình
tƣợng điển hình từ nhiều con ngƣời, tính cách, bối cảnh khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Hiệp [14, tr.93-94] , trong tiểu thuyết
vấn đề quan trọng “phải là vấn đề nhân vật”. “Ngƣời ta sẽ tìm thấy bộ mặt


14

của con ngƣời trong các nhân vật của tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết, ngoài nhân
vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn”. Nhân
vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể là
chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” và “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết.
Qua thế giới nhân vật, ngƣời đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác
giả muốn gửi gắm, muốn chia sẻ. Trong tiểu thuyết, con ngƣời là một chủ thể
trải nghiệm, đƣợc giao cho tính chủ động về tƣ tƣởng và ngôn ngữ. Tính chủ
động này sẽ làm biến đổi tính chất và hình thái con ngƣời. Trong công trình
Bàn về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh có cái nhìn bao quát về tiểu thuyết truyền
thống. N h â n vật trong tiểu thuyết theo tác giả “Không nhất thiết phải là
người siêu bạt quần chúng, lại thường thường là những người bình thường
như mọi người” [26,tr.101]. Giữa nhân vật và hoàn cảnh luôn có một quan hệ
tác động lẫn nhau. Nhân vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh, lệ
thuộc vào hoàn cảnh. Đôi khi nhân vật cũng có thể làm thay đổi hoàn cảnh
trong phạm vi nhất định, nhƣng hoàn cảnh vẫn giữ một vai trò quyết định
trong tiểu thuyết. Hoàn cảnh ở đây đƣợc nhận thức là “vận mệnh” tác động
trực tiếp đến nhân vật, quyết định số phận nhân vật.

Cũng giống nhƣ phƣơng thức miêu tả của một số thể loại văn học khác,
nhân vật trong tiểu thuyết đƣợc nhà văn miêu tả qua những chi tiết, những xung
đột, tình tiết biến cố, những mâu thuẫn bên trong. Vì vậy nhân vật trong tiểu
thuyết phải tƣơng tự với con ngƣời trong cuộc sống, nó phải là con ngƣời mang
bản chất xã hội một cách chân thực khách quan, song nó lại phải có cá tính, có
cuộc đời, số phận riêng, độc lập. Nhân vật trong tiểu thuyết hiện lên trọn vẹn,
đầy đủ từ góc độ ngoại hình đến nội tâm, từ tình cảm đến lý trí. Ngƣời viết có
thể khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ, theo từng bƣớc thăng trầm của
số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết đa dạng, phong phú phát triển có quá trình,
tham gia vào tình huống với nhiều hành động khác nhau nên có khả năng có


15

sức sống nội tại, tự nó tìm thấy con đƣờng đi của nó trong tác phẩm.
Khi sáng tác, mỗi nhà văn thƣờng chọn cho mình một thế giới nhân vật
phù hợp với sở thích, cá tính của mình để miêu tả, thể hiện. Trong tiểu thuyết,
nhân vật là nơi duy nhất để tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác. Để khẳng định vấn đề này Nguyễn Đình Thi đã viết: “Vấn đề trung
tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con ngƣời và đƣờng
đi của họ trong xã hội . Ngƣời viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông
qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc”. Một đặc điểm rất
quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại là nhân vật dƣờng nhƣ mang tính tự thân.
Nhiều lúc nó vƣợt ra khỏi sự kiểm soát, sự định hƣớng ban đầu của nhà văn
để đi theo qui luật của cuộc đời , số phận. Nói nhƣ Đỗ Đức Hiểu: “Nhân vật
trong tiểu thuyết hiện đại không có tính cách, nói cách khác có nhiều tính
cách, tức là nó luôn luôn biến động, mà bản thân nó không thể nhận biết.
Nhân vật tự bộc lộ mình, tự xây dựng trong mình quá trình viết của ngƣời kể
chuyện. Và chính nhà soạn văn cũng dần dần, lần mò tự khám phá ra bản
thân mình qua từng trang viết”[13,tr 383].

Nhà văn chỉ có thể xây dựng nhân vật tiểu thuyết bằng chính vốn sống
và sự hiểu biết về nhân vật. Và nhƣ thế, một vấn đề đặt ra trong phƣơng thức
xây dựng nhân vật tiểu thuyết, là giải quyết nhƣ thế nào mối quan hệ giữa
nhân vật và tác giả. Có ý kiến cho rằng nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh
của tác giả. Nhƣng cũng có ý kiến ngƣợc lại. Vấn đề này theo chúng tôi cần
phải hiểu một cách linh động hơn. Là sản phẩm do nhà văn sáng tạo, nhân vật
tiểu thuyết tất nhiên phải là hình tƣợng, là hiện thân tƣ tƣởng của nhà văn, Vì
bản chất tiểu thuyết không có gì đố kỵ với tƣ tƣởng, miễn là tƣ tƣởng đừng
thủ tiêu, đừng hút máu tƣơi và da thịt của nhân vật để chỉ còn lại những bộ
xƣơng khô. Và “ở những tác phẩm lớn của nhân loại về tiểu thuyết, tƣ tƣởng
cao sâu đều có cái duyên gặp đƣợc những nhân vật sống, có cá tính, mang ra


16

phô diễn. Nhân vật linh động là điều cần thiết, nhƣng chƣa đủ để làm ra tác
phẩm vĩ đại. Dù nhân vật có là cái loa phát ngôn cho tƣ tƣởng của nhà văn, thì
nhân vật cũng không bao giờ là hình hài của tác giả, là đồng nhất với tác giả.
Ở tiểu thuyết, sáng tác về một nhân vật nào, tác giả đều dẫn dắt, giới
thiệu cho chúng ta nguồn gốc, xuất xứ của nhân vật ấy và trong suốt quá trình
miêu tả cuộc đời nhân vật, nhà văn phải xây dựng ở nhân vật đó những hành
động, lời nói, cử chỉ… thể hiện rõ nét đặc trƣng trong cốt cách - tâm hồn của
dân tộc sinh ra nhân vật ấy.
Có thể thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hết sức đa dạng, phong
phú và luôn hấp dẫn, mới mẻ có khả năng khái quát hiện thực, khái quát quan
điểm nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật không chỉ có ý nghĩa chỉ tính cách mà
còn là "công cụ" dẫn dắt ta khám phá thế giới đời sống. Ở đây cần hiểu tính
cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con ngƣời thể hiện qua các đặc điểm cá
nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Nhƣng không phải mọi cá
tính, đặc điểm của cá nhân đều đƣợc coi là tính cách. Ngƣời ta chỉ gọi là tính

cách những ngƣời mà sự thống nhất đƣợc biểu hiện một cách nổi bật các
phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Và mặc dù chƣa đạt đến mức độ là những
nhân vật điển hình nhƣng nhân vật tính cách cũng thể hiện với một chất lƣợng
tƣ tƣởng và nghệ thuật cao. Nhƣ vậy, tính cách đƣợc xem nhƣ là đối tƣợng
chủ yếu của nhận thức văn học. Và tự nó cũng bao hàm những thuộc tính nhƣ:
có nét cụ thể, độc đáo, riêng biệt của một con ngƣời cá biệt nhƣng lại bao hàm
cả nét chung, tiêu biểu cho nhiều ngƣời khác ở một mức độ nhất định, đồng
thời có một quá trình phát triển hợp với logic khách quan của đời sống.
Nhƣ vậy, tính cách đƣợc coi là hạt nhân để nhà văn xây dựng nhân vật.
Mỗi tính cách nhân vật thƣờng gắn liền với những khía cạnh vấn đề mà nhà
văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Do vậy, khi đi vào tìm hiểu giá trị nghệ
thuật của tác phẩm, ta không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các đặc điểm,


17

các nét tính cách của nhân vật mà cần phải thấy đƣợc những vấn đề xã hội
đằng sau những tính cách đó.
Tóm lại, nhân vật trong tiểu thuyết là đơn vị cơ bản, là phƣơng tiện tất
yếu và quan trọng giúp nhà văn phản ánh, khái quát hiện thực nhằm thể hiện
quan niệm, tƣ tƣởng nghệ thuật của tác giả. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời,
lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy
tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con
ngƣời và xã hội.
1.1.2.3. Trần thuật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật đƣợc quan niệm là “phương
diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể
trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý văn học
từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mĩ của tác phẩm tự
sự” [28; tr.248]. Nhƣ vậy, trong nghệ thuật tự sự thì trần thuật đƣợc xem là

một phƣơng diện thuộc về cấu trúc quan trọng. Trần thuật thể hiện điểm nhìn
của chủ thể, và điểm nhìn đó của chủ thể đã có sự thay đổi từ hệ thống, sự
kiện sang thẩm mĩ nghệ thuật. Còn trong Lý luận văn học, GS Phƣơng Lựu thì
cho rằng: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự
kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp
dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của
hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần
thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của
hình tượng với các thành phấn khác nhau của văn học” [31; tr.307]. Ở quan
niệm này, trần thuật đƣợc xem nhƣ là sự giới thiệu, trình bày liên tục các sự
kiện, chi tiết hay những diễn biến xung quanh nhân vật, hình tƣợng văn học
theo quan điểm của chủ thể.


18

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Trần thuật là phƣơng
diện cấu trúc của tác phẩm tự sự. Ngoài ra, trần thuật có nghĩa là giới thiệu,
trình bày một cách khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn
cảnh, sự việc theo quan điểm nhất định của chủ thể. Và nghệ thuật trần thuật
là phƣơng diện cơ bản nhất của tác phẩm tự sự, và còn là phƣơng diện quan
trọng để tạo nên nghệ thuật tự sự. Thông qua đó, giúp soi sáng nội dung tƣ
tƣởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn.
a. Điểm nhìn trần thuật
Các nhà lý luận, phê bình văn học sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để
gọi tên thuật ngữ điểm nhìn trần thuật, nhƣ: quan điểm trần thuật, điểm nhìn
tâm lý, cái nhìn trần thuật, phƣơng thức trần thuật, tiêu điểm trần thuật…Ở
đây chúng tôi xem xét và thống nhất sử dụng thuật ngữ điểm nhìn trần thuật
trong luận văn.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học thì quan niệm: “khoảng cách, góc độ

của lời kể đối với cốt truyện sẽ tạo thành cái nhìn” [28; tr.247], đồng thời các
tác giả cũng đã đƣa ra quan niệm về điểm nhìn đó là cái “vị trí từ người trần
thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [28; tr.247].
Theo Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn
chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi bản thể hoặc
một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn”. Và ông cũng cho
rằng “điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ
được sự can thiệp của tác giả vào sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi
trở nên tự nhiên hơn phù hợp với cuộc sống hơn”. Quan niệm này, đã tạo nên
bƣớc phát triển mới trong nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật đƣợc coi
là một nhân tố có thể đánh giá đƣợc tay nghề của nhà văn về vấn đề bộc lộ kỉ
thuật tiểu thuyết. Phƣơng Lựu nhấn mạnh “nghệ sĩ không thể miêu tả, trần
thuật các sự kiện của đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn


19

đối với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, gần hay xa, cao hay thấp, bên
trong hay bên ngoài” [17], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ
cũng tiến hành từ một điểm nhìn nào đó miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác
phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứng nhất định.
Điểm nhìn trần thuật đƣợc xem nhƣ một chiếc camera từng bƣớc dẫn dắt
ngƣời đọc vào những nét đặc sắc ngôn từ tác phẩm.
Khi nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật, GS Trần Đình Sử chia điểm
nhìn thành các loại: “Điểm nhìn bên ngoài, người kể trần thuật, miêu tả sự vật
từ phía bên ngoài sự vật, kể những điều nhân vật không biết. Ngược lại, điểm
nhìn bên trong là kể xuyên qua điểm nhìn nhân vật. Điểm nhìn không gian:
nhìn xa, nhìn cận cảnh. Điểm nhìn di động, từ đối tượng này chuyển sang đối
tượng khác. Điểm nhìn thời gian: nhìn từ tời điểm hiện tại như một sự việc
đang diễn ra, hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của kí ức. Điểm nhìn tâm

lí: nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới bước vào đời, giới tính nam
hay nữ, tuổi già hay trẻ” [27; tr.45].
Có nhiều quan niệm về điểm nhìn và điểm nhìn trần thuật. Từ những
quan niệm đó, chúng ta có thể kết luận rằng: Điểm nhìn trần thuật là vị trí,
khoảng cách góc độ chủ thể trần thuật dùng để quan sát đối tƣợng trần thuật.
Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, bên trong, từ một phía hay cái nhìn
từ nhiều phía .Trong quan hệ giữa chủ thể trần thuật với ngƣời đọc thì chủ thể
trần thuật đƣợc coi là ngƣời chỉ đƣờng và dẫn dắt ngƣời đọc thâm nhập vào
tác phẩm theo các diễn biến sự việc, cốt truyện.
Vì thế, với nhiều quan niệm khác nhau đã tạo nên những cách phân loại
điểm nhìn trần thuật. Cụ thể, trong Lí luận văn học, nhà lý luận văn học
Phƣơng Lựu chia điểm nhìn trần thuật: Theo trƣờng nhìn trần thuật thì có hai
loại điểm nhìn tác giả và nhân vật. Điểm nhìn trần thuật ở tác giả: Ngƣời trần
thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tƣợng, mang tính khách quan tối


20

đa cho lời trần thuật. Điểm nhìn ở nhân vật: Ngƣời trần thuật nhìn sự vật, hiện
tƣợng theo quan niệm của một nhân vật nào đó trong tác phẩm, mang đậm
chất sắc thái tâm lí, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi
địa vị, hiểu biết, lập trƣờng của nhân vật. Theo bình diện tâm lí, điểm nhìn
trần thuật bao gồm điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn
bên trong: Ngƣời trần thuật nhìn đối tƣợng qua lăng kính của một tâm trạng
cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật. Điểm nhìn bên
ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có
khoảng cách nhất định với đối tƣợng trần thuật.
Còn GS Trần Đình Sử có cách chia khác theo quan điểm của mình. Ông
chia điểm nhìn trần thuật thành 5 loại: Điểm nhìn của người trần thuật, tác
giả hay của nhân vật trần thuật và của nhân vật; Điểm nhìn không gian, thời

gian; Điểm nhìn bên trong, bên ngoài; Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm
xúc; Điểm nhìn ngôn từ. Đối với các tác giả của cuốn Nhập môn văn học,
cũng có 5 loại điểm nhìn trần thuật: Trần thuật khách quan; Trần thuật thông
suốt tất cả; Trần thuật thông suốt tất cả có chọn lọc; Trần thuật tham dự;
Trần thuật không tham dự.
Theo Pospelov, có 2 loại điểm nhìn trần thuật. Đó là: Trần thuật khách
quan và Trần thuật chủ quan. Trần thuật khách quan: có khoảng cách nhất
định giữa các nhân vật và ngƣời trần thuật. Loại trần thuật này gặp nhiều
trong tác phẩm tự sự truyền thống. Trần thuật chủ quan: Ngƣời trần thuật sẽ
nhìn thế giới bằng con mắt của một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn
tƣợng của ngƣời ấy. Khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và đối tƣợng đƣợc
trần thuật đã bị thủ tiêu. Điểm nhìn từ hai phía đƣợc tham nhập là một.
Dựa vào lý thuyết điểm nhìn nghệ thuật của R.S. Choles và R. Kellogg,
Cao Kim Lan đã chia điểm nhìn trần thuật thành 3 loại: Điểm nhìn của người
kể chuyện toàn tri, Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3 và Điểm nhìn


×