Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi các loại hình sử dụng đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.53 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC LOẠI
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Mã số: T2016 - 23

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Hữu Chiến

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC LOẠI
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Mã số: T2016 - 23


Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Chủ tịCh HĐ:………………………………
- Phản biện 1:………………………………..
- Phản biện 2:………………………………..

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

TT

1

Họ và tên

ThS. Hoàng Hữu Chiến

Đơn vị
công tác

Khoa QLTN

2

ThS. Nguyễn Quang Thi


Khoa QLTN

3

ThS. Chu Văn Trung

Khoa QLTN

Nội dung nghiên
cứu cụ thể được
giao
Xây dựng thuyết
minh đề tài
Viết báo báo cáo
toàn văn
Điều tra ngoại
nghiệp thu thập tài
liệu, số liệu thứ
cấp phục vụ
nghiên cứu đề tài
Tổng hợp, xử lý số
liệu

Ghi chú

Chủ trì

Tham gia


Tham gia


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
2. Mục đích ....................................................................................................................... 1
3. Yêu cầu ......................................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp .............................................. 3
1.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất ................................................................. 3
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ................................. 5
1.1.3. Loại sử dụng đất đai .............................................................................................. 6
1.2. Sử dụng đất và quan điểm về sử dụng đất bền vững .............................................. 7
1.2.1. Khái niệm về sử dụng đất ..................................................................................... 7
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ...................................................... 7
1.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất...................................................................... 9
1.3. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất và quan điểm sử dụng đất bền vững ................ 10
1.3.1. Vấn đề suy thoái .................................................................................................. 10
1.3.2. Quan điểm về sử dụng đất bền vững ................................................................. 12
1.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ........................... 14
1.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .............................................. 14
1.4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ............................................. 15
1.5. Những nghiên cứu về thay đổi loại hình sử dụng đất........................................... 16
1.5.1. Trên thế giới......................................................................................................... 16
1.5.2. Trong nước........................................................................................................... 18
1.5. Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên dịa bàn thành phố Thái Nguyên .......... 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................... 21

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 21


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................... 21
2.2.1. Địa điểm ............................................................................................................... 21
2.2.2. Thời gian .............................................................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
2.3.1. Tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................... 21
2.3.2. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp
tại thành phố Thái Nguyên ............................................................................................ 21
2.3.3. Tổng hợp kết quả điều tra loại hình sử dụng đất và ý kiến của cán bộ
quản lý về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến đổi loại hình sử dụng
đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ...................................................................... 21
2.3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên ..... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 21
2.4.1. Điều tra thu thập số liệu ...................................................................................... 21
2.4.2. Tổng hợp số liệu, đánh giá phân tích kết quả .................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 23
3.1. Tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên ...................................................... 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 26
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................................. 28
3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................... 29
3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên .......................................... 32
3.1.6. Tình hình biến động loại hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2015 ...................................................................................... 35
3.2. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại
thành phố Thái Nguyên ................................................................................................. 36

3.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 36
3.2.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 37
4.2.3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....................................................................... 39
3.3. Tổng hợp kết quả điều tra loại hình sử dụng đất và ý kiến của cán bộ quản
lý về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên............................................................................. 41


3.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ ................................................. 41
4.3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý đất đai, nông nghiệp về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên ................................................................................................. 45
3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên ........ 47
3.4.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .................................................................. 47
3.4.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................ 48
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
cho thành phố Thái Nguyên .......................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 51
Kết luận .......................................................................................................................... 51
Đề nghị ........................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 53
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bố các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam ........................................ 10
Bảng 1.2. Phân bố đất dốc và thoái hóa đất ở các vùng .......................................... 11
Bảng 1.3. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới ................ 15
Bảng 1.4. Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước ....... 15

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên năm 2015 ........................... 27
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên năm 2015 .............. 33
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2015 ...... 34
Bảng 3.4. Tình hình biến động diện tích đất Nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015...... 35
Bảng 3.5. Tình hình biến động loại hình sử dụng đất chính giai đoạn 2010 – 2015 ....... 36
Bảng 3.6.Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự biến đổi loại
hình sử dụng đất .................................................................................... 36
Bảng 3.7. Tình hình biến động dân số và lao động thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................... 37
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015 ............................................... 39
Bảng 3.9. So sánh kết biến động diện tích đất nông nghiệp giữa kế hoạch sử
dụng đất và hiện trạng năm 2015 ........................................................... 40
Bảng 3.10. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ ................................................. 41
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng đất trồng cây hàng năm của các hộ trong giai
đoạn 2010 – 2015 .................................................................................. 42
Bảng 3.13. Thực trạng thay đổi loại hình sử dụng đất của các hộ ........................... 44
Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp.................. 46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LUT

: Land Use Type (loại hình sử dụng đất)



: Quyết định


UBND

: Ủy ban nhân dân

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT

: Thông tư

TP

: Thành phố


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi các loại hình sử dụng đất tại
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015
- Mã số: T2016 – 23
- Chủ nhiệm: Hoàng Hữu Chiến
Điện thoại: 0985631628

Email:

- Cơ quan chủ trì: trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: ThS. Nguyễn Quang Thi, ThS. Chu

Văn Trung
- Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016
2. Mục tiêu
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn
nghiên cứu.
- Xác định được các loại hình sử dụng đất chính tại thành phố Thái Nguyên.
- Xác định và dự báo được xu hướng biến đổi loại hình sử dụng đất tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất được các loại hình sử dụng đất tối ưu tại địa bàn nghiên cứu.
3. Nội dung chính
- Khái quát tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Xác định Các yếu tố tác động đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất nông
nghiệp tại thành phố Thái Nguyên
- Tổng hợp kết quả điều tra loại hình sử dụng đất và ý kiến của cán bộ quản lý
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên
- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Đề tài đã sử dụng nguồn dữ liệu được cung cấp bởi UBND thành phố Thái
Nguyên kết hợp điều tra dã ngoại thực địa, nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu
tố ảnh hưởng đến sự thay đổi loại hình sử dụng đất và thực trạng cũng như xu
thế thay đổi của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2010 – 2015.


Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động loại hình sử dụng đất gồm có: Nhóm yếu
tố về điều kiện tự nhiên, nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội và yếu tố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Đề tài cũng chỉ ra các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên và một phần hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đó. Các

loại hình sử dụng đất có xu hướng biến đổi nhằm thích nghi với điều của thành phố
và nhu cầu của người sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất kém hiệu quả (Lúa
xuân – lúa mùa) dần được thay thế bới các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao
hơn với hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao hơn (2 Lúa – rau, chuyên
rau, 2 lúa – khoai lang,…). Bên cạnh đó, các loại hình sử dụng đất cây lâu năm tuy
không có thay đổi về cây trồng nhưng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về khoa học kỹ
thuật được áp dụng và mức đầu tư.
Để dự báo được chính xác hơn xu thế biến đổi của các loại hình sử dụng đất,
đề tài đã tổ chức khảo sát ý kiến của lãnh đạo các địa phương (xã/phường), cán bộ
quản lý đất đai và cán bộ nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Kết quả cũng chỉ ra
rằng tất cả các yếu tố được đề cập đều có ảnh hưởng đến sự biến động loại hình sử
dụng đất. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có sự khác nhau phụ thuộc
vào điều kiện của các tiểu vùng của thành phố.
5. Sản phẩm
- Sản phẩm đào tạo: 01 khóa luận tốt nghiệp đại học
- Sản phẩm khoa học: 01 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ - Đại
học Thái Nguyên
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng
Sản phẩm nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp, quy hoạch sản xuất của địa phương đồng thời cũng là địa điểm để sinh
viên các chuyên ngành Quản lý đất đai, Địa chính môi trường, Khoa học Môi
trường, Trồng trọt, Lâm nghiệp… thực hành, thực tập.


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Study and evaluate the change of agriculture land use types in
Thai Nguyen City, Thai Nguyen province in the period 2010 - 2015
- Code number: T2016 - 23
- Coordinator: MSc. Hoang Huu Chien

Tel: 0985631628

Email:

- Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry
- Cooperating Institution(s): MSc. Nguyen Quang Thi, MSc. Chu Van Trung
- Duration: from Janurary 2016 to December 2016
2. Objectives
- Identify factors which has impacts on agricultural land use in studying area.
- Identify main land use types in Thai Nguyen city.
- Identify and forecast the trend of change of land use types in studying area.
- Recommend land use types which have the greatest effectiveness.
3. Main contents
- Study generally the basic situation of Thai Nguyen city, Thai Nguyen province
- Identify factors which has impacts on change of agricultural land use in Thai
Nguyen city, Thai Nguyen province
- Aggregated survey results land use types and the opinions of managers about the
impacts of factors on change of land use types in Thai Nguyen city
- Recommend the trend for agricultural land use in Thai Nguyen city
4. Results obtained
The Study used data sources provided by People Committee of Thai Nguyen
city and surveying, the study demonstrated factors which have affected on change
of agricultural land use types in Thai Nguyen city in period of 2010 – 2015.
Factors which affect on changing of agricultural land use types include:
natural situation, economic – social condition, and land use planning.
The study also showed both primary agricultural land use types in Thai
Nguyen city and a small part of economic effectiveness of them. They had a varying



trend to accord with situation of the city and demand of the farmers. Inefficient
agricultural land use types have been replaced by efficient one which have more
science and technology. Beside, although there was not change on long time
agricultural land use types, they have had clear changing on science, technology and
amount of envestment.
In order to forecast more exactly the trend of change of agricultural land use
types, the study consulted opinions of leaders of People Committee (of
communes/wards), land management staffs, and agricultural staff in Thai Nguyen
city. The results also explained that all of factors mentioned had impacts on change
of agricultural land use types. However, there were differences in the degree of
impacts depending on situation of subregions of the city.
5. Products
- Training product: an undergraduate thesis
- Science product: an publication on Journal of Science and Technology – Thai
Nguyen University
6. Effects and applicability
The results of this research directly serve agricultural land use planning and
local production planning and it is also available place for students in Land
Management, Environmental Sciences, Agronomy, Forestry... practice.


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sử dụng đất bền vững trước những tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế
- xã hội đang trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Với bất kỳ quốc gia
nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, là cơ sở lãnh thổ để phân
bố các ngành kinh tế quốc dân.
Tài nguyên đất toàn lục địa đang suy thoái. Theo kết quả nghiên cứu của

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Trung tâm Thông tin đất quốc tế, trong
13.340 triệu ha đất lục địa đã có 2.000 triệu ha đất bị thoái hóa, trong đó châu Á và
châu Phi có 1.240 triệu ha. Dự kiến trong vòng 20 năm nữa, diện tích đất bị thoái
hóa mạnh sẽ tăng thêm 140 triệu ha. Ước tính ở Việt Nam, hàng năm giảm 5m2 đất
canh tác/người.
Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi
năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha, trong khi mỗi năm số lao động bước
ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 nghìn người. Hơn nữa, tốc độ gia tăng dân
số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác
trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Đứng trước sự thay đổi mạnh mẽ về điều kiện tự nhiên và bối cảnh kinh tế xã hội, sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực miền núi phía Bắc nói chung và thành
phố Thái Nguyên nói riêng đã và đang có sự chuyển biến nhằm thích nghi với biến
đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thay đổi
loại hình sử dụng đất cần dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt là phù hợp
với chiến lược phát triển của địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu đánh giá
sự biến đổi các loại hình sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2015”
2. Mục đích
Đánh giá sự thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2015 từ đó đưa ra giải pháp, định hướng
cho sự thay đổi tối ưu nhất.


2
3. Yêu cầu
- Thu nhập đầy đủ các số liệu, đánh giá lợi thế và hạn chế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất

- Đánh giá được hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh tế
của các loại hình sử dụng đất.
- Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao.
- Đưa ra được những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở đánh giá sự biến đổi các loại hình sử dụng đất, phát triển những
nhân tố dẫn đến sự biến đổi loại hình sử dụng đất có tiềm năng, khắc phục tối đa
những hạn chế trong sử dụng đất nông nghiệp.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất
1.1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng con người.Con
người chúng ta sinh sống và phát triển được là nhờ có đất. Vậy đất là gì và có nguồn
gốc từ đâu? Ngay từ xa xưa cho đến nay, trong quá trình lao động sản xuất, con
người đã có những hiểu biết nhất định về đất, những quan điểm và định nghĩa về
đất khác nhau:
Theo Các Mác (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản phổ biến, quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái
sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1966): “Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp
phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và
khí quyển”. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà
nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh
là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn

quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản .
Học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “Đất là một vật thể thiên
nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động của 5 yếu tố hình
thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và thời gian”. Sau này người ta
bổ sung thêm yếu tố thứ sáu đó là con người. [7]
Theo FAO (1976), đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái. Với khái
niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái
đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa
đất đai bao gồm: khí hâu, dáng đât, địa hình địa mạo, thủy nhưỡng, thủy văn, thảm
thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên,
những biến đổi của đất do các hoạt động của con người. [7]


4
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch việt Nam cho rằng: “Đất đai
là một phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái
niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng gồm: lớp đất bề mặt, thảm thực vật,động vật, diện tích mặt
nước,mặt nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang – trên mặt
đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật, cùng với các
thành phần quan khác) giữ vai trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động
sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người (Vũ Ngọc Tuyên, 1994).
1.1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo luật đất đai 2013 quy định “đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hằng
năm (đất trồng lúa và cây hằng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản
xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất làm muối; đất nuôi trồng thủy sản
và đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ”.
1.1.1.3. Đặc điểm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp thuộc loại đất người ta chủ yếu sử dụng vào mục đích nông

nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có loại đất thuộc
nông nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất nông nghiệp mà nó phục vụ
cho ngành khác. Vì vậy chỉ có loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp mới được
coi là đất nông nghiệp. Người ta chia đất nông nghiệp thành 4 loại:
+ Đất nông nghiệp hàng năm: Bao gồm phần diện tích đất nông nghiệp dành
để trồng các loại cây ngắn ngày bao gồm: Diện tích đất trồng lúa, dienj tích đất
trồng lúa cộng với trồng màu, diện tích đất gieo mạ, diệ tích đất nương rẫy, diện
tích đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng có dùng trong chăn nuôi: Là loại đất dùng chủ yếu cho chăn nuôi
đó là diện tích đất chuyên trồng có cho chăn nuôi, đất đồng cỏ tự nhiên đã được quy
hoạch, cải tạo và chăm sóc nhằm mục đích nuôi gia súc.
+ Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng
vào mục đích nuôi tôm cá, nuôi trồng thủy sản khác như: ao , hồ , đầm.Ngoài ra các
loại đất mặt nước có thể nuôi thhuyr sản nhưng không nhằm mục đích thủy sản như
các hồ sông phục vụ chủ yếu cho thủy lợi trong nông nghiệp.


5
+ Đất trông cây lâu năm: Là toàn bộ diện tích đất dùng để trồng các cây dài
ngày, trồng một lần có thể thuy hoạch nhiều lần và có chi phí kiến thiết cơ bản đáng
kể như trồng dừa, mía , chuối,…
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bổ không đều giữa các vùng trong cả nước.
Vùng đồng Bằng sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất của cả nước chiếm 67,1%
diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ của các vùng khác
nhau, trong đó vùng đồng vằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu
mỡ cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Còn vùng Đông
Nam bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan.
Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của
cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ bảo đảm cho nguồn lương thực, thực phẩm tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó đặc điểm tự nhiên kí hậu cận nhiệt đới lên

thực vật Việt Nam rất đa dạng nên sản xuất nông nghiệp ở nước ta còng rất đa dạng
và phong phú. ở miền Bắc nước ta có 4 mùa rõ rệt vì vậy sản xuất nông nghiệp
mang tính mùa vụ. ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên việc sản xuất
nông nghiệp rất thuận lợi. [1]
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quáy giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái
đất.Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi của loài người,là điều kiện để sinh
tồn,là điều kiện không thể thiếu được để sản xuât,là tư liệu sản xuất cơ bản trong
nông, lâm nghiệp”.
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.
Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn tạo
ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm thu nhập ngoại tệ. Hiện nay với
trên 70% dân số và lao động xã hội đang sống ở vùng nông thôn, ngành nông
nghiệp có vai trò vị trí đặc biệt trong nền kinh tế nước ta, vì vậy việc sử dụng đất
nông nghiệp hợp lí, đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng.


6
Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức năng đặc
biệt quan trọng:
- Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất.
- Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối
khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển.
Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản
phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng
trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. [4]
1.1.3. Loại sử dụng đất đai
- Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều
phương thức sử dụng, sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để
trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng rừng lấy gỗ), sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp
(làm bãi chăn thả, chuồng trại chăn nuôi), sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy
thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài quý hiếm). Các hình thức sử dụng
đất vừa nêu được coi là loại hình sử dụng đất chính. ở thời kì bình minh của nhân
loại khi con người mới chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt
hay thả rông gia súc trên đồng cỏ tự nhiên, đó là các hình thức của loại sử dụng đất
chính được gọi là “canh tác nhờ nước mưa”. Sau này khi thủy lợi được áp dụng, con
người biết đưa nước từ sông hồ vào đồng ruộng để canh tác lúa và hoa màu. Loại sử
dụng đất đai chính “nông nghiệp có tưới ra đời”.
- Loại sử dung đất: Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và
kĩ thuật được xác định: Các thuộc tính loại sử dụng đất bao gồm quy trình sản xuất,
các đặc tính về quản lí đất đai như kĩ thuật canh tác, sức kéo trong làm đất, đầu tư kĩ
thuật và các đặc tính về kinh tế xã hội như định hướng thị trường, vốn , lao động ,
vấn đè sở hữu đất đai.
- Có thể liệt kê một số loại sử dụng đất đai trong nông nghiệp khá phổ biến
hiện nay như: Đất chuyên để trồng lúa, chuyên để trồng màu, canh tác lúa- màu,
dùng để trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản. [7]


7
1.2. Sử dụng đất và quan điểm về sử dụng đất bền vững
1.2.1. Khái niệm về sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất

trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào
quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền
vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa những chức năng của đất nhằm đạt tới
hiệu quả sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. [6]
Vì vậy, việc sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại.
Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất
và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của
sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía
Kạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử
dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất .
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh [9]
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất không chỉ các hoạt động trực tiếp của con người
lên đất là nhân tố ảnh hưởng tới đất mà bên cạnh đó còn có nhiều nhân tố khác ảnh
hưởng đất như: Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất,… vừa bị chi phối bởi
các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy
luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng
với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh



8
mặt đất như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí… và các khoáng
sản dưới lòng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế
hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủ yếu là điều kiện
địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít,
nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ
tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm v.v.… trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố,
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu
có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng
đảm bảo cung cấp nước.
- Loài cây trồng và hệ thống cây trồng: Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ
thống cây trồng nào đó phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô
cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây
trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó.
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và
độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
- Nguồn nước phục vụ nông nghiệp: Ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các
ngành nông nghiệp. Lượng mưa, hệ thống thủy lợi ảnh hưởng đến việc lực chọn các
loại hình sử dụng đất phù hợp.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của
tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội
và môi trường.
* Yếu tố về kinh tế - xã hội

- Dân số và lao động, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển của kinh
tế hàng hóa, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát


9
triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phân bố các loại hình sử dụng đất , việc lựa chọn cơ cấu cây trồng.
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường
nông sản phẩm. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất: năng suất
cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra
* Các yếu tố về cơ chế chính sách
- Các yếu tố về quản lý đất đai: Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất..
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
1.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất
Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là
giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó là thành
phần các giống là loại cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây
trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi
tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp
chặt chẽ với lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề
khác phát triển. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố trí một cơ cấu
thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao động nhàn rỗi theo các
chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng vật nuôi và các hình
thức đa canh bao gồm: trồng xen trồng gối.
Cơ cấu cây trồng về diện tích là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác.

Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất.Tóm lại, hệ thống
cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây
trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây
trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng đất thì phải căn cứ vào một số điều
kiện cụ thể trong không gian và thời gian nhất định. [9]


10
1.3. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất và quan điểm sử dụng đất bền vững
1.3.1. Vấn đề suy thoái
Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định
theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở
thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát
triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Việt Nam quá trình thoái hóa đất đang diễn ra một cách đáng báo động. Các loại
hình thoái hóa và những vấn đề môi trường đất Việt Nam được thể hiện rất đa dạng và
phong phú. Các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam thể hiện qua một số loại đất như đất
quá dốc (độ dốc ≥250), đất bạc màu, đất bị lầy lụt, đất mặn đất trơ sỏi đá.

Bảng 1.1: Phân bố các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam
Đơn vị: 1000 ha
Theo các vùng sinh thái tự nhiên
Loại đất

Diện tích

Độ dốc≥250

12.391


Vùng
biển
133

0

Trung
du
76

Đất bạc màu

2.984

356

112

4.650

411

455

Đất ngập úng

396

73


244

67

12

0

Đất phèn

2.146

426

1.714

0

0

0

Đất mặn

911

655

336


0

0

0

5.760

870

210

0

0

0

24.662

2.493

2.616

3.863

5378

10.312


Đất bị xói mòn
Tổng

Đồng
bằng

Núi
Núi cao
thấp
3.710
8.282

(Nguồn: sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa)
- Sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật quá mức: việc sử dụng
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là chìa khóa của sự thành công trong
cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp thâm canh cao để đảm bảo nhu cầu về
lương thực, thực phẩm Tuy nhiên trong những năm gần đây con người đã lo ngại về
ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức
khỏe con người, làm cho đất giảm độ phì,làm đất mất cân bằng dinh dưỡng trong hệ
thống đấtvà tăng độc tố Al3+, Fe3+,Mn3+gây thoái hóa môi trường đất.


11
- Chặt phá rừng: chiến tranh phá hoại, chặt rừng lấy gỗ, khai hoang, cháy rừng
đã làm cho độ che phủ của rừng bị phá hủy và giảm sút nhanh chóng. Do đó gây ra
các hiện tượng như thiên tai, xói mòn nghiêm trọng, khí hậu nhiều nơi bị biến đổi
thất thương, tài nguyên nhiều vùng đã bị cạn kiệt đã gây trở ngại đến sản xuất và
đời sống của con người.
- Chọn cách trồng không đúng: mỗi một loại cây đòi hỏi một cách trồng khác
nhau. Chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới

năng suất, môi trường đất và dẫn đến nhiều nơi trở thành hoang mạc hóa. điển hình
là biện pháp trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất, giữ nước
nhất là trên đất dốc để cho hạt mưa và dòng chảy va đập vào đất rửa trôi các chất
dinh dưỡng của đất làm cho đất bị thoái hóa đất nhanh chóng.
- Nương rẫy du canh: canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xuất chủ
yếu và cũng là cách sử dụng đất chủ yếu chủa người dân miền núi. Người dân chặt
đốt cây cối, làm rẫy, tỉa ngô, gieo lúa.....sau 3 – 4 vụ trồng trọt, bỏ hóa đất cho cây
cối mọc lại để độ phì của đất được phục hồi rồi quay trở lại canh tác tiếp. Tuy nhiên
do hiện nay dân số tăng nhanh nên việc sử dụng đất ngày càng nhiều do đó mà đất
đã không còn thời gian để nghỉ ngơi ,bị khai thác kiệt màu gây ảnh hưởng ngày
càng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. [12]
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ toàn quốc lại nằm ở vùng nhiệt đới,
mưa nhiều và tập trung 1900 – 2000 mm/năm, do đó đất bị xói mòn, rửa trôi, hơn
60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức trên 50
tấn/ha/năm. Sự phân bố đất dốc và xói mòn đất được thể hiện qua bảng

Bảng 1.2. Phân bố đất dốc và thoái hóa đất ở các vùng
Vùng
Trung du miền núi
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Tổng số

Diện
tích
(triệu
ha)


Đất dốc>50
Diện tích
(triệu ha)

Đất có rừng
%

9,8

9,3 94,9

5,2
4,4
5,5
24,9

4,2 80,8
3,1 70,5
5,0 90,9
21,6

Diện tích
(triệu ha)
0,9

Đất thoái hóa

%

Diện tích

(triệu ha)

%

9,2

7,8

79,6

0,6 11,5
0,6 13,6
1,3 23,6
3,4

3,6
2,9
3,3
17,6

69,2
65,9
60,0

(Nguồn: sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa)


12
Loại đất dốc phân bố rải rác ở khắp các tỉnh miền núi và trung du, nhưng tập
trung chủ yếu ở vùng trung du phía Bắc, Tây Nguyên. Diện tích đất thoái hóa ở

vùng Trung du miền núi Bắc Bộ diện tích đất thoái hóa chiểm tỷ lệ cao với diện tích
là 7,8 triệu ha, chiếm 79,6% tổng diện tích đất của vùng . Do đó chúng ta cần phải
tìm ra những giải pháp sử dụng đất một cánh hợp lý và hiệu quả nhất .
1.3.2. Quan điểm về sử dụng đất bền vững
1.3.2.1. Khái niệm tổng quát về phát triển bền vững
Từ những năm 70 của thế ký 20 trở về trước, thế giới ít chú ý đến phát triển
bền vững nhất là về môi trường.Càng về sau con người đã thấy đi kèm với tăng
trưởng kinh tế là hàng loạt hệ lụy liên tới cuộc sống như tài nguyên cạn kiệt, thiên
tai gia tăng,đất giảm độ phì. Về phương diện xã hội là tình trạng bất bình đẳng, môi
trường sống xuống cấp như gia tăng chất độc hại,khí hậu biến đổi theo chiều hướng
nóng lên.Năm 1984, Liên hợp quốc thành lập Hội đồng thế giới và môi trường và
phát triển (WCED). Năm 1987, trong báo cáo của WCED đã đưa ra khái niệm: Phát
triển bền vững là sự phát riển vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại lại
không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Theo tác
giả Đào Thế Tuấn (2006), sự phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm ba
mục tiêu: Chất lượng của môi trường, chất lượng kinh tế, công bằng xã hội.Theo
Nguyễn Xuân Quát bền vững trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở sử
dụng đất đai phải duy trì được tính đa dạng và khả năng sinh lợi của các nguồn tài
nguyên cho hiện tại và tương lai. [6]
1.3.2.2. Sử dụng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự
bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật
thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994). FAO đã
đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về
số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt
cho mọi người trực tiếp sản xuất.



13
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên
thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tạo đượcmà không
làm phá vỡ chức năng chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ
bản sắc văn hóa – xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô
nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho
nhân dân.
Vào năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức hội thảo về “khung đánh giá việc quản lý
đât đai” đã đưa ra định nghĩa quản lý bền vững đât đai bao gồm các công nghệ,
chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan
tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn).
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất nước (bảo vệ).
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất dai bền vững và là
những mục tiêu cần phải đạt được. Chúng có mối quan hệ với nhau, nếu thực tế
diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu nêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu
chỉ đạt được một hoặc một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền
vững chỉ mang tính bộ phận.
Vận dụng những nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được
xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường
chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
phát triển.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái. [7]



×