Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập vật lý phần nhiệt học lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 150 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài nghiên cứu là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2016

Đinh Phước Như

1


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý Khoa học trường Đại học Sài Gòn, cùng với quý thầy cô trường Đại
học Sài Gòn và các thầy cô ở trường THPT trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thọc sinh. Nguyễn Đăng Thuấn,
giảng viên trường Đại học Sài Gòn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp cho
chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tác giả

Đinh Phước Như

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................6
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... 7


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH..............................................................................8
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................................10
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ...................................................................................... 10
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 10
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 11
4. CÁCH TIẾP CẬN ...................................................................................................11
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................12
6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 12
6.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 12
6.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 12
7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................... 12
PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................................14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU .................... 14
1. NĂNG LỰC ..............................................................................................................14
1.1 Khái niệm năng lực................................................................................................ 14
1.2 Phân loại năng lực .................................................................................................14
1.2.1 Năng lực chung............................................................................................. 14
1.2.2 Năng lực đặc thù .......................................................................................... 18
1.2.3 Năng lực đặc thù trong môn Vật lý ............................................................ 19
3


1.3 Cấu trúc năng lực ..................................................................................................24
1.4 Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh THPT.....................................26
1.4.1 Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
THPT...................................................................................................................... 26
1.4.2 Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh THPT ..28
2. BÀI TẬP VẬT LÝ VÀ BÀI TẬP VẬT LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC ....................................................................................................36

2.1 Bài tập Vật lý .........................................................................................................36
2.1.1 Vai trò và chức năng của bài tập Vật lý trong dạy học ............................ 36
2.1.2 Phân loại bài tập Vật lý ...............................................................................38
2.2 Bài tập Vật lý theo định hƣớng phát triển năng lực ..........................................39
2.2.1 Khái niệm......................................................................................................39
2.2.2 Đặc điểm .......................................................................................................39
2.2.2.1 Yêu cầu của bài tập ..................................................................................... 40
2.2.2.2 Hỗ trợ học tích lũy ...................................................................................... 40
2.2.2.3 Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập .................................................................40
2.2.2.4 Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn ............................................................. 40
2.2.2.5 Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp ...................................40
2.2.2.6 Tích cực hóa hoạt động nhận thức .............................................................. 40
2.2.2.7 Có những con đường và giải pháp khác nhau ............................................40
2.2.2.8 Phân hóa nội tại .......................................................................................... 41
2.2.3 Sự cần thiết của việc xây dựng bài tập phát triển năng lực..................... 41
2.2.4 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lý theo định hƣớng phát triển
năng lực. .................................................................................................................42
3. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 43

4


CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÝ PHẦN NHIỆT HỌC
_ LỚP 10 THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ..................47
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC...................................................... 47
2. XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO
HỌC SINH KHI HỌC XONG PHẦN NHIỆT HỌC ...............................................47
3. HỆ THỐNG BÀI TẬP ............................................................................................ 47
4. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ....................................62

5. MỘT SỐ GIÁO ÁN .................................................................................................63
PHỤ LỤC I ................................................................................................................... 73
PHỤ LỤC II ...............................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................150

5


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
THPT

Trung học Phổ thông

SGK

Sách giáo khoa

NXB

Nhà xuất bản

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG
STT

TÊN BẢNG


TRAN
G

Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lý được cụ thể hóa từ
1

năng lực chung

19

2

Bảng 2: Năng lực đặc thù môn Vật lý

21

3

Bảng 3: Cấp độ các năng lực

25

Bảng 13: Bài tập tương ứng cho các năng lực đặc thù của môn Vật
4

48




5

Bảng 4: Ghép nối lý thuyết về cấu tạo chất

72

6

Bảng 5: Gợi ý trình bày kết quả đo đạc

77

7

Bảng 6: Ghép nối lý thuyết về quá trình đẳng nhiệt

79

8

Bảng 7: Số liệu thu được từ một bài thí nghiệm điện học lớp 9

86

9

Bảng 8: Ghép nối lý thuyết về quá trình đẳng áp

90


10

11

12

13

Bảng 9: Bảng gợi ý cách trình bày kết quả thí nghiệm về 3 định luật
chất khí
Bảng 10: Bảng số liệu đo được về áp suất và khối lượng riêng của
hơi nước bão hòa ở nhiệt độ khác nhau
Bảng 11: Ghép nối lý thuyết về chất rắn kết tinh, chất rắn vô định
hình
Bảng 12: Bảng số liệu thí nghiệm đun băng phiến trong thời gian 15
phút

7

94

96

108

121


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
TÊN SƠ ĐỒ, HÌNH


STT
1

TRANG

Sơ đồ 1: Sơ đồ khái quát quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật
lý theo định hướng phát triển năng lực

42

2

Sơ đồ 2: Nguyên tắc hoạt động của máy nhiệt

104

3

Hình 1: Đồ thị p – V bài tập 25

78

Hình 2: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt T1, T2 trên cùng hệ
4

trục p – V

79


5

Hình 3: Đồ thị thu được từ cách vẽ Excel.

86

Hình 4: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng áp p1, p2 trên cùng hệ
6

trục V – T

89

7

Hình 5: Đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái khí

95

8

Hình 6: Đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái khí

96

9

Hình 7: Hình mô tả tổng quan các hình thức truyền nhiệt

99


10

Hình 8: Hình ảnh về một chiếc tủ lạnh có bề ngoài thô, nặng

100

11

Hình 9: Đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái khí

103

12

Hình 10: Một trong những hình ảnh về động cơ hơi nước đầu tiên

107

13

Hình 11: Hình ảnh về lá ớt, lá sen trong tự nhiên

113

14

Hình 12: Hình ảnh giọt nước đọng trên lá sen

116


15

Hình 13: Hình ảnh dùng cho việc dự đoán

116

16

Hình 14: Hình ảnh dùng cho việc dự đoán

117

Hình 15: Hình mô phỏng cách bố trí thí nghiệm xác định hệ số

118

17

căng bề mặt của chất lỏng

18

Hình 16: Hình ảnh một con nhện nước

19

Hình 17: Hình ảnh ghi lại dự báo thời tiết thành phố Nha Trang
ngày 16/02/2016
8


119
123


PHẦN MỞ ĐẦU

9


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Từ năm 2000, các nước có sự xem xét, cải tổ chương trình giáo dục đều theo
định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng tuyên bố rõ
đó là chương trình tiếp cận theo năng lực. Trong đó, một số nước tuyên bố chương
trình thiết kế theo năng lực và nêu rõ các năng lực cần có ở học sinh như: Úc, Canada,
NewZealand, Pháp...Một số nước khác, tuy không tuyên bố chương trình thiết kế theo
năng lực, nhưng vẫn đưa ra chuẩn cụ thể cho chương trình giáo dục theo hướng này
như: Indonesia (2006), Hàn Quốc, Phần Lan.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với bối cảnh đất nước đang trên đường
hội nhập quốc tế, tốc độ phát triển xã hội ngày càng nhanh, với những biến đổi liên tục
và khôn lường, yêu cầu đối với mỗi cá nhân ngày càng cao thì việc đầu tư cho giáo
dục có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực tương lai của đất
nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá,
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tập trung chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về
tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường
trung học.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trải qua nhiều công cuộc đổi mới trong giáo dục, thông tin và tri thức luôn
được xem là tài sản vô giá, hữu ích của mỗi quốc gia. Ngày nay, giáo dục được xem là
“chìa khóa vàng” để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai. Giáo dục không
chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế
sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát triển
năng lực trong mỗi cá nhân, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội
học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu
cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu mới cho
giáo dục nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, đó không chỉ cung cấp tri thức, rèn
luyện kỹ năng mà còn phải phát triển năng lực người học. Khái niệm năng lực, cấu
10


trúc năng lực, các phương pháp tổ chức dạy học và hệ thống bài tập bổ trợ nhằm hình
thành, phát triển năng lực cho học sinh THPT là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, là vấn đề mới chưa có nhiều nghiên cứu đề cập.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.
Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp. Thông qua đó, kết quả học tập được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá
được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục. Nên chương trình
giáo dục theo định hướng phát triển năng lực có thể hữu ích cho việc đổi mới giáo dục.
Trước kế hoạch đổi mới SGK vào năm 2018 theo định hướng phát triển năng
lực của người học thì cần có thêm nhiều nghiên cứu, tài liệu để hỗ trợ cho giáo viên,
sinh viên các trường sư phạm để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Trong đó, việc xây
dựng một hệ thống các bài tập tương ứng với việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực là một việc làm hết sức cần thiết mang tính thực tiễn.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, nên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu
đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập Vật lý phần Nhiệt học – lớp 10 THPT theo
định hƣớng phát triển năng lực”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống bài tập Vật lý phần Nhiệt học - lớp 10 THPT nhằm hình
thành và bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
4. CÁCH TIẾP CẬN
Đề tài tiếp cận trực tiếp chương trình Vật lý lớp 10 phần Nhiệt học hiện nay, mà
cụ thể là hệ thống các bài tập. Dựa vào tài liệu tập huấn Giáo viên THPT năm 2014
của Bộ Giáo dục và đào tạo để tham khảo về các năng lực chuyên biệt của bộ môn Vật
lý, sau đó xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với các loại năng lực này.

11


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu
sau đây:
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo tài liệu liên quan đến việc phát

triển năng lực học sinh.
6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống bài tập Vật lý phần Nhiệt học - lớp 10 THPT theo định hướng phát
triển năng lực.
6.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát hệ thống bài tập Vật lý phần nhiệt học lớp 10 THPT.

7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu lý luận về bài tập Vật lý, phương pháp dạy học bài tập Vật lý.

-

Nghiên cứu lý luận về năng lực, hình thành và bồi dưỡng năng lực người học.

-

Xây dựng hệ thống bài tập Vật lý phần nhiệt học lớp 10 THPT theo định hướng

phát triển năng lực.

12


PHẦN NỘI DUNG

13


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1. NĂNG LỰC
1.1 Khái niệm năng lực
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra khái niệm về năng lực, chẳng hạn
như:
-


Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành

công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. (OECD*, 2002). [13]
-

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học

được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa
trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử
dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống
thay đổi (Weinert, 2001) [13]
-

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thái độ

và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của cuộc sống. (Quebec-Ministere de I’Education, 2004) [1, 13]
Từ đó, chúng tôi thống nhất và đưa ra khái niệm năng lực như sau:
“Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của cá nhân
vào việc giải quyết các tình huống đặt ra để thu được kết quả có chất lượng cao”.
1.2 Phân loại năng lực
Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan
điểm và tiêu chí phân loại. Nhìn vào chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận
năng lực của các nước có thể thấy 2 loại chính: Đó là những năng lực chung và
năng lực đặc thù (năng lực cụ thể, năng lực đặc thù). [1]
1.2.1 Năng lực chung
“Năng lực chung” là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm
việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều
môn học, liên quan đến nhiều môn học.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại năng lực chung. Theo tài
liệu tập huấn thì năng lực chung gồm 10 năng lực cụ thể dưới đây: [1]

14
* OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation
and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC)


Năng lực tự học
-

Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục

tiêu học tập để đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu thực hiện.
-

Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp, thực hiện các cách học.

hình thành cách ghi nhớ của bản thân, phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn các
nguồn tài liệu đọc phù hợp, các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham
khảo, internet, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết,
bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý
chính, tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
-

Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các

nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của giáo viên, bạn bè, chủ động tìm kiếm sự hỗ
trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề

-

Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có

vấn đề trong học tập.
-

Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được

giải pháp giải quyết vấn đề.
-

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù

hợp của giải pháp thực hiện.
Năng lực sáng tạo
-

Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, xác định và làm rõ thông tin,

ý tưởng mới, phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
-

Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, đề xuất giải pháp cải

tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp, so sánh và bình luận được về các
giải pháp đề xuất.
-

Suy nghĩ và khái quát hóa thành tiến trình, tôn trọng các quan điểm trái chiều,


áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý.
-

Hứng thú, tự do trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, không quá lo lắng về tính

đúng sai của ý kiến đề xuất, phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.

15


Năng lực tự quản lý
-

Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và

trong giao tiếp hàng ngày, kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống
ngoài ý muốn.
-

Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, xây dựng và thực hiện được kế

hoạch nhằm đạt được mục đích, nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống
không an toàn.
-

Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong

học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
-


Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng, nhận

ra những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì, có ý thức ăn uống,
rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe, nhận ra và kiểm soát được
những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần trong môi trường sống và học
tập.
Năng lực giao tiếp
-

Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của

việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
-

Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, nhận ra được bối cảnh giao tiếp,

đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
-

Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, thể hiện được biểu cả phù hợp với đối tượng

và bối cảnh giao tiếp.
Năng lực hợp tác
-

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ, xác định được

loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù
hợp.

-

Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể, phân

tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự
đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm
phân công.
-

Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm

việc nhóm, dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.
16


-

Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc

đẩy hoạt động chung, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
-

Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm, nêu mặt

được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
-

Sử dụng các thiết bị ICT* để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, nhận biết các thành


phần của hệ thống ICT cơ bản, sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các
lĩnh vực khác nhau, tổ chức và lưu giữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị
và trên mạng.
-

Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập, tìm kiếm được

thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp, đánh giá
sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra, xác lập mối liên hệ
giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng những thông tin đó để
giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
-

Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời

giải thích, cuộc thảo luận, nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được
nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập, đọc hiểu nội dung chính hay nội dung
chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn, viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen
thuộc hoặc cá nhân ưa thích, viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện
ngắn.
-

Phát âm đúng nhị điệu và ngữ điệu, hiểu từ vựng thông dụng được sử dụng

trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa, phân tích
được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh,
câu cảm khán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều
kiện.
-


Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ.
Năng lực tính toán

-

Sử dụng các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn) trong học tập

và trong cuộc sống, hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước
tính trong các tình huống quen thuộc.
17


-

Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của các hình

học, sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn
giản hàng ngày, hình dung và có thể vẽ phác thảo các đối tượng, trong môi trường
xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng.
-

Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình

* ICT là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho công nghệ thông tin, nhưng thường là một thuật ngữ
huống học tập và trong đời sống, bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong
chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông. ICT bao gồm tất cả các phương tiện
kỹhọc
thuậttập
được

dụng để
xử lýsống
thôngbiết
tin vàsử
trợdụng
giúp liên
gồm
và mạng
vàsửtrong
cuộc
mộtlạc,sốbao
yếu
tốphần
củacứng
logic
hình máy
thứctính,
đểđiện
lập thoại,
luậnphương
tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và mạng và các chức năng giám
và diễn đạt ý tưởng.
sát.

-

Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính, sử dụng được máy tính cầm tay trong

học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, bước đầu sử dụng máy vi tính để tính
toán trong học tập.

Ngoài ra, khái nhiệm “năng lực chung” còn được hội đồng châu Âu gọi là năng
lực chính. Cũng cần lưu ý là khái niệm năng lực chính được nhiều nước trong khối
EU sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như: Năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu,
kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ sở, khả năng, phẩm chất chính; kĩ năng
chuyển giao được...
Và việc phân loại năng lực chính này cũng có khác biệt với 10 loại năng lực
trên, cụ thể là có khá nhiều nước đề xuất/ lựa chọn cách phân thành 8 lĩnh vực năng
lực chính như sau: [1]
-

Tư duy phê phán, tư duy logic.

-

Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ.

-

Tính toán, ứng dụng số. Đọc-viết.

-

Làm việc nhóm - quan hệ với người khác.

-

Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT).

-


Sáng tạo, tự chủ.

-

Giải quyết vấn đề.

1.2.2 Năng lực đặc thù
“Năng lực đặc thù” là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trong
một lĩnh vực/ môn học nào đó; vì thế đôi khi còn gọi là “năng lực môn học cụ thể”.

18


Ví dụ: Ở lĩnh vực tự nhiên có các năng lực đặc thù như: năng lực tính toán,
năng lực quan sát, năng lực dự đoán...Còn ở lĩnh vực xã hội ta có các năng lực ngôn
ngữ, năng lực đọc hiểu, năng lực lý luận...
 Việc xác định các năng lực đặc thù của một lĩnh vực hoặc một môn học cụ thể
nào đó, cần căn cứ vào mục tiêu chung của giáo dục và đặc thù môn học.
 Có nhiều quan điểm xác định “Năng lực đặc thù” cho từng môn học, từng
chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng thông thường có 2 quan điểm: xây dựng
“Năng lực đặc thù” bằng cách tìm các biểu hiện của “Năng lực chung” trong lĩnh vực/
môn học cần xây dựng, từ đó xây dựng các “Năng lực đặc thù” của lĩnh vực/ môn học
đó. Hoặc xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên đặc điểm của lĩnh vực/ môn học.
1.2.3 Năng lực đặc thù trong môn Vật lý
Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lý được cụ thể hóa từ năng lực
chung [1]
Năng lực chung

Biểu hiện trong môn Vật lý
-


Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực

hiện kế hoạch có hiệu quả.
-

Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo,

hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật.
-

Đánh giá được mức độ chính xác của nguồn

thông tin.
Năng lực tự học

-

Đạt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh

-

Tóm tắt được nội dung Vật lý trọng tâm của

ta.
văn bản.
-

Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ


khái niệm, bảng biểu, sơ đồ khối.
-

Tự đặt câu hỏi về thiết kế, tiến hành được

phương án thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi đó.
Năng lực giải quyết vần đề

-

Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm.

-

Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự
19


nhiên: Hiện tượng diễn ra như thế nào? Điều kiện
diễn ra hiện tượng là gì? Các đại lượng trong hiện
tượng tự nhiên có mối quan hệ với nhau như thế
nào? Các dụng cụ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
như thế nào? ….
-

Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời bằng

suy luận lý thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.
-


Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu

được.
-

Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được.

-

Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm

tra giả thuyết (hoặc dự đoán).
Năng lực sáng tạo

-

Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu.

-

Giải được bài tập sáng tạo.

-

Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề

một cách tối ưu.
Năng lực tự quản lý

-


Không có tính đặc thù.

-

Sử dụng được ngôn ngữ Vật lý để mô tả hiện

tượng.
Năng lực giao tiếp

Năng lực hợp tác

Lập được bảng và mô tả bằng số liệu thực

nghiệm.
-

Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước.

-

Vẽ được sơ đồ thí nghiệm.

-

Mô tả được sơ đồ thí nghiệm.

-

Đưa ra các lập luận logic, biện chứng.


-

Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

-

Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác

nhau.
Năng lực sử dụng công
nghệ thông tin và truyền

-

Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng

(maple, coachọc sinh…) để mô hình hóa quá trình
20


Vật lý.

thông

-

Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối

tượng Vật lý.

-

Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy

luật Vật lý.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ

-

Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật

Vật lý.

Năng lực tính toán

-

Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu.

-

Mô hình hóa quy luật Vật lý bằng các công

thức toán học.
-

Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã

biết ra hệ quả hoặc ra kiến thức mới.


Dựa vào việc phân tích biểu hiện của các “Năng lực chung” vào bộ môn Vật lý,
chúng ta được các “Năng lực đặc thù” của môn Vật lý.
Bảng 2: Năng lực đặc thù môn Vật lý
Nhóm năng lực đặc thù

Năng lực thành phần của môn Vật lý

Môn Vật lý
-

Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại

lượng, định luật, nguyên lý Vật lý cơ bản, các phép đo,
các hằng số Vật lý.
Nhóm năng lực liên quan
đến sử dụng kiến thức Vật


-

Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức

Vật lý.
-

Sự dụng được kiến thức Vật lý để thực hiện các

nhiệm vụ học tập.
-


Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra

giải pháp, đánh giá giải pháp…) kiến thức Vật lý vào
các tình huống thực tiễn.
Nhóm năng lực về

-

Đặt ra những câu hỏi vệ một sự kiện Vật lý.

phương pháp (tập trung

-

Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn
21


vào năng lực thực nghiệm

ngữ Vật lý và chỉ ra các quy luật Vật lý trong hiện

và năng lực mô hình hóa)

tượng đó.
-

Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin

từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học

tập Vật lý.
-

Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây

dựng kiến thức Vật lý
-

Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù

hợp trong học tập Vật lý.
-

Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng

Vật lý
-

Đề xuất được giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể

kiểm tra được.
-

Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp,

tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
-

Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm


và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết
quả thí nghiệm này.
-

Trao đổi kiến thức và ứng dụng Vật lý bằng ngôn

ngữ Vật lý và các cách diễn tả đặc thù của Vật lý.
-

Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự

nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ Vật lý
(chuyên ngành)
Nhóm năng lực thành
phần trao đổi thông tin

-

Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin

khác nhau.
-

Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của

các thiết bị kĩ thuật, công nghệ.
-

Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập


Vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí
nghiệm, làm việc nhóm…) một cách phù hợp.
-

Thảo luận được kết quả công việc của mình và
22


những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lý.
-

Tham gia hoạt động nhóm trong học tập Vật lý.

-

Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, thái

độ của cá nhân trong học tập Vật lý.
-

Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều

chỉnh kế hoạch học tập Vật lý nhằm nâng cao trình độ
bản thân.
Nhóm năng lực thành
phần liên quan đến cá
nhân

Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các


quan điểm Vật lý trong các trường hợp cụ thể trong
môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.
-

So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh Vật lý

các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường.
-

Sử dụng được kiến thức Vật lý để đánh giá và

cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn
đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
-

Nhận ra được ảnh hưởng Vật lý lên các mối quan

hệ xã hội và lịch sử.
Nếu xây dựng theo quan điểm 2: Xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên đặc
điểm của môn Vật lý thì chúng ta có các năng lực sau:
-

Năng lực tái hiện.

-

Năng lực tính toán.

-


Năng lực quan sát.

-

Năng lực thực nghiệm.

-

Năng lực hợp tác.

-

Năng lực sáng tạo.

-

Năng lực khai thác đồ thị.

-

Năng lực giải thích hiện tượng.

-

Năng lực sử dụng ngôn ngữ Vật lý.

-

Năng lực ứng dụng công nghệ.


-

Năng lực hệ thống hóa.
23


-

Năng lực thu thập thông tin.

-



1.3 Cấu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc
của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần
năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của 4
năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và
năng lực cá thể. [1]
-

“Năng lực chuyên môn” là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng

như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và
chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung chuyên môn
và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.
-


“Năng lực phương pháp” là khả năng đối với những hành động có kế hoạch,

định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương
pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và năng lực phương pháp chuyên môn.
Trung tâm của phương pháp nhận thức là khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền
thụ và trình bày tri thức. Nó được học thông qua việc học phương pháp luận- giải
quyết vấn đề.
-

“Năng lực xã hội” là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao

tiếp úng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt
chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
-

“Năng lực cá thể” là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển

cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối
các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc- đạo đức và
liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

24


Bảng 3: Cấp độ các năng lực [1]
Cấp độ

Nhóm
năng lực


I

II

III

Tái hiện kiến thức

Vận dụng kiến thức

Liên kết và chuyển

- Tái hiện lại được - Xác định và sử

tải kiến thức.

Năng lực sử

các kiến thức và đối

dụng kiến thức Vật - Vận dụng kiến thức

dụng kiến

tượng Vật lý cơ

lý trong tình huống

trong tình huống có


bản.

đơn giản.

phần mới mẻ.

thức.

- Sử dụng phép tương - Lựa chọn được đặc
tự.

tính phù hợp.

Sử dụng các phương

Lựa chọn và vận

pháp chuyên biệt
- Sử dụng các chiến
Năng lực về



tả

lại

phương pháp


phương

(tập trung vào

chuyên biệt

dụng

các

phương

pháp chuyên biệt để
giải quyết vấn đề.

các

lược giải bài tập.

pháp

- Lập kế hoạch và

- Lựa chọn và áp dụng

tiến hành thí

một cách có mục

năng lực


- Áp dụng, mô tả các

nghiệm đơn giản.

đích là liên kết các

thực nghiệm

phương pháp, đặc

- Mở rộng kiến thức

phương pháp chuyên

và năng lực

biệt là phương pháp

theo hướng dẫn

môn, bao gồm cả thí

mô hình hóa).

nghiệm đơn giản và

thực nghiệm.

toán học hóa.

- Tự chiếm lĩnh kiến
thức.
Năng lực
trao đổi
thông tin.

Làm theo mẫu diễn

Sử dụng hình thức

tả cho trước

diễn tả phù hợp.

Tự lựa chọn cách
diễn tả và sử dụng

- Diễn tả một đối - Diễn tả một đối - Lựa chọn, vận dụng
tượng đơn giản bằng tượng
25

bằng

ngôn

và phản hồi các hình


×