Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

phân tích về chiến lược marketing của công ty PETROLINEX PLC so với chiến lược marketing của một số doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh sản phầm dầu mỡ nhờn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.4 KB, 12 trang )

MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài:

Bài làm:
Ngày nay với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
Việt Nam đã và đang hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đầu tiên là tham gia
AFTA sau là tham gia WTO.. Các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành các lĩnh vực quan
trọng như: dầu khí, điện tử, viễn thông... đứng trước những cơ hội và thách thức không
nhỏ khi tham gia vào sân chơi toàn cầu. Trước những thử thách khắc nghiệt đó, các
doanh nghiệp luôn phải tìm hướng đi cho mình, tìm cách trả lời câu hỏi làm thế nào để
tồn tại, đứng vững và tiếp tục phát triển trên thị trường cũng như làm thế nào để kích
thích tiêu thụ, tăng doanh số và mở rộng thị trường?
Để đạt được điều đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành phải có một chiến lược
và mục tiêu cả trong ngắn hạn và trong dài hạn đó là chiến lược kinh doanh đặc biệt là
chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bởi marketing là một trong những chức năng
cần thiết trong quản lý kinh doanh. Nó là công cụ hàng đầu để các doanh nghiệp phát
hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là nhờ marketing doanh nghiệp
xác định được lượng khách hàng mà mình đang có, nhu cầu của họ là gì, làm thế nào để
đáp ứng nhu cầu của họ... Có thể thấy sự thành công của chiến lược Marketing mà doanh
nghiệp hoạch định sẽ góp phần to lớn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thương
trường.
Với những kiến thức đã nhận được từ môn học quản trị marketing do cô giáo
Nguyễn Thị Mai Anh giảng dạy. Tôi đã lựa chọn giới thiệu về Công ty Cổ phần Hoá dầu
Petrolimex (PLC) để phân tích về chiến lược marketing của công ty so với chiến lược
marketing của một số doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh sản phầm dầu mỡ.nhờn.


I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX (PLC)
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX


Tên tiếng Anh : Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company
Tên viết tắt : PLC.JSC

Biểu tượng :
Trụ sở chính : Số 1 Khâm Thiên - P. Khâm Thiên - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội
Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC) là doanh nghiệp Nhà nước được cổ
phần hóa theo Quyết định 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 của Bộ Thương Mại.
Tiền thân của công ty là Công ty Dầu nhờn (được thành lập theo Quyết định
745/TM/TCCB ngày 09/6/1994 của Bộ Thương Mại).
Công ty PLC đuợc Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng
nhận ĐKKD số 0103003690, ngày 18/02/2004.
Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày 01/3/2004.
Ngày 29/5/2007 công ty được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp chứng nhận số
103/UBCK-ĐKCB đăng ký bán cổ phần ra công chúng, mã chứng khoán của công ty là:
PLC.



Lĩnh vực kinh doanh chính:

Là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh
các sản phẩm hóa dầu gồm: Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi Hóa chất. Công ty là
đơn vị cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi
hóa chất của các công ty nước ngoài, các công ty trong nước khác. Hiện tại, Công ty PLC
hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính như:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đuờng, Hoá chất và các mặt
hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu;



- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử
nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật.


Vốn điều lệ:

Tại thời điểm 30/10/2006 - thời điểm Công ty chốt danh sách cổ đông để tiến hành
Đại hội cổ đông thường niên) vốn điều lệ của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là
150.000.000.000 VNĐ (Một trăm năm mươi tỷ đồng).
Trong đó 127,5 tỷ đồng (chiếm 85%) vốn điều lệ của công ty là do Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ; phần còn lại 22,5 tỷ VNĐ (chiếm 15%) thuộc
về các cổ đông khác.
Hiện tại vốn điều lệ của công ty đã tăng lên rất nhiều
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Năm 2005, thực hiện Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/04/2005 của
Đại hội đồng Cổ đông Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex và Nghị quyết số 022/NQPLC-HĐQT ngày 16/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty. Công ty đã triển khai thực
hiện Đề án “Cấu trúc lại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con”.
Ngày 01/03/2006, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chính thức hoạt động theo
mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”.


Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con của PLC:


Theo mô hình này, Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex hoạt động theo Luật
doanh nghiệp. Các hoạt động của Công ty tuân thủ các quy định của Pháp luật có liên
quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đông Công ty thông qua. Theo đó, Công
ty mẹ vừa thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết
và các doanh nghiệp khác; vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh

ngành hàng Dầu mỡ nhờn và các lĩnh vực khác; nhưng không trực tiếp kinh doanh lĩnh
vực Nhựa đường và Hóa chất.


Các đơn vị trực thuộc:

Các Chi nhánh Hóa dầu: có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động kinh
doanh Dầu mỡ nhờn tại các thị trường được phân công, bao gồm: Chi nhánh Hóa dầu
Hải Phòng - TP Hải Phòng; Chi nhánh Hóa dầu Đà Nẵng - TP Đà Nẵng; Chi nhánh
Hóa dầu Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh; Chi nhánh Hóa dầu Cần Thơ - TP Cần Thơ.
Các Nhà máy Dầu nhờn: có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất,
đảm bảo nguồn hàng cho ngành hàng Dầu mỡ nhờn (như tiếp nhận, pha chế, tồn chứa
bảo quản, xuất cấp, giao nhận, vận chuyển... ); quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật, nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động và lao động tại các nhà máy (Nhà máy
Dầu nhờn Thượng Lý – TP. Hải Phòng, Nhà máy Dầu nhờn Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh)


Kho Dầu nhờn Đức Giang: có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp
nhận, tồn chứa, bảo quản, xuất cấp Dầu mỡ nhờn, Dung môi Hóa chất; và thực hiện các
hoạt động quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, công cụ lao động và
lao động tại Kho.


Các Công ty con:

Ngày 27/12/2005, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex - PLC đã thành lập 2
Công ty con (Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và Công ty TNHH Hoá chất
Petrolimex) – đây là các Công ty Trách nhiệm hưu hạn (TNHH) một thành viên, do Công
ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex sở hữu 100% Vốn điều lệ.



Các Công ty liên kết:

Là các công ty do Công ty CP Hóa dầu Petrolimex góp vốn và giữ cổ phần nhưng
không chi phối hoạt động của các công ty này; các công ty liên kết này được tổ chức theo
hình thức công ty cổ phần như: Công ty cổ phần Hoá dầu Quân đội, Công ty Cổ phần xây
dựng công trình giao thông 810.


II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA PLC VỚI HAI ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH LÀ BP VÀ CASTROL
1. Phân tích môi trường ngành
Phân tích môi trường ngành kinh doanh là việc xem xét một loạt các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến một công ty, xem xét các hành động cạnh tranh và các phản ứng cạnh
tranh của công ty đó.
Theo lý thuyết của Michal Porter, để phân tích môi trường ngành đối với bất cứ
ngành nào cũng cần xem xét 5 yếu tố. Đối với lĩnh vực kinh doanh dầu mỡ nhờn cũng
cần xem xét tới các yếu tố đó cụ thể là:
Thứ nhất: Mối đe doạ từ công ty mới. Có thể thấy lĩnh vực kinh doanh dầu mỡ
nhờn là một lĩnh vực kinh doanh luôn được khuyến khích đầu tư, không có rào cản từ
phía nhà nước. Điều này rất thuận lợi về phương diện pháp lý và thủ tục hành chính cho
các doanh nghiệp mới có nhu cầu ra nhập ngành. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh dầu mỡ
nhờn lại đòi hỏi quy mô về vốn lớn nên không dễ có doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Do đó mối đe doạ từ các công ty mới đối với PLC gần như là ít.
Thứ hai: Quyền lực của người cung cấp
Hiện nay trên thị trường cung cấp sản phẩm dầu mỡ nhờn, các sản phẩm chính,
sản phẩm của các hãng dầu, công ty dầu nhờn có thể sử dụng để thay thế cho nhau khá
phổ biến. Mặc dù đi sâu tìm hiểu sẽ có một số sản phẩm chuyên dụng được các thương
hiệu lớn cung cấp có uy tín, tuy nhiên người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm của hãng
này hoặc hãng khác. Mặt khác trên thị trường dầu mỡ nhờn những năm gần đây luôn tồn

tại sự cạnh tranh về thị phần, nhưng lại chưa thấy có hiện tượng sát nhập để tăng quy mô,
tập trung thâu tóm thị trường từ các công ty lớn cung cấp dầu mỡ nhờn. Với thị trường
tiêu thụ ngày càng tăng như hiện nay các công ty phải tự tăng quy mô đầu tư để chiếm
giữ thị phần của mình.
Thứ ba: Quyền lực của người mua
Qua nghiên cứu tình hình thị trường dầu mỡ nhờn có thể thấy thị trường Việt Nam
là một thị trường có tiềm năng lớn về tiêu thụ dầu mỡ nhờn. Trước kia khi chưa có nhà
máy sản xuất tại Việt Nam thì sản phẩm dâu mỡ nhờn được nhập khẩu 100%. Hiện nay
cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông


và công nghiệp, nhu cầu về sản phẩm dầu mỡ nhờn ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội lớn
cho nhà cung cấp
Tuy vậy một đặc điểm khác trên thị trường tiêu thụ dầu mỡ nhờn tại việt nam là
các sản phẩm tiêu dùng lại khá thông thường, ngoại trừ một số sản phẩm đặc thù về dầu
máy cho máy bay, hay máy biến áp, còn lại người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm
thay thế từ các nhà cung cấp khác nhau.
Thứ tư: Mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế. Có thể nói sản phẩm thay thế cho
dầu mỡ nhờn hiện nay là chưa có mặc dù các nhà nghiên cứu trên thế giới đã từng thử
nghiệm bằng các sản phẩm khác có nguồn gốc không phải từ dầu mỏ nhưng lại chưa
mang lại thành công về tính ứng dụng và tính kinh tế. Nhưng với tốc độ phát triển của
khoa học công nghệ như hiện nay, chắc chắn trong tương lai không xa sẽ có sản phẩm
thay thế cho dầu mỡ nhờn.
Thứ năm: Cường độ cạnh tranh trong ngành.
Hiện tại thị trường cung cấp sản phẩm dầu mỡ nhờn tại Việt Nam gồm rất nhiều
tên tuối của các hãng dầu lớn trên thế giới, có ưu thế về công nghệ, vốn và thương hiệu.
Vì vậy sự cạnh tranh trong ngành là rất lớn. Tuy nhiên tìm hiều về ngành hoá dầu thời
gian qua đặc biệt là đối với sản phẩm dầu mỡ nhờn có thể thấy chưa có một hay hai
thương hiệu lớn nào chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mà thị phần của ngành được chia đều.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của nền kinh tế việt nam và nhu cầu về dầu mỡ nhờn cho

giao thông cho công nghiệp ngày càng tăng lên sẽ là cơ hội cho các nhà cung cấp và góp
phần giảm áp lực cạnh tranh trong ngành.
2. Chiến lược marketing của PLC và chiến lược của hai đối thủ cạnh tranh
mạnh trong ngành.
Có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới hai thương hiệu mạnh cung cấp
sản phẩm hoá dầu trong đó có dầu mỡ nhờn là BP và Castrol
Xem xét chiến lược cạnh tranh của hai hãng dầu này tại Việt Nam có thể thấy sự
khác biệt nhưng đều mang lại thành công cho hai hãng.
Bảng so sánh chiến lược của PLC, BP và Castrol sau đây sẽ cho thấy sự khác biệt
đó.
Tiêu

Chiến lược của PLC

Chiến lược của BP

Chiến lược


chí
1.

của Castrol

Thị Với ưu thế có hệ thống các - BP là tập đoàn kinh doanh - Là một hãng

trường

kênh phân phối rộng khắp khai thác và chế biến dầu mỏ kinh


doanh

mục

cả nước, thị trường mục tiêu nổi tiếng thế giới

tiêu

mà PLC hướng tới là thị - BP nổi tiếng ở cả những sản phẩm dầu
trường cả nước trải dài từ nước công nghiệp phát triển mỏ lớn với
miền bắc tới miền nam theo như Mỹ, Anh, Pháp. Hãng những
sản

chế biến các

hệ thống các cửa hàng của dầu BP đã có mặt ở Việt Nam phẩm có chất
Tổng công ty xăng dầu Việt từ thập niên 90. Do vậy BP có lượng cao, uy
Nam

nhiều kinh nghiệm về thị tín.
trường tại Việt Nam

-

Vào

thị

- Hiện tại nhãn hiệu dầu mỡ trường sau BP,
nhờn BP đã được nhiều người Castrol thực

biết đến. Sản phẩm của BP thi một chiến
thâm nhập khá sâu vào thị lược
trường, BP chiếm một thị marketing có
phần khá lớn trong tổng giá tính khác biệt
trị kinh doanh của ngành. bởi đó là chiến
BP đã có một chiến lược Mar lược về sự
khá thành công tại Việt Nam. khác biệt
Đó là chiến lược marketing
thân thiện và bình dân
2.

- Công ty sử dụng các dây Sản phẩm của BP được biết - Ngay từ khi

Chính

chuyền thiết bị, công nghệ đến từ những sản phẩm thông có mặt tại Việt

sách về hiện đại để sản xuất các sản thường cho dầu xe máy, ô tô Nam,

Castrol

sản

phẩm dầu mỡ nhờn có chất đến các sản phẩm dùng cho đã thể hiện là

phẩm

lượng cao, có khả năng thay các nhà máy công nghiệp

một hãng có


thế tương đương với các sản

sản phẩm thật

phẩm dầu mỡ nhờn cùng

độc đáo , chất

loại của các hãng khác. Các

lượng cao.

sản phẩm dầu mỡ nhờn của

- Castrol quan


PLC được sử dụng cho hầu

tâm đến tính

hết các máy móc, thiết bị ...

khác biệt trong

với sản lượng bán ra hàng

dòng sản phẩm


năm trên 35.000 tấn m3

của mình từ

- Sản phẩm dầu mỡ nhờn

mẫu mã đến

của PLC rất đa đạng được

bao gói.

sử dụng cho hầu hết các
máy móc, thiết bị
- Hiện tại công ty có hơn
400 sản phẩm dầu mỡ nhờn
có tên gọi, công dụng sử
dụng khác nhau có thể chia
thành 6 nhóm: Nhóm dầu
nhờn dành cho xe gắn máy;
Dầu nhơn cho xe vận tải
công cộng; Dầu nhơn cho
xe thương mại; Dầu nhờn
hàng hải; Dầu nhờn cho các
ngành công nghiệp khác;
mỡ bôi trơn
3.

PLC sử dụng nhiều chính - BP theo đuổi chính sách -


Chính

sách về giá hết sức linh hoạt cạnh tranh về giá. Cụ thể:

Chính

sự

khác biệt về

sách về Ví dụ như: để định giá đối - BP đã có nhiều phương thức sản phẩm và
giá
với sản phẩm bán lẻ PLC giảm giá thành đầu vào như: Castrol
sử
căn cứ vào các tiêu chí như: Thuê một số đơn vị trong dụng
một
Giá bán lẻ dự kiến của công nước pha trộn và đóng gói sản chính sách giá
ty, chất lượng sản phẩm, khả phẩm dầu BP ngay tại Việt cả là khá cao
năng tiêu thụ trên thị Nam
so với các sản
trường, khách hàng mục
tiêu, tâm lý và thói quen tiêu
dùng sản phẩm của PLC so

- Công ty mẹ có những tài trợ
ban đầu về quảng cáo tại Việt
Nam, với mức hoa hồng bán

phẩm tương tự



với các sản phẩm cạnh tranh hàng không cao nhưng có hỗ
tương tự trên thị trường. Với trợ về quản lý bán hàng cho
phương pháp định giá nêu các đại lý...
trên PLC sẽ định một mức - BP ít đưa các loại sản phẩm
giá bán lẻ cho từng mặt chất lượng "siêu đẳng" của
hàng cụ thể và được công mình vào thị trường Việt Nam
bố cho toàn hệ thông phân nhằm giữ một chiến lược giá
phối sản phẩm của công ty.

thấp có tình phù hợp với tính

Ngoài ra PLC còn áp dụng chất và chất lượng sản phẩm
các chính sách điều chỉnh
giá khác như, định giá bán
buôn cho đại lý bán lẻ, định
giá cho đại lý bán buôn,
định giá khuyến

mại cho

những đợt bán hàng đặc biệt
trong một khoảng thời gian
nhất định với mục đích hỗ
trợ các hoạt động xúc tiến
bán hàng hoặc chương trình
bán sản phẩm mới.
4.

- Các kênh phân phối của - BP không thực hiện các - Castrol thực


Chính

Công

sách

Petrolimex – PLC được tổ nhất thời mà sử dụng một chiến

phân

chức theo hướng năng động, chiến lược quảng cáo có bài quảng cáo rầm

ty

CP

Hoá

dầu chiến lược quảng cáo rầm rộ hiện

phối và linh hoạt, giải quyết thoả bản, mang tính sâu rộng

những
lược

rộ với một số

xúc tiến đáng mối quan hệ lợi ích - BP luôn tài trợ cho nhiều dòng sản phẩm
bán

giữa các kênh phân phối, tạo hoạt động văn hoá thể thao có tính năng
hàng
động lực cho hệ thống phân rộng khắp cả nước, và được và ưu thế vượt
phối thoả mãn tốt nhất nhu thực hiện liên tục nhiều năm.
cầu của khách hàng. Với ưu

trội so với các

thế có hệ thống các kênh

trên thị trường

phân phối rộng khắp cả

sản phẩm khác


nước, PLC có khả năng đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm dầu mỡ nhờn rất đa
dạng của khách hàng.
- Các kênh phân phối hiện
PLC đang duy trì: (1) xuất
khẩu trực tiếp; (2) Kênh bán
hàng trực tiếp; (3) kênh
Tổng đại lý Petrolimex; (4)
kênh đại lý bán buôn, bán lẻ
ngoài hệ thống.
Qua bảng phân tích ở trên có thể thấy PLC đang kinh doanh trong một lĩnh vực rất
nhiều đối thủ tiềm tàng. Tuy nhiên với lợi thế có một kênh phân phối gần 2.000 cửa hàng

bán lẻ Xăng dầu petrolimex trên toàn quốc, với hệ thống Tổng đại lý và hàng chục nghìn
đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, hàng nghìn khách hàng công nghiệp là các doanh nghiệp,
nhà máy sản xuất... sản phẩm dầu mỡ nhờn nhãn hiệu PLC đã được người tiêu dùng
trong cả nước tín nhiệm, và PLC cũng đã xuất khẩu hàng chục nghìn tấn sản phẩm mỡ
nhờn sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Với việc thực hiện thành công
chiến lược marketing đối với các dòng sản phẩm của mình PLC đang có ý định nâng cấp
lên thành tổng công ty. Và chiến lược phát triển của công ty sau tái cấu trúc trong giai
đoạn 2012 - 2015 là dành 1.318 tỷ đồng cho đầu tư, trong đó đầu tư cho dầu mỡ nhơn là
542 tỷ đồng; đầu tư cho nhựa đường là 254 tỷ đồng; đầu tư cho hoá chất là 352 tỷ đồng
và đầu tư bên ngoài là 170 tỷ đồng. PLC phấn đấu chiếm giữ thị phần trong kinh doanh
dầu mỡ nhờn nội địa là từ 20 - 22% , xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Trung quốc
chiếm 20-30% tổng sản lượng bán hàng của PLC hàng năm, ngoài ra còn xuất khẩu sang
Campuchia, Lào và hướng phát triển thị trường tại Myanmar.
III. KẾT LUẬN
Qua việc lựa chọn phân tích chiến lược marketing đối với hoạt động kinh doanh
sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex (PLC) và hai thương
hiệu khác trong ngành là BP và Castrol ta có thể thấy: với các cách tiếp cận thị trường
khác nhau, chiến lược marketing được đề ra khác nhau nhưng các hãng trong ngành đã


dựa vào những ưu thế của mình, nhìn nhận một cách khách quan về môi trường kinh
doanh của ngành để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đem lại thành công
cho doanh nghiệp.
Với những kiến thức đã tiếp thu được từ môn học Quản trị Marketing do giảng
viên TS Nguyễn Thị Mai Anh truyền đạt tôi đã hiểu sâu sắc hơn những kiến thức về
Quản trị Marketing trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiêu với trình
độ còn hạn chế, bản thân lại đang công tác tại cơ quan quản lý Nhà nước - Sở Tài chính ít
có thời gian nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về doanh nghiệp nên bài viết của tôi còn rất nhiều
thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý từ giảng viên để tôi có cách nhìn nhận
tốt hơn về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và hướng xây dựng một chiến lược

marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Mai Anh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị Marketing, Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh
doanh Quốc tế, 2010 (Lưu hành nội bộ).
2. Bài giảng Môn Quản trị marketing, TS Nguyễn Thị Mai Anh, Chương trình
Đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế, 2012.
3.
4. Chiến lược kinh doanh của các hãng trong ngành kinh doanh sản phẩm dầu mỡ
nhờn.



×