1
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
I.
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050 đề ra mục tiêu đến năm 2015, 85% tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt
đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái
chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. Mục tiêu này đòi
hỏi cần phải có một hệ thống quản lý chất thải tiên tiến hơn với nhiều giải pháp
đồng bộ, trong đó phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) là một trong những
giải pháp quan trọng, có nhiều lợi ích với các giải pháp khác và mang nhiều ý nghĩa
về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên và càng quan trọng hơn đối với các
đô thị lớn như Tp. HCM.
Chương trình thí điểm PLCTRTN ở Tp. HCM trước đây đã được tiến hành tại
quận 5 vào khoảng năm 2000 và quận 6 vào năm 2006, cho đến nay được đánh giá
là chưa thành công với nhiều lý do khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, với những ý
nghĩa tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, chương trình PLCTRTN cần
phải được tiếp tục nghiên cứu thực thiện.
“Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn” (Khu vực được lựa
chọn thí điểm là tổ 1, tổ 2 phường Bến Nghé, quận 1, Tp. HCM) được triển khai là
nội dung hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa Tp. HCM và Tp. Osaka (Nhật
Bản). Đây là tiếp nối có hệ thống, khởi động lại chương trình PLCTRTN mà Tp.
HCM đã bắt đầu từ năm 2000 sau một thời gian bị gián đoạn. Vì vậy, việc xác định
lại những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức gặp phải của chương trình thí
điểm lần này là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đó chính là lý do nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài “Xác định những thuận
lợi và khó khăn khi thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường
Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa của
mình.
2
II.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- “Routing of Solid Waste Collection Vehicles”(1973); Liebman, J.C- Office of
Research and Monitoring, U.S Environmental Protection Agency, Washington,
DC,:
- “Heuristic Routing for Solid Waste Collection Vehicles” (1974), Shuster, K.A va
D.A.Schur;
- “Intergrated Solid Waste Management”, (1993), George Tchobanoglous, Hilary
Theisen và Samuel A.Vigil.
2.2.
Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2009), Nghiên cứu
mô hình tổ chức thu gom chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Phan
Thị Giác Tâm, Nguyễn Đức Sơn;
- Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2007), Xã hội hóa
hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Văn Chiến & nnk;
- Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2006), Nghiên cứu
ứng dụng quá trình nhiệt phân để xử lý thành phần hữu cơ trơ trong chất thải rắn
sinh hoạt tại Tp. Hồ Chí Minh theo hướng sản xuất vật liệu, Nguyễn Quốc Bình;
- Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2003), Đánh giá
tính kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường của các vị trí được lựa chọn làm khu
xử lý chất thải rắn của Thành phố Hồ Chí Minh;
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Phượng (2011)“Mô hình phân loại chất
thải tại hệ thống siêu thị Coop.mart Tp. HCM”.
III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.
Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu: Các hộ dân tại tổ 1, tổ 2 phường Bến Nghé, quận 1.
3
IV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập và kế thừa có chọn lọc các cơ sở
dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn như là giáo trình, Internet, báo cáo
nghiên cứu…
4.2.
Phương pháp khảo sát thực tế: Tiếp cận trực tiếp tại khu vực nghiên cứu.
Cụ thể là tổ 1, tổ 2 phường Bến Nghé, quận 1.
4.3.
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để thống kê, tính toán
các số liệu ghi nhận được.
4.4.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Thực hiện theo hướng dẫn của
Giảng viên hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên gia trực tiếp làm
công tác quản lý chất thải rắn.
V.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.1.
Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt.
5.2.
Tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Tp. HCM.
5.3.
Tổng quan về chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn theo
hợp tác thỏa thuận giữa Tp. HCM và Tp. Osaka.
5.4.
Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phường Bến Nghé,
quận 1, Tp. HCM.
5.5.
Kết quả phân loại chất thải rắn tại nguồn tại tổ 1, tổ 2 phường Bến Nghé,
quận 1.
5.6.
Đánh giá kết quả phân loại chất thải rắn tại nguồn tại khu vực triển khai.
5.7.
Nhận diện những khó khăn và thuận lợi khi triển khai chương trình phân loại
chất thải rắn tại nguồn tại khu vực triển khai.
VI.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xét về mặt lý thuyết, đề tài thuộc nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn không mới nhưng đối với sinh viên năm 2 như chúng em thì đây là cơ hội tốt
để tiếp cận một dự án môi trường triển khai thực tế, lần đầu áp dụng những kiến
4
thức được học vào một chương trình môi trường cụ thể. Đồng thời bước đầu giúp
chúng em có tư duy khoa học khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Điều
này sẽ giúp chúng em có thêm nhiều trải nghiệm thực tế cũng như có kinh nghiệm
chuẩn bị cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong thời gian tới.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1.
Một số khái niệm
1.1.1.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các
hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay
khi con người không muốn sử dụng nữa.
1.1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (PLCTRSHTN) là tách CTRSH
thành nhiều loại khác nhau nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong CTRSH mà
chúng có thể được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất
hoặc năng lượng, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Việc phân loại CTRSH góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh
dẫn đến hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng chất thải
phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, xử lý chất thải,
tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác. Đồng thời kích thích sự phát triển của
ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu
nhập cho nhiều lao động.
1.1.2.
Nguồn gốc phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh
6
Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn
Hoạt động hoặc vị trí phát sinh
Thành phần rác
phát sinh
Hộ dân
Các hộ gia đình, các biệt thự, khu Thực phẩm, giấy, carton, plastic,
tái định cư, phòng trọ tập thể.
gỗ, thủy tinh, kim loại, tro, đồ
điện tử gia dụng, rác vườn,…
Ngoài ra còn có một khối lượng
nhỏ các chất thải nguy hại.
Quét
đường
Các hoạt động vệ sinh đường phố, Chủ yếu là lá cây, cành cây, giấy
khu vui chơi giải trí và làm đẹp vụn, bao nilon,…
cảnh quan. Nguồn rác này do
người đi đường và các hộ dân
sống dọc hai bên đường xả bừa
bãi.
Khu
thương
mại
Các hoạt động buôn bán của các Bao nilon, giấy, carton, plastic,
cửa hàng bách hóa, nhà hàng, gỗ,
thực phẩm, thủy tinh, kim
khách sạn, siêu thị, văn phòng, cửa loại, đồ điện tử gia dụng,… Ngoài
hàng sửa chữa,…
ra còn có một khối lượng nhỏ các
chất thải nguy hại.
Cơ quan, Các cơ quan, trường học, nhà tù, Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ
công sở
văn phòng làm việc,…
hộp, hóa chất phòng thí nghiệm,
đồ văn phòng, nhựa, thủy tinh,…
Chợ
Các hoạt động mua bán ở các chợ.
Chủ yếu là rác hữu cơ như rau,
củ, quả còn thừa hoặc hư hỏng;
bao nilon, carton, giấy,…
7
Hình 1.1. Tỷ lệ các nguồn phát sinh CTRSH tại Tp. HCM năm 2010
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2010)
1.1.2.2. Khối lượng
Hiện nay (2013), mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra hơn 7.200 – 8.100
tấn chất thải rắn sinh hoạt trong đó khối lượng thu gom và chôn lấp khoảng 6.400 –
6.700 tấn, khoảng 1.200 – 1.500 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại và 250 –
350 tấn chất thải công nghiệp nguy hại, 14 – 18 tấn chất thải rắn y tế nguy hại, 900
– 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần).
Bảng 1.2: Khối lượng chất thải rắn đô thị Tp. HCM (1992-2010)
Năm
Khối lượng chất thải rắn đô thị
Tỉ lệ tăng hàng
Tấn/năm
Tấn/ngày
năm (%)
1992
424.807
1.164
-
1993
562.227
1.540
32,0%
1994
719.889
1.972
28,0%
1995
978.084
2.680
35,8%
1996
1.058.468
2.900
8,2%
1997
983.811
2.695
7,0%
1998
939.943
2.575
4,4%
1999
1.066.272
2.921
13,4%
2000
1.483.963
4.066
39,2%
2001
1.369.358
3.752
7,7%
8
Năm
Khối lượng chất thải rắn đô thị
Tỉ lệ tăng hàng
2002
1.568.476
4.700
năm
(%)
14,5%
2003
1.788.500
4.900
14,0%
2004
1.684.023
4.678
5,8%
2005
1.746.485
4.785
3,7%
2006
1.895.889
5.194
8,5%
2007
1.971.421
5.401
3,9%
2008
2.021.593
5.538
2,5%
2009
2.121.819
5.813
4,9%
2010
2.372.500
6.500
7,4%
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM năm 2010)
1.1.2.3. Thành phần
Thành phần chất thải rắn là một trong những thông số quan trọng nhất dùng để
thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực và vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý
chất thải rắn.
Thành phần CTRSH tại Tp. HCM rất đa dạng và phức tạp bao gồm cả vô cơ lẫn
hữu cơ bởi chưa được phân loại tại nguồn. Trong đó, thành phần CTR hữu cơ (thực
phẩm dư thừa) chiếm tỉ lệ tương đối cao, khoảng 65 – 95% tổng khối lượng CTRSH
trên toàn thành phố; 10 -15% là các chất có khả năng tái chế như plastic, giấy, kim
loại; phần còn lại ít có khả năng tái chế là các chất vô cơ.
Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM
STT
Chủng loại
Tỷ lệ (%)
1
Rác hữu cơ
72
2
Plastic
17
3
Giấy
8
4
Các loại khác
3
(Nguồn: Viện kỹ thuật Nhiệt Đới & Bảo Vệ Môi Trường, tháng 12/2003)
9
Hình 1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM
a)
Chất thải rắn hữu cơ (Chất thải thực phẩm)
Chất thải thực phẩm được phân loại để sản xuất phân compost và khí methane.
Nếu có thể tái sử dụng lại toàn bộ rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn
lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp sẽ
giảm đáng kể.
Hầu hết các hệ thống sản xuất compost đều bắt nguồn từ việc phân loại các vật
liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó nghiền nhỏ đến kích
thước thích hợp và tách các thành phần tạp chất khác. Sản phẩm của quá trình
composting thường dùng làm chất cải tạo đất.
Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong
điều kiện không được kiểm soát chặt chẽ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hay trong
điều kiện kiểm soát của các thiết bị kỵ khí.
b)
Plastic
Plastic (Nhựa) có tính bền vững dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của chúng trong
thiên nhiên sau khi sử dụng. Để phân rã sinh học hoàn toàn chất plastic có nguồn
gốc từ hóa dầu cần thời gian từ 2 đến 4 thế kỷ. Nhựa có nhiệt trị cao nên có thể thu
hồi năng lượng của chúng bằng cách đốt. Tuy nhiên, phương pháp đốt gây ô nhiễm
môi trường, mặt khác việc thu hồi năng lượng bằng phương pháp đốt chưa hẳn tối
ưu so với việc thu hồi plastic để tái chế. Do đó, việc tái sinh polymere sẽ trở thành
một hoạt động thực sự trong tương lai
10
c)
Giấy và carton
Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của chất thải rắn
sinh hoạt. Việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ
giảm được lượng rác đổ về bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi sẵn có, giảm tác
động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm lượng tiêu thụ cần
thiết để sản xuất giấy.
d)
Các loại khác
Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, ngoài rác thực
phẩm, plastic (nhựa), giấy và carton thì còn có các loại rác khác như thủy tinh, gỗ,
vải, cao su thuộc da, tro, xỉ than,.... Chúng chiếm khoảng 3 – 4%, trong đó chủ yếu
là thủy tinh (miểng chai). Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân tái sử
dụng hoặc bán phế liệu.
Tuy nhiên vì có các hoạt động phân loại, tái sinh và tái chế nên thành phần và tỷ
lệ chất thải sinh hoạt khi ra bãi chôn lấp bị thay đổi. Bảng sau cho ta biết thành phần
CTRSH ở 2 bãi chôn lấp lớn của Tp. HCM
Bảng 1.4. Thành phần chất thải rắn tại các bãi chôn lấp
Thành phần
STT
Phước Hiệp (%)
Đa Phước (%)
83,0 – 86,8
83,1 – 88,9
1
Thực phẩm
2
Vỏ sò, ốc, cua
0,0 – 0,2
1,1 – 1,2
3
Tre, rơm, rạ
0,3 – 1,3
1,3 – 1,8
4
Giấy
3,6 – 4,0
2,0 – 4,0
5
Carton
0,5 – 1,5
0,5 – 0,8
6
Nilon
2,2 – 3,0
1,4 – 2,2
7
Nhựa
0,0 – 0,1
0,1 – 0,2
8
Vải
0,2 – 1,8
0,9 – 1,8
9
Da
0 – 0,02
0
10
Gỗ
0,2 – 0,4
0,2 – 0,4
11
Cao su mềm
0,1 – 0,4
0,1 – 0,3
11
Thành phần
STT
Phước Hiệp (%)
Đa Phước (%)
0
0
0,4 – 0,5
0,4 – 0,5
0
0,2 – 0,3
12
Cao su cứng
13
Thủy tinh
14
Lon đồ hộp
15
Kim loại màu
0,1 – 0,2
0,1 – 0,2
16
Sành sứ
0,1 – 0,3
0,1 – 0,2
17
Xà bần
1,2 – 4,5
1,0 – 4,5
18
Tro
0,0 – 1,2
0
19
Mốp xốp (Styrofoam)
0,0 – 0,3
0,2 – 0,3
20
Bông băng, tã giấy
0,9 – 1,1
0,5 – 0,9
21
Chất thải nguy hại (giẻ lau dính dầu,
0,1 – 0,2
0,1 – 0,2
bóng đèn huỳnh quang)
(Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010, Sở Tài nguyên và Môi
trường Tp. HCM)
1.2.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mục đích đầu tiên của việc quản lí chất thải rắn là chuyển đúng lúc các chất thải
ra khỏi những nơi có người để ngăn ngừa sự bốc mùi hôi thối, sự phát sinh và lây
truyền bệnh dịch; để loại trừ các ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan đô thị.
Mục đích thứ hai không kém phần quan trọng là để xử lí chất thải rắn bằng cách
nào đó sao cho có thể chấp nhận được về mặt môi trường trong khả năng hạn chế về
mặt tài chính.
Để thực hiện các chức năng trên, Phòng Quản lý chất thải rắn phối hợp với (1) các
Phòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môi
trường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hợp Xử
lý Chất thải Thành phố (MBS), và (2) các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các
12
khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường
các quận huyện.
Ủy ban nhân dân Tp.HCM
Ủy ban nhân dân quận
huyện
Sở Tài nguyên và
Môi trường
HEPZA
Phòng Tài nguyên
và môi trường
Phòng Quản lý
chất thải rắn
Phòng Quản lý
môi trường
Các công ty hạ
tầng KCN-KCX
Đơn vị
tái sử dụng/ tái
chế
Các loại chủ
nguồn thải
Đơn vị thu gom
và vận chuyển
Đơn vị xử lý
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản
lý chất thải rắn tại Tp. HCM
(Nguồn: Sở tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, 2013)
Việc xây dựng khung chính sách về quản lí chất thải rắn là nhiệm vụ của các cơ
quan nhà nước. Việc quyết định chính sách quản lí chất thải rắn cần phải làm rõ bốn
vấn đề cơ bản sau đây:
Phân loại và thu gom
Vận chuyển
Xử lí và chế biến
Thải bỏ vào môi trường
13
Sau đây là sơ đồ tổng thể của một hệ thống quản lí chất thải rắn mà nó được
thực hiện từ điểm phát sinh ra chất thải cho đến việc thải bỏ sau cùng các chất thải
rắn ở thành phố Hồ Chí Minh:
Nguồn CTR phát sinh
Phân loại, lưu trữ CTR tại nguồn
Thu gom
Vận chuyển
Điểm hẹn
Cơ sở tái chế
Vận chuyển tiếp
Điểm tập kết
(Trạm trung chuyển)
Vận chuyển tiếp
Khu xử lý rác
Hình 1.4. Sơ đồ Quy trình vận hành tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, 2013)
Để có thể quản lý lượng chất thải đa dạng và khổng lồ, từ nhiều năm nay thành
phố đã hình thành một hệ thống kỹ thuật thu gom từ nguồn phát sinh, trung chuyển
và vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp rộng khắp, phủ kín trên địa bàn 352
phường xã của 24 quận huyện. Các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực quản lý chất thải rắn đã đầu tư cơ sở vật chất to lớn và nhân lực đông đảo để
vận hành hệ thống trên với hơn 7.900 nhân công làm việc trong các công ty TNHH
MTV Dịch vụ công ích và Hợp tác xã (2.400 công nhân quét và vệ sinh đường phố,
1.500 công nhân thu gom rác công lập và 4.000 người thu gom rác dân lập), khoảng
12.000 nhân công làm việc trong các cơ sở tái chế, hơn 2.500 xe đẩy tay 660L,
14
1.000 xe ba/bốn bánh tự chế, 200 xe tải nhỏ 550 kg, 570 xe cơ giới các loại (trong
đó có 261 xe tải vận chuyển 4 – 15 tấn/xe), 40 bô/trạm trung chuyển, hơn 1.200 cơ
sở thu mua, phân loại và tái chế phế liệu.
Đặc biệt từ năm 2003 đến nay (2015), việc xây dựng và đưa vào hoạt động hàng
loạt các dự án như: khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc – Củ Chi (687 ha); Đa
Phước – Bình Chánh (613 ha); nhà máy Tâm Sinh Nghỉa và Vietstar với khả năng
tiếp nhận xử lý và chôn lấp hơn 8.000 tấn chất thải rắn/ngày, đã phần nào giải tỏa
bớt áp lực mà Tp. HCM phải gánh chịu. Ngoài ra, dự báo khả năng tiếp nhận đến
14.000 – 16.000 tấn/ngày và cao hơn khi tất cả các dự án mới được triển khai sẽ
đảm bảo an ninh và an toàn xã hội trong công tác quản lý chất thải rắn cho tòa thành
phố đến năm 2025. Với hai loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn là chôn lấp hợp
vệ sinh và sản xuất compost đang áp dụng và hoạt động ổn định, thành phố đã có đủ
điều kiện để chuyển sang giai đoạn thứ hai kêu gọi đầu tư các loại hình công nghệ
mới, tái chế cao hơn, đặc biệt là tái chế chất thải và tái sinh năng lượng (điện và
nhiệt), giảm tối đa lượng chất thải rắn đổ vào bãi chôn lấp.
1.2.1.
Phân loại và lưu rác tại nguồn
3R (Reduce, Reuse, Recycle), hay 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế) với nền
tảng cơ bản là hoạt động phân loại rác tại nguồn.
Phân loại CTR tại nguồn có ưu điểm: Giảm được lượng chất thải phải xử lý →
Tiết kiệm được chi phí xử lý; Tiết kiệm tài nguyên do tái chế, tái sử dụng chất thải
→ Khai thác ít tài nguyên thiên nhiên → Giảm tác động đến môi trường.
Theo cách thức của Phòng Quản lý Chất thải rắn của Sở Tài Nguyên và Môi
trường Tp. HCM, chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 02 loại: Chất thải rắn
hữu cơ và chất thải rắn còn lại.
Chất thải rắn hữu cơ: bao gồm các chất hữu cơ như thực phẩm, thức ăn
thừa, các sản phẩm thái bỏ từ rau củ quả, lá cây, rác vườn,…
Chất thải rắn còn lại: bao gồm các loại rác có khả năng tái chế như giấy,
nilon, vải, kim loại…và có cả chất thải nguy hại như pin, bóng đèn, đồ điện tử…
15
Các hộ gia đình tự trang bị thùng chứa rác bằng nhựa, một số gia đình sử dụng
thùng chứa bằng kim loại hoặc giỏ tre. Nhưng phổ biến nhất hiện nay là người dân
sử dụng túi nilon chứa rác.
Hình 1.5. Túi rác chứa trong giỏ tre của các hộ dân
Khi đến thời gian giao rác, các hộ dân giao rác cho công nhân thu gom. Đối với
những hộ không có ở nhà vào thời gian đó, thường bỏ rác vào các túi nilon buộc
chặt, để trước cửa nhà.
Hình 1.6. Túi rác nilon để trước cửa nhà
Đối với các loại chất thải rắn có khả năng tái chế và có giá trị, một số hộ thường
lưu giữ riêng và bán ve chai. Tuy nhiên, việc phân loại chưa triệt để nên trong chất
thải rắn vẫn còn một lượng phế liệu nhất định, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho
16
những người thu nhặt “ve chai” và kể cả các công nhân thu gom có thể bươi, móc
các bịch và thùng rác để tận thu phế liệu. Các phế liệu được treo trên các túi lớn bên
ngoài xe rác.
Trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình còn có các chất thải nguy hại như
bóng đèn huỳnh quang, pin, bình xịt côn trùng, nhớt xe đã sử dụng,…. Các chất thải
này hiện nay được người dân thải bỏ trực tiếp vào trong chất thải sinh hoạt. Chính
điều này làm cho chất lượng sản phẩm compost không cao, lẫn nhiều thủy tinh nên
không có thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài ra, công tác xử lý nước rỉ rác cũng gặp
nhiều khó khăn, hệ thống xử lý không ổn định.
Hình 1.7. Túi phế liệu treo trên xe rác
1.2.2.
Thu gom, trung chuyển và vận chuyển
1.2.2.1. Thu gom
a)
Lực lượng thu gom
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại song song hai hệ
thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu
gom dân lập.
Hệ thống công lập gồm 22 công ty dịch vụ công ích của các quận: hệ thống
này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ
quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh
17
hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn sau đó đưa đến trạm trung chuyển hoặc
chở thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị kí hợp đồng với công ty môi trường đô thị để
vận chuyển rác trên địa bàn.
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp
đoàn thu gom và các hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng này chủ yếu thu
gom rác hộ dân, trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình). Rác dân lập
chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các hẻm, sau đó tập kết rác tại các điểm hẹn dọc
đường hoặc các bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển
rác.
Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề
nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt
động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố.
Còn lực lượng thu gom dân lập do được hình thành một cách tự phát nên
thường làm việc một cách độc lập và thường không kí hợp đồng thu gom bằng văn
bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lí được lực
lượng này, vì thế gây nhiều khó khăn trong công tác quản lí chung của thành phố.
b)
Phương tiện thu gom
Phương tiện được sử dụng để thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Tp.
HCM khoảng hơn 200 ve tải nhỏ 550 kg, gần 1.000 xe 3,4 tấn bánh tự chế (xe lavi,
xe chuồng, xe ép, xe tải ben, xe hooklift có tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn) và hơn
2.500 thùng 660 lít.
Tuy nhiên dung tích chứa của các phương tiện hiện nay đều không đáp ứng
khối lượng rác được thu gom trong 1 chuyến, phần lớn các phương tiện đều cơi nới
cao lên. Các phương tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn hơn
(gấp 1,5 đến 2 lần so với loại thùng 660 lít). Phần lớn phương tiện thu gom rác
không đạt vệ sinh, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện
phải thay thế theo quy định của chính phủ. Chưa có chính sách hỗ trợ thiết thực để
chuyển đổi phương tiện.
1.2.2.2. Trung chuyển và vận chuyển
18
a)
Phương thức vận chuyển
Công ty Môi trường đô thị là đơn vị tổng thầu kí hợp đồng lại với các công ty
dịch vụ công ích tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác
công cộng hoặc các điểm phát sinh rác bừa bãi trên đường phố. Sau đó sử dụng xe
ép > 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác. Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển
rác đưa thẳng đến khu xử lí rác.
b)
Điểm hẹn
Điểm hẹn là vị trí tập kết các xe tải chở rác để chuyển sang xe cơ giới. Trong
tương lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải được giảm dần, thay thế bằng
các trạm trung chuyển với công nghệ tốt hơn.
c)
Trạm trung chuyển
Trạm trung chuyển là nơi tiếp nhận rác từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang
xe có tải trọng lớn vận chuyển đến khu xử lý. Được xây dựng kiên cố, có nền bê
tông cứng, mái che và có hệ thống xử lí mùi, bụi, nước rỉ rác,…
Có 2 trạm trung chuyển chính nhận rác từ xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ và xe đẩy
tay là trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp; và trạm trung chuyển Vận
chuyển số 2 (345 Lạc Long Quân, Quận 11).
Xe ép > 4 tấn, xe đẩy tay, thùng 660 lít
TTC ép rác
kín
Điểm hẹn
Nguồn
phát sinh
CTRSH
Xe
đẩy
tay, xe
ba
gác,
thùng
660 lít
Xe container
Xe ép > 4 tấn
Bãi chôn lấp
Bô trung chuyển
Xe ép > 4 tấn,
xe tải < 7 tấn
Xe ép > 4 tấn
Hình 1.8. Sơ đồ thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH tại Tp. HCM
19
1.2.2.3. Công tác xử lý chất thải
Bãi chôn lấp: chất thải rắn được tiếp nhận và chôn lấp hợp vệ sinh.
Nhà máy xử lý rác: chất thải được tiếp nhận, sau đó được phân loại để tận thu
phế liệu, phần chất thải thực phẩm được chế biến thành phân compost, và phần chất
thải rắn còn lại không có giá trị được chuyển về bãi chôn lấp Phước Hiệp để chôn
lấp hợp vệ sinh.
Do việc phân loại rác tại nguồn chưa triệt để nên thành phần rác còn lẫn nhiều
tạp chất (đặc biệt là bóng đèn huỳnh quang) và có độ ẩm cao nên sản phẩm compost
có chất lượng thấp và lẫn nhiều tạp chất. Nhựa nilon trong rác lẫn nhiều tạp chất
nên hiệu suất sản xuất hạt nhựa tái chế giảm và sản phẩm có chất lượng không cao.
Vì lí do đó mà sản phẩm phân compost và hạt nhựa tái chế chưa có thị trường tiêu
thụ ổn định, nên hoạt động của Nhà máy VietStar đang gặp rất nhiều khó khăn.
1.2.2.4. Hệ thống tái chế phế liệu
Chủ nguồn thải phân loại những rác thải còn giá trị như giấy các loại; bao bì
nilon, plastic; chai lọ thủy tinh; lon đồ hộp kim loại để bán cho người thu mua phế
liệu dạo. Những người thu mua phế liệu dạo sẽ bán lại cho vựa thu mua phế liệu. Và
vựa thu mua phế liệu sẽ bán từng loại phế liệu cho các nhà máy tái chế.
Ước tính có khoảng hơn 90% các chất có thể tái sử dụng hoặc tái chế được thu
mua, tái sử dụng hay tái chế trong hệ thống thu mua phế liệu.
Nhận xét:
Sau 4 năm xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, cuối năm 2007 Sở Tài
nguyên và Môi trường hoàn thành công tác xã hội hóa toàn bộ hoạt động xử lý chất
thải và đến năm 2013 toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn đã được xã hội hóa,
thành phố chỉ phải chi trả chi phí vận hành và thực hiện các công tác quản lý hành
chính.
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu quản lý chất thải của thành phố, nhiều nỗ
lực hơn nữa cần phải thực hiện:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Sở và cấp quận/huyện trong lĩnh vực quản lý
chất thải và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hành chính, hành chính sự nghiệp
20
trong và ngoài Sở trên cơ sở nhu cầu của thực tế phát triển thành phố hiện tại và
tương lai;
Hoàn thiện các văn bản pháp qui làm cơ sở quản lý nhà nước;
Xác định số lượng và yêu cầu chất lượng, bổ sung và đào tạo đội ngũ cán
bộ công chức quản lý có “tầm” và có “tâm”;
Triển khai và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý nhà nước;
Xã hội hóa cao hơn nữa, triệt để hơn nữa, kết hợp đẩy mạnh hợp tác quốc tế
để tìm kiếm công nghệ mới và nguồn tài chính đầu tư mới.
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT
1.3.
THẢI RẮN TẠI NGUỒN THEO HỢP TÁC THỎA THUẬN GIỮA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THÀNH PHỐ OSAKA
1.3.1.
Tổng quan các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành
phố Hồ Chí Minh
Những lợi ích về kinh tế- xã hội và môi trường do PLCTRTN mang lại là không
thể phủ nhận và là xu hướng quản lý mới, tất yếu nên Tp. HCM đã từng triển khai
nhiều dự án PLCTRTN. Có thể kể đến:
1.3.1.1. Dự án PLCTRTN tại quận 6 năm 2006
Mô hình triển khai phân loại chất thải rắn tại quận 6 cho từng đối tượng hộ gia
đình, trường học,… được áp dụng như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 02 loại: Chất thải rắn hữu cơ và
chất thải rắn còn lại.
Lưu trữ tại nguồn: Trong 06 tháng đầu triển khai chương trình, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã cung cấp thùng và túi nylon theo màu sắc (màu xanh, màu
xám) miễn phí cho hộ gia đình và trường học để phân loại riêng biệt 02 loại chất
thải rắn. Sau đó, các đối tượng tự trang bị túi nylon phục vụ chương trình.
Thu gom: Công nhân Công ty TNHH MTV DVCI quận 6 thu gom tại từng
đối tượng.
21
Chất thải rắn sau khi được phân loại đưa đến điểm hẹn hoặc trạm trung
chuyển Bà Lài và đưa đến bãi chôn lấp.
Qua mô hình triển khai như trên, ngày 1 tháng 4 năm 2008, Sở Tài nguyên và
Môi trường và Ủy ban nhân dân quận 6 đồng chủ trì cuộc họp sơ kết báo cáo kết
quả các nội dung triển khai thí điểm chương trình phân loại chất thải rắn tại quận 6.
Kết quả Sơ kết cũng chỉ ra những nội dung đạt được, những hạn chế và những bài
học kinh nghiệm để triển khai cho phân loại chất thải rắn sau này.
1.3.1.2. Chương trình PLCTR tại Chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền
(quận 8) năm 2011
Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Chợ Bình Điền được triển
khai từ ngày 5 tháng 5 năm 2011. Để phù hợp với tình hình hoạt động và khối lượng
phát sinh chất thải rắn tại chợ, phương án triển khai phân loại chất thải rắn tại Chợ
Đầu mối Bình Điền được áp dụng như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 02 loại: Chất thải rắn hữu cơ và
chất thải rắn còn lại.
Chất thải rắn hữu cơ: Giữ nguyên hiện trang như cũ, chất thải rắn hữu cơ
được chuyển ra trước sạp để công nhân thu gom.
Chất thải rắn còn lại: Tiểu thương tận dụng những dụng cụ có sẵn như: ky
nhựa, thùng xốp, túi nylon, cần xé, … để chứa chất thải rắn còn lại tại mỗi sạp và
không được để đổ chung chất thải rắn còn lại chung với chất thải rắn hữu cơ như
trước đây.
Thu gom: Công nhân tiếp nhận chất thải còn lại sau phân loại của các tiểu
thương được thu gom cùng lúc với chất thải hữu cơ bằng một thùng chứa nhỏ (hoặc
một túi lớn) được treo phía trên thùng xe thu gom. Trong trường hợp chất thải hữu
cơ lẫn chất thải vô cơ thì phương án thực hiện như sau: Công nhân thu gom nhặt bỏ
vào túi/thùng chứa vô cơ trong quá trình thu gom. Đồng thời, công nhân thu gom
thông báo cho Ban quản lý chợ (hay nhóm chịu trách nhiệm kiểm tra phân loại chất
thải rắn của Chợ để giám sát, nhắc nhở việc phân loại tại khu vực bị trộn lẫn chất
thải này và sẽ áp dụng biện pháp chế tài nếu cần thiết).
22
Chất thải rắn sau khi được phân loại đưa đến điểm hẹn hoặc trạm trung
chuyển hoặc chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý Đa Phước.
Tại nhà máy xử lý, chất thải rắn được tái chế theo mục đích: Chất thải rắn
hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân compost, chất thải rắn còn lại chôn lấp hợp
vệ sinh.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng thực hiện thường xuyên bằng hình
thức phát loa, in tờ bướm và dán banner xung quanh chợ.
Tuy nhiên, sau 03 tháng triển khai, thống kê kết quả chương trình phân loại chất
thải rắn tại Chợ Bình Điền cho thấy gặp rất nhiều khó khăn do các yếu tố sau:
Các tiểu thương không thực hiện phân loại chất thải theo như phương án
ban đầu đề ra do thời gian hoạt động của các tiểu thương diễn ra liên tục từ 0 giờ
đến 3 giờ, tiểu thương không thể vừa hoạt động kinh doanh vừa thải bỏ chất thải rắn
vào các dụng cụ tự trang bị. Qua đó nhận thấy rằng, ý thức của các tiểu thương
không cao về thải bỏ chất thải. Bên cạnh đó, công tác tập huấn chỉ thực hiện 01-02
lần cho các chủ tiểu thương và Ban quản lý mà chưa tuyên tryền mạnh đến những
người phụ việc của các sạp.
Diện tích sạp quá nhỏ không thể vừa đặt các dụng cụ phục vụ cho công việc
của tiểu thương vừa đặt dụng cụ lưu chứa chất thải đã phân loại.
Không thu hồi được giá trị kinh tế từ chất thải rắn còn lại được phân loại,
tái chế do các đơn vị tư nhân thu mua phế liệu bên ngoài Chợ đã thu gom. Lượng
chất thải hữu cơ tại trạm trung chuyển của chợ chiếm đến 95% tổng khối lượng,
thành phần chất thải còn lại chủ yếu là mouse xốp, dây buộc, nylon vụn bẩn.
Từ những khó khăn trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã điều chỉnh cách thức
phân loại, thu gom chất thải tại các sạp tiểu thương thông qua hình thức công nhân
thu gom chung chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn còn lại và phân loại tại trạm trung
chuyển của chợ do Công ty DVCI huyện Bình Chánh quản lý và sau đó, chất thải
được phân loại sẽ đưa về Công trường xử lý chất thải Đa Phước- Bình Chánh.
Từ quá trình thực hiện phân loại tại Chợ Đầu mối, Sở Tài nguyên và Môi
trường nhận thấy, hầu hết các chợ trên địa bàn Tp.HCM chất thải phát sinh chiếm
23
khoảng 95% là chất thải rắn hữu cơ. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường quyết
định không tổ chức phân loại CTR tại các chợ đầu mối; chất thải từ nguồn này được
thu gom riêng và vận chuyển trực tiếp về Công trường xử lý chất thải rắn Đa Phước
thuộc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (VWS) hoặc Công ty CP
Vietstar để sản xuất thành phân compost. Hiện nay, quy trình thu gom riêng của các
Chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền đã đi vào ổn định với tổng khối lượng
trung bình 100 tấn/ngày về các nhà máy xử lý nêu trên.
1.3.1.3. Chương trình PLCTRTN tại toàn bộ hệ thống siêu thị Co.op Mart trên
địa bàn Tp. HCM năm 2012
Xây dựng mô hình phân loại chất thải rắn tại các hệ thống siêu thị Co.opMart
trên địa bàn Tp.HCM phải đảm bảo các tiêu chí không làm xáo trộn nhiều hiện
trạng hệ thống thu gom, phương án kỹ thuật phù hợp với trang thiết bị đã đầu tư của
từng siêu thị và chi phí thực hiện thấp và phù hợp với khả năng đầu tư của doanh
nghiệp. Chương trình phân loại chất thải rắn tại tất cả các hệ thống siêu thị
Co.opMart triển khai chính thức vào ngày 10 tháng 12 năm 2011, cụ thể như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 02 loại: Chất thải rắn hữu cơ và
chất thải rắn còn lại.
Lưu giữ: Chất thải rắn hữu cơ sử dụng bao bì màu xanh dương và chất thải
rắn còn lại sử dụng bao màu đen. Mỗi vị trí phát sinh chất thải rắn bắt buộc phải đặt
hai thùng rác hữu cơ và còn lại để thuận lợi cho nhân viên và người dân thải bỏ rác.
Thu gom: Chất thải rắn sau khi được phân loại đưa đến điểm hẹn hoặc lưu
giữ tại 02 trạm trung chuyển của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị quản lý
hoặc chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý.
Tại nhà máy xử lý, chất thải rắn được tái chế theo mục đích: Chất thải rắn
hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân compost, chất thải rắn còn lại chôn lấp hợp
vệ sinh.
1.3.1.4. Một số chương trình PLCTR tại nguồn năm 2014
Song song đó, từ năm 2014, Tp. Hồ Chí Minh cũng có kế hoạch triển khai một
số chương trình PLCTR tại nguồn như:
24
Chương trình PLCTRTN tại các KCN, KCX: Khu công nghệ cao (quận 9),
khu chế xuất Tân Thuận (quận 7).
Chương trình PLCTRTN tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng quận 7.Chương trình
PLCTRTN tại phường 12, quận 6.
1.3.2.
Mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Osaka – Nhật
Bản
Osaka là một thành phố của Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí
cao, chấp hành kỹ luật và tuân thủ pháp luật tốt nhất Châu Á và thế giới. Cũng như
Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian đầu triển khai chương trình phân loại chất
thải rắn tại nguồn không được sự đồng thuận của cộng đồng, doanh nghiệp và gặp
khó khăn về hạ tầng kỹ thuật, văn bản pháp luật, công tác tuyên truyền,… Do đó, để
thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn hiệu quả và thành công, Thành phố
Osaka đã chia thành phố thành 11 khu, tất cả các khu này quy trình phân loại, hệ
thống văn bản và công tác tuyên truyền đều đồng bộ và thống nhất với nhau, cụ thể
mô hình phân loại như sau:
1.3.2.1. Mục tiêu
Nâng cao hiệu quả của quá trình tái chế các loại chất thải có giá trị và tách
chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn đã được phân loại;
Hạn chế sử dụng tới mức thấp nhất chất thải đưa đến bãi chôn lấp;
Nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy
định;
Giảm khối lượng chất thải rắn đô thị đưa về bãi chôn lấp.
1.3.2.2. Hệ thống kỹ thuật phục vụ chương trình phân loại chất thải rắn tại
nguồn
Chất thải rắn tại hộ gia đình của thành phố Osaka được phân loại thành 04 loại
như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt (chất thải này có kích thước dưới 30cm): bàn ủi,
máy sấy tóc, thực phẩm dư thừa, cây dù,…
Chất thải rắn tài nguyên: lon, chai thủy tinh, chai nhựa PET,…
25
Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: hộp cơm nhựa, hộp đựng trứng,
khay nhựa, chén nhựa,…
Chất thải rắn cỡ lớn (bắt buộc thu phí): ghế, bàn, tủ, máy hút bụi, quạt, ghế
sofa,…
Cơ chế thu gom chất thải rắn tại hộ gia đình
Đối với bao bì chứa chất thải rắn đã phân loại:
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn tài nguyên và chất thải rắn từ
vỏ hộp đựng bằng nhựa: bao bì trong suốt để nhìn được chất thải chứa bên trong.
Chất thải rắn cỡ lớn, mỗi hộ gia đình tự đăng ký qua điện thoại.
Đối với chất thải nguy hại: Hộ gia đình chứa trong các bao bì trong suốt hay
không trong suốt đều được. Tuy nhiên, trên bao bì này phải dán nhãn chất thải nguy
hại. Các loại bao bì trong suốt và không trong suốt sử dụng cho mục đích phân loại,
hộ gia đình có thể tận dụng lại các bao có sẵn hoặc mua tại các cơ quan môi trường
địa phương hoặc tại các siêu thị.
Lưu giữ chất thải rắn tại nguồn: Chất thải rắn sau khi được phân loại sẽ lưu
giữ trong nhà, tuyệt đối không để ngoài đường và được thu gom định kỳ.
Thu gom chất thải rắn tại nguồn:
Mỗi khu lớn trong thành phố Osaka được chia từ 3-6 khu nhỏ để thuận tiện
cho quá trình thu gom. Tùy vào từng loại chất thải, mỗi khu nhỏ được phân chia
ngày cụ thể, cố định trong tuần để nhân viên thu gom của các Công ty tư nhân.
Ngoài ra, trên mỗi chiếc xe thu gom chất thải rắn được phân loại sẽ có đoạn nhạc
riêng để khi xe thu gom rác đến hộ gia đình sẽ để rác phía bên ngoài. Tuy nhiên,
nếu hộ gia đình thải bỏ chất thải không đúng quy định, nhân viên thu gom chất thải
sẽ dán phiếu cảnh cáo trên bao bì chứa chất thải này và không thu gom.
Ngoài ra, đối với chất thải rắn cỡ lớn, thành phố đưa ra 4 khung mức phí để
thu phí đối với từng loại chất thải này gồm 200 yên, 400 yên, 700 yên và 1.000 yên.
Tùy từng loại chất thải rắn, đơn vị thu gom sẽ vận chuyển đến nhà máy đốt
chất thải hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn tài nguyên và chất thải rắn từ vỏ hộp
đựng bằng nhựa tái chế cho các mục đích khác nhau. Hiện nay, có 09 nhà máy đốt