Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

HỆ THỐNG ĐÓNG mở cửa BẰNG vân TAY (có code và mạch in đầy đủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.68 KB, 32 trang )

ĐỒ ÁN 2

HỆ THỐNG ĐÓNG MỞ CỬA BẰNG
VÂN TAY


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐỒ ÁN 2
Trang 6/28

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 GIỚI THIỆU
Trong thời đại phát triển hiện nay, vấn đề an toàn bảo mật và an ninh là một
vấn đề cực kì quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, ta có thể thấy hàng loạt các
công nghệ có liên quan và ảnh hưởng đến vấn đề này đang được thúc đẩy ra đời
và phát triển một cách mạnh mẽ. Từ vấn đề an ninh của các cơ quan, trụ sở cho tới
việc bảo đảm an toàn các thiết bị, nhà cửa, công trình, v.v…Điển hình như việc


thiết lập một hệ thống bảo vệ nhà cửa tránh sự xâm nhập của kẻ lạ cũng như vấn
đề trộm cướp. Hệ thống bảo vệ đó có thể là một ổ khóa thông minh được người
dùng cài đặt mật khẩu bằng các dãy số, hay là hệ thống được tạo nên dựa trên cơ
sở của công nghệ sinh trắc học như là nhận diện khuôn mặt, giọng nói, vân tay,…
Như đã nêu ở trên, hiện tại những nơi như nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, nhà
cửa hay những nơi có sự an toàn bảo mật đặt hàng đầu thì một hệ thống bảo vệ lối
ra vào hay là phát hiện được sự xâm nhập của kẻ lạ, khả nghi, giả mạo(đặc biệt
đối với các cơ quan an ninh, bệnh viện hoặc những nơi đông người,…) là vô cùng
cần thiết. Trong đề tài này, chúng ta sẽ nói về một hệ thống bảo vệ đóng mở cửa
bằng phương pháp nhận diện dựa trên công nghệ sinh trắc, và cụ thể đó là hệ
thống sử dụng cảm biến vân tay.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 7/28

1.2 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
• Thiết kế hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay.
• Cho phép người dùng lưu trữ trước vân tay vào cảm biến.
• Khi người dùng muốn mở cửa (sử dụng một Servo quay theo góc để mô
phỏng đóng mở cửa) thì yêu cầu phải nhập chính xác vân tay đã lưu trữ trước
đó, khi vân tay được nhập đúng hoặc sai thì sẽ có tín hiệu báo cụ thể.
• Hệ thống chạy một cách chính xác, ổn định, gọn gàng, để lắp đặt, giá cả hợp
lí.

1.3 ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN

• Tiến hành thiết lập sơ đồ khối hệ thống
• Các quá trình xử lí ảnh cho cảm biến vân tay, nguyên lý hoạt động như thế
nào.
• Ngoài ra còn có các linh kiện liên quan.
• Thực hiện lắp đặt phần cứng và viết code theo yêu cầu.
• Cho hệ thống hoạt động, lưu vân tay, quét vân tay, động cơ Servo quay.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 8/28

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ VÂN TAY

1.4 CÔNG NGHỆ SINH TRẮC
Được biết như một công nghệ áp dụng các đặc tính sinh học, vật lí hay các
đặc điểm đặc trưng, riêng biệt của các cá thể, cá nhân như dáng đi, vân tay, gương
mặt, con ngươi hay giọng nói…để nhận biết, nhận dạng. Trong tiếng anh,
Biometric có nghĩa là sinh trắc học. Công nghệ sinh trắc được dùng trong việc xác
nhận thông tin về một cá nhân hay nhân thân một cách hiệu quả và cực kì chính
xác.

Hình 2-1: Sơ đồ khối logic chính của hệ thống sinh trắc học[Hình ảnh
được lấy từ trang Wikipedia – Sinh trắc học]


Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 9/28

1.5 TÌM HIỂU VỀ VÂN TAY

Hình 2-2: Hình ảnh vân tay
[Hình ảnh được lấy từ trang web vantayihr.com]
1.1.1 Giới thiệu
Tính tới thời điểm hiện nay, công nghệ sinh trắc mà được sử dụng lâu đời
nhất và phổ biến nhất đó nhận diện dấu vân tay. Mỗi cá nhân con người khi được
sinh ra thì đểu có cho mình dấu vân tay riêng biệt, không ai giống ai, hơn hết tất
cả các loại sinh trắc khác, vân tay là dấu hiệu đặc trưng nhất trên cơ thể của mỗi
con người. Đặc biệt là dấu vân tay không thể nào làm giả được cho nên nó được
ưu tiên hàng đầu cho việc bảo mật.
1.1.2 Lịch sử
Người Trung Quốc từ rất lâu đã biết dùng dấu vân tay để nhận diện. như mỗi
đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ được người ta lấy mực đen để bôi lên tay để in lên
giấy trắng. Năm 1858, vân tay cũng đã được sử dụng ở Anh. Một người đàn ông
cai trị người Anh ở Ấn Độ đã bắt một người bản xứ dung dấu tay in lên mặt sau
của một tờ hợp đồng..

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí



ĐỒ ÁN 2
Trang 10/28

Francis Galton bắt đầu công cuộc khoa học vân tay ở cuối thế kỉ XIX và cải
tiến sau đó đã được thực nghiệm với xác suất tin cậy lớn. Một hệ thống phân loại
vân tay khác cũng được tạo ra cho những nước Tây Ban Nha.
Đến nay thì càng ngày càng nhiều quốc gia phát triển và công nghê khoa học
vân tay được áp dụng mạnh mẽ. Không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực hình sự,
hiện nay nó còn giúp ích rất nhiều trong việc bảo mật. Nhiều ngân hàng phát triển
đã có thể sử dụng vân tay để quét trên máy ATM. Không chỉ vậy, người ta có thể
xác định được các bệnh tật biến đổi gen nhờ vào nhận dạng vân tay trong y học.
1.1.3 Lý thuyết, nguyên lý nhận dạng dấu vân tay
Sử dụng cảm biến vân tay để nhận biết bằng cách đối chiếu hình ảnh vân tay
đã được lưu trữ trước đó trong thư viện, so với các thiết bị nhận biết thế hệ cũ thì
cảm biến vân tay được áp dụng nhiều và phổ biến hơn, giúp ích rất nhiều như
trong việc chấm công, quản lý, kiểm soát dễ dàng, tỉ lệ sai lệch thấp.
Về nguyên lý hoạt động của một cảm biến vân tay, sử dụng ngón tay áp lên
bất kì một thiết bị nhận dạng vân tay nào đó, hình ảnh vân tay sẽ được quét bởi
thiết bị sau đó hình ảnh vân tay sẽ được đối chiếu đặc điểm với các dữ liệu được
lưu trữ từ trước trong hệ thống. Trong quá trình này, dữ liệu hình ảnh sẽ được
chuyển sang dạng dữ liệu số và kết thúc quá trình kết quả sẽ được thông báo rằng
vân tay có hợp lệ hay không để tiếp tục thực hiện các chức năng tiếp theo.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2

Trang 11/28

CHƯƠNG 2.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1.6 SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG

Khối

Khối

Khối

cảm biến

hiển
thị(các

nguồn

LED)

Khối vi

Khối

điều

servo


khiển

điều
khiển

Hình 3-1: Sơ đồ khối của hệ thống
Kết nối mạch hệ thống đóng mở vân tay theo sơ đồ khối, cung cấp nguồn cho các
khối còn lại là các khối cảm biến, khối vi xử lý và khối động cơ điều khiển đóng mở
cửa. Đầu tiên khối cảm biến nhận dữ liệu bên ngoài (vân tay), sau đó tương tác với
khối điều khiển bằng các chân RX, TX, nếu dữ liệu khối điểu khiển nhận được đúng
với dữ liệu đã được lưu trữ trong thư viện thì sau đó khối điều khiển sẽ tương tác với
2 khối servo và khối hiển thị, khi yêu cầu đúng, 1 trong

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 12/28

2 LED sẽ nhận được tín hiệu và sẽ sáng lên, đồng thời khối servo sau khi nhận tín
hiệu thì sẽ làm cho động cơ quay. Còn lại 1 đèn LED sẽ báo sáng khi có tín hiệu là
yêu cầu không đúng, phải thực hiện lại.
Linh kiện trong mỗi khối:
• Khối nguồn: 1 nguồn phát 5Vdc.
• Khối cảm biến: 1 cảm biến nhận diện vân tay, ở đây em sử dụng cảm biến
FPM10.
• Khối xử lý ( vi điều khiển): 1 chip ATmega328P-PU

• Khối hiển thị gồm 2 LED xanh dương và đỏ dùng để báo hiệu khi có vân tay
đúng hoặc sai.
• Khối động cơ: 1 Servo điều khiển động cơ, ở đây em sử dụng Servo SG90
góc quay từ 0 đến 180 độ.
1.7 TÌM HIỂU LINH KIỆN
1.1.4Cảm biến vân tay FPM10

Hình 3-2: Module cảm biến vân tay FPM10
[Hình ảnh lấy tử trang websosanh.vn]

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 13/28

Các thông số kỹ thuật:















Tích hợp xử lý hình ảnh với thuật toán xử lý trên cùng một chip.
Khả năng xử lý ảnh đẹp, ảnh chụp với độ phân giải tới 500dpi.
Điện áp hoạt động: 3.3 đến 5V.
Dòng tiêu thụ: 90mA, dòng đỉnh 150mA.
Độ phân giải: 500dpi.
Chuẩn: USB - UART (TTL logical logic)
Tốc độ Baud rate: 4800 đến 115200bps.
Hình ảnh được quét với tốc độ: 0.5s.
Xác nhận vân tay với vận tốc: 0.3s.
Bề mặt nhận dạng: 15 đến 18mm.
Phần trăm lỗi chấp nhận được: 0.0001%.
Phần tram lỗi không chấp nhận: 0.1%.
Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 45 độ C.

Nguyên lý hoạt động:
Cảm biến vân tay fpm10 hoạt động gồm 2 bước chính:
Xác nhận dữ liệu hình ảnh vân tay: Khi đăng kí ghi danh các mẫu vân tay vào
thư viện , hình ảnh vân tay sẽ được hệ thống xác nhận hai lần thông qua cảm biến
quang học và xử lý hai hình ảnh đó để tạo ra một mẫu hoàn chỉnh.
Tổng hợp dữ liệu để cho ra mẫu vân tay: Sau khi có hình ảnh vân tay, quá trình
tổng hợp này sẽ diễn ra. Hệ thống sẽ kết hợp hai vân tay của hai lần quét thành
một mẫu sau đó sẽ lưu trữ vào thư viện vân tay.
Hệ thống sẽ xử lý và sau đó nhận dạng dựa vào 2 quá trình đó là xử lý hình
ảnh và so sánh.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay


SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 14/28

Xử lý hình ảnh trong nhận diện vân tay:
Tăng cường

Phân tích hình

ảnh

Nhị phân

ảnh

hóa

Rút trích

Làm

đặc

mỏng

trưng
Hình 3-3: Sơ đồ quá trình xử lý ảnh
Giải thích các bước:

Đầu tiên là tăng cường hình ảnh, hình ảnh vân tay sẽ được làm rõ sau khi lấy
mẫu từ đầu vào thiết bị quét. Nhiều lúc các hình ảnh được lấy từ các thiết bị quét
vân tay không được tốt hoặc do người dùng trong lúc nhập vân tay bị thiếu, đứt
đoạn hoặc dơ bẩn, cho nên, bước đầu tiên này là bước quan trọng nhất của quá
trình xưt lý ảnh, khi bước này thực hiện tốt thì mới đủ điều kiện thực hiện các
bước kế tiếp.
Tiếp theo là phân tích ảnh, sau khi được phân tích, hình ảnh được loại đi các
thông tin vô ích, các thông tin làm nhiễu, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Bước thứ ba là nhị phân ảnh, ảnh vân tay lúc này sẽ được nhị phân hóa thành
ảnh trắng đen để phục vụ cho bước làm mỏng tiếp theo.
Tiếp theo là làm mỏng, những đường vân lồi của hình ảnh vân tay sẽ được làm
mỏng lại.
Bước cuối cùng trong quá trình xử lý hình ảnh là rút trích ra được các đặc
trưng cần thiết để tiếp tục quá trình so sánh vân tay.
So sánh vân tay:
Phân tích đặc

Kiểm tra tương

trưng

đương cục bộ

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 15/28


Tính các điểm so

Kiểm tra tương

sánh

đương toàn cục

Hình 3-4: Sơ đồ quá trình so sánh vân tay
Giải thích quá trình so sánh vân tay dựa trên rút trích từ quá trình đầu tiên:
Đầu tiên là phân tích đặc trưng tức là trước khi tiến hành việc so sánh vân tay
ta phải phân tích được những đặc điểm quan trọng, cần thiết của các đặc trưng.
Tiếp theo là kiểm tra tương đương cục bộ, để so sánh các vân tay thì thiết bị
sẽ sử dụng các thuật toán xử lý dựa trên các đặc trưng gồm tọa độ, góc, phương,
hướng để nhận biết được sự giống nhau của hai vân tay được so sánh.
Kiểm tra tương đương toàn cục, khi tìm được các đặc trưng vân tay giống
nhau, thuật toán sẽ tiếp tục so sánh toàn cục.
Tính các điểm so sánh. Tính toán được độ giống nhau, các tỷ lệ để biết được
độ giống nhau của hai hình ảnh vân tay là bao nhiêu.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 16/28

Bảng 3-1: Nối dây với vi điều khiển

Module cảm biến Fpm10
Vcc

Vi điều khiển
5V

GND
Tx
Rx

GND
2
3

Chức năng của cảm biến:
• Lấy hình ảnh vân tay, đăng kí, lưu trữ vào thư viện vân tay của module.
• Đối chiếu vân tay nhập vào với thư viện vân tay để ứng dụng cho các công
việc như nhận diện hay bảo mật.v.v…
Cảm biến vân tay và một số ứng dụng:
Máy rút tiền ATM sử dụng vân tay

.

Hình 3-5: cảm biến vân tay ứng dụng vào ATM
[Hình ảnh được lấy từ trang mcu.banlinhkien.vn]

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí



ĐỒ ÁN 2
Trang 17/28

Với công nghệ vân tay được áp dụng trên máy ATM, người dùng có thể thực
hiện các thao tác với máy một cách nhanh chóng, tuyệt đối bảo mật, an toàn và vô
cùng tiện lợi. đối với các máy ATM thông thường, người dùng thường gặp phải
các rủi ro khi mất thẻ tín dụng, nhưng đối với ATM sử dụng công nghệ vân tay thì
rủi ro này sẽ được xóa bỏ vì người dung không cần tới thẻ tín dụng.
Bảo mật các đồ dùng công nghệ:
Hiện nay đối với các đồ dùng công nghệ như Smartphone, máy tính bảng,…
thì đã có áp dụng công nghệ quét vân tay, cho phép người dùng sử dụng vân tay
để mở khóa thay vì cài mật khẩu bằng số. Đối với các loại máy nào được hỗ trợ
tính năng vân tay thì người dùng có thể an tâm về vấn đề bảo mật thông tin, dữ
liệu,…

Hình 3-6: cảm biến vân tay bảo mật trên điện thoại
[Hình ảnh được lấy từ trang Quantrimang.com]

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 18/28

1.1.5Servo điều khiển động cơ SG90

Hình 3-7: động cơ Servo Sg90 9g Micro

[Hình ảnh được lấy từ trang Mualinhkien.vn]
Các thông số kĩ thuật của Servo SG90:
• Kích thước: 22.2 x 11.8.32 mm
• Momen xoắn: 1.8kg/cm
• Tốc độ: 60 độ trong 0.1 giây
• Điện áp cho phép: 4.8V gần bằng 5V
• Nhiệt độ hoạt động: 0 đến 55 ºC
Kết nối dây và điều khiển:

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 19/28

Bảng 3-2: Nối dây với vi điều khiển
Servo SG90
Dây đỏ
Dây nâu
Dây cam

Vi điều khiển
5V
GND
9 (chân phát xung)

Hình 3-8: kết nối và điều khiển động cơ Servo SG90
[Hình ảnh được lấy từ trang Mualinhkien.vn]

1.1.6Vi điều khiển ATmega328P-PU

Hình 3-9: Vi điều khiển ATmega328P-PU
[Hình ảnh được lấy từ trang tdhshop.com]

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 20/28

Vi điều khiển atmega328 tên đầy đủ là atmega328P-PU. Nó được xem là
hồn của một board Arduino, là nơi điều khiển các chức năng có trên một board
Arduino.
Chỉ với một con vi điều khiển này, chúng ta có thể tạo ra được một board
Arduino đơn giản, nhỏ gọn và tiện lợi.

Hình 3-10: Hình ảnh một board Arduino đơn giản với ATmega328
[Hình ảnh được lấy từ trang machtudong.vn]

Hình 3-11: Sơ đồ chân của vi điều khiển ATmega328
[Hình ảnh được lấy từ trang machtudong.vn]

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí



ĐỒ ÁN 2
Trang 21/28

Các thông số vi điều khiển ATmega328:

Kiến trúc: AVR 8 bit


Với nhịp xung lớn nhất: 20MHz



Bộ nhớ EEPROM: 1KB



Bộ nhớ RAM: 2KB



Bộ nhớ FLASH: 32 KB



Điện áp cho phép: 1.8V đến 5.5V



Số kênh cho xung PWM: 6 kênh




Số Timer: gồm có tất cả 3 timer trong đó 2 timer 8 bit, 1 timer 16 bit

Lập trình trên vi điều khiển trên Arduino:

Hình 3-12: Giao diện phần mềm lập trình code cho vi điều khiển trên Arduino

CHƯƠNG 3.

THI CÔNG MẠCH

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 22/28

1.8 SƠ ĐỒ GIẢI THUẬT
Tiến hành

Hệ thống tiến hành lấy mẫu vân tay đăng kí để lưu trữ vào thư viện

Đưa vân tay người dung vào để hệ thống tiến hành xử lí

Trùng khớp
LED xanh
dương

sáng
Servo quay

Không khớp
LED đỏ sáng

Hình 4-1: Sơ đồ chương trình chính

Giải thích sơ đô giải thuật:
Sơ đồ trên đưa ra cách nhìn tổng quát về một hệ thống quét vân tay được
người dùng sử dụng để thực hiện việc đóng mở cửa theo nhu cầu.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 23/28

Nhìn vào sơ đồ thì khi người dùng nhập vân tay vào thiết bị quét để hệ thống
quét lấy mẫu và so sánh với những mẫu đã được lưu tại thư viện. Sau khi hệ thống
quét xong sẽ có hai trường hợp xảy ra . Trường hợp đầu tiên, nếu vân tay của
người dùng nhập vào là vân tay hợp lệ, trùng khớp với vân tay được lưu trong hệ
thống thì hệ thống sẽ nhận diện được vân tay đó và đèn báo hiệu vân tay hợp lệ là
đèn màu xanh dương sẽ sáng, sau đó thì Servo quay và cửa mở. Trường hợp thứ 2,
nếu vân tay không khớp thì lúc đó hệ thống sẽ không tìm thấy được vân tay nào
trong thư viện hợp lệ với vân tay đó, và hệ thống sẽ báo tín hiệu vân tay sai qua
đèn led màu đỏ. Khi đó người dung phải nhập lại.
1.9 YÊU CẦU THI CÔNG

Dùng chip vi điều khiển Atemega328 (đã được nạp code) lấy từ board Arduino
để thiết kế một board mạch riêng khác với các chức năng tương tự đã test trên
board Arduino. Yêu cầu đầu tiên là phải có đầy đủ linh kiện cần thiết, sau đó tiến
hành vẽ mạch nguyên lý mô phỏng trên máy tính, sau đó sẽ chuyển sang mạch in
tương đương với mạch nguyên lý đó. Cuối cùng khi có mạch cứng hoàn chỉnh, ta
sẽ kết nối các linh kiện cảm biến vân tay, servo, led vào đúng chân cần kết nối trên
mạch cứng để kiểm tra lại kết quả xem có giống như làm trên board Arduino hay
không.
1.10 KẾT QUẢ THI CÔNG
Mạch chạy đúng theo yêu cầu, mạch nhỏ gọn, thi công cũng không quá phức
tạp, sau khi kiểm tra qua nhiều lần, mạch chạy khá tốt, hệ thống xác nhận vân tay
trùng khớp, đèn xanh dương báo sáng, Servo chạy mô phỏng cửa mở chính xác,
tuy chưa được ổn định lắm. Khi hệ thống xác nhận vân tay không khớp, đèn led
đỏ sáng lên báo hiệu. Với một board mạch được thiết kế như vậy, quá trình nạp lại
code hay thay đổi code cũng trở nên dễ dàng hơn, chỉ việc lấy con chip ra khỏi
board mạch được thiết kế, gắn vào board Arduino để nạp lại code.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 24/28

Hình 4-2: Mạch nguyên lý

Hình 4-3: Thiết kế mạch in

CHƯƠNG 4.


KẾT LUẬN

1.11 KẾT LUẬN
Kết quả đạt được trong quá trình đề tài này của em là:
Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


ĐỒ ÁN 2
Trang 25/28

• Hoàn thành thiết kế và gia công mạch, kiểm tra kĩ càng, mạch tuy chưa ổn
định lắm nhưng cũng đã đáp ứng chạy đúng yêu cầu đề tài.
• Thiết kế được hoàn thành có thể ứng dụng cho lắp đặt thay thế các loại khóa
cửa dân dụng hay các loại khóa bằng mật khẩu số tại các cửa cổng tại các cơ
quan, xí nghiệp, trường học,….
• Hệ thống đóng mở cửa dùng cảm biến vân tay được thực hiện như đề tài có thể
được xem làm một hệ thống thông minh với các chức năng đã đạt được như:
Nhận diện được người dùng qua việc xác minh hình ảnh vân tay so với thư
viện vân tay đã được lưu trữ để đóng mở cửa chính xác, giảm bớt nguy cơ khi
có kẻ gian âm mưu đột nhập.
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm có được thì hệ thống còn có nhược điểm hạn
chế đó là dễ bị phá hoại, vấn đề bảo vệ còn chưa được tốt.
1.12 HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Sản phẩm mạch được làm ra tuy đạt được yêu cầu đề ra nhưng không đi vào
chuyên sâu bởi vì hạn chế về thời gian cũng như kiến thức chưa đủ nên mạch làm
ra bị thiếu chuyên môn và còn rất sơ sài, nếu có thời gian, cơ hội nghiên cứu tốt và
nghiên cứu kỹ càng hơn, em mong rằng đề tài này được có thêm được các chức

năng như:
• Xem được ngày giờ xác nhận vân tay.
• Có thể thực hiện thay đổi trực tiếp vân tay hoặc xóa bỏ được vân tay ngay trên
hệ thống.
Sau cùng, hi vọng với những hướng đi phát triển như trên cùng với sự góp ý
chân tình từ các thầy, các cô, đề tài này sẽ phát triển mở rộng tốt hơn, tiên tiến
hơn, thông minh hơn nữa để phục vụ được cho nhu cầu của con người.

Hệ thống đóng mở cửa bằng vân tay

SVTH: Trần Minh Trí


×