Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Dân ca ví giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.79 KB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ VIỆT YẾN

DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2017


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam là một trong những quốc gia
bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có một số loại hình
được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Việc tìm ra phương hướng để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tiếp
tục phát huy và phát triển từ sau khi được công nhận đang là vấn đề cần được
các quốc gia quan tâm nghiên cứu hiện nay.
1.2. Sự kiện dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được tổ chức UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2014 là vinh
dự to lớn cho Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng. Sự tôn vinh này góp
phần bảo tồn các giá trị di sản dân ca Ví, Giặm tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội phát huy di sản trong phát triển kinh tế
và xã hội của địa phương. Thực trạng di sản có tiếp tục được cộng đồng nuôi


dưỡng và phát huy hay không? hiện đang là những vấn đề thách thức hiện nay.
Luận án này góp phần làm rõ xu hướng bảo tồn, phát huy di sản dân ca
Ví, Giặm xứ Nghệ, những góp ý thiết thực từ nghiên cứu thực trạng di sản để
góp phần bảo tồn di sản phù hợp với nguyên tắc của UNESCO, từ đó phát huy
giá trị của di sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong bối
cảnh hiện đại hóa đất nước.
1.3. Dân ca Ví, Giặm được xem là “hồn cốt” trong văn hóa của người
dân xứ Nghệ. Trước tác động của quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ có giữ được bản sắc hay không? Dưới tác
động của nhiều yếu tố xã hội và quy luật của sự hội nhập, phát triển kinh tế,
văn hóa, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì cần
được quan tâm nghiên cứu?
1.4. Thực trạng phổ biến hiện nay của dân ca Ví, Giặm là các hình thức
sinh hoạt văn hóa tại địa phương đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng,


2
không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các
hình thức biểu diễn sân khấu hóa. Thực trạng này đang làm mai một bản chất
vốn có của di sản.
Mặt khác, sự xuất hiện của văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập đang
làm mất đi ý nghĩa vốn có của di sản. Vì vậy, những nghiên cứu của đề tài góp
phần nhận diện mới về thực trạng di sản, từ đó đưa ra những cách thức bảo tồn
phù hợp, đưa di sản về với cộng đồng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhận diện rõ hơn về di sản dân ca Ví, Giặm; Phân
tích thực trạng di sản hóa dân ca Ví Giặm xứ Nghệ trong đời sống văn hóa của
người dân trên các phương diện; sân khấu hóa, không gian diễn xướng, hoạt
động quảng bá và phát huy di sản sau khi được UNESCO vinh danh. Từ thực

trạng nghiên cứu di sản để làm rõ về xu hướng di sản hóa dân ca Ví, Giặm, các
thực hành văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về di sản văn hóa phi vật thể và dân ca Ví, Giặm;
Phân tích làm rõ các khái niệm văn hóa phi vật thể, di sản hóa, dân ca Ví, Giặm
xứ Nghệ,...
- Luận án làm rõ những vấn đề về quan điểm di sản hóa trên phương diện
cộng đồng người dân xứ Nghệ và quan điểm của các nhà quản lý về bảo tồn và
phát huy di sản trong bối cảnh hiện nay.
- Những vấn đề lý luận về văn hóa phi vật thể, di sản hóa, về đặc điểm
của dân ca Ví, Giặm, cũng như thực trạng di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
sau UNESCO vinh danh sẽ được phân tích để làm sáng tỏ. Từ đó, luận án chỉ rõ
xu hướng biến đổi di sản hóa dân ca Ví, Giặm và những vấn đề đặt ra hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các cách tiếp cận Văn hóa học (trong đó tập trung vào
nghiên cứu về di sản hóa dân ca Ví, Giặm trong quá trình phát triển), nhân học
(tập trung vào nhân học văn hóa với việc tìm hiểu di sản qua chủ thể người


3
dân tại địa bàn nghiên cứu); tiếp cận xã hội học với những thống kê định
lượng cụ thể.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác: tổng hợp và
phân tích tài liệu; điền dã dân tộc học, kết hợp giữa quan sát tham dự, phỏng
vấn sâu; Khảo sát định lượng qua bảng hỏi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nghệ nhân dân gian, các
cán bộ văn hóa địa phương và cộng đồng người dân xứ Nghệ, những người lưu
giữ và thực hành di sản, cũng như các hoạt động liên quan tới dân ca Ví, Giặm

như câu lạc bộ, diễn xướng trên sân khấu và một số hoạt động khác có liên quan
tại địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tại các huyện là cái nôi đầu
tiên của dân ca Ví, Giặm hiện đang có sự thay đổi lớn từ trước và sau vinh danh:
Các huyện của Nghệ An, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc,
Thành phố Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,. . . Các huyện của Hà Tĩnh, Nghi
Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ, Trường Lưu,. . .
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản về dân
ca Ví, Giặm xứ Nghệ và khảo sát thực tế 2 giai đoạn: từ trước năm 2010 đến
tháng 12/2014 và sau khi UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại đến nay.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận:
- Từ góc nhìn văn hoá học, luận án phân tích sự tương tác của dân ca Ví,
Giặm xứ Nghệ với bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; xem xét các
thành tố tạo nên tổng thể dân ca Ví, Giặm như âm nhạc, lời ca, môi trường diễn
xướng, chủ thể văn hóa.
- Nhận diện một cách tổng thể về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ từ khía cạnh
âm nhạc, môi trường diễn xướng, như một thành tố của vùng văn hóa xứ Nghệ.


4
- Làm rõ những vấn đề; Bảo tồn dân ca Ví, Giặm cần được cân bằng giữa
truyền thống và hiện đại; Phát huy vai trò của cộng đồng, đưa cộng đồng làm
trung tâm của di sản văn hóa; Sự tham gia của nhà nước vào bảo tồn di sản cần
có sự đồng thuận và thống nhất với người dân xứ Nghệ
- Chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong bối
cảnh xã hội đương đại, đặc biệt từ sau khi được UNESCO vinh danh, góp phần
vào công tác bảo tồn di sản hiện nay.

5.2. Về mặt thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học: Luận án là một nghiên cứu có hệ thống về quá trình
di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ từ góc nhìn văn hoá học. Những khảo sát
của luận án được phân tích dựa trên những vấn đề lý luận về di sản, di sản hóa,
văn hóa phi vật thể; góp phần vào cuộc tranh luận về di sản và di sản hóa, cũng
như chỉ ra xu hướng di sản hóa văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch
định chính sách cũng như xây dựng các dự án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
ở Việt Nam.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
4 chương:
Chương 1:

Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn
nghiên cứu

Chương 2:

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ

Chương 3:

Thực trạng dân ca Ví Giặm xứ Nghệ sau khi được UNESCO
vinh danh

Chương 4:

Vinh danh di sản dân ca Ví Giặm xứ Nghệ: Những vấn đề
đặt ra



5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của quá trình toàn cầu hóa, thực
trạng di sản đang đứng trước nhiều thách thức được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Góc độ lịch sử, tư tưởng, xã hội, mỹ thuật được
nhiều nghiên cứu đề cập (Trần Đình Hượu 1995; Phan Ngọc 1995; Trần Quốc
Vượng 2010). Trong các nghiên cứu của Oscar Salemink (2007), ông quan tâm
đến nhiều nguyên nhân, tính chất biến đổi của di sản, những yêu cầu trong việc
bảo tồn di sản trong bối cảnh hiện nay.
Bàn về những thay đổi của di sản trong quá trình phát triển có sự can
thiệp của nhà nước, Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014) đã có nghiên cứu phản
ánh can thiệp sâu của chính quyền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề
thuộc về bản chất di sản truyền thống.
Nhiều nghiên cứu về di sản đã chỉ ra những cách thức bảo tồn phù hợp
của cộng đồng với di sản và đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như nghiên cứu
của Oscar Salemink.
Từ năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời cung cấp hướng dẫn cho việc
bảo tồn và phát triển các loại di sản về văn hóa phi vật thể. Năm 2005, Việt
Nam phê chuẩn “Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” được
UNESCO đưa ra năm 2003. Nhiều địa phương lần lượt được UNESCO công
nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế (2003);
cồng chiêng Tây Nguyên (2005); di sản Ca trù cùng với dân ca Quan họ (2009;

Lễ hội Gióng, hát Xoan của Phú Thọ (công nhận năm 2011), Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương (công nhận năm 2012), Đờn ca tài tử (công nhận năm 2013),
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (công nhận năm 2014).
Những thách thức của kinh tế xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề


6
bảo tồn di sản hiện nay, đặc biệt là di sản âm nhạc. Theo Ymaguti Osamu thì
âm nhạc biến đổi theo quá trình phát triển, mức độ biến đổi phụ thuộc vào khả
năng tác động của bối cảnh đến di sản.
Khi nghiên cứu về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh
toàn cầu hóa, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến thực trạng đời sống di sản
văn hóa phi vật thể, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mới trong xã
hội đương đại như: Hà Chí Cường (2011) nhấn mạnh đến thực trạng đời sống di
sản văn hóa phi vật thể, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mới trong
xã hội đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa.
1.1.2. Những nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
Qua mỗi thời kì khác nhau thông qua các nghiên cứu khác nhau dưới
dạng bài viết, công trình, hội thảo, dưới hình thức: âm nhạc, sân khấu, văn hóa,
văn học, ngôn ngữ... về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ đã chỉ ra những cách bảo tồn
khác nhau.
Thời kỳ Pháp thuộc, tác giả Nguyễn Văn Ngọc sưu tầm và cho xuất bản 2
cuốn mang tên “Tục ngữ phong dao”, trong đó có nhiều câu ca mang đậm chất
dân ca trong các phường cày, phường cấy,...Tiếp đó GS. Nguyễn Đổng Chi
cũng cho ra tập Hát giặm Nghệ Tĩnh do Tân Việt Hà Nội xuất bản 1944. Sau
năm 1954, Vũ Ngọc Phan cho ra cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca” do Ban
nghiên cứu Văn - Sử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1956. Đầu năm 1958, ông Nguyễn
Chung Anh cho xuất bản cuốn“Hát ví Nghệ Tĩnh”.
PGS. Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, Lê
Hàm, Đào Việt Hưng, An Thuyên, Hoàng Thọ,... có nhiều nghiên cứu cho dân

ca xứ Nghệ.
Trung tâm Bảo tồn dân ca xứ Nghệ, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
trong tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo, các đợt sưu tầm các làn điệu
dân ca Ví, Giặm cổ. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Khảo sát và
điều tra thực trạng của sinh hoạt dân ca Ví, Giặm tại hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh, tiến hành vào 2 đợt: Đợt 1 từ 25/12 đến 30/12 năm 2012; đợt 2 từ 19/2
đến 8/3 năm 2013.
* Bảo tồn thông qua lĩnh vực sân khấu hóa


7
Sân khấu hóa là một hình thức cơ bản để bảo tồn dân ca Ví, Giặm ở xứ
Nghệ được các nhà quản lý tại Nghệ An và Hà Tĩnh quan tâm. Từ những năm
1957 - 1960, từ các tiết mục biểu diễn của phong trào văn nghệ quần chúng của
Nguyễn Trung Giáp, Phùng Dũng,... Theo thống kế của Hội Văn nghệ dân gian
Nghệ An thì thể Ví có khoảng 7.000 - 8.000 bài, Giặm có khoảng 1.000 bài.
* Bảo tồn thông qua nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát huy các
giá trị dân ca xứ Nghệ
Nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản, nhiều bài viết tập hợp trong
các kỉ yếu hội thảo đã đề cập đến công tác bảo tồn, phát huy dân ca trong thực
tiễn của các tác giả Nguyễn Ngọc Ất, Phan Thư Hiền, Thanh Lưu, Ngọc Thịnh,
Hồng Lựu,...
Năm 2010, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tỉnh Nghệ An, thực
hiện đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ Nghệ trước xu
thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.
Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội thảo khoa học Vấn
đề đưa dân ca Ví, Giặm vào nhà trường từ lý luận đến thực tiễn, nhằm mục đích nhìn
lại việc thực hiện cam kết quốc tế sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh, đồng thời
bàn giải pháp đưa dân ca Ví, Giặm vào giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Đây là
một trong những giải pháp phù hợp, có khả thi đảm bảo cho di sản dân ca Ví, Giặm

có sức sống bền vững, lâu dài trong xã hội đương đại.

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu khoa học về dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ còn rất hạn chế, những công trình mang tính chất khoa học ở mảng văn
hóa cũng hết sức khiêm tốn.
Các công trình nghiên cứu mới ở dạng nhận diện di sản, chứ chưa thật sự
đi sâu làm rõ về quá trình di sản hóa dân ca Ví, Giặm trước và sau vinh danh.
Luận án “Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay” góp phần làm rõ
hơn những vấn đề còn bỏ ngỏ.
1.2. Cách tiếp cận của luận án
Thuyết vùng văn hóa: Tiếp cận thuyết “vùng văn hóa” và quan điểm của
F.Boas trong nghiên cứu luận án để làm rõ thêm đặc thù của di sản dân ca Ví,


8
Giặm xứ Nghệ về: yếu tố văn hóa vùng qua ngôn từ, diễn xướng. Làm rõ hơn
các câu hỏi trong nghiên cứu của luận án: Cái cốt lõi cần được bảo tồn của dân
ca Ví, Giặm hiện nay là gì? Làm thế nào để bảo tồn bền vững dân ca Ví, Giặm
trong giai đoạn hiện nay?
+ Luận án sử dụng quan điểm của UNESCO 2003 bảo tồn di sản phải
được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng.
+ Luận án sử dụng quan điểm của Oscar Salemink về vai trò của chủ thể
cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn di sản khi nghiên cứu về quá trình di sản hóa
của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay để làm rõ hơn về vấn đề
di sản hóa dân ca Ví, Giặm, cũng như tác động của chính sách quản lý đối với
phương thức bảo tồn và phát huy di sản.
1.3. Các khái niệm cơ bản đƣợc dùng trong luận án
1.3.1. Di sản văn hóa phi vật thể
Luận án sử dụng khái niệm“Di sản văn hóa vật thể” tại điều 2, mục I,
công ước UNESCO; năm 2003.

Tiếp cận khái niệm này, tác giả luận án góp phần làm rõ thêm những nét
tiêu biểu, những giá trị trường tồn của loại hình Di sản văn hóa phi vật thể dân
ca Ví, Giặm xứ Nghệ, là một loại hình văn hoá được ra đời từ trong lao động,
sản xuất và lưu truyền trong nhân dân là sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc.
Mang đậm bản sắc riêng của vùng đất xứ Nghệ, không thể hòa lẫn với bất cứ
vùng văn hóa nào.
1.3.2. Sân khấu hóa
Luận án sử dụng khái niệm “Sân khấu hóa” để làm rõ những biến đổi rõ
nét nhất của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trên lĩnh vực diễn xướng.
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Vùng đất xứ Nghệ
Xứ Nghệ là cách gọi dân gian để chỉ vùng đất thuộc hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh ngày nay. Xứ Nghệ còn có tên là Nghệ Tĩnh, cách gọi rút ngắn từ hai
tên riêng là Nghệ An và Hà Tĩnh. Khác với tên xứ Nghệ, tên Nghệ Tĩnh không
chỉ là cách gọi thông thường, mà có lúc được dùng làm tên gọi chính thức của
một tỉnh, tỉnh Nghệ Tĩnh, do sáp nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh


9
1.4.2. Bối cảnh tác động đến di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
1.4.2.1. Bối cảnh chính trị
Từ sau năm 1986, đất nước ta bước vào quá trình đổi mới và hội nhập.
Các hoạt động giao lưu kinh tế văn hóa và xã hội giữa Việt Nam và các nước
trên thế giới diễn ra ngày một nhiều.
Những năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có được thành
quả nổi bật từ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Trên địa bàn cả
nước lần lượt được UNESCO vinh danh đã làm rạng danh cho đất nước. Điều
này đã tạo động lực cho các nhà quản lý ở Nghệ An, Hà Tĩnh quyết tâm bảo tồn
di sản văn hóa, và được thực hiện qua hàng loạt quy trình từ địa phương đến
trung ương trong suốt nhiều năm nay.

1.4.2.2. Tác động quá trình đô thi hóa, chuyển đổi sinh kế tại các vùng
nông thôn đến di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, cũng như các địa phương trên địa
bàn cả nước, quá trình đô thị hóa ở Nghệ An phát triển nhanh chóng. Quá trình
này góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, làm chuyển dịch các hoạt
động của dân cư từ khu vực 1 sang khu vực 2, 3.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
phải đối mặt với những nguy cơ nhất định do cơ cấu kinh tế địa phương, tập quán
xã hội thay đổi dẫn đến môi trường diễn xướng thay đổi.
Tiểu kết chƣơng 1
Những vấn đề nghiên cứu di sản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
làm rõ. Ở Nghệ An vấn đề nghiên cứu dân ca Ví, Giặm mang tính hệ thống và
từ sau khi UNESCO công nhận nhiều vấn đề đặt ra nhưng đang còn bỏ ngõ
Vấn đề di sản hóa đang là hiện tượng phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Dân
ca Ví, Giặm xứ Nghệ mang những nét đặc trưng riêng của con người và vùng
đất xứ Nghệ. Thực trạng này chịu sự chi phối từ hoạt động của quá trình đô thị
hóa, chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế của người dân, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
bị thay đổi, rõ nét nhất là không gian diễn xướng.


10
Chƣơng 2
DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ
2.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của dân ca xứ Nghệ
2.1.1. Đôi nét về dân ca Việt Nam
Dân ca là loại hình âm nhạc biểu hiện nét đặc trưng riêng của vùng miền
sự khác biệt của dân ca tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc
biệt là ngôn ngữ. Cách dễ nhận biết nhất trong dân ca là dựa vào một vài đặc
điểm là tiếng địa phương, địa danh,... Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra
dân ca ở từng vùng, miền. Ví dụ: dân ca quan họ khác với dân ca xứ Nghệ, dân

ca các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ,...
2.1.2. Dân ca xứ Nghệ
2.1.2.1. Nguồn gốc và tên gọi
Ví, Giặm xứ Nghệ được bắt nguồn và hình thành từ chính cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, gắn bó mật
thiết với cuộc sống của con người nơi đây. Từ nhu cầu sinh hoạt về mặt tinh
thần của nhân dân trong quá trình lao động và cả khi rảnh rỗi thời gian vui
chơi giải trí. Đây là một phương tiện sinh hoạt văn nghệ tự túc của đa số nhân
dân lao động, thu hút được cả những người thuộc giới trí thức, văn nhân nho sĩ
cùng tham gia.
2.1.2.2. Về tên gọi di sản
Tên gọi của di sản được cộng đồng các làng/thôn/xóm/khu dân cư và các
câu lạc bộ gọi theo nhiều cách khác nhau. Phổ thông nhất là các tên gọi sau:
Dân ca Ví, Giặm; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ; Hát
đò đưa sông La; Hát ví phường Vải; Dân ca giao duyên Ví, Giặm; Câu lạc bộ
dân ca Ví, Giặm.
2.2. Khái quát đặc điểm dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
2.2.1. Hát Ví
Hát Ví là một đặc sản trong văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ,
gắn liền với nghề nghiệp, có đủ các loại ví như: Ví phường vải, ví phường nón,
ví phường đan, ví phường củi,... có bao nhiêu nghề nghiệp thủ công thì có bấy


11
nhiêu loại Ví đó. Tùy vào nghề nghiệp khác nhau mà có nhiều tên gọi như Ví
phường vải, Ví xay lúa, Ví làm bánh, Ví đò đưa, Ví phường đan, Ví phường
củi, Ví phường vàng, Ví phường nón, Ví phường cấy, Ví phường gặt, Ví
phường chắp gai đan lưới,... Thể Ví phong phú về làn điệu vì ở xứ Nghệ mỗi
nghề, mỗi công việc đều có một thể Ví về riêng, khi hát lên chỉ khác nhau về
âm vực.

Hát Ví cũng là một hình thức dân ca quen thuộc của người xứ Nghệ, nói
cách khác, không nơi nào ở xứ Nghệ là không có hát Ví.
Ví phường vải
Xứ Nghệ xưa là vùng đất trồng nhiều bông sợi, cũng là nơi có nhiều tập
tục Ví phường vải nổi tiếng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô
Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Trường Lưu - Can Lộc, Thạch Hà
(Hà Tĩnh),…
Ví đò đưa sông Lam
Đặc điểm của loại Ví này chỉ hát trên sông Lam, lúc đò đang đi xuôi hoặc
ngược dòng, còn khi neo đậu không ai hát nữa.
2.2.2. Hát Giặm
Nếu hát Ví trong trẻo, nhẹ nhàng, duyên dáng thì hát Giặm lại trầm lắng,
chắc khỏe, lộ rõ “chất Nghệ” hết sức độc đáo, tạo được cảm hứng mạnh mẽ cho
người nghe. Hát Giặm chủ yếu ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà,
Cẩm Xuyên, Kỳ Anh của Hà Tĩnh và Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu ở
Nghệ An.
Hát giặm bao gồm: Hát Giặm vè và hát Giặm nam nữ
2.3. Dân ca Ví, Giặm - thực hành văn hóa gắn với đời sống cộng đồng
Dân ca Ví, Giặm mang nét đặc trưng ngôn ngữ địa phương. Dân ca Ví,
Giặm hình thành từ chính cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày
của người dân địa phương, gắn bó mật thiết với cuộc đời của họ. Ở bất cứ nơi
đâu, bên khung cửi, trên đồng ruộng, miền sông nước hay trên non cao, những
người dân nơi đây đều có thể cất lên tiếng hát của cõi lòng mà không cần tới sự
trợ giúp của các loại nhạc cụ hay điều kiện trình diễn nào.


12
Vốn xuất phát từ trong lao động nên loại hình dân ca Ví, Giặm có nội
dung vô cùng phong phú, đa dạng, từ mô tả cuộc sống sản xuất, sinh hoạt đến
phản ánh lịch sử, phong tục, tập quán, lễ nghi, ca ngợi tình yêu quê hương, xứ

sở và đặc biệt là phản ánh tình yêu nam nữ
Nội dung các bài dân ca Ví, Giặm đều mang tính giáo dục sâu sắc, trên
mọi phương diện đạo đức, luân lý, lối sống nội dung dân ca: đề cao lòng hiếu
thảo, kính trọng cha mẹ, ca ngợi tình yêu chung thủy, cuộc sống nghĩa tình, tấm
lòng trung thực, cao thượng, nhân ái,…
2.4. Chức năng của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
2.4.1. Trong quan hệ xã hội
Dân ca Ví, Giặm xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh,
không kể thời gian, không gian và nó gắn liền với phương ngữ của người dân
tạo ra “hồn cốt” của người dân xứ Nghệ. Trong từng lời hát và trong cách thể
hiện đều biểu thị mối quan hệ xã hội. Mô tả quan hệ xã hội trong sản xuất, sinh
hoạt đến quan hệ làng xã, cộng đồng.
2.4.2. Chức năng dân ca Ví, Giặm trong quan hệ gia đình
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của mỗi thành viên.
Qua những làn điệu Ví, Giặm thể hiện lòng chung thủy, tình nghĩa vẹn tròn đối
với tình tình yêu, bày tỏ ước mơ tìm đến hạnh phúc, thể hiện những thăng bậc
tình cảm vợ chồng trong cuộc sống gia đình:
2.4.3. Chức năng giáo dục
Từ xưa tới nay, dân ca Ví, Giặm đóng vai trò quan trọng trong giáo dục
học sinh, sinh viên. Qua dân ca Ví, Giặm giúp con người nhận thức giá trị nghệ
thuật ngắm nhìn, lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống.
Dân ca Ví, Giặm tác động chứa đựng những bài học, những ý nghĩa về
triết lý nhân sinh, về lối sống, suy nghĩ, đạo đức, truyền thống, lịch sử,…
2.5. Không gian văn hóa và diễn xƣớng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
2.5.1. Không gian văn hóa
Trước đây dân ca ví giặm được thể hiện trong không gian làng quê mộc
mạc, thân thuộc với cây đa, bến nước, sân đình, với đủ các ngành nghề lao


13

động. Không gian văn hoá của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ có không gian hẹp và
không gian rộng.
Không gian hẹp (không gian diễn xướng): Gắn với những nơi diễn ra sinh
hoạt dân ca như trên sông nước, nơi đồng ruộng, trên những con đường, núi
rừng, trong những mái nhà, đình làng, giếng nước, gốc đa,… (đều là không gian
bình dị của làng quê).
Không gian rộng: Đó là không gian địa chính cụ thể diện tích cộng lại của
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ khe Nước lạnh giáp tỉnh Thanh Hoá đến đèo
Ngang giáp tỉnh Quảng Bình, nhưng cũng muốn chỉ hình tượng không gian văn
hoá là; Ở đâu có con người xứ Nghệ, sinh sống yêu thích dân ca xứ Nghệ thì ở
đó gọi là không gian văn hoá dân ca xứ Nghệ.
2.5.2. Diễn xướng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
Dân ca xứ Nghệ cũng như dân ca các vùng miền khác, đều biểu hiện theo
lối diễn xướng (Hát: làn điệu ví; kể và hát nói, ngâm như; làn điệu giặm kể…).
Trước đây, môi trường diễn xướng của dân ca Ví, Giặm chủ yếu gắn với lao
động sản xuất, với nông nghiệp, với các ngành nghề thủ công.
Trong đời sống đương đại, dân ca Ví, Giặm được phổ biến trong các cuộc
thi hội diễn văn nghệ, giao lưu giữa các nhóm cộng đồng...Còn là công cụ tuyên
truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tiểu kết chƣơng 2
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, những làn điệu dân ca Ví, Giặm
giản dị, mộc mạc nhưng đầy sâu lắng, tạo nên một sức sống bền bỉ và chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, trở thành bản sắc riêng
biệt, thể hiện khả năng sáng tạo kỳ diệu, toát lên tâm hồn, cốt cách đối với con
người, và vùng văn hóa xứ Nghệ tạo nên những nét riêng trong dân ca Ví, Giặm
về chức năng và các giá trị văn hóa.


14
Chƣơng 3

THỰC TRẠNG DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ
SAU KHI ĐƢỢC UNESCO VINH DANH
3.1. Ví, Giặm xứ Nghệ trƣớc vinh danh (2010 - 12/2014)
Từ năm 2010, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ đã được quy hoạch để khảo sát,
xây dựng hồ sơ để trình lên tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp
quốc (UNESSCO) để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại. Hàng loạt việc làm nhằm vinh danh di sản được hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh quyết liệt thực hiện trong giai đoạn từ 2009 đến năm 2014. Tại các địa
phương đẩy nhanh việc thành lập mô hình câu lạc bộ hát dân ca. Ngành Giáo
dục chủ trương đưa dân ca vào dạy và học trong các trường học, tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ khoa học về dân ca....
Ở Nghệ An, năm 2010 có 32 câu lạc bộ, năm 2011 là 64 câu lạc bộ và đến
năm 2014 là 82 câu lạc bộ. Hà Tĩnh cũng đã xây dựng được hơn 30 câu lạc bộ
tại các làng xưa vốn là cái nôi, trung tâm của phong trào hát dân ca như: Kỳ
Thư, Trường Lưu, Phù Việt…
Từ năm 2013 toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 nghệ nhân tham gia
hoạt động một cách tự nguyện, trong đó có gần 100 nghệ nhân hát Ví, Giặm
tiêu biểu được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam. Nhiều hội
diễn, liên hoan dân ca Ví, Giặm; câu lạc bộ, hoạt động du lịch, ngoại giao,
giao lưu, quảng bá, giới thiệu dân ca Ví, Giặm cho bạn bè trong và ngoài nước
được triển khai,...
Gai đoạn trước vinh danh di sản, các hoạt động này phần nhiều với
mục đích để được UNESCO công nhận nhiều hơn là đưa di sản về với giá
trị vốn có trước đó. Gần như chủ trương để xây dựng dân ca Ví, Giặm gắn
với không gian văn hóa truyền thống vẫn chưa được chú trọng. Đây là một
thực trạng chung ở những địa phương có di sản ở Việt Nam mà không riêng
gì ở Nghệ An.


15

3.2. Hoạt động bảo tồn dân ca Ví, Giặm sau khi UNESCO công nhận
3.2.1. Hoạt động bảo tồn trong quản lý nhà nước và quản lý cộng đồng
3.2.1.1. Quản lý nhà nước
Tháng 12 năm 2014, từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại, chính quyền hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã
tiến hành nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ Bảo tồn dân ca Ví, Giặm được sân khấu hoá và chưa gắn với lợi ích của
chủ thể cộng đồng trong bối cảnh mà ý nghĩa văn hoá của di sản dân ca Ví,
Giặm chịu sự tác động của quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tại Nghệ An, các nhà quản lý sau khi có sự chỉ đạo của cấp trên đều đồng
loạt triển khai và thực hiện một cách quyết liệt. Trong tư duy các nhà quản lý,
vấn đề bảo tồn di sản phải theo quy định chung của cấp trên. Đa phần các nhà
quản lý đều hướng đến mục tiêu làm thế nào để vinh danh bằng được di sản và
đưa di sản đến gần với thế giới. Điều quan trọng cần phải làm ở đây là xây
dựng bằng được các cá nhân, tập thể điển hình thúc đẩy di sản phát triển hơn.
Quan điểm của các nhà quản lý trong việc cộng nhân di sản thể hiện rõ
nét nhất trong đề án “Bảo vệ và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm
2030”. Đề án hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ trong đời sống đương đại, đảm bảo sức sống của dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ, phổ biến những giá trị nhân văn, giáo huấn tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Tổ chức các chương trình dạy hát dân ca trên sóng Phát thanh Truyền hình;
phong trào hát dân ca và phát triển các câu lạc bộ đàn và hát dân ca ở cơ sở; các
liên hoan, hội thi, hội diễn; sưu tầm, lưu giữ các làn điệu cổ cùng các hội thảo và
quá trình sân khấu hóa, đưa dân ca vào các vở ca kịch, chương trình ca múa,…
Tuy nhiên, các dạng thức bảo tồn được đặt ra từ các nhà quản lý cũng gặp
không ít khó khăn do chưa có sự dung hoà giữa công tác bảo tồn và thực tiễn
đời sống người dân.
3.2.1.2. Quản lý cộng đồng
Ví, Giặm xứ Nghệ là lối hát dân ca do cộng đồng người Việt ở hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên từ lâu đời trong quá trình lao động sản xuất



16
và sinh hoạt thường ngày như khi cấy lúa, dệt vải, khâu nón, khi chèo thuyền,
quăng lưới, hay lúc ru con,... Dân ca gần như đi suốt cuộc đời, gắn bó và ăn sâu
vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Trước xu thế phát triển khi dân ca dần bị mai một, người dân ở các địa
phương nhất là những người yêu dân ca luôn có cách riêng để bảo tồn, gìn giữ
và nuôi dưỡng trong cộng đồng. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ vẫn tồn tại, song
được thực hành trong môi trường diễn xướng khác xưa, không còn mang lối hát
ngẫu hứng như ông cha ta đã làm, mà thay vào đó là hát theo bài bản được các
nhạc sĩ ghi chép lại trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu...
Vai trò của cộng đồng với dân ca Ví, Giặm hiện nay chủ yếu được thể hiện
trong hội thi hội diễn, hầu như không còn được thể hiện trong cuộc sống đời
thường, không còn gắn bó với đời sống, với chính công việc hàng ngày của người
dân. Đây là một khó khăn của di sản, khi không được bảo tồn theo hướng nguyên
vẹn, mà được bảo tồn theo một hoạt động phong trào. Hoạt động phong trào thực
sự chỉ phù hợp với đoàn thể, với quảng bá sản phẩm, hàng hóa, nó không hoàn
toàn phù hợp với di sản vốn gắn bó từ ngàn đời nay của người dân xứ Nghệ.
3.2.2. Môi trường diễn xướng
Từ sau khi được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại, môi trường diễn xướng được quan tâm sâu hơn, trở thành nhiệm vụ quan
trọng trong công tác bảo tồn dân ca Ví, Giặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Môi trường “đích thực” của dân ca Ví, Giặm qua khảo sát 100% không
còn nữa. Các hoạt động sinh hoạt dân ca chủ yếu là ở câu lạc bộ, ở sân khấu của
các hội thi, hội diễn, các cuộc liên hoan văn nghệ xã, huyện, tỉnh, v.v… Tại các
làng nghề thủ công truyền thống, những không gian thuộc về môi trường tự
nhiên bị giảm dần. Xu hướng di sản hóa sau vinh danh được thể hiện rõ nét
hơn, nhất là không gian sân khấu hóa tại các hội thi, hội diễn.
Môi trường diễn xướng được tái tạo trên sân khấu đều qua bàn tay đạo

diễn, bị chi phối bởi chính suy nghĩ của người xây dựng kịch bản. Với thế hệ trẻ
chưa từng được tiếp xúc với môi trường diễn xướng cũ thì dễ dẫn đến sự cảm
nhận sai về dân ca.


17
Phương pháp sân khấu hóa “sáng tạo truyền thống” không chỉ giải thiêng
hay đơn giản có nội dung, ý nghĩa của di sản văn hóa mà còn góp phần làm suy
giảm sự tham gia chủ động của cộng đồng trong các thực hành văn hóa.
Sau 2014, dân ca Ví, Giặm được đưa vào các điểm du lịch, vào trong các
chương trình phục vụ cho phát triển của tỉnh, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư
hàng năm do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức,... Hầu hết các diễn xướng này
không diễn ra theo môi trường diễn xướng truyền thống mà chủ yếu diễn ra
theo kịch bản, dàn dựng sẵn. Việc chuyển mục đích diễn xướng theo hướng
tuyên truyền trên sân khấu, trái với thực hành mang tính tự nguyện, chủ động
trong đời sống cộng đồng.
Từ năm 2010, Ví, Giặm vào thí điểm tại một số điểm du lịch, từ nhiều lý
do khách quan và chủ quan nên hoạt động này không phát huy hiệu quả. Xu
hướng sáng tạo văn hóa truyền thống, ý nghĩa đồng quê, tình cảm gia đình, tình
cảm xã hội được biểu đạt trong di sản bị suy giảm,...
3.2.3. Quảng bá và phát huy
Sau khi dân ca Ví, Giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, Nghệ An và Hà Tĩnh đã không ngừng nổ lực để
quảng bá phát huy di sản. Sau khi được vinh danh UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ
đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An xây dựng kế hoạch tuyên
truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ giai đoạn 2015 - 2020 do UBND
tỉnh ban hành, bằng nhiều hình thức để tuyên truyền, quảng bá sâu, rộng. Công
tác tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm được mở rộng không gian, sang
đến cả châu Âu. Hoạt động quảng bá và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm xứ
Nghệ diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Vì một mục tiêu chính là quảng bá bằng

được hình ảnh dân ca đến với cộng đồng quốc tế và mọi người dân. Trong hai
năm 2015, 2016 tỉnh Nghệ An đã xây dựng thêm hơn 20 câu lạc bộ, và đến
nay cả tỉnh đã có 98 câu lạc bộ, với gần 2000 hội viên. Ví, Giặm từ miền xuôi
đã lan tỏa đến cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua các cuộc Liên hoan dân
ca Ví, Giặm.


18
Từ ngày dân ca Ví, Giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, hình ảnh quen thuộc với người dân xứ Nghệ trên
các tuyến đường, cơ quan công sở đều có băng rôn, khẩu hiệu, quảng bá di sản.
Trên các trang truyền hình, trang fbooke, thậm chí có riêng hẳn một trang
fbooke về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, các trang này đều tập trung tuyên truyền,
các nội dung hoạt động của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ.
3.2.4. Truyền dạy
Trong bối cảnh hiện nay, khi Ví, Giặm được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại thì phương thức trao truyền đó đi theo một xu
hướng mới. Xu hướng trao truyền rõ nét nhất là qua các câu lạc bộ, qua sinh
hoạt thôn xóm, các phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương. Các hình thức
truyền dạy trong nội bộ cộng đồng trong những năm gần đây đã tránh được sự
tùy hứng, các câu lạc bộ hoặc người phụ trách nhóm sinh hoạt đã có ý thức
cung cấp bài bản các làn điệu dân ca cho người học.
Bối cảnh xã hội mới hiện nay việc truyền dạy dân ca Ví, Giặm vấp phải
nhiều hạn chế, thời gian để tham dự các sinh hoạt ca hát của thôn xóm và học
hát dân ca Ví, Giặm một cách bài bản, có hệ thống. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Nghệ An phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Nghệ An tổ chức các
chuyên mục “Dạy hát dân ca”.
Nghệ thuật diễn xướng, biểu diễn, trình diễn dân gian dù có được bảo tồn
và thực hành rộng rãi trong xã hội thì vẫn không thể nào đạt tới sức hấp dẫn
như ngày xưa, thứ nhất là do không gian diễn xướng đích thực của loại hình

nghệ thuật đã thay đổi, thứ hai là do chính cái “quy luật bất khả kháng” mà
chúng tôi vừa nói ở trên, tức là ở sự “hao hụt” trong quá trình trao truyền nghề
nghiệp giữa các thế hệ nghệ nhân.
Với dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, hình thức trao truyền là một phương tiện
quan trọng để bảo tồn di sản trong xu thế hiện nay. Khi không gian diễn xướng
không còn nguyên vẹn thì trao truyền là phương pháp tốt nhất đưa dân ca đến
gần với cộng đồng hơn.


19
Tiểu kết chƣơng 3
Hoạt động dân ca Ví, Giặm trước vinh danh diễn ra trong giai đoạn từ
2010 đến nay đưa di sản đến một hướng phát triển khác. Quá trình này đi theo
một lộ trình định hướng nhất định. Việc vinh danh di sản là nhiệm vụ cần thiết
để bảo tồn và phát huy di sản song nó cũng đặt ra nhiều bất cập trong đó rõ nét
nhất là các thế hệ sau khó hiểu về một môi trường gốc của di sản, có những
nghi ngờ về di sản. Hình thức bảo tồn mà hiện hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
đang áp dụng mô hình chung đưa dân ca trở thành di sản có xuất phát từ sân
khấu là vấn đề trăn trở của sản hiện nay.


20
Chƣơng 4
VINH DANH DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Dân ca Ví, Giặm xứ nghệ trong quản lý nhà nƣớc, cộng đồng
Từ khi UNESCO vinh danh dân ca Ví, Giặm có sự can thiệp của các nhà
quản lý quyết liệt hơn, đặc biệt trong việc chỉ đạo thực hiện các tiêu chí do
UNESCO đề ra.
Trên sân khấu cộng đồng tham gia với tư cách là diễn viên, từ trang phục,

kinh phí trang trí sân khấu đều do các đạo diễn, các nhà quản lý chỉ đạo... Sân
khấu hóa của cơ quan quản lý thường bị phá vỡ cấu trúc vốn có của di sản
truyền thống, cũng như thay đổi một số chức năng trong thực hành dân ca Ví,
Giặm.
4.2. Xu hƣớng biến đổi dân ca Ví, Giặm trong bối cảnh hiện nay
4.2.1. Sân khấu hóa và sáng tạo truyền thống
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ vốn xuất phát từ trong lao động sản xuất, để nó
có hồn cần đưa di sản về đúng bản chất của nó. Vấn đề cần được đưa ra bàn
luận ở đây chính là môi trường diễn xướng nếu không có sự can thiệp cho phù
hợp với bối cảnh hiện nay thì khó có thể khôi phục được dân ca Ví, Giặm. Về
bản chất dân ca Ví, Giặm phải biến đổi để phù hợp với bối cảnh thực tại, sân
khấu hóa là một hình thức tiêu biểu để khôi phục di sản. Như vậy, sân khấu hóa
đóng một vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy di sản.
Dân ca Ví, Giặm được bảo tồn trong khi nghề nghiệp truyền thống đang
bị mất đi.Ví, Giặm đang đứng trước sự chi phối trực tiếp của những người sử
dụng nó. Hầu hết việc bảo tồn có sự can thiệp, định hướng của chính quyền
các cấp. Nó không tự sống lại trong môi trường lao động, chủ yếu nó được
truyền tải qua không gian, qua hoạt động các sự kiện tại các địa phương.Trong
quá trình phục dựng, bảo tồn các di sản, các thực hành văn hóa truyền thống
cần chú ý tới điều này. Nó cũng tương đồng với quan điểm của UNESCO


21
"Không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng" về bảo tồn di sản
văn hóa.
4.2.2. Dân ca Ví, Giặm trước xu hướng hiện đại hóa văn hóa - xã hội
Cùng với sự biến đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, của phương thức sản
xuất và tập quán sinh sống, các sinh hoạt dân ca Ví, Giặm hiện nay cũng đã có
nhiều thay đổi về môi trường diễn xướng, hình thức thể hiện, chủ đề phản ánh.
Hát dân ca Ví, Giặm ngày nay còn kèm theo cả nhạc cụ (truyền thống hoặc hiện

đại), tính ứng tác có phần thuyên giảm, người ta thường hát theo những bài hát
có sẵn được các nhạc sĩ sáng tác dựa trên âm hưởng các làn điệu dân ca, được
biểu diễn hoành tráng trên sân khấu.
Trong bối cảnh văn hóa hiện đại di sản dân ca Ví, Giặm dễ đi theo một
chiều hướng tiếp cận khác, khi không gian diễn xướng hoàn toàn không còn,
việc tái dựng không gian mới cần bảo vệ được bản chất di sản.
Đa phần người dân xứ Nghệ đều có sự thay đổi nghề nghiệp từ nông ngư
nghiệp truyền thống sang hoạt động dịch vụ thương mại,... thoát li người dân
khỏi môi trường ruộng đồng. Việc bảo tồn di sản trên cơ sở môi trường lao
động truyền thống hoàn toàn không còn phù hợp với thực tiễn công việc của
người dân xứ Nghệ.
Người xứ Nghệ đã làm cho Ví, Giặm thích nghi, tương tác với tất cả
phương thức sinh hoạt. Ví, Giặm không chỉ tồn tại trong đời sống, được bảo tồn
từ phía các nhà quản lý văn hóa, các cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng, mà
còn là cảm hứng trong sáng tác âm nhạc”.
4.3. Hƣớng bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
4.3.1. Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản
Cộng đồng trong bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm đóng vai trò quan trọng
quyết định sự thành công hay thất bại trong tương lai của di sản. Thực tế cho
thấy, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ xuất phát từ cộng đồng. Mọi nội dung, ý nghĩa
của di sản đều xuất phát từ cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng và phát
triển theo thời gian. Vì vậy, việc bảo tồn di sản phải luôn gắn liền với cộng


22
đồng, có như vậy mới đưa di sản trở về với những gì vốn có.
Thay vì tuyên truyền dân ca Ví, Giặm qua các cuộc thi, hội diễn, cần đưa
nó vào đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân. Người dân có thể chủ
động quyết định sự tồn tại của di sản, những người yêu thích dân ca có thể
thành lập các hội, nhóm sinh hoạt về dân ca.

Mô hình tự quản, tự tổ chức sinh hoạt của cộng đồng sẽ phát huy tối đa
vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản. Thay vì tổ chức hội thi, hội diễn các
địa phương cần nhân rộng mô hình sinh hoạt cộng đồng theo hội, nhóm giữa
các hội nhóm có thể tổ chức giao lưu sinh hoạt, trao đổi học tập các phương
pháp bảo tồn di sản có hiệu quả.
4.3.2. Vai trò quản lý nhà nước trong bảo tồn và phát huy di sản
Nhận thức về tầm quan trọng của di sản dân ca Ví, Giặm trong đời sống
hiện nay, trong nhiều năm qua các cấp chính quyền tại hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm bảo tồn di sản và để UNESCO vinh
danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các cấp chính quyền cần để người dân tự phát huy vai trò của mình, tự
nguyện bảo tồn di sản văn hóa. Chính quyền với vai trò là định hướng để cộng
đồng tự tham gia vào các hoạt động bảo tồn văn hóa.
Nhà nước cần làm tốt vai trò cung cấp thông tin để họ có một nền tảng
tiếp cận trong tiến trình phát triển. Di sản cần có sự cân bằng giữa quản lý nhà
nước và cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản để tránh
tình trạng chức năng sử dụng. Sự tham gia của chính quyền, các nhà quản lý
văn hóa cần có sự phân định cụ thể để vừa đảm bảo hợp lý sự tham gia của
chính quyền và vai trò tự quản của cộng đồng.


23
Tiểu kết chƣơng 4
Quá trình di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ từ trước và sau khi
UNESCO vinh danh là hiện tượng phổ biến ở những địa phương có di sản hiện
nay. Sự tham gia của cộng đồng vào di sản dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương đã làm mất đi các yếu tố tự nhiên, việc xa rời không gian diễn xướng
chú trọng quá sâu đến hình thức sân khấu hóa, đưa di sản đến một hướng tiếp
cận khác. Định hướng bảo tồn và phát huy hợp lý di sản văn hóa từ các cấp
quản lý Nhà nước đến sinh hoạt cộng đồng cần có sự hài hòa giữa các giá trị

văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, để tiếp tục phát huy di sản văn hóa
trong đời sống cộng đồng.
Để bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm chính quyền các cấp hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phải bàn và thống nhất chủ trương chung, trên cơ sở đó
mỗi tỉnh có những giải pháp cụ thể, phân cấp quản lý, chỉ đạo hàng năm, hàng
nhiệm kỳ để đảm bảo dân ca Ví, Giặm không chỉ bảo tồn mà phát triển phù hợp
với đời sống văn hóa hiện đại.


24
KẾT LUẬN
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại, mang nét đặc trưng riêng của vùng đất và con người xứ Nghệ. Ngày xưa,
khi những người lao động mưu sinh chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi, thủ
công truyền thống, thì không gian diễn xướng gắn liền với môi trường đồng
ruộng, với dệt vải, kéo sợi, đan lưới,...Thì ngày nay trong bối cảnh công nghiệp
hóa, người nông dân xứ Nghệ có quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, các làng
nghề thủ công truyền thống bị mai một dần theo đó môi trường diễn xướng nó
có sự thay đổi.
Vấn đề được đặt ra ở đây là bảo tồn di sản hợp với quy luật phù hợp với
yêu cầu đặt ra, để di sản giữ được hồn cốt vốn có và tiếp tục phát huy được các
giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đương đại.
1. Bảo tồn dân ca Ví, Giặm cần được cân bằng giữa truyền thống và
hiện đại.
Quá trình bảo tồn có chọn lọc bằng hình thức sân khấu hóa, sáng tạo văn
hóa truyền thống đã tạo ra những rào cản không hề mong đợi trong công tác bảo
tồn di sản. Sự thay đổi trong điều hành quản lý từ trên xuống theo lộ trình nhất
định, quá trình thực hành thay đổi trang phục, nội dung diễn xướng, qua không
gian sân khấu đã làm thay đổi ý nghĩ, bản chất của di sản.
2. Phát huy vai trò của cộng đồng, đưa cộng đồng làm trung tâm của di

sản văn hóa:
Vai trò của người dân, của cộng đồng là hết sức quan trọng, chính họ giúp
di sản giữ được hồn cốt. Các nhà quản lý cần tôn trọng ý kiến của họ, tiếp thu
và lắng nghe ý kiến của họ hướng họ vào quỹ đạo chung.
3. Sự tham gia của Nhà nước vào bảo tồn di sản cần có sự đồng thuận và
thống nhất với người dân xứ Nghệ. Hạn chế sự tham gia sâu của chính quyền
vào các thực hành văn hóa của người dân, để tránh làm ảnh hưởng đến ý nghĩa
của di sản. Nhà nước nên đứng ở vai trò định hướng để người dân tự làm văn
hóa và đó là cách bảo tồn di sản và đúng hướng nhất hiện nay.


×