Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

Bài 5. Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 7 trang )

Kiến trúc Chùa Keo

_chùa Keo ở huyện Vũ Thư,
Thái Bình.Đây là một trong
những ngôi chùa cổ được bảo
tồn gần như nguyên vẹn suốt
400 năm lịch sử
_chùa được xây dựng từ thời
Lý và tu sửa lớn vào đầu thế
kỉ XVII


_Văn bia, địa bạ chùa Keo ghi lại diện tích toàn khu chùa rộng ~58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành
những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng
theo kiểu "Nội công ngoại quốc".
_tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm rồng mẹ và rồng con, chầu
mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo
tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.


_Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và
ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn
Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
_Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu
khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo


_Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3
tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12
mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng
một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông


nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.



_những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một
bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được
thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.




Một số dẫn giải,chú thích
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể
là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các
công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công , còn phía ngoài có khung bao quanh
như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc .Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có
những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một
số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.



×