Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.06 KB, 23 trang )

BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC
THẾ KỈ XVI -XVIII
1.
2.
3.
4.

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
Sự phát triển của thủ công nghiệp
Sự phát triển của thương nghiệp
Sự hưng khởi của các đô thị


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
1.
-

-

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII.
Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, nhà nước
không quan tâm đến sản xuất, mất mùa đói kém diễn ra
thường xuyên.
Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở
lại.
Nêu những biểu hiện của sự phát triển của nông nghiệp
ở hai Đàng?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII.


- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
+
Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng
diện tích canh tác.
+
Việc đắp đê, làm thủy lợi được chú trọng.
+
Tạo ra nhiều giống lúa năng xuất cao, trồng nhiều loại
cây như sắn, khoai, đậu và cây ăn quả.
+
Đặc biệt vùng đất Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn phục
vụ thị trường Đàng Trong.


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII.
- Hạn chế: ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp
địa chủ phong kiến.
Điểm hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Các nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt vải, làm
giấy.....) tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao.
Các nghề thủ công nghiệp truyền thống ở nước ta
trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển như thế nào?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
“Mặt hàng vải lụa gồm nhiều loại như: lụa trắng, lụa vàng, the, lĩnh, lượt,
lụa hoa, sồi,nhiễu, đoạn, vải nhỏ, vải trắng, vải hoa, vải thô.....kĩ thuật dệt
không thua kém gì Quảng Đông”. Theo nhận xét của P. Poa –vrơ: “máy dệt
của họ na ná giống máy của ta… Tôi có nói với người thợ dệt về hàng tơ
lụa của Trung Quốc và của chúng ta vừa mềm mại, vừa đẹp, tốt.....và hỏi
người ấy có làm được không? Người ấy trả lời:Làm được”
Theo Trương Hữu Quýnh(Chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1


Cặp chân đèn
gốm hoa lam

Lư hương gốm – Bát
Tràng


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Các nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt vải, làm
giấy.....) tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao.
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm
đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Theo Bori: “Đường Việt Nam vào loại “đẹp nhất Ấn Độ”
Đường trắng và mịn, đường phèn tinh khiết, trong suốt,

chất lượng tốt”.
- Theo Poa- vrơ: “trước kia họ làm để dùng trong xứ,
nhưng vì các lái buôn ngoại quốc đem lại cho họ nguồn
tiêu thụ nên họ đã tăng lò nấu đường lên đến mức có thể
đủ hàng để chở 80 thuyền”
Theo Trương Hữu Quýnh(chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1


2 . Sự phát triển của thủ công nghiệp

Tranh sơn mài


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm
đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Nêu các thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời ở
nước ta ?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm
đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Các làng nghề xuất hiện nhiều.

Sự phát triển của các làng thủ công đương thời có ý
nghĩa tích cực như thế nào?Liên hệ với ngày nay?



Lụa Vạn Phúc(Hà Đông)

Gốm Minh Long

Gốm Bát Tràng


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm
đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Các làng nghề xuất hiện nhiều.
- Ngành khai mỏ phát triển ở cả hai Đàng.


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
3. Sự phát triển của thương nghiệp
a. Nội thương: có bước phát triển mới
+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và họp
theo phiên.
+ Xuất hiện nhiều nhà buôn lớn, một số làng buôn và trung
tâm buôn bán của vùng.
+ Buôn bán giữa các vùng miền được tăng cường, nhà
nước phải lập các trạm để thu thuế.
Trình bày sự phát triển của nội thương?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

3. Sự phát triển của thương nghiệp
b. Ngoại thương: phát triển nhanh chóng
- Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia
va... Còn có các thương nhân Bồ Đào Nha, Anh , Pháp,
Hà Lan.
- Các mặt hàng trao đổi phong phú: Vũ khí, thuốc súng,
đường,
gốm...
Tạiđồ
sao
ngoại thương trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Các thương
nhân
xin lập
phố xá, cửa hàng để buôn bán.
phát triển
nhanh
chóng?
- Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần.
Sự phát triển của ngoại thương có
tác dụng gì với nền kinh tế nước ta?


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Thế kỉ XVI – XVIII, các đô thị cũ phát triển, các đô thị mới
được hình thành.

Nguyên nhân nào dẫn tới sự hưng khởi của các đô thị?



Thăng Long

Phố Hiến
Hội An
Thanh Hà

Vị trí các đô thị Việt Nam thê kỉ XVI - XVIII


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Thế kỉ XVI – XVIII, các đô thị cũ phát triển, các đô thị mới
được hình thành.
- Đàng Ngoài: Kinh đô Thăng Long (Kẻ Chợ) phát triển
sầm uất với 36 phường và 8 chợ. Phố Hiến (Hưng Yên)
ra đời và phát triển phồn thịnh.


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
Giáo sĩ Xanh Phanlơ mô tả
Thăng Long“ Kinh đô của
nó(Thăng Long) tôi xem có
thể lớn bằng Pari và dân số
cũng bằng…Nó nằm trên bờ
con sông gọi là Sông Cái, số
thuyền bè nhiều đến nỗi ghé
vào bờ rất khó khăn … có 62
khu phố mà mổi khu rộng
bằng một thành phố nhỏ của

nước Ý. Các thành phố đều
đầy thợ thủ công và thương
nhân, để tránh nhầm lẫn mổi
đầu phố đều có một cái bảng
hay dấu hiệu ghi rõ phố buôn
bán cái gì?”
Đại Cương Lịch sử Việt Nam
Trương Hữu Quýnh (Chủ biên)

Thăng Long thế kỉ XVII(Trích từ cuốn “Miêu tả về
vương quốc Đàng Ngoài của thương nhân
người Anh S.Baron, xuất bản tại Pari 1914)


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

Hội An ( tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII – Trích từ cuốn “Chuyến du hành tới Đàng
Trong” của S.Baron, xuất bản ở Luân Đôn năm 1806)


Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Đàng Trong có Hội An (Quảng Nam) là thành phố cảng
lớn nhất và Thanh Hà(Huế) là trung tâm buôn bán khá
sầm uất.
- Đầu thế kỉ XIX, các đô thị suy tàn dần(trừ Thăng Long).

Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa như thế nào?



Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII
Củng cố:
- Ở các thế kỉ XVI – XVIII, nền kinh tế nước ta đã có bước
phát triển mới phồn thịnh:
+ Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không có
điều kiện chuyển hóa sang phương thức sản xuất mới.
+ Sự phát triển của ngoại thương, đô thị đã đưa đất nước
tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
+ Do hạn chế của chế độ phong kiến, của giai cấp thống trị,
đến cuối thế kỉ XVIII việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu.



×