Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 111 trang )

Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện để tài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Phan Đình Đức

i


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành Khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ
chức và các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn phát
triển nông thôn và các thầy, cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,


nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Lộc
Hà, Bác Đặng Văn Hiển trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, chị Nguyễn
Thị Duyên cùng các bác, các anh, chị cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, lãnh đạo, ban quản lý nông nghiệp hai xã Hộ Độ Và
Thạch Châu và những hộ Diêm dân xã Hộ Độ, Thạch Châu, đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, cung cấp số liệu báo cáo hằng năm, tư liệu khách quan và nói lên
những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành Khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp
đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả khóa luận

Phan Đình Đức

ii


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghề muối ở huyện Lộc Hà đã có truyền thống sản xuất từ lâu đời, trải
qua bao nhiêu thăng trầm sản xuất muối theo thủ công, lạc hậu, gặp nhiều
khó khăn, diện tích sản xuất ngày một giảm. Xuất phát từ những thực tế đó
tôi đi tìm hiểu về "Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu

của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh". Mục tiêu nghiên cứu của
đề tài: i) Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản
xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu; ii) Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu
thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà
Tĩnh; iii) Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ muối
nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh; iv) Đề xuất các
định hướng và giải pháp chính nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
muối nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo
vùng và theo phương thức sản xuất của hộ, phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp, sơ cấp.
Qua tìm hiểu ở huyện Lộc Hà cho thấy, thực trang sản xuất muối
nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích, sản lượng, tình hình tiêu
thụ gặp rất nhiều vướng mắc. Với 100,2 ha diện tích sản xuất muối năm
2007 Lộc Hà là huyện có diện tích sản xuất muối đứng đầu trong tỉnh,
nhưng mấy năm gần đây diện tích sản xuất chỉ chiếm chưa đầy 50% diện
tích sản xuất toàn huyện, năm 2012 diện tích sản xuất giảm xuống còn
54,5 ha. Tiêu thụ muối gặp rất nhiều khó khăn về giá bán và lưu thông,
năm 2010 có lúc giá bán muối chỉ 700 đồng/kg, giá muối thường xuyên
biến đồng. Diêm dân nơi đây sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tỉ lệ diện tích
sản xuất muối sạch còn thấp, chưa đáp ứng về quy chuẩn. Năng suất sản
xuất muối hằng năm không cao, muối chứa nhiều tạp chất, không đáp ứng
được yêu cầu của thị trường.

iii


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp


Nguyên nhân khiến ngành muối ở huyện Lộc Hà chậm phát triển là
do cơ sở hạ tầng trong sản xuất còn yếu và kém, sản xuất còn lạc hậu, chưa
ứng dụng cộng nghệ mới vào sản xuất, sản xuất muối không đảm bảo vệ
sinh làm ảnh hưởng tới giá bán và quá trình tiêu thụ sản phẩm, diêm dân bỏ
nghề đi làm ăn xa, diện tích sản xuất muối hằng năm ngày một giảm.
Qua nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối, các yếu tổ
ảnh hưởng, các khó khăn, tồn tại khiến ngành muối huyện Lộc Hà còn
chậm phát triển, đề tài đã đưa ra những hướng đi, giải pháp như; Giải pháp
về khoa học công nghệ; Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới
vào sản xuất muối, khuyến khích đẩy mạnh công tác khuyến diêm; giải pháp
trong đào tạo nguồn nhận lực; giải pháp cơ sở hạ tầng, đầu tư cải tạo cơ sở hạ
tầng cải tiến vào sản xuất muối; giải pháp hỗ trợ vốn giúp diêm dân đầu tư cải
tạo diện tích sản xuất; giải pháp về ATVSTP nâng để nâng cao chất lượng
muối; giải pháp về thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường, hướng tiêu thụ sản
phẩm theo hướng hàng hóa qua hợp đồng mua bán; giải pháp về cơ chế,
chính sách, hỗ trợ diêm dân trong sản xuất, tiêu thụ. Nhằm đẩy mạnh thúc
đẩy ngành muối huyện Lộc Hà phát triển bền vững.

iv


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp
MỤC LỤC

v



Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC BẢNG

vi


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP

vii


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CNH – HĐN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


DS - KHHGD

Dân số, kế hoạch hóa gia đình

ĐHNN

Đại học nông nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GQVL

Giải quyết việc làm

LĐTB&XH

Lao động, thương binh và xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX


Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TDTT

Thể dục thể thao

TB - XH
THCS
TTCN

Thương binh, xã hội
Trung học cơ sở
Tiểu thủ công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn việt Nam

TB

Trung bình

KHKT

Khoa học kỹ thuật


SX

Sản xuất

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

viii


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Muối có vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
muối không chỉ là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người mà còn là một
mặt hàng xuất khẩu, là nguồn nguyên liệu cần thiết cho ngành chế biến
thực phẩm, là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi cũng như trồng trọt, là
nguyên liệu không thể thiếu trong y tế và nhiều ngành công nghiệp khác.
Đặc biệt khi công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trở thành
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thì phát triển ngành muối cũng
được xem là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp
CNH - HĐH.
Trong những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã
ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm khuyến khích phát triển
nghề muối theo hướng công nghiệp và hiện đại, nhằm nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để mặt hàng muối có thể cạnh tranh, đáp
ứng thời hội nhập kinh tế quốc tế. Quyết định số 161/QĐ - TTg của thủ
tướng chính phủ đã xác định: "Phát triển sản xuất muối phải gắn liền với
xây dựng nông thôn mới, phân công lại lao động và giải quyết việc làm".
Việt Nam có lợi thế trong điều kiện tự nhiên ban tặng với chiều dài
đường bờ biển hơn 3260km. Tuy vậy ngành muối nước ta chậm phát triển
đang ở mức đáng báo động có thời kỳ phải nhập khẩu quá nhiều vì thiếu
muối nặng nề. Phải chăng đầu tư của xã hội cho ngành muối rất thấp, trình
độ sản xuất quá lạc hậu hơn thế nữa phải khai thác sản xuất muối biển theo
mô hình hộ cá thể còn phổ biến và nó giữ một tỷ trọng sản xuất lớn trong
ngành muối Việt Nam vì thế năng suất muối thấp, chất lượng muối kém,
giá thành còn cao. đặc biệt muối Việt Nam còn nhiều lời phàn nàn không
đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho nhu cầu sản suất công nghiệp trong nước như
nhu cầu của hãng Vedan, Thiên Hương… Nó là nguyên nhân do mô hình
kinh tế tập trung công nghiệp giữ một tỷ trọng sản lượng quá thấp. Tình
1


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

trạng thiếu muối có chất lượng cao, thừa muối kém chất lượng là phổ biến
một cách triền miên. Dẫn đến thu nhập và đời sống của người dân làm
muối gặp muôn vàn khó khăn đặc biệt là phía Bắc, tuy có những thuận lợi
trong sản xuất nhưng nghề sản xuất muối Việt Nam còn chưa phát triển,
trang thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, ứng dụng công nghệ vào sản
xuất còn hạn chế đấy chính là nguyên nhân làm nghề muối chậm phát triển.
Gây ảnh hưởng lớn tới thu nhập và đời sống diêm dân các địa phương sống
bằng nghề muối.

Hà Tĩnh có lịch sử sản xuất muối lâu đời với chiều dài đường bờ biển
tới 137 km, tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển cũng như lợi thế trong
sản xuất muối, hơn nữa nghề muối có truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần
cù chăm chỉ và có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên sản xuất muối ở
Hà Tĩnh đang đứng trước thách thức lớn. Trong vòng 5 năm trở lại đây sản
lượng muối có xu hướng tăng nhưng không ổn định, nguyên nhân chính do
thời tiết diễn biết thất thường, mưa bão, lũ lụt xảy ra thường xuyên với
cường độ lớn; quy mô đồng muối nhỏ, phân tán, manh mún cơ sở hạ tầng
đồng muối bị xuống cấp nghiêm trọng chưa được chú trọng đầu tư; công
nghệ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công, cổ
truyền, chất lượng sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả sản xuất
thấp, thu nhập đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn.
Với 100,2 ha diện tích sản xuất muối năm 2007 Lộc Hà là huyện có
diện tích sản xuất muối đứng đầu trong tỉnh, nhưng mấy năm gần đây diện
tích sản xuất chỉ chiếm chưa đầy 50% diện tích sản xuất toàn huyện, năm
2012 diện tích sản xuất giảm xuống còn 54,5 ha. Sản xuất muối trên địa bàn
huyện gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún không tập trung, công nghệ
lạc hậu, chủ yếu phụ thuộc vào sức người, muối sản xuất có chất lượng
thấp, tiêu thụ khó khăn, diêm dân sản xuất bỏ nghề, diện tích đất sản xuất
bỏ hoang ngày một tăng, một số sản xuất cầm chừng, không mặn mà đầu tư
cải tạo cơ sở vật chất. Diêm dân sống bằng nghề muối chiếm số lượng lớn,
2


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

nghề truyền thống dần dần bị mai một khi người dân ngoảnh mặt với nghề
truyền thống đi làm ăn xa tìm kiếm nguồn thu nhập mới.

Xuất phát từ những thực tế nêu trên tôi lựa chọn và đi nghiên cứu đề
tài: "Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm
dân huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ
diêm dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh từ đó phân tích các thuận lợi
khó khăn để đưa ra các giải pháp cụ thể và những định hướng cho sản xuất,
tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân có kết quả cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất
và tiêu thụ muối nguyên liệu.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các
hộ diêm dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
- Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ muối
nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chính nâng cao hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà
Tĩnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu trên thế giới và
Việt Nam như thế nào?
- Có những hình thức sản xuất muối nào? Các hộ diêm dân ở huyện
Lộc Hà, Hà Tĩnh sản xuất muối theo hình nào?
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm
dân trên địa bàn huyện Lộc Hà đang gặp những vấn đề nào?

3



Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Các hộ diêm dân có những thuận lời gì trong sản xuất và tiêu thụ
muối?
- Các hộ diêm dân đang gặp những khó khăn nào trong sản xuất, tiêu
thụ muối?
- Cần có những giải pháp, nhóm giải pháp nào để giải quyết những
khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề kinh tế, quản lý trong sản xuất
và tiêu thụ muối
- Đối tượng khảo sát tập trung vào
+ Khảo sát các hộ diêm dân sản xuất muối nguyên liệu ở huyện Lộc
Hà, Hà Tĩnh
+ Khảo sát các doanh nghiệp, tổ chức quản lý, thu mua muối, các
công ty sản xuất muối tinh i ốt, các tổ chức khuyến nông
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Tập trung tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối nguyên liệu và
những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của
các hộ diêm dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
+ Các số liệu thứ cấp thu thập trong những 3 năm gần đây 2010-2012
+ Các số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2013
+ Thời gian thực hiện đề tài từ 23/1 đến 30/5 năm 2013
1.4.2.3 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu các vùng sản xuất muối ở huyện

Lộc Hà, Hà Tĩnh.

4


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua
mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản
xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra
nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và
xã hội”. Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa
học về hộ:
- Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công".
- Theo Liên hợp quốc "Hộ là những người cùng sống chung dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".
- Harris (London - Anh), năm 1981 trong tác phẩm của mình cho
rằng: "Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động" và trên góc độ này,
nhóm các đại biểu thuộc trường phái "Hệ thống Thế Giới" (Mỹ) là Smith
(1985 - Martin và Beiltell (1987) có bổ sung thêm: "Hộ là một đơn vị đảm
bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu

nhập chung".
- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm
1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế".
Đây mới chủ yếu nêu lên những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu nhất,
mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung
nhưng vẫn còn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm trên cho
thấy hộ được hiểu như sau:
5


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành
viên có chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên
của hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và
được sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt
động kinh tế lâu dài...).
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao
động và phân công lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản
xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ
chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ
không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành
phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước...
2.1.1.2 Hộ diêm nghiệp
- Hộ diêm nghiệp có rất nhiều quan điểm khác nhau, theo tài liệu Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001); Hộ diêm nghiệp là những hộ
sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính, nguồn thu nhập và sinh

sống chủ yếu bằng nghề muối. Ngoài hoạt động sản xuất muối, hộ diêm
nghiệp còn tham gia các hoạt động như tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ... ở các mức độ khác nhau.
- Đào Thế tuấn (1997): Hộ diêm nghiệp (hộ nông dân làm muối) là
một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu
dùng. Như vậy, hộ diêm nghiệp không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn
hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều
sâu, thì các hộ diêm nghiệp càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống
kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước.
2.1.1.3 Diêm dân
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001): Diêm dân là một khái
niệm chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực làm muối, họ dựa vào
6


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

những kiến thức, kỹ năng được hình thành trong các hoạt động làm nghề
muối lâu dài, thông qua đó họ tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần
cho gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Diêm dân là những người thuộc trong độ tuổi lao động, cũng có thể là
những người không thuộc độ tuổi lao động, họ trực tiếp sản xuất muối
thông qua các hoạt động lao động để tạo ra thu nhập cho bản thân cũng
chính cho gia đình họ cũng như các giá trị của cải vật chất cho chính xã hội.
2.1.1.3 Muối nguyên liệu
Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (2008):

Muối nguyên liệu hay còn gọi là muối thô, là muối được sản xuất và thu
hoạch trực tiếp từ các đồng muối hoặc được khai thác từ mỏ mà chưa qua
chế biến. Muối thô là nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực cũng như
hoạt sống của con người.
Muối là một khoáng chất, chất rắn màu trắng có dạng tinh thể, có
màu từ màu trắng tới màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển
hay các mỏ muối. Trong tự nhiên muối nguyên liệu thành phần chủ yếu là
NaCl (Natri Clorua), và một ít khoáng chất vi lượng khác.
2.1.1.4 Sản xuất
Theo Kinh tế trị Mác – Lênin: Sản xuất là các hoạt động có mục đích
của con người tác động lên đối tượng lao động thông qua công cụ lao động
nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của
xã hội.
Trong tài khoản quốc gia, Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm sản xuất khi
xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia như sau: Sản xuất là mọi
hoạt động của con người với tư cách là cá nhân hay tổ chức bằng năng lực
quản lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn, sản xuất ra
những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả nhằm thỏa mãn
nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của

7


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích lũy tài sản để mở rộng
sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài.
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản là: Sức lao động,

đối tượng lao động và tư liệu lao động trong đó sức lao động là yếu tố chủ thế
của sản xuất còn tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động)
đóng vai trò là khách thể của sản xuất.
- Sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Hay nói cách khác sức lao động chính là khả năng lao
động của con người.
- Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất,
đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công
nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của
lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng
lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
- Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm
bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con
người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực
tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường
xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai
trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.1.1.5 Tiêu thụ
Lê thụ (1993): Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện trao đổi giá
trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ, sản phẩm
chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân

8


Phan Đình Đức K54 - PTNT


Khóa Luận Tốt Nghiệp

chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở
rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của người kinh doanh cũng
như người sản xuất.
Tiêu thụ là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng
hóa giữa các chủ thế kinh tế.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần 3 yếu tố:
 Đối tượng thực hiện việc trao đổi sản phẩm hàng hóa và tiền tệ
 Phải có các chủ thể kinh tế (cung, cầu, trung gian môi giới)
 Phải có thị trường (môi trường thực hiện việc mua bán)
Trên thị trường, để quá trình hoạt động tiêu thụ hiệu quả thì giữa người mua và
người bán phải có quan hệ tương hỗ lân nhau, nói cách khác phải có sự gặp gỡ
giữa cung và cầu.
Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
- Giúp cho sản xuất thích ứng với thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là phát
hiện nhu cầu khách hàng, đáp ứng thõa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
- Đáp ứng nhu cầu xã hội: thông qua tiêu thụ nhà sản xuất biết được xu
thế tiêu dùng, do vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ sản phẩm là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản
xuất kinh doanh độc lập hay phụ thuộc lần nhau tham gia vào quá trình tạo
dòng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
Tham gia trong kênh tiêu thụ sản phẩm bao gồm các thành viên trung gian
thương mại từ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới. Tùy thuộc số lượng
các trung gian thương mại tham gia trong kênh tiêu thụ sản phẩm mà có các
loại kênh tiêu thụ khác nhau.


9


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Người sản
xuất
(người trực
tiếp làm ra
sản phẩm
hàng hóa)

Khóa Luận Tốt Nghiệp
Các yếu tố trung gian
(có thể không có, có
một, hai hoặc nhiều
trung gian liên kết từ
người sản xuất tới
người tiêu dùng cuối
cùng để hình thành nên
một kênh tiêu thụ)

Người tiêu
dùng cuối
cùng

Sơ đồ 2.1 : Mô tả tổng quát kênh tiêu thụ sản phẩm
Chức năng chủ yếu của kênh tiêu thụ là
- Làm cho dòng chảy của kênh thông suốt, các dòng chảy của kênh tiêu

thụ sản phẩm gồm dòng vận chuyển, sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất đến
người tiêu dùng, dòng thanh toán, dòng thông tin, dòng xúc tiến hỗ trợ.
- Thực hiện một số chức năng cụ thể của hoạt động tiêu thụ như thu thập
thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, đàm phám hợp
đồng kinh tế, phân phối sản phẩm, hoàn thiện quảng bá…
2.1.2 Vai trò của muối nguyên liệu trong sản xuất, chế biến và tiêu dùng
Muối có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống là một sản phẩm
không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày và nhiều lĩnh vực.
- Trong cuộc sống hằng ngày: Muối cần có trong khẩu phần ăn, chế
biến thực phẩm, làm nguyên liệu bảo quản thực phẩm như muối dưa, cà,
nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nước mắm...
- Trong y dược: Dung dịch muối tinh khiết dùng để sát trùng, cầm
máu ở các vết thương. Huyết thanh, thuốc tiêu độc... được dùng để chữa
bệnh cho người.
- Chăn nuôi; Nếu gia súc được ăn thêm muối sẽ chóng lớn, giảm
bệnh tật. Trung bình mỗi ngày trâu, bò nên cho ăn thêm khoảng 30 đến 40g
muối, lợn từ 3 đến 10g; lừa, ngựa từ 10 đến 20g.
- Trong trồng trọt; Muối được sử dụng để phân loại hạt giống theo
trọng lượng và trộn với các loại phân hữu cơ để bón cây trồng.
10


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Trong công nghiệp: Nhất là công nghiệp hóa chất, tiêu thụ rất nhiều
muối. Sản lượng muối toàn cầu vào khoảng 200 triệu tấn/năm, được sử
dụng cho công nghiệp hóa chất khoảng 120 triệu tấn/năm (chiếm 60%).
Trực tiếp từ muối có thể chế ra các hóa chất như Kẽm Clorua (ZnCl 2) dùng

trong hàn kim loại. Thủy ngân Clorua (HgCl 2) dùng cho y dược, Natri
Clorat (NaClO 3) và Natri Hypoclorit (NaClO) dùng làm chất Oxy hóa và
thuốc chụp ảnh. Muối còn dùng trực tiếp trong ngành luyện kim, thuộc da,
chế tạo thuốc nhuộm, vật liệu chịu lửa, đồ sứ…
- Bằng các phương pháp hóa học và điện hóa, người ta chế từ muối ra
các chất sau: Natri Cacbonat dùng trong công nghệ mạ, chế tạo pin khô,
làm phân bón; Natri Cacbonat dùng trong chế tạo thủy tinh, men sứ, xà
phòng, bột giấy, tinh chế dầu mỏ…; xút dùng trong sản xuất tơ nhân tạo,
cao su tái sinh, thuốc nhuộm, dầu mỏ. Clo thu được khi điện phân muối
dùng sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng cùng các hợp chất Clorua, từ
Clo tổng hợp thành Axit Clohydric để sản xuất mazi, xì dầu, mì chính…
2.1.3 Đặc điểm và điều kiện trong sản xuất,tiêu thụ muối
2.1.3.1 Đặc điểm chung
a, Đặc điểm lý hóa
- Thành phần chủ yếu là NaCl, muối chia làm 3 loại:
 Loại cao cấp: Hàm lượng NaCl đạt ≥ 99,7%; chất không tan: ≤0,03%.
 Loại 1: Hàm lượng NaCl đạt ≥ 97,7%; chất không tan: ≤ 0,45%.
 Loại 2: Hàm lượng NaCl đạt ≥ 97%; chất không tan: ≤ 0,83%.
- Tính chất của muối: Khi độ ẩm tương đối của không khí vượt quá 75% thì
muối NaCl để ngoài không khí bị hút ẩm và chảy nước, nếu có lẫn tạp chất
Magie thì độ hút ẩm còn mạnh hơn, nên ngay cả khi độ ẩm tương đối của
không khí chỉ khoảng 33% muối cũng bị hút ẩm, muối lẫn tạp chất Magie
càng dễ bị hút ẩm.

11


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp


b, Đặc điểm trong sản xuất muối
Nghề Sản xuất muối nói chung phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
- Nơi sản xuất chủ yếu là ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên.
- Nghề làm muối phụ thuộc rất lớn vào thời tiết lượng mưa và số
ngày nắng, do vậy trong sản xuất rủi ro rất cao, đặc biệt là khu vực sản xuất
muối phía Bắc.
- Muối có tính ăn mòn rất cao nên khó bảo quản, chí phí bảo quản là
rất cao cho việc lưu trữ muối trong kho. Tính tan cao trong nước của muối
ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất của diêm dân khi gặp thời tiết mưa
gió.
- Nắng quá nhiều cũng không tốt cho sản xuất vì lượng nước bốc hơi quá
nhiều không đủ cho sản xuất nên không thể tiến hành hoạt động sản xuất.
- Nắng quá ít cũng không thuận lợi cho sản xuất do nắng không đủ làm
nước bốc hơi gây khó khăn cho sản xuất.
- Thời tiết đột ngột thay đổi chuyển từ nắng sang mưa có thể làm cho công
sức một ngày làm việc của diêm dân mất trắng do không thu hoạch kịp.
- Năng suất không ổn định do thời tiết luôn không thuận lợi từ đó làm cho
thu nhập của diêm dân thấp và không ổn định.
Một số đặc điểm sản xuất muối của Việt Nam
Thứ nhất: Công nghệ sản xuất còn thủ công và lạc hậu
- Công cụ sản xuất thô sơ chưa được cơ giới hoá, hiện đại công cụ sản
xuất nên sản phẩm làm ra chủ yếu là muối đen có chất lượng thấp.
Thứ hai: Lao động chủ yếu theo kinh nghiệm truyền từ các thế hệ trước
- Nghề làm muối - diêm nghiệp, cần nhiều sức lao động. Làm việc
với cường độ lao động cao và khối lượng công việc lớn. Như vậy có thể nói
là nghề làm muối là nghề vất vả, người làm muối làm việc nặng nhọc.
12



Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, không qua đào tạo.
- Có thể thu hút được lao động ở mọi lứa tuổi vì công việc có nhiều khâu
khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Lao động chủ yếu là ngoài trời nên hay mắc các bệnh ngoài da. Do thời
gian lao động chủ yếu là vào buổi trưa trời nắng nhiều mà lao động không
được trang bị bảo hé lao động nên hay mắc các bệnh về da như: ung thư da,
cháy da... có thể nói đây là một ngành
- Do giá thành sản xuất thấp và năng suất không ổn định nên thu nhập
của diêm dân thấp
Thứ ba: Sản xuất muối chủ yếu vào các tháng hè nắng nóng
- Với thời tiết đặc trưng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam nghề muối
thường bắt đầu vụ vào tháng 2, tháng 3, kết thúc vụ vào cuối tháng 8.
c, Đặc điểm trong tiêu thụ muối
Muối là một loại sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, trong tiêu thụ muối
có những đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, và những đặc trưng
riêng:
- Muối có tính ăn mòn rất cao nên khó bảo quản, chí phí bảo quản là
rất cao cho việc lưu dữ để cân đối cung cầu, gây ảnh hưởng và tác động xấu
tới hiệu quả tiêu thụ.
- Tính tan cao trong nước của muối gây khó khăn trong vận chuyển
và tiêu thụ
- Tính chất mùa vụ của sản xuất muối có tác động đến cung-cầu của thị
trường muối và giá cả. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và
sự dư thừa ở chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này.
- Muối là loại hàng hóa thô có khối lượng lớn, trong tiêu thụ cần có

phương tiện đóng gói, vận chuyển hợp lý.

13


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.1.3.2 Điều kiện để sản xuất muối
- Nước biển cung cấp đầy đủ và có độ mặn nhất định, hệ thống cống
điều phối nước, kênh mương nội đồng phân bổ hợp lý, lưu thông nguồn
nước biển nhanh chóng.
- Đất đai có mặt bằng diện tích bằng phẳng, sân phơi cát là loại sân nền
đất sét. Bề mặt phẳng, cát phơi là loại cát mịn có tính tơi xốp cao.
- Ô nề phải láng nền cứng đảm bảo độ bằng phẳng có độ bên lâu dài.
- Thời tiết nắng nóng, số giờ nắng trong ngày tối thiểu >10 giờ.
2.1.4 Các phương pháp khai thác muối
2.1.4.1 Phương pháp khai thác hầm mỏ
Muối được khai thác lộ thiên hoặc ngầm dưới đất được tiến hành như
kiểu dao hầm và dùng cột chống đỡ theo lối cổ truyền. Sau khi khai thác
mỏ, muối tô được nghiền, sàng và đóng gói đêm đi tiêu thụ.
2.1.4.2 Phương pháp khai thác kiểu dung dịch
Kỹ thuật khai thác kiểu dung dịch là rất cổ (lần đầu tiên sữ dụng
công nghệ này ở trung quốc vào khoảng 250 năm trước công nguyên).
Người ta khoan lỗ từ mặt đất xuống tới hệ muối đá, sau đó bơm nước xuống
để hòa tan muối ngầm. Sau đó bơm dung dịch lên và dùng phương pháp kết
tinh lại để chưng cất thu muối bằng thiết bị nồi kín hoặc hở. Ngày nay,
phương pháp sản xuất rất đa dạng: chưng cất tách nước, thẩm thấu hồi lưu,
phương pháp hóa chất và phương pháp phơi nước sử dụng bức xạ mặt trời.

2.1.4.3 Phương pháp khai thác kiểu phơi nước
Kỹ thuật sử dụng bức xạ mặt trời để thu muối bằng cách làm bay hơi
nước muối cho muối kết tinh đây là phương pháp lâu đời và cơ bản nhất so
với các phương pháp khai thác muối đã nêu. Nước muối được đưa ra sân
phơi, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để bóc hơi cô đặc cho đến khi
muối kết tinh tách ra. Nhờ năng lượng bức xạ mặt trời và tác động của gió,
làm bay hơi nước dần dần và cuối cùng ta thu hoạch sản phẩm muối ở đồng
muối.
14


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.1.4.4 Phương pháp khái thác phơi cát
Nước biển được đưa vào sân phơi qua hệ thống cống mương bằng
thủy triều. Trên bề mặt sân phơi đã rải một lớp cát mỏng làm trung gian để
nhận nhiệt bức xạ mặt trời và muối từ nước biển. Nước biển ngấm từ dưới
lên vào trong lớp cát dưới tác động của ánh nắng mặt trời nước biển trong
cát sẻ bay hơi tạo thành cát mặn. Cát mặn được thu lại đưa vào chạt lọc,
dùng nước biển hòa tan muối trong cát mặn thu được nước chạt có nồng độ
muối cao. Nước chạt được thu chảy vào chỗ chứa gọi là thống con, thống
cái. Sau đó nước chạt lọc được đưa lên phơi ở ô kết tinh để phơi kết tinh
muối. Muối được cào, gom thu lại chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít
hoặc bằng thúng gánh.
2.1.4.5 Phương pháp khai thác khác
Dùng màng trao đổi Ion có sử dụng năng lượng điện. Nước biển được
hâm nóng trước khi cho qua hệ thống lọc để làm sạch nước biển, rồi đưa
qua thùng có màng trao đổi Ion để thu muối.

Quá trình sản xuất muối theo phương pháp phơi cát
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001): Nước biển được đưa
vào sân phơi qua hệ thống cống mương bằng thủy triều. Trên bề mặt sân
phơi đã rải một lớp cát mỏng làm trung gian để nhận nhiệt bức xạ mặt trời
và muối từ nước biển. Nước biển ngấm từ dưới lên vào trong lớp cát dưới
tác động của ánh nắng mặt trời nước biển trong cát sẻ bay hơi tạo thành cát
mặn. Cát mặn được thu lại đưa vào chạt lọc, dùng nước biển hòa tan muối
trong cát mặn thu được nước chạt có nồng độ muối cao. Nước chạt được
thu chảy vào chổ chứa gọi là thống con, thống cái. Sau đó nước chạt lọc
được đưa lên phơi ở ô kết tinh để phơi kết tinh muối. Muối được cào, gom
thu lại chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít hoặc bằng thúng gánh.
Dây chuyền kết tinh gồm 3 công đoạn chính:
- Cấp nước biển
- Sản xuất cát mặn và lọc chạt
- Kết tinh muối
15


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Nước biển
Cống đầu mối
Hồ điều tiết (nếu có)
Kênh cấp 1
Cống nội đồng
Kênh cấp 2
Kênh cấp3 (kênh xương cá)
Mao dẫn thấm

Sân cát (sân phơi cát)

Văng cát

cát

Thu cát
Bể chạt lọc
Nước chạt
Ô kết tinh
Thu muối (muối ướt)
Kho chứa

Muối nguyên liệu
Nước ót (nước
muối)
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất muối ăn phơi cát
16


Phan Đình Đức K54 - PTNT

Khóa Luận Tốt Nghiệp

o Cấp nước biển
- Lấy nước biển theo thủy triều
Toàn bộ các đồng muối phơi cát của nước ta hiện nay là lấy nước
biển theo thủy triều, tức là lợi dụng các con nước biển tự lưu vào đồng
muối. Vì vậy phải nắm vững chế độ thủy triều tại địa phương mình để lên
lịch lấy nước cụ thể.

- Thành phần và độ mặn nước biển
Độ mặn nước biển ngoài đại dương thường là 3,5 0 Bé (độ Bômê) với
thành phần chính gồm:
Bảng 2.1: Thành phần các chất chính trong nước biển
Hàm lượng

Hàm lượng các chất tan so

(g/1000g nước biển)

với tổng lượng (%)

NaCl

27,213

77,758

MgCl4

3,807

10,878

MgSO4

1,658

4,737


CaSO4

1,260

3,660

K2SO4

0,863

2,465

CaCO3

0,123

0,345

MgBr2

0,076

0,217

Tổng số

35,000

100,00


Thành phần

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Kỹ thuật
sản xuất muối phơi cát, Nhà xuất bản Nông nghiệp)
Nước biển gần bờ và gần cửa sông, cửa lạch lấy vào đồng muối thô có
độ mặn nhỏ hơn, do bị ảnh hưởng bởi nước ngọt từ các sông ngòi chảy ra và
nước mưa. Nước biển lấy vào sản xuất cho các đồng muối phơi cát ở các tỉnh
miền bắc có độ mặn thường thấp, chỉ khoảng từ 1 đến 20 Bé.
17


×