Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp tăng thu nhập cho người sản xuất chè trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.25 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PTNT
--------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2016 - 18

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO
NGƯỜI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: ThS. LÀNH NGỌC TÚ

THÁI NGUYÊN, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PTNT
--------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2016 - 18

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO
NGƯỜI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN


THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chủ nhiệm đề tài:
Cùng tham gia đề tài:

ThS. Lành Ngọc Tú
ThS. Nguyễn Thị Giang
ThS. Nguyễn Thị Châu
ThS. Đặng Thị Bích Huệ
ThS. Nguyễn Quốc Huy

Khoa Kinh tế và PTNT
Thời gian thực hiện: 01/2016 - 01/2017
Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

THÁI NGUYÊN, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo
viên trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Quá trình nghiên cứu giúp cho mỗi giáo viên có thể nâng cao được kinh
nghiệm thực tế phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của mình.
Để quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân
thành cảm ơn Các Thầy trong BCN Khoa Kinh tế và PTNT cùng các Thầy Cô
giáo trong khoa đã cùng tham gia và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phúc Trìu, UBND xã Tân Cương,
UBND xã Thịnh Đức UBND TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên ngày 15 tháng 01 năm 2017
Chủ trì đề tài

Lành Ngọc Tú


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 15
1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên .................. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 23
2.1.1 Đối tượng ...................................................................................... 23

2.1.2 Phạm vi ......................................................................................... 23
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 23
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 23
2.4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................. 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội ........................................... 26
3.1.2. Những lợi thế và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất chè ở
Thái Nguyên .......................................................................................... 31
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè Thái Nguyên 32


iii

3.2. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên ............................................................................................. 37
3.2.1 Tình hình chung về sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên ....... 38
3.2.2 Đặc điểm của nhóm hộ được điều tra ............................................ 40
3.2.3 Các chính sách hỗ trợ phát triển chè. ............................................. 49
3.3 Một số khó khăn, thuận lợi và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh của các hộ nông dân ................................................................ 51
3.4 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh chè nâng cao thu
nhập cho người sản xuất chè ..................................................................... 53
3.4.1 Nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm chi phí cho sản xuất và
chế biến chè ........................................................................................... 54
3.4.2 Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng
chè và sản xuất chè nguyên liệu ............................................................. 55
3.4.3 Tăng cường củng cố cơ sở vật chất kĩ thuật, áp dụng khoa học kĩ

thuật cho hoạt động chế biến chè ............................................................ 56
3.4.4 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại
để tiêu thụ sản phẩm chè ........................................................................ 58
3.4.5 Giải pháp về các chính sách phát triển chè. .................................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2013 của một số nước
trên thế giới ............................................................................ 16
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2010 - 2013
............................................................................................... 18
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 20122014 ....................................................................................... 28
Bảng 3.2: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên .......................................... 33
Bảng 3.3: Tỉ lệ cơ cấu giống theo huyện năm 2015 ............................... 34
Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, thị
xã ........................................................................................... 35
Bảng 3.5: Xuất khẩu chè ở tỉnh Thái Nguyên ........................................ 36
Bảng 3.6: Diện tích - năng suất - sản lượng chè năm 2015 .................... 39
Bảng 3.7: Tình hình nhân lực của hộ ..................................................... 40
Bảng 3.8: Phương tiện sản xuất của hộ .................................................. 42
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất chè của hộ ................................................... 43
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất chè của hộ ................................................ 47
Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất chè của hộ .............................................. 48
Bảng 3.12: Nhu cầu của người dân về hỗ trợ vốn .................................. 50
Bảng 3.13: Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước ... 51

Bảng 3.14: Ý kiến của hộ nông dân về những hạn chế trong sản xuất,
chế biến ................................................................................. 52


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Quy trình chế biến chè xanh .................................................. 45
Hình 3.2: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm chè .................................................. 47


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

DT

Diện tích

2

HĐND


Hội đồng nhân dân

3

HTX

Hợp tác xã

4

KD

Kinh doanh

5

KTCB

Kiến thiết cơ bản

6

NN

Nông nghiệp

7

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

8

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

9

THCS

Trung học cơ sở

10

UBND

Uỷ ban nhân dân


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Giải pháp tăng thu nhập cho người sản xuất chè trên địa

bàn

thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”

- Mã số: T2016 - 18
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lành Ngọc Tú

Tel: 0977.482.586

E-mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Châu, ThS.
Nguyễn Thị Giang, ThS. Đặng Thị Bích Huệ và ThS. Nguyễn Quốc Huy.
- Thời gian thực hiện: tháng 01/2016 đến tháng 01/2017
1. Mục tiêu:
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè để từ đó
đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng chè
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
2. Nội dung chính:
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè thành phố Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông

dân.
- Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh chè nâng

cao thu nhập cho người sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu.



viii

3. Kết quả chính đạt được:
- Đã đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đã phân tích được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chè của các

hộ nông dân.
- Đã xác định được những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng

đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh chè nâng

cao thu nhập cho người sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu.


ix

SUMMARY OF FINDINGS OF SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL
RESEARCH AT GRASSROOTS LEVEL
Tittle: "Solution to increase income for tea producers in Thai Nguyen city,
Thai Nguyen province"

- Code: T2016-18
- Chairman: MSc. Lanh Ngoc Tu Tel: 0977.482.586
E-mail:
Implementing Institution: Department of economics and rural development Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University
- Implementing agencies and individuals: MSc. Nguyen Thi Chau, MSc.
Nguyen Thi Giang, MSc. Dang Thi Bich Hue and MSc. Nguyen Quoc Huy.


- Implementation period: January 2016 to January 2017
1. Objective:
Through researching the current state of tea production and consumption, from
there, appropriate solutions to increase income for tea growers in Thai Nguyen
city, Thai Nguyen province.
2. Main content:
- Assessment of production and consumption status of Thai Nguyen tea, Thai
Nguyen province.
- Assess the effectiveness of tea production and trading activities of farmer
households.
- The advantages, difficulties, causes affecting the production and consumption
of products.
- Suggest some solutions to develop tea production and trading to increase
income for tea producers in the study area.


x

3. Main results achieved:
- The situation of production and consumption of tea in Thai Nguyen city, Thai
Nguyen province has been evaluated.
- The efficiency of tea production and trading activities of farmers was
analyzed.
- Advantages, disadvantages, causes affecting the production and consumption
of products have been identified.
- Suggest some solutions to develop tea production and trading to increase
income for tea producers in the study area.



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới.
Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam… Nước chè là thức uống tốt, rẻ hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát
chống lạnh khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể kích thích hoạt động của hệ thần
kinh, hệ tiêu hóa và chữa mốt số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong
chè có khả năng hút chất phóng xạ do đó nó còn chống được một số bệnh do
phóng xạ gây ra. Chính vì đặc tính ưu việt trên chè đã trở thành sản phẩm đồ
uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản
xuất chè trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Ngoài ra, chè còn là một loại
cây dễ trồng.
Việt Nam nói chung là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích
hợp cho cây chè phát triển. Cây chè cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và
có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập hàng năm cho người lao động,
đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi được
biết đến như một vùng đất nổi tiếng bậc nhất về các loại chè ngon cả trong nước
và thế giới và nếu bạn đã từng dùng chè Thái Nguyên một lần chắc sẽ không bao
giờ quên hương vị độc đáo, tinh khiết, mầu nước xanh biếc, vị ngọt bùi lắng sâu
trong vị giác. Tỉnh Thái Nguyên từ lâu cây chè đã được xác định là cây công
nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo
của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập
trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo
và làm giàu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh, không ngừng nâng cao
khuyến khích quảng bá sản phẩm chè trong nước cũng như nước ngoài thông qua



2
các hội chợ, festival... Tính đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng
chè tăng đáng kể. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản
phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Để làm ra được những sản phẩm chè thơm ngon chất lượng đằng sau đó
là tâm huyết, là công sức trực tiếp của những người nông dân sản xuất chè,
bằng những kinh nghiệm lâu đời cũng như dần áp dụng khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cho sản phẩm chè.
Vất vả là vậy nhưng điều kiện sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, họ chịu
sự rủi ro của thiên nhiên cũng như ép giá của tư thương.
Thành phố Thái Nguyên là nơi có vùng chè đặc sản nổi tiếng cả nước.
Nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế của
bà con nông dân phụ thuộc vào sản xuất chè là chủ yếu. Nhưng điều kiện sống
của người dân vẫn còn gặp khó khăn mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát
triển ngành chè. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn vẫn còn
nhiều hạn chế, người dân phải bỏ rất nhiều công sức để sản xuất chè nhưng lại
chịu nhiều rủi ro khi giá cả bấp bênh, thiệt thòi về giá, thực tế là vậy nhưng
người dân vẫn tâm huyết với chè từ bao đời nay bởi với họ đây là cây trồng cho
nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Vì vậy, thông qua đề tài: “Giải pháp
tăng thu nhập cho người sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên” tôi mong rằng có thể giải quyết được một số khó khăn đang
tồn tại cũng như đưa ra giải pháp phù hợp để nâng cao thu nhập cho các hộ dân
sản xuất chè.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè để từ đó
đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng chè
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên



3

* Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ

chè tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chè của các

hộ nông dân.
- Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm.
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp để phát triển cây chè nhằm nâng cao

thu nhập cho người dân trồng chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập cho
sinh viên các ngành Kinh tế nông nghiệp, ngành Khuyến nông và ngành Phát triển
nông thôn.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là căn cứ, cơ sở thực
tiễn gợi ý được những giải pháp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người sản xuất chè tại địa bàn Tp Thái Nguyên nói riêng và các vùng sản
xuất chè nói chung.


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái niệm thu nhập:
Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân chúng ta thường đề cập đến các
khái niệm sau:
- Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu bằng tiền
của hộ dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm thuê, ngành
nghề thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu khác trong
một khoảng thời gian thường tính là 1 năm.
+ Các khoảng thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thu bằng tiền, thu
từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh. Thu trong sản xuất
kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lương,... Thu từ ngoài sản xuất kinh
doanh là các nguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ các hợp đồng
kinh tế.
- Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chi
cho sản xuất và chi cho tiêu dùng.
+ Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để sản
xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).
+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sống hàng
ngày của hộ.
- Thu nhập thực tế hay con gọi là thực thu của hộ: bằng tổng thu trừ đi các
chi phí cho sản xuất của hộ.
- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chi sản
xuất và chi tiêu dùng của hộ.


5
Thu nhập thực tế mới phản ánh đúng và có liên quan đến đời sống của
người dân. Nếu hộ dân thực hiện được hạch toán kinh tế hộ thì cần thiết tính

được thực thu hay thu nhập thực tế từ sản xuắt kinh doanh bằng cách:
Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập ròng
Tổng thu nhập ròng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực kiếm
Thực kiếm + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ
(Theo Đỗ Kim Chung (1997)[3]
1.1.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập của hộ nông dân miền núi luôn có một đặc trưng cơ bản là gắn
liền với đất và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quyền sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất, Thu nhập của
các hộ nông dân miền núi đã có những biến đổi và ngày càng có chiều hướng
đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bắn, hái lượm), các hộ dân tộc
còn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du
lịch sinh thái và mới nhất là thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ chuyển
nhượng chứng chỉ các bon.
Đặc điểm thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu
nhập sau:
* Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lương
thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn thu trồng cây ăn quả như vải nhãn,
hồng xiêm, bưởi, mít; thu từ trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, sắn); thu
từ chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà, dê,...).
* Thu nhập từ lâm nghiệp: bao gồm thu từ khai thác lâm sản và lâm sản
ngoài gỗ (gỗ, củi, tre nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng...), thu từ chặt
gỗ lậu, thu từ săn bắt động vật và chim thú rừng; thu từ các hoạt động trồng


6
rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, thu từ dịch vụ môi trường rừng và chuyển
nhượng chứng chỉ cacbon.

* Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi cá, ếch, ba ba, rắn...
* Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:
Thu nhập từ ngành nghề thủ công truyền thống bao gồm sản phẩm mây
tre đan, chế biến dược liệu, dệt vải...
Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bán hàng, phục vụ
ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hướng dẫn du lịch...
Thu nhập phi nông nghiệp còn lại bao gồm cắt tóc, làm thuê, thợ nề, thợ
mộc, chạy xe ôm...
Thu nhập khác bao gồm lương hưu, trợ cấp...
1.1.2.3. Nâng cao thu nhập
a. Nâng cao thu nhập bền vững
Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dân
năm sau cao hơn năm trước.
Theo tư tưởng của hội nghị Brundthand, thu nhập bền vững được xem là
lượng thu nhập lớn nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà nó không làm
giảm khả năng thu nhập có thể có trong tương lai. Khái niệm này không những
thể hiện lượng thu nhập hiện hành mà còn có cả sự biến đổi tài nguyên. Nếu tài
nguyên gia tăng tức là thu nhập tăng, tài nguyên mất đi tức là thu nhập giảm.
Bản chất của khái niệm này đã được John Hicks phát biểu từ nửa thế kỷ trước:
Thu nhập bền vững là giá trị lớn nhất của một người có thể tiêu thụ trong một
khoảng thời gian mà không bị suy giảm vào cuối thời gian đó. Quản lý kinh tế
hiệu quả đòi hỏi chính phủ của mỗi nước cần biết lượng tài nguyên lớn nhất mà
quốc gia đó có thể sử dụng mà không làm cho đất nước nghèo đi.
b. Các hướng nâng cao thu nhập
Tăng thu nhập có thể được chia thành các hợp phần sau:
- Tăng thu nhập từ trồng trọt:


7
+ Mở rộng dện tích: Có thể bằng khai hoang phục hoá hay giảm thời gian

để hoang của đất.
+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: Tăng số vụ trong năm bằng cách áp dụng
các giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hay bằng cách tăng số vụ
trong năm.
+ Tăng năng suất: Năng suất cao hơn thường được tính bằng sản lượng
trên một đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sử dụng
nhiều hơn hoặc hiệu quả hơn đầu vào hiện đại, kiểm soát nước tưới tốt hơn
và/hoặc phương pháp canh tác tốt hơn.
+ Giá nông sản cao hơn: Điều này có thể có được nhờ sự tự do hoá thương
mại, hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc sự phối hợp tốt hơn giữa nông dân với
người mua.
- Đa dạng hoá cây trồng: Ngay cả khi giá cả, năng suất cây trồng, hệ số sử
dụng ruộng đất và diện tích không thay đổi, người nông dân vẫn có thể tăng thu
nhập bằng cách chuyển đổi từ cây có giá trị kinh tế thấp (đặc trưng là cây lương
thực) sang cây cây trồng có giá trị cao hơn (đặc trưng là cây hàng hoá).
- Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: Đây là một nguồn thu quan trọng của người
dân vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu được từ sản phẩm của rừng
hoặc thu được từ việc cho thuê môi trường rừng và chuyển nhượng chứng chỉ
các bon. Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải là thu nhập bền vững.
- Tăng thu nhập từ dịch vụ: Mô hình du lịch sinh thái rất có tương lai khi
đời sống người dân các khu vực thành thị ngày càng nâng cao.
- Tăng thu nhập từ công nghiệp: Một số ngành công nghiệp có thể phát
triển ở những vùng miền núi như: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công
nghiệp khai khoáng (Tuy nhiên công nghiệp khai khoáng thường gây tác động
xấu tới môi trường).
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân
* Các yếu tố nguồn lực sản xuất của hộ


8

Hộ nông dân muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm
nghiệp thì vấn đề có tính quyết định trước tiên là các yếu tố sản xuất bao gồm
đất đai, lao động, cơ sở vật chất như tư liệu sản xuất và tiền vốn, các yếu tố này
quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của từng hộ.
- Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thay thế trong hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp. Nếu quỹ đất nhiều, chất đất tốt, cơ cấu đất đai phong phú thì
càng có điều kiện sản xuất thuận lợi cho hộ nông dân lựa chọn phương thức
canh tác phù hợp. Nếu quỹ đất nhỏ, chất đất không màu mỡ sẽ gây trở ngại đến
quá trình sảnxuất của hộ. Đối với các hộ nông dân ở miền núi, đặc biệt là ở các
khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với thu
nhập hợp pháp của nông hộ, các hộ có diện tích rừng lớn có thể có thu nhập
cao từ lâm sản ngoài gỗ, du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng, chuyển
nhượng chứng chỉ cacbon.
- Lao động là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của bất kỳ quá trình
sản xuất xã hội nào. Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải kể đến số lượng và
chất lượng của lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn để có
khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đó là kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm tập
quán sản xuất được tích luỹ từ lâu đời. Số lượng lao động là yếu tố mặt lượng
bao gồm số thành viên trong gia đình hộ nông dân có khả năng lao động. Nó
chi phối đến kết quả sản xuất của nông hộ, đặc biệt là những vùng chậm phát
triển thì nhân tố lao động là nhân tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho gia
đình. Ở vùng núi cao, vốn không nhiều, đất đai rộng lao động sẽ là nguồn lực
chính góp phần duy trì và phát triển kinh tế nông hộ.
- Vốn là điều kiện rất quan trọng trong sản xuất. Vốn có thể mua những tư
liệu sản xuất khác cần thiết. Đối với hộ nông dân miền núi, khái niệm sử dụng
đồng vốn sao cho có hiệu quả là khá xa lạ.
- Tư liệu lao động là một yếu tố quan trọng, nếu có tư liệu lao động tốt, có
khả năng cơ giới hoá cao, người nông dân sẽ đỡ vất vả năng xuất lao động tăng,



9
góp phần tăng thu nhập đáng kể cho hộ. Những năm gần đây các hộ có điều kiện
cơ khí hoá trang bị thêm như máy bơm, máy tuốt lúa… Nhằm giảm nhẹ công
việc nặng nhọc cho mọi thành viên trong gia đình. Một đặc điểm của tư liệu lao
động trong kinh tế hộ nông dân là tư liệu lao động phục vụ sản xuất nhiều khi
dùng cho sinh hoạt và ngược lại đặc biệt ở những vùng núi.
* Yếu tố về trình độ sản xuất, trình độ học vấn, tay nghề lao động, tập
quán canh tác, văn hóa của từng vùng cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của
hộ, tuy không có tính chất quyết định và để thay đổi các yếu tố này nhằm nâng
cao thu nhập là rất khó song đây cũng là một hướng tác động nhằm giải quyết
những khó khăn mà hộ miền núi gặp phải.
1.1.2.5. Những chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân mới được các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu
nhiều vào những năm 1980 trở lại đây. Qua kết quả các công trình nghiên cứu
của nhiều tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có 2 cách tính chỉ tiêu
đánh giá thu nhập hộ nông dân.
* Cách tính thứ nhất: Do kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự
chủ, vì vậy những chỉ tiêu dùng để đánh giá thu nhập của hộ có thể sử dụng
trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Với cách tính này các chỉ tiêu dùng
để đánh giá kinh tế hộ là:
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm của hộ nông dân sản
xuất ra tương ứng với giá thị trường ở thời điểm điều tra.
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ những khoản chi phí vật chất mà hộ
nông dân đã phải bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi chi phí
trung gian.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một phần của giá trị tăng thêm sau khi trừ đi
thuế và khấu hao tài sản cố định.



10
Trên cơ sở đó sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đánh giá kinh tế
hộ nông dân.
* Cách tính thứ hai: Cơ sở khoa học của quan điểm này dựa trên lý thuyết
kinh tế hộ nông dân của Trayanốp (1925), của Đỗ Kim Chung [3]... Các chỉ
tiêu đó là:
Tổng thu: Là toàn bộ sản phẩm thu được của hộ tính theo giá thị trường ở
thời điểm điều tra (kể cả bán và tiêu dùng).
Chi phí: Do không phải bất cứ yếu tố đầu vào của hộ đều được trao đổi
trên thị trường nên chi phí là bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền
để sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).
Thu nhập thực bằng tổng thu trừ đi chi phí sản xuất, do kinh tế hộ nông dân
sử dụng yếu tố nguồn lực của hộ, nên không thể tính tất cả mọi khoản chi phí
theo giá thị trường, hộ nông dân sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của gia
đình, không đi thuê hoặc ít sử dụng lao động làm thuê, vì thế thu nhập của hộ là
chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích kinh tế hộ nông dân.
Với đặc thù kinh tế hộ vùng nghiên cứu là vùng cao, lại là ở một khu bảo
tồn thiên nhiên, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp là chính. Vì thế để phù
hợp với điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu chúng tôi thống nhất sử dụng
cách tính thứ hai để đánh giá thu nhập hộ nông dân.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân: Nhiều tác giả đã cho rằng
hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phi
bỏ ra (đã được lượng hoá). Kết quả đó là tổng thu, thu nhập và thu nhập ròng
của hộ và của từng ngành. Chi phí bỏ ra của hộ đó là giá trị các nguồn lực được
sử dụng như đất đai, lao động, tiền vốn đầu tư... Các chỉ tiêu đánh giá có thể
tính bằng số tương đối, số tuyệt đối hoặc so sánh phần tăng thêm giữa chi phí
bỏ ra với phần tăng thêm của kết quả thu được của hộ. Trên cơ sở đó chúng tôi


11

lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân được cụ thể hoá trong phần
phương pháp nghiên cứu.
Tính thu nhập từ bảng số liệu điều tra là tổng của các doanh thu ròng từ
các hoạt động khác nhau: Trồng trọt, sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp,
chăn nuôi, tiền lương, trợ cấp và thu nhập khác. Doanh thu từ các cây trồng
được tính trực tiếp từ bảng câu hỏi. Giá trị tiêu dùng của sản phẩm do gia đình
tự sản xuất được tính bằng cách nhân lượng tiêu thụ báo cáo với giá bán trung
bình theo vùng của hàng hóa trong câu hỏi điều tra. Chi phí sản xuất trồng trọt,
bao gồm gống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí thuê đất, thuê lao động, lưu kho
và tiếp thị.
Trong trồng trọt do không tách được một số chi phí (thuê lao động, thuê
thiết bị, lưu kho) nên chúng tôi phân bổ cho nhóm loại cây trồng chứ không thể
phân bổ cho từng loại cây.
Doanh thu từ chăn nuôi bao gồm doanh thu từ việc bán gia súc và lượng
tiêu dùng thịt gia súc trong gia đình trừ đi chi phí mua giống, cộng với tiền bán
và lượng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của gia đình như sữa, trứng. Lượng
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi được tính từ phần chi tiêu của bảng câu hỏi.
Doanh thu ròng từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ có thể tính theo 2
cách. Doanh thu từ hoạt động phi nông nghiệp trừ đi chi phí được tính riêng cho
từng hoạt động phi nông nghiệp như thuê lao động, thuê máy móc thiết bị, thuê
nhà xưởng, kho, bến bãi… tất cả đều có trong bảng câu hỏi điều tra.
Thu nhập từ tiền lương là tổng thu nhập tiền lương cả năm và tiền thưởng
Tiền trợ cấp bao gồm trợ cấp tư nhân (quà tặng, tiền của thân nhân gửi về)
và trợ cấp công cộng (từ các chương trình của chính phủ) trong 12 tháng qua.
Các thu nhập khác là tiền lương hưu, trúng xổ số và tiền cho thuê đất đai nhà
cửa, tài sản. Doanh thu từ bán nhà cửa, phương tiện, đồ trang sức không được
tính vào thu nhập trong báo cáo này.
1.1.1.6 Nguồn gốc cây chè



12
Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc
của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt
và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm, người
Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống.
Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong
vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Năm 1823, R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam
(Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn
Độ chứ không phải là ở Trung Quốc.
Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze – một tác giả người Nga
về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần
các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu
lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh
nguồn gốc cây chè. Ông kết luận rằng: Những cây chè mọc hoang dại từ cổ
xưa, tổng hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat, ở chúng phát triển
chậm khả năng tổng hợp epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành
galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng
hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại
catechin). Khi đi thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện
khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái
bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành
epigalocatechin và các galat của nó. Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây
hướng về phía tăng cường quá trình hiđroxin hóa và galin hóa. Từ những biến
đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt
chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ở
Việt Nam" (Lê Tất Khương và cs, 1999) .
1.1.1.7 Phân loại cây chè



13
Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:
- Cơ quan dinh dưỡng.
- Cơ quan sinh thực.
- Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin.
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, với 02 chu kỳ phát triển: Chu kỳ phát
triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ:
-

Chu kỳ phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống cây chè, kể từ khi tế

bào trứng thụ tinh, bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi và chết. Chu
kỳ phát triển lớn của cây chè được các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5
giai đoạn: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống), giai đoạn cây con, giai
đoạn cây non, giai đoạn chè lớn và giai đoạn già cỗi.
-

Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Bao gồm các giai

đoạn sinh trưởng, phát triển trong một năm như: Chồi mọc lá, ra hoa kết quả... Quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cùng diễn ra song song.
Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển nhỏ
được thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn
Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa đặc điểm của giống (tính di truyền) với những điều kiện ngoại
cảnh. Như vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng của từng giống, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống
trong vùng sinh thái, làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích
hợp, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng
cao và chế biến ra các loại sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

1.1.1.8 Vai trò và tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều
năm, từ 30 - 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè
đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng suất,


×