Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Dân ca ví giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ VIỆT YẾN

DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ VIỆT YẾN

DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG
2.TS. ĐẶNG THỊ DIỆU TRANG


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện
nay là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi Hồ Thị Việt Yến, với
sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS Võ Quang Trọng - Giám đốc bảo tàng dân
tộc học Việt Nam và TS. Đặng Thị Diệu Trang - Viện nghiên cứu văn hóa Học Viện KHXH thuộcViện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài luận án là khách quan, trung thực, không
sao chép và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đây.
Những số liệu trong luận án phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, tranh
luận, các học thuyết, các quan điểm, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo, trích dẫn một số
phụ lục. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức và đều được trích rõ nguồn gốc.
Trường hợp nếu phát hiện bất kỳ sự sai sót, vi phạm nào, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước Học viện Khoa học xã hội, hội đồng về kết quả
nghiên cứu này.
Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án

Hồ Thị Việt Yến


1

LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm nỗ lực học tập và nghiên cứu, đến nay, luận án Dân ca Ví
Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay của NCS Hồ Thị Việt Yến tại Viện

hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, chuyên ngành
Văn hóa học đã hoàn thành. Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài sự nỗ
lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều
kiện của các tập thể, các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng
nghiệp trong và ngoài trường.
Tôi xin gửi lời cảm chân thành nhất đến tập thể Ban lãnh đạo, các thầy
cô và cán bộ nhân viên Khoa văn hóa học, Học viện KHXH; Ban Giám hiệu,
đồng nghiệp tại trường CĐSP Nghệ An; Ban lãnh đạo Sở VHTT&DL hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ bản thân tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Quang
Trọng và TS. Đặng Thị Diệu Trang - những thầy cô giáo đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các câu lạc bộ dân ca Nghệ An, Hà Tĩnh,
các nghệ nhân Ví, Giặm, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên Lê Nguyên Khánh (
Học viện Quan hệ quốc tế)… đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận
án này. Xin cảm ơn sự hậu thuẫn tinh thần từ gia đình tạo động lực để tôi
hoàn thành luận án.
Do thời gian có hạn, luận án này không thể tránh khỏi những khuyết,
hạn chế. Vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy cô cùng tất cả bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!


2

Hà nội, ngày 5 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận án
Hồ Thị Việt Yến



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................... 8
7. Bố cục luận án ............................................................................................ 8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9
1.1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam .......................................................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ........................... 14
1.2. Cách tiếp cận của luận án...................................................................... 21
1.3. Các khái niệm cơ bản được dùng trong luận án ................................... 25
1.3.1. Di sản văn hóa phi vật thể .............................................................. 25
1.3.2. Sân khấu hóa .................................................................................. 28
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................... 28
1.4.1. Vùng đất xứ Nghệ .......................................................................... 28
1.4.2. Bối cảnh tác động đến di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............... 33
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 43
Chƣơng 2. DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ................................................ 44
2.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của dân ca xứ Nghệ ............. 44
2.1.1. Đôi nét về dân ca Việt Nam ........................................................... 44
2.1.2. Dân ca xứ Nghệ .............................................................................. 46



2.2. Khái quát đặc điểm dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ..................................... 52
2.2.1. Hát Ví ............................................................................................. 52
2.2.2. Hát Giặm ........................................................................................ 55
2.3. Dân ca Ví, Giặm - thực hành văn hóa gắn với đời sống cộng đồng ..... 68
2.4. Chức năng của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............................................ 71
2.4.1. Trong quan hệ xã hội ...................................................................... 71
2.4.2. Chức năng dân ca Ví, Giặm trong quan hệ gia đình ...................... 73
2.4.3. Chức năng giáo dục ........................................................................ 75
2.5. Không gian văn hóa và diễn xướng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............ 77
2.5.1. Không gian văn hóa........................................................................ 77
2.5.2. Diễn xướng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ........................................... 79
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 82
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ SAU
KHI ĐƢỢC UNESCO VINH DANH .......................................................... 83
3.1. Ví, Giặm xứ Nghệ trước vinh danh (2010 - 12/2014) .......................... 83
3.2. Hoạt động bảo tồn dân ca Ví, Giặm sau khi UNESCO công nhận ...... 85
3.2.1. Hoạt động bảo tồn trong quản lý nhà nước và quản lý cộng đồng .... 85
3.2.2. Môi trường diễn xướng .................................................................. 95
3.2.3. Quảng bá và phát huy ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Truyền dạy .................................................................................... 100
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 107
Chƣơng 4. VINH DANH DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ: NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................................................................................... 108
4.1. Dân ca Ví, Giặm xứ nghệ trong quản lý nhà nước, cộng đồng .......... 108
4.2. Xu hướng biến đổi dân ca Ví, Giặm trong bối cảnh hiện nay ............ 110
4.2.1. Sân khấu hóa và sáng tạo truyền thống ........................................ 110
4.2.2. Dân ca Ví, Giặm trước xu hướng hiện đại hóa văn hóa - xã hội ... 116



4.3. Một số góp ý dân ca Ví, Giặm trong quá trình phát triểnError! Bookmark not def

4.3.1. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sảnError! Bookmark not def
4.3.2. Trong quản lý di sản ....................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 132
KẾT LUẬN .................................................................................................. 133
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 140
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BT&PHDS

:

Bảo tồn và phát huy di sản

CLB

:

Câu lạc bộ

CT - BGDĐT


:

Chỉ thị - Bộ Giáo dục Đào tạo

DCVGNT

:

Dân ca Ví, Giặm Nghệ tĩnh

KHXH&NV

:

Khoa học xã hội và Nhân văn

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NSND

:

Nghệ sĩ nhân dân

NSUT


:

Nghệ sĩ ưu tú

PCTUBND

:

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân

PTTH

:

Phổ thông trung học

TP

:

Thành phố

TSKH

:

Tiến sĩ khoa học

UBND


:

Ủy ban nhân dân

VHNTGD VN :

Văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam

VHTT&DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

:


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
Trang
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ hiện trạng làng nghề thủ công truyền thống ở
Nghệ An qua điều tra một số làng năm 2014 ........................... 41
Bảng:
Bảng 3.1.

Môi trường diễn xướng dân ca Ví, Giặm trước và sau
vinh danh .................................................................................. 97

Bảng 3.2.

Mức độ yêu thích dân ca trong cộng đồng .............................. 104



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam là một trong những quốc gia
bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có một số loại hình
được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục phát huy và phát
triển từ sau khi được công nhận đang là vấn đề cần được các quốc gia quan
tâm nghiên cứu.
1.2. Sự kiện dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được tổ chức UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2014 là
vinh dự to lớn cho Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng. Sự tôn vinh này
không chỉ đưa lại điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ di sản dân ca Ví, Giặm
xứ Nghệ, mà còn tạo ra cơ hội phát huy di sản trong phát triển kinh tế và xã
hội của địa phương. Cùng với việc vinh danh là việc bảo tồn di sản như thế
nào cho hợp lý? Thực trạng bảo tồn di sản có sống cùng cộng đồng, được
cộng đồng nuôi dưỡng hay không? đang là những vấn đề thách thức hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp bảo vệ di sản dân ca
Ví, Giặm xứ Nghệ phù hợp với nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
của UNESCO, đồng thời phát huy được giá trị của di sản đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước là một
việc làm cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
1.3. Dân ca Ví, Giặm được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ, một
phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người xứ Nghệ là món ăn
tinh thần đã hình thành và nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người dân
nơi đây. Trước tác động của sự giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ về cơ bản có giữ được bản sắc hay bị lai tạp so với



2

cái gốc của làn điệu Ví, Giặm truyền thống hay không? Dưới tác động của
nhiều yếu tố xã hội và quy luật của sự hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa,
dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ hiện nay đang đứng trước những vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu.
1.4. Thực trạng phổ biến hiện nay của dân ca Ví, Giặm là các hình thức
sinh hoạt văn hóa tại địa phương đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng,
không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các
hình thức có tính chất biểu diễn, được sân khấu hóa, trong khi đó bản thân di
sản dân ca là “di sản sống”, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể tác động,
đứng vững và được nuôi dưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Tại
các huyện như Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh
Lưu,... (Nghệ An), Nghi Xuân,Thạch Hà, Đức Thọ, Trường Lưu,... (Hà Tĩnh),
mỗi xã thành lập một câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, các câu lạc bộ có sự tham
gia đông đảo của người dân địa phương. Tại các cuộc thi dân ca Ví, Giặm
hàng năm do điạ phương và tỉnh tổ chức, các tiểu phẩm đều được tái hiện
thông qua sân khấu hóa. Đó là một trong những hiện tượng phổ biến trong
bảo tồn di sản dân ca tại vùng đất xứ Nghệ hiện nay.
Sự kiện dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được UNESCO vinh danh đặt ra
nhiều vấn đề cần được quan tâm. Làm thế nào để di sản “sống” được trong
cộng đồng, có sức lan tỏa tới cộng đồng và việc bảo vệ di sản đó như thế nào;
cũng như các vấn đề về sự tạo dựng không gian mới cho các di sản văn hóa,
sự gắn kết hay tương tác của di sản văn hóa với đời sống cộng đồng, với sự
phát triển của xã hội, những động thái về lợi ích, chính trị, thể diện hay bản
sắc thể hiện ở sự thay đổi của di sản; các yếu tố liên quan đến tiếng nói và sự
lựa chọn của chủ thể di sản văn hóa, tính xác thực của di sản sau những sự
phục hồi là những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Nghiên cứu dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ dưới góc độ chuyên ngành Văn



3

hóa học, giúp chúng ta tiếp cận rõ hơn về những vấn đề đặt ra với dân ca Ví,
Giặm hiện nay, khi kinh tế, chính trị, xã hội đang có nhiều biến đổi. Mặt
khác, sự xuất hiện của văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập đang làm mất
dần các giá trị trong văn hóa truyền thống và làm mất đi ý nghĩa vốn có của
di sản. Vì vậy, những nghiên cứu của đề tài góp phần cho những nhận diện
mới về di sản từ đó đưa ra những cách thức bảo tồn phù hợp, đưa di sản về
với cộng đồng.
Từ những lí do nêu trên, tôi chọn vấn đề “Dân ca Ví Giặm Xứ Nghệ
trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhận diện rõ hơn về di sản dân ca Ví, Giặm; Phân
tích thực trạng di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong đời sống văn hóa
của người dân trên các phương diện sân khấu hóa, không gian diễn xướng,
hoạt động quảng bá và phát huy di sản sau khi được UNESCO vinh danh. Từ
đó bàn luận về xu hướng di sản hóa các thực hành văn hóa truyền thống trong
bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về di sản văn hóa phi vật thể và dân ca Ví,
Giặm; Phân tích làm rõ các khái niệm văn hóa phi vật thể, di sản hóa, dân ca
Ví, Giặm xứ Nghệ,...
Luận án làm rõ những vấn đề về quan điểm di sản hóa trên phương
diện cộng đồng và quan điểm của các nhà quản lý về bảo tồn và phát huy di
sản trong bối cảnh hiện nay.
Những vấn đề lý luận về văn hóa phi vật thể, di sản hóa, về đặc điểm
của dân ca Ví, Giặm, cũng như thực trạng di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ

Nghệ sau UNESCO vinh danh sẽ được phân tích để làm sáng tỏ. Từ đó, luận


4

án chỉ rõ xu hướng biến đổi di sản hóa dân ca Ví, Giặm và những vấn đề đặt
ra hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nghệ nhân dân gian, các
cấp quản lý văn hóa, và cộng đồng người dân xứ Nghệ, những người lưu giữ và
thực hành di sản, câu lạc bộ, diễn xướng trên sân khấu và một số hoạt động
khác có liên quan đến bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Trong luận án này chúng tôi thống nhất sử dụng cụm từ dân ca Ví, Giặm
xứ Nghệ xuyên suốt luận án với khái niệm nội hàm tương tự như cách gọi của
UNESCO là dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là vấn đề thực trạng di sản
dân ca Ví, Giặm sau vinh danh; khảo sát trên các lĩnh vực quản lý nhà nước,
trong sinh hoạt cộng đồng, phương thức truyền dạy, quảng bá và phát huy.
3.2.2. Phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tại các huyện là cái nôi
đầu tiên của dân ca Ví, Giặm hiện đang có sự thay đổi lớn từ trước và sau
vinh danh: Các huyện của Nghệ An, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn,
Nghi Lộc, TP Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,. . .Các huyện của Hà Tĩnh, Nghi
Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ, Trường Lưu,. . .
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản về
dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ và khảo sát thực tế từ trước (năm 2010 đến tháng
12/2014) và sau khi UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại

diện của nhân loại đến nay.


5

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các cách tiếp cận văn hóa học (trong đó tập trung vào
nghiên cứu về di sản hóa dân ca Ví, Giặm trong quá trình phát triển), nhân
học (tập trung vào nhân học văn hóa với việc tìm hiểu di sản qua chủ thể
người dân tại địa bàn nghiên cứu); tiếp cận xã hội học với những thống kê
định lượng cụ thể. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác;
Tổng hợp và phân tích tài liệu; Điền dã dân tộc học, kết hợp giữa quan sát
tham dự, phỏng vấn sâu; Khảo sát định lượng qua bảng hỏi,. . .
4.1. Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp này được áp dụng đối với những hình thức thực hành dân
ca Ví, Giặm tại địa bàn nghiên cứu trên các nhóm gia đình, dòng họ, câu lạc
bộ thôn, xóm, phường, xã, để có được cái nhìn khách quan, những đánh giá
và nhận định đúng về di sản dân ca Ví, Giặm trong đời sống hiện nay.
Tham gia các buổi lưu diễn của Trung tâm bảo tồn dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ; các buổi sinh hoạt tập thể các cơ quan, học hát dân ca tại các trường
phổ thông, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, trường Cao đẳng
Sư phạm Nghệ An, học hát trên đài truyền hình, và sinh hoạt các ngày lễ, hội
của các ngành trong tỉnh, các cuộc thi Liên hoan tiếng hát dân ca được tổ
chức hàng năm từ địa phương đến trung ương để có cái nhìn chung về diện
mạo sinh hoạt dân ca Ví, Giặm hiện nay. Trong quá trình điền dã do các buổi
sinh hoạt tại các địa phương diễn ra không thường xuyên nên lịch khảo sát
phải phụ thuộc vào các dịp liên hoan, lễ tết…
4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được thực hiện đối với các nghệ nhân dân gian, nghệ
sỹ ưu tú, cán bộ văn hóa và người dân địa phương, nhằm có được những cứ

liệu cụ thể liên quan tới nhận định cá nhân trên từng lĩnh vực về di sản dân ca
Ví, Giặm trong đời sống hiện nay.


6

+ Phỏng vấn các nghệ sĩ, nghệ nhân của dân ca Ví, Giặm trên địa bàn
hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh: Phỏng vấn này, giúp hiểu sâu về phương thức
bảo tồn, quan điểm bảo tồn để di sản dân ca Ví, Giặm tồn tại, phát huy được
trong đời sống cộng đồng hiện nay. Phương thức truyền dạy, quảng bá, phát
huy và lan tỏa, những khó khăn thuận lợi, quan điểm, đề xuất nguyện vọng
của họ trong công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sau khi được
UNSECO vinh danh.
+ Phỏng vấn người dân: Người dân là kênh thông tin quan trọng giúp
chúng tôi phát hiện được những vấn đề còn là khoảng trống, những vấn đề
cần được đặt ra trong bảo tồn di sản, những yêu cầu, quan điểm của người dân
với loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Mức độ yêu thích, sức sống của
di sản trong cộng đồng. Để từ đây có được những định hướng bảo vệ, phát
huy, lan tỏa phù hợp trong quá trình phát triển.
Đối tượng phỏng vấn được chúng tôi chọn lựa đa dạng. Phỏng vấn cả
nam và nữ, đối tượng từ 5 đến 70 tuổi, những người lao động, cán bộ hưu trí
tập trung chủ yếu tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Yên
Thành, TP Vinh,...
+ Phỏng vấn cán bộ quản lý văn hóa: Đây là đối tượng quản lý trực
tiếp đến di sản, phỏng vấn đội ngũ quản lý để hiểu rõ hơn về chủ trương, quan
điểm bảo vệ di sản trong quản lý tại các địa phương; đặc biệt tái tạo, phục
dựng lại theo hình thức sân khấu hóa hiện nay. Hiểu rõ những thuận lợi và
thách thức của các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản trong bối cảnh hiện
đại hóa. Từ các cuộc trao đổi phỏng vấn này, tôi đã tập trung tìm hiểu về các
đề xuất mang tính cá nhân của họ về các hướng bảo tồn và phát huy di sản

dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong thời kỳ hội nhập.
+ Phỏng vấn các nhà nghiên cứu: Phỏng vấn một số nhà nghiên cứu ở
Trung ương và địa phương để hiểu được những yêu cầu về lý luận và thực


7

tiễn trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đánh giá được mức độ thực tiễn
của dân ca Ví, Giặm hiện nay so với những yêu cầu của UNESCO đặt ra theo
điều 2, mục 1 của bản Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, hiện tại
và trong tương lai.
4.3. Phương pháp định lượng
Phương pháp được thực hiện thông qua bảng hỏi để thu thập các thông
tin liên quan đến vấn đề dân ca Ví, Giặm trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát
một dạng đối tượng là người dân, với câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được thực
hiện tại các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc và TP.
Vinh. Kết quả điều tra được xử lý qua phần mềm SPSS.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Từ góc nhìn Văn hóa học, luận án phân tích sự tương tác của dân ca Ví,
Giặm xứ Nghệ với bối cảnh phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt từ sau
khi được UNESCO vinh danh, góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy di
sản hiện tại và tương lai.
Nhận diện một cách tổng thể, làm rõ các thành tố dân ca Ví, Giặm như
âm nhạc, lời ca, môi trường diễn xướng, chủ thể văn hóa mang nét đặc trưng
vùng văn hóa xứ Nghệ.
Làm rõ những vấn đề; Bảo tồn dân ca Ví, Giặm cần được cân bằng giữa
truyền thống và hiện đại; Phát huy vai trò của cộng đồng, đưa cộng đồng làm
trung tâm của di sản văn hóa; Sự tham gia của nhà nước vào bảo tồn di sản
cần có sự đồng thuận và thống nhất với người dân xứ Nghệ.
Chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong bối

cảnh xã hội đương đại, đặc biệt từ sau khi được UNESCO vinh danh, góp
phần vào công tác bảo tồn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học, là nguồn tư liệu


8

và bổ sung vào dòng chảy nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể của
Việt Nam từ sau khi được UNESCO vinh danh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án là một nghiên cứu có hệ thống về quá trình di sản hóa dân ca
Ví, Giặm xứ Nghệ từ góc nhìn Văn hóa học. Những khảo sát của luận án
được phân tích dựa trên những vấn đề lý luận về di sản, di sản hóa, văn hóa
phi vật thể; góp phần làm sáng tỏ các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi
trước về di sản và di sản hóa, cũng như chỉ ra xu hướng di sản hóa văn hóa
phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm cơ sở lý luận về vấn đề di
sản hóa, đóng góp về vấn đề di sản hóa dân ca Ví, Giặm và tác động của văn
hóa đối với đời sống cộng đồng và công tác bảo vệ di sản.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo
cho việc xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam trong quá trình phát triển tiếp theo.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn
nghiên cứu
Chương 2: Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ

Chương 3: Thực trạng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ sau khi được
UNESCO vinh danh
Chương 4: Vinh danh di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ: Những vấn đề
đặt ra


9

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của quá trình toàn cầu hóa, thực
trạng di sản đang đứng trước nhiều thách thức. Hệ thống di sản văn hóa dân
tộc với các yếu tố lịch sử, tư tưởng, xã hội, mỹ thuật được nhiều nghiên cứu
đề cập với những đánh giá sâu sắc, khẳng định tính cấp thiết cần bảo tồn
những giá trị này với sự chung tay của toàn xã hội (Trần Đình Hượu 1995;
Phan Ngọc 1995; Trần Quốc Vượng 2010).
Oscar Salemink (2007) chỉ ra rằng quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các
nền văn hóa dẫn đến sự tái tạo văn hóa. Không có một truyền thống ban đầu,
cố định đang dần bị thay thế bởi một nền văn hóa toàn cầu mà truyền thống
văn hóa liên tục được tái tạo trong một hoàn cảnh luôn thay đổi. Vì vậy, di
sản thường xuyên được tái tạo trong sự tương tác với môi trường luôn thay
đổi [64]. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mức độ biến đổi của Di sản
diễn ra nhanh và mạnh hơn. Để dung hòa các yếu tố văn hóa truyền thống cần
tạo nên nguồn lực đủ mạnh để có cơ hội phù hợp với tiến trình phát triển.
Việc bảo tồn những giá trị truyền thống (trong đó có văn hóa phi vật thể) sẽ

tái dựng, diễn giải lại bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại những hình thức
đồng nhất hóa của toàn cầu. Không ai không thấy tính phức tạp và phạm vi
rộng lớn của quá trình giao lưu, ảnh hưởng và hội nhập văn hóa hiện nay
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu kiên trì định hướng, một mặt, bảo
tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống, mặt khác, chủ động giao lưu,


10

hội nhập văn hóa thì tin rằng nền văn hóa mà chúng ta xây dựng trong tương
lai sẽ vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại” [5; 256].
Bàn về những thay đổi của di sản trong quá trình phát triển có sự can
thiệp của nhà nước, Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014) cho rằng: quan điểm
“bảo tồn chọn lọc” trong những chính sách xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chủ trương bảo tồn, phát
huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong Nghị quyết Trung ương
khoá VIII, đã tạo nên xu hướng chỉ một số di sản và thực hành “văn hóa tốt”,
có giá trị truyền thống và “bản sắc tộc người” được lựa chọn để khuyến
khích bảo tồn. Các thực hành văn hóa được coi là “lạc hậu” và lãng phí tiếp
tục bị hạn chế hoặc khuyến khích xóa bỏ. Văn hóa cồng chiêng và một số loại
hình văn hóa tốt khác được khuyến khích bảo tồn. Tuy nhiên, thay vì khôi
phục lại môi trường diễn xướng truyền thống như lễ hội, nơi cồng chiêng và
một số thực hành văn hóa dân gian khác được truyền dạy theo phương thức
truyền thống, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được “chọn lọc”
chủ yếu được thực hiện theo phương pháp “sân khấu hóa” [59; Tr21,Tr31].
Hiện tượng này, đang là hiện tượng phổ biến tại các địa phương có di sản cần
được bảo vệ. Sự can thiệp sâu của chính quyền đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến vấn đề thuộc về bản chất di sản truyền thống.
Nhiều nghiên cứu về di sản đã chỉ ra những cách thức bảo tồn của cộng
đồng với di sản phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như nghiên cứu

của Oscar Salemink cho rằng: Công tác bảo tồn di sản cần hướng đến các yếu
tố cộng đồng người dân địa phương, những người sống trong văn hóa đó;
không thể nào tôn trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người đang
chuyển tải văn hóa. Các cộng đồng có quyền bảo tồn bản sắc văn hóa riêng
của họ, không chỉ tuân theo những chính sách, pháp luật chung của Nhà nước,
quốc gia. Các cộng đồng phải có quyền xác định và quyết định họ muốn gì và


11

văn hóa họ sẽ ra sao. Thêm vào đó, các cộng đồng phải có cơ hội thể hiện văn
hóa cho chính họ và cho thế giới bên ngoài. Đây mới thực sự là những hành
động đích thực của việc khôi phục và bảo tồn, phát huy di sản. Trách nhiệm
của cộng đồng với việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đóng vai trò lớn
trong quá trình hội nhập và phát triển. Những thay đổi của di sản phụ thuộc
vào thái độ, cách làm và phát huy của cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng còn
quyền quyết định cách thức bảo tồn để nuôi dưỡng, điều tiết di sản đứng vững
trước mọi bối cảnh xã hội [63]. Sự phục hồi và thịnh vượng của di sản không
chỉ đáp ứng nhu cầu thực hành văn hóa của dân chúng mà còn tạo ra nguồn
lợi kinh tế và chính nguồn lợi ấy làm sống dậy tinh thần cộng đồng, sự gắn
kết cộng đồng. Việc bảo vệ di sản văn hóa sẽ khôi phục và phát huy truyền
thống tự quản, cố kết cộng đồng. Các lợi ích từ di sản văn hóa là một yếu tố
cơ bản để duy trì và thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng và các bên
liên quan vào bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Vì vậy, cần có những cơ
chế đảm bảo việc chia sẻ một cách hợp lý về lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế,
giữa chủ nhân của các di sản văn hóa với các bên liên quan; đồng thời cũng
cần có những nghiên cứu để di sản phát triển mở rộng quy mô và thích ứng
với hiện tại.
Nhận thức kho tàng di sản văn hóa dân gian Việt Nam là tài sản quý giá
của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có

vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ nhiều
năm nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề điều tra, sưu
tầm các di sản văn hóa dân gian nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của đất nước. Từ năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời cung
cấp hướng dẫn cho việc bảo tồn và phát triển các loại di sản về văn hóa phi
vật thể. Năm 2005, Việt Nam phê chuẩn “Công ước về việc bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể” được UNESCO đưa ra năm 2003. Điều đó chứng tỏ sự thay


12

đổi trong quan niệm bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đi từ văn hóa
truyền thống đến di sản.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương hoạt động có hiệu quả
về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Nhiều năm
qua, Huế đã huy động được rất lớn sự giúp đỡ của các quốc gia trên thế giới,
các cuộc hội thảo mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế bàn về vấn đề bảo
tồn di sản văn hóa Huế. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa
phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức UNESCO công nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã minh chứng cho thành quả
của nhiều năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của chính quyền Trung
ương, địa phương và người dân xứ Huế.
Khu vực Tây Nguyên, sau nhiều nỗ lực lưu giữ và bảo tồn di sản âm
nhạc cồng chiêng, năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
chính thức được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu đại diện của nhân loại.
Tại Hà Nội, sau năm 1954, dòng nhạc Ca trù tưởng bị lãng quên cũng
đã có một quá trình tìm lại khá lâu. Người có công đầu tiên khơi lại giá trị
nghệ thuật đó là nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Năm 1976, GS.TS Trần Văn
Khê đã thu băng giọng hát của nữ nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ và bắt đầu

hành trình giới thiệu di sản cho công chúng trong và ngoài nước biết đến. Từ
những bước đi ban đầu đó cho đến năm 2005, Liên hoan Ca trù toàn quốc lần
đầu tiên được tổ chức và bộ hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể truyền thống của nhân loại được hoàn tất. Đến năm 2009, di
sản Ca trù cùng với dân ca Quan họ chính thức được đứng vào hàng ngũ các
di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Liên tiếp những năm gần đây, chúng ta lại vinh dự đón thêm tin vui từ
Lễ hội Gióng, hát Xoan của Phú Thọ (công nhận năm 2011), Tín ngưỡng thờ


13

cúng Hùng Vương (công nhận năm 2012), Đờn ca tài tử (công nhận năm
2013), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (công nhận năm 2014). Dân ca Ví, Giặm
xứ Nghệ là một loại hình nghệ thuật trình diễn. Dân ca chiếm một vị trí quan
trong trọng đời sống văn hóa của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lời
ca Ví, Giặm thường gắn với những đạo lý ở đời như lòng hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ, nghĩa vợ chồng thủy chung, hay những bản tính tốt đẹp của con
người thật thà, chất phác,...Vì vậy, dân ca Ví, Giặm có tính giáo dục cao, góp
phần nhân lên niềm tự hào của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và gìn giữ, chúng ta đã có
được những thành công đáng ghi nhận: 11 di sản văn hóa phi vật thể lần lượt
được tổ chức UNESCO công nhận, trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại (Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền
Sóc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lẽ và trò chơi kéo co và Thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu Tam phủ) và 2 di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ gấp (Ca trù,
hát Xoan ở Phú Thọ).
Những thách thức của kinh tế xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn

đề bảo tồn di sản hiện nay, đặc biệt là di sản âm nhạc, trong công trình
nghiên cứu Sự chuyển cảnh và những thay đổi về phong cách của âm nhạc
cung đình Đông Á (Transcontextualisation and stylistic changes of the East
Asian court mucsic), tác giả Ymaguti Osamu cho rằng, “Âm nhạc có ít nhiều
thay đổi trong quá trình lưu truyền, lan tỏa và cấp độ chuyển đổi bối cảnh
nhiều hay ít gây ra sự thay đổi của âm nhạc theo những cấp độ cao thấp khác
nhau”. Theo nhận định của Ymaguti Osamu thì âm nhạc biến đổi theo quá
trình phát triển, mức độ biến đổi phụ thuộc vào khả năng tác động của bối
cảnh đến di sản [96].


14

Khi nghiên cứu về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh
toàn cầu hóa, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến thực trạng đời sống di
sản văn hóa phi vật thể, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mới
trong xã hội đương đại. Qua nghiên cứu về Quản lý các hình thức sinh hoạt
quan họ ở Bắc Ninh trong đời sống xã hội hiện đại, Hà Chí Cường (2011)
nhấn mạnh đến thực trạng đời sống di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời chỉ
ra những khó khăn, thách thức mới trong xã hội đang diễn ra quá trình toàn
cầu hóa [16].
1.1.2. Những nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ hình thành và phát triển trong suốt quá trình
lao động, sản xuất của người dân xứ Nghệ hàng ngàn năm nay, trở thành di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua mỗi thời kì khác nhau
thông qua các nghiên cứu với quy mô khác nhau (bài viết, công trình, tổ chức
hội thảo), ở những góc độ khác nhau (âm nhạc, sân khấu, văn hóa, văn học,
ngôn ngữ...) về dân ca Ví, Giặm đã chỉ ra những cách bảo tồn khác nhau.
Lĩnh vực sưu tầm được coi là một trong các hình thức quan trọng trong
bảo tồn dân ca Ví, Giặm của các thế hệ đi trước. Vào thời kỳ Pháp thuộc, tác

giả Nguyễn Văn Ngọc sưu tầm và cho xuất bản 2 cuốn mang tên “Tục ngữ
phong dao”, trong đó có nhiều câu ca mang đậm chất dân ca trong các
phường cày, phường cấy,...Tiếp đó GS. Nguyễn Đổng Chi cũng cho ra tập
Hát giặm Nghệ Tĩnh do Tân Việt Hà Nội xuất bản 1944. Có thể nói, đây là 2
công trình ra đời sớm nhất, mở đầu cho quá trình tìm lại vốn di sản dân ca còn
được lưu giữ trong đời sống nhân dân. Sau năm 1954, Vũ Ngọc Phan cho ra
cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca” do Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa xuất
bản, Hà Nội, 1956. Đầu năm 1958, ông Nguyễn Chung Anh cho xuất bản
cuốn“Hát ví Nghệ Tĩnh”.
Đóng góp cho lĩnh vực bảo tồn thông qua sưu tầm của dân ca Ví, Giặm


15

xứ Nghệ còn có đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học khá đông đảo, các nhạc
sĩ tài hoa, tiêu biểu trong đó có GS. Nguyễn Đổng Chi, PGS. Ninh Viết Giao,
Thái Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, Lê Hàm, Đào Việt Hưng, An
Thuyên, Hoàng Thọ,... Đó là những người trân trọng và say mê với vốn dân ca
dân tộc. Họ đã đi khắp các làng xã ở Nghệ Tĩnh, từ khe Nước Lạnh đến đèo
Ngang, từ miền biển lên miền núi, ở đâu có vốn dân ca cổ truyền, có nghệ nhân
dân gian hát dân ca có chất giọng tốt, họ đều có mặt để sưu tầm, ghi chép, bảo
lưu, cải biên và thể nghiệm. Để rồi sau này lại cho ra đời hàng loạt các công
trình nghiên cứu, sưu tầm như Hát phường vải, của PGS. Ninh Viết Giao, Dân
ca Nghệ Tĩnh (3 tập), Nhạc sĩ Lê Hàm, Hát giặm Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng
Chi, Dân ca Nghệ Tĩnh của Vi Phong, Hoàng Thọ, Dân ca các dân tộc thiểu số
của Lữ Minh Dân,...Trong đó phải kể đến “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”của 3
tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh Lưu, được xem là một tập hợp về kho
tàng dân ca của xứ Nghệ. Đồng thời, đó còn là một tài liệu quý, góp phần giúp
các thế hệ hiện nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp thu để bảo tồn và
phát huy vẻ đẹp của các làn điệu dân ca của quê hương.

Nhận thức được tầm quan trọng của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ hàng
thập kỷ qua, Trung tâm Bảo tồn dân ca xứ Nghệ, các nhà nghiên cứu văn hóa
dân gian trong tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo, các đợt sưu tầm
các làn điệu dân ca Ví, Giặm cổ.
Sau này, nhiều tác giả như Ninh Viết Giao (Hát phường vải, 2002; Kho
tàng vè xứ Nghệ, 1999), Vi Phong (Dân ca Nghệ Tĩnh, 2000), Vi Phong, Thư
Hiền (Hát phường vải ở Trường Lưu - Can Lộc) và nhiều tư liệu sưu tầm của
các tác giả khác (hò chèo cạn ở Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên, hát Giặm Thạch
Hà, hát ví sông La...). Nguồn tư liệu về dân ca, qua những công trình sưu tầm
được tập hợp lại là đáng quý và kịp thời, rất phong phú về thể loại, về làn
điệu, về môi trường diễn xướng...


×