Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

CẢI TIẾN KỸ THUẬT TIẾN HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nhân

CẢI TIẾN KỸ THUẬT TIẾN HÀNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ
NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nhân

CẢI TIẾN KĨ THUẬT TIẾN HÀNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ
NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học mơn hóa
học
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận
tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh
và những người thân trong gia đình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Hoa, người
đã tận tình chỉ dẫn tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương và hồn thành
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cơ giáo khoa
Hóa trường Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện
khố đào tạo thạc sĩ chun ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy mơn
Hóa học, tạo cơ hội cho tơi học tập và nâng cao trình độ.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Gò
Vấp, trường Bồi dưỡng giáo dục Gị Vấp, q thầy, cơ giáo, các em học sinh
trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận Gò Vấp, trường Lê Lợi – Quận Tân
Phú, trường Lê Quý Đôn – Quận 11 và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp
đỡ tơi trong q trình thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn Phịng khoa học cơng nghệ - sau đại học, trường
Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận
văn được hoàn thành.


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSP


: Cao đẳng sư phạm

dd

: dung dịch

ĐC

: đối chứng

ĐHSP

: đại học sư phạm

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

Nxb

: nhà xuất bản

PPDH

: phương pháp dạy học


PTHH

: phương trình hóa học

SGK (sgk)

: sách giáo khoa

SGK 8

: sách giáo khoa Hóa học 8

SGK 9

: sách giáo khoa Hóa học 9

THCS

: trung học cơ sở

TNHH

: thí nghiệm hóa học

TN

: thực nghiệm


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
T
2

T
2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 2
T
2

T
2

MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
T
2

T
2

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
T
2

T
2

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 6
T

2

T
2

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6
T
2

T
2

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 7
T
2

T
2

4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................... 7
T
2

T
2

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 7
T
2


T
2

6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 8
T
2

T
2

7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.......................................................................................... 8
T
2

T
2

8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 8
T
2

T
2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 10
T
2

T
2


1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 10
T
2

T
2

1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HĨA HỌC QUAN
T
2

TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................. 13
T
2

1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21] .......................................................... 13
T
2

T
2

1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học ......................................................... 13
T
2

T
2


1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thơng........................... 13
T
2

T
2

1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thơng ........................................................... 14
T
2

T
2

1.2.2.1.Vai trị quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................ 14
T
2

T
2

1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15] ................................................. 15
T
2

T
2

1.2.2.3. u cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................................ 16
T

2

T
2

1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn ....................... 17
T
2

T
2


1.2.3.Một số xu hướng sử dụng thí nghiệm hóa học trong sự hỗ trợ của phương tiện
T
2

kỹ thuật hiện đại ......................................................................................................... 19
T
2

1.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HĨA HỌC Ở TRƯỜNG THCS............... 21
T
2

T
2

1.3.1. Vài nét về các trường THCS ở Quận Gị Vấp .................................................. 21
T

2

T
2

1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THCS.... 21
T
2

T
2

1.3.2.1. Mục đích điều tra ...................................................................................... 21
T
2

T
2

1.3.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................ 22
T
2

T
2

1.3.2.3. Kết quả điều tra......................................................................................... 22
T
2


T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 26
T
2

T
2

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG
T
2

PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HĨA
HỌC ................................................................................................................ 28
T
2

2.1.XÁC ĐỊNH DANH MỤC THÍ NGHIỆM HĨA HỌC CẦN THỰC HIỆN TRONG
T
2

CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC THCS ............................................................................ 28
T
2

2.2. Cải tiến kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học ........................................................ 33
T
2


T
2

2.2.1. Hướng 1. Một số thí nghiệm thành công nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu để: .. 34
T
2

T
2

2.2.2. Hướng 2. Một số thí nghiệm làm theo hướng dẫn SGK khó thành cơng ......... 45
T
2

T
2

2.3. Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học.................................................. 50
T
2

T
2

2.3.1. Cấu trúc chương trình Hóa học THCS [27] ..................................................... 50
T
2

T

2

2.3.2. Sử dụng thí nghiệm hóa học tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học
T
2

sinh theo phương pháp nghiên cứu............................................................................. 51
T
2

2.3.3. Sử dụng kết hợp các video thí nghiệm để tiết kiệm thời gian, tăng cường tính
T
2

an tồn và trực quan ................................................................................................... 65
T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 72
T
2

T
2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 73
T
2

T

2

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................. 73
T
2

T
2

3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................ 73
T
2

T
2


3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 75
T
2

T
2

3.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................................. 76
T
2

T
2


3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ...................................................................................... 76
T
2

T
2

3.4.2. Tiến hành thực nghiện ...................................................................................... 76
T
2

T
2

3.4.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................... 77
T
2

T
2

3.4.3.1. Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp định tính thơng qua:77
T
2

T
2

3.4.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm theo phân tích định lượng [20] ................. 77

T
2

T
2

3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................ 78
T
2

T
2

3.5.1 Kết quả nhận xét của giáo viên về thí nghiệm cải tiến ...................................... 78
T
2

T
2

3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................................... 85
T
2

T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 92
T
2


T
2

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
T
2

T
2

1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu ........................................................ 95
T
2

T
2

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................ 95
T
2

T
2

1.2. Đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng thí nghiệm
T
2

hóa học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS. .................................. 96

T
2

1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: .................................................................... 98
T
2

T
2

2. Kiến nghị .................................................................................................................... 99
T
2

T
2

2.1. Với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo............................................................ 99
T
2

T
2

2.2. Với giáo viên bộ môn ....................................................................................... 100
T
2

T
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
T
2

T
2

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105
T
2

T
2


MỞ ĐẦU
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm. Để giảng dạy hóa học đạt chất
lượng cao, ta thường sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực
quan khác như: mơ hình, hình vẽ, bảng biểu, các phương tiện kỹ thuật. Trong
đó thí nghiệm hóa học giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Thí nghiệm là cầu nối
giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức.
Thí nghiệm hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo, giúp học sinh hình thành kỹ
năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở
THCS chưa được thường xuyên. Có lẽ do các nguyên nhân sau:
Nội dung sách giáo khoa tương đối dài so với thời lượng của tiết
học
Một số thí nghiệm khó thực hiện thành cơng.

Một số thí nghiệm độc hại, gây nguy hiểm…
Các thí nghiệm còn rườm rà và đòi hỏi dụng cụ phức tạp, hóa chất
nhiều…
Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa chú ý đến kỹ năng thí
nghiệm và thực hành.
Với mong muốn thí nghiệm hóa học được sử dụng thường xun hơn và
hiệu quả hơn trong dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Cải tiến kỹ
thuật và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở THCS”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nguyên nhân một số thí nghiệm ít được sử dụng, cải tiến kỹ
thuật tiến hành chúng.


- Nghiên cứu cải tiến phương pháp sử dụng một số thí nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS.
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận về tác dụng, ý nghĩa, phương pháp sử dụng thí
nghiệm hóa học và những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm hóa học.
- Xác định hệ thống thí nghiệm hóa học ở THCS được quy định trong
chương trình Hóa 8, 9 dùng khi nghiên cứu tài liệu mới.
- Khảo sát tình hình sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các
trường THCS.
- Đề xuất cải tiến kỹ thuật tiến hành một số thí nghiệm theo hướng an
tồn, đơn giản và tiết kiệm hóa chất hơn.
- Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng tổ chức hoạt
động học tập tích cực cho học sinh, sử dụng các đoạn phim quay thí nghiệm
trong dạy học THCS.
- Tiến hành quay phim, sưu tầm và xử lí các phim quay thí nghiệm xây
dựng đĩa CD bao gồm các thí nghiệm hóa học trong chương trình Hóa học

THCS phục vụ cho việc giảng dạy hóa học.
4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THCS.
- Đối tượng nghiên cứu: kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học lớp 8,9
THCS; các tiết nghiên cứu tài liệu mới có sử dụng thí nghiệm hóa học.
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Một số thí nghiệm hóa học cần được cải tiến về kỹ thuật và phương
pháp sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình THCS (lớp 8 và
9).


- Do điều kiện có hạn nên trong đề tài tập trung nghiên cứu các trường
trong Quận Gò Vấp và có tham khảo ý kiến giáo viên ở Quận Tân Phú và
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Các thí nghiệm hóa học ở THCS đã được cải tiến theo hướng an toàn,
đơn giản, tiết kiệm hóa chất hơn.
- Các tiết hóa học nghiên cứu tài liệu mới được thiết kế theo huớng
tăng cường tính tích cực của học sinh có sử dụng thí nghiệm và các đoạn
phim quay.
- Sản phẩm của đề tài: báo cáo luận văn kèm theo các đoạn phim thí
nghiệm trong chương trình hóa học THCS đã được cải tiến.
7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc cải tiến kỹ thuật tiến hành thí nghiệm và phương pháp sử dụng
chúng trong dạy học hóa học sẽ giúp cho giáo viên sử dụng thí nghiệm
thường xuyên hơn, lôi cuốn học sinh tham gia vào các bài học, kích thích
hứng thú học tập của các em.
8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí luận: các tài liệu trong lí luận dạy học
hóa học có liên quan, chương trình hóa học THCS.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra và phỏng vấn giáo
viên và học sinh nhằm xác định thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa
học trong dạy học (nghiên cứu tài liệu mới) để xác định được những nội
dung cần cải tiến.
Thử nghiệm trong phịng thí nghiệm, tìm cách cải tiến kỹ thuật
tiến hành một số thí nghiệm và quay phim các thí nghiệm được cải tiến.


Thực nghiệm sư phạm: dạy và dự giờ một số tiết hóa học THCS có
sử dụng thí nghiệm được thiết kế theo hướng tăng cường hoạt động tích
cực của học sinh.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực
nghiệm.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây có nhiều cơng trình nghiên cứu về thí nghiệm hố
học ở trường phổ thông Việt Nam:
Luận án PTS Khoa học Sư phạm – Tâm lý “Hồn thiện hệ thống thí
nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt
Nam” của tác giả Trần Quốc Đắc 1992. [22]
Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã:
* Xác định hệ thống thí nghiệm hố học ở trường THCS gồm 105 thí
nghiệm biểu diễn và 27 thí nghiệm thực hành.
* Đề xuất 13 dụng cụ thí nghiệm cải tiến và cách sử dụng chúng.
* Đề xuất 13 thí nghiệm cải tiến và phương pháp tiến hành có kết quả
các thí nghiệm đó.
Luận án TS Khoa học giáo dục “Hồn thiện kỹ thuật, phương pháp sử
dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy

học bộ mơn hóa học ở các trường phổ thơng miền núi” của tác giả Nguyễn
Phú Tuấn 2000. [39]
Ở công trình nghiên cứu này có một số nội dung đáng chú ý:
- Tác giả cho thấy tình trạng nghèo nàn, không đồng bộ của đồ dùng
dạy học ở các trường phổ thông miền núi:
- Cải tiến và đề xuất chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm hóa học đảm
bảo yêu cầu khoa học sư phạm, phù hợp thực tiễn.
- Giới thiệu một số hóa chất gần gũi và sẵn có để thay thế cho những
hóa chất khơng được trang bị.
- Dùng những dụng cụ tự tạo để thực hiện 13 thí nghiệm.
* Tác giả đưa ra các biện pháp giúp giáo viên sử dụng thí nghiệm vá
các phương tiện kỹ thuật để chủ động điều khiển các hoạt động học tập của
học sinh, giúp các em tích cực hoạt động góp phần thay đổi PPDH. Tác giả


phác thảo quy trình thiết kế bài soạn, tóm tắt một số hoạt động chính của giáo
viên và học sinh trong một tiết học.
3. Tài liệu “ Thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở trường THCS” của
PGS.TS. Trần Quốc Đắc, Nxb giáo dục 2005 [23].
Tài liệu này gồm 3 chương:
Chương 1: Thí nghiệm hóa học thực hành và thí nghiệm nghiên cứu
của học sinh.
Chương 2: Một số kỹ thuật cần lưu ý trong khi tiến hành thí nghiệm
hóa học lượng nhỏ ở trường phổ thông.
Chương 3: Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở
trường THCS.
Đây là những cuốn sách tác giả biên soạn rất tỉ mỉ. Một số thí nghiệm
cịn được giới thiệu những phương án thực hiện khác nhau để giáo viên có thể
tự chọn cách thực hiện thí nghiệm cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu
cầu dạy học của từng trường. Bên cạnh đó tài liệu cịn nêu các chú ý ứng với

các phương án thực hiện nhằm giúp cho giáo viên thực hiện thí nghiệm được
thành cơng nhất.
5. Tài liệu “Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thơng” của Nguyễn Thị
Sửu, Hồng Văn Cơi, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật 2008 [32].
Tài liệu gồm 3 phần với 274 thí nghiệm:
Phần I: Thí nghiệm về các nhóm ngun tố - Hợp chất vơ cơ và phân
tích hóa học phổ thơng có 202 thí nghiệm.
Phần II: Các thí nghiệm về hợp chất hữu cơ có 59 thí nghiệm
Phần III: Thí nghiệm hóa học vui có 13 thí nghiệm.
Một số thí nghiệm, các tác giả giới thiệu nhiều phương án thực hiện
khác nhau để giáo viên có thể lựa chọn. Cuối mỗi thí nghiệm đều có một số
câu hỏi để củng cố kiến thức hóa học của thí nghiệm.
Ngồi các tài liệu trên chúng tơi cịn tham khảo một số luận văn sau:


- Luận án thạc sĩ giáo dục “Sử dụng phần mềm thí nghiệm hóa học để
dạy học phần kim loại và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của
học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên” của Nguyễn Thị Kim
Thành, ĐHSP Hà Nội (2003) [34]. Tác giả đã thiết kế 6 giáo án và xây dựng 2
CD mẫu cho bài lên lớp có sử dụng phần mềm Multimedia Science School
(MSS), phần mềm Powerpoint trong quá trình dạy học ở các trung tâm giáo
dục thuờng xuyên.
- Luận văn thạc sĩ giáo dục “Hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp tiến
hành thí nghiệm thực hành bộ mơn Phương pháp giảng dạy trường Cao đẳng
sư phạm” của Nguyễn Thị Kim Chi (2002) [19]. Tác giả đã nghiên cứu hoàn
thiện kỹ thuật tiến hành thí nghiệm: cải tiến về hóa chất (tìm được 14 hóa chất
dễ kiếm); cải tiến 11 dụng cụ thí nghiệm theo hướng tăng cường tính khoa
học sư phạm, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chế tạo các dụng cụ đa năng; cải tiến
cách tiến hành của 21 thí nghiệm bằng cách sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ
trong các buổi thực hành Lí luận dạy học hóa học và thực hành Hóa vơ cơ ở

trường ĐHSP.
- Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong
chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Hữu Cơ”, của sinh viên Nguyễn
Vinh Quang (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [30]
- Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong
chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Vơ Cơ” của sinh viên Nguyễn Thị
Ngọc Linh (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [25]
Các tài liệu trên đã chỉ dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm ở trường
phổ thơng cùng với các điều kiện dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng
dạy học mơn Hóa học. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về
ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực thí nghiệm hóa học ở THCS, về
phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học để tích cực hóa hoạt động của
học sinh, về kỹ thuật tiến hành thí nghiệm ở THCS theo chương trình mới
(năm 2005). Một số thí nghiệm thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của các tài
liệu trên vẫn khó thành cơng.


1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HĨA
HỌC QUAN TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21]
1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học
Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và
đa dạng.
Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thường được chú ý:
- Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến mục đích
nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
- Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học
trong các tài liệu về giáo dục và lí luận dạy học bộ mơn.
Theo [28, tr.69], tác giả có định nghĩa sau: "Phương pháp dạy học là cách

thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo
của thầy nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập".
Theo tài liệu [29,tr 107], các tác giả có định nghĩa: "Phương pháp dạy học là
cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy,
nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, phát triển năng lực
nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ
nghĩa". Như vậy, khi nói về phương pháp dạy học ở những chương tiếp theo,
chúng tơi chú ý đến vai trị chỉ đạo của người thầy, cách thức phối hợp của
thầy và trị, tăng cường tính tích cực của trị nhằm đạt được mục đích dạy học.
1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thơng
- Dựa vào mục đích lí luận dạy học q trình dạy học có 3 khâu chủ yếu:
+ Nghiên cứu tài liệu mới;
+ Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo;
+ Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.


Các phương pháp dạy học sẽ chia thành 3 tập hợp tương ứng với 3 khâu trên
đây, đó là:
+ Các phương pháp dạy học khi nghiên cứu tài liệu mới;
+ Các phương pháp dạy học khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức,
kỹ năng kỹ xảo;
+ Các phương pháp dạy học khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Căn cứ vào việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy
học:
+ Thuyết trình
+ Biểu diễn thí nghiệm
+ Đàm thoại, …
- Căn cứ vào cách thức tổ chức sự nhận thức – lĩnh hội của học sinh: kiểu
dạy học thông báo – tái hiện và kiểu nêu vấn đề - tìm tịi phát hiện.
- Căn cứ vào nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh: có 3 nhóm phương

pháp:
+ Nhóm các phương pháp trực quan;
+ Nhóm các phương pháp thực hành;
+ Nhóm các phương pháp dùng lời.
Có rất nhiều phương tiện trực quan trong dạy học nhưng quan trọng “bậc
nhất” có thể nói là thí nghiệm hóa học. Trong dạy học hóa học, người ta sử
dụng thí nghiệm để truyền thụ, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực
hành và phát triển tư duy cho học sinh. Thí nghiệm hóa học đan xen vào tất cả
các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện kiến thức,
kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Vì vậy, người ta sử dụng các thí nghiệm hóa học trong tất cả các cách
thức tổ chức hoạt động nhận thức: thông báo tái hiện, nêu vấn đề, nghiên cứu.
1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thơng
1.2.2.1.Vai trị quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học
Thí nghiệm hóa học giữ vai trị cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ
của việc dạy học hóa học ở trường phổ thơng. Thí nghiệm hóa học là dạng


phương tiện trực quan chủ yếu, quyết định trong dạy học hóa học vì những lí
do sau:
Thí nghiệm giúp học sinh hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm là cơ sở, là điểm
xuất phát của quá trình học tập – nhận thức của học sinh. Từ thí nghiệm bắt
đầu q trình nhận thức cảm tính của học sinh, để rồi sau đó diễn ra sự trừu
tượng hóa và cụ thể hóa trong tư duy.
Thí nghiệm hóa học giúp học sinh phát triển tư duy: quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái qt hóa.
Thí nghiệm giúp học sinh nâng cao lịng tin của học sinh vào khoa học
và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực
tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức.
Thí nghiệm là phương tiện giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành

và tư duy kỹ thuật, giúp rèn luyên cho học sinh tác phong làm việc khoa học.
1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15]
Ở trường phổ thông, căn cứ vào đối tượng thực hiện, cách thức tổ chức
và hoạt động tư duy logic của việc sử dụng thí nghiệm trong q trình học tập,
thí nghiệm hóa học về cơ bản được phân chia như sau:


Bảng 1.1 : Sơ đồ phân loại các TNHH dùng trong trường phổ thơng
THÍ NGHIỆM HĨA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG

THÍ NGHIỆM BIỂU
DIỄN CỦA GV

THÍ NGHIỆM CỦA
HỌC SINH

TN khi
nghiên
cứu bài
mới

Phương
pháp
minh
hoạ

Phương
pháp
nghiên
cứu


Phương
pháp
nghiên
cứu

Phương
pháp
minh
họa

Thí
nghiệm
thực
hành

Thực
hành
cả
lớp

Thí
nghiệm
ngoại
khố

Thực
hành
theo
nhóm


TN
ngồi
lớp học
thực
hành ở
trường

TN
thực
hành và
quan
sát ở
nhà


1.2.2.3. u cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học
Các thí nghiệm tiến hành trên lớp, cần phải tuân thủ những yêu cầu sau đây:
Bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh: giáo viên phải nắm vững
các yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại hóa chất, thiết bị, đồ dùng dạy học từng
thí nghiệm. Phải tuân thủ những qui định trong khi thí nghiệm.
Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: giáo viên muốn
đảm bảo cho thí nghiệm có kết quả tốt, cần phải có kỹ năng thành thạo và
phải tích luỹ kinh nghiệm. Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều
lần trước khi biểu diễn trên lớp. Lượng hóa chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt
độ thích hợp, chuẩn bị sẵn những dụng cụ dự trữ để thay thế nếu những bộ
phận đó bị hỏng. Tất cả các sơ suất như chọn nút khơng vừa, đậy nút khơng
kín, ống nghiệm thủng đáy, chai lọ hóa chất khơng có nhãn nên nhầm lẫn,
giấy lọc rách,… đều để lại những dấu ấn khơng tốt nơi học sinh.
Đảm bảo tính trực quan: giáo viên khơng đứng che lấp thí nghiệm, các

dụng cụ thí nghiệm có kích thước, hình dáng phù hợp, dùng lượng hóa chất
hợp lí làm sao để cả lớp quan sát được tốt nhất. Đối với các thí nghiệm có sự
đổi màu các chất, có sự tạo thành của kết tủa, chất khí… phải có sự hướng
dẫn học sinh quan sát và nên dùng các phơng màu thích hợp để dễ nhận thấy.
Để đảm bảo những yêu cầu trên, khi làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý
lựa chọn số thí nghiệm trong mỗi bài, mỗi tiết học vừa phải, chọn những thí
nghiệm tiêu biểu phục vụ trọng tâm của bài học.
1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn
Có 4 cách phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn
- Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp và tự lực rút ra kết luận, giáo viên
dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra kết luận. Cách phối hợp
lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm này áp dụng cho các đối
tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trực tiếp. Ví


dụ, khi nghiên cứu tính chất vật lý của đối tượng như màu sắc, trạng thái, hình
dạng các chất.
- Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng
dẫn của giáo viên, họ tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày và giải
thích được những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ khơng thể nhận thấy
được trong q trình quan sát trực tiếp.
Ở đây lời nói của giáo viên có 3 chức năng:
+ Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của học sinh.
+ Gợi ý cho học sinh tái hiện kiến thức cũ có liên quan để giải thích
hiện tượng.
+ Hướng dẫn cho học sinh giải thích hiện tượng và tự đi tới kết luận.
- Cách 3: Học sinh thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất
của sự vật trước tiên từ lời giáo viên, sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm để
minh họa (khẳng định hoặc cụ thể hóa) những kết luận vừa thơng báo cho
học sinh. Ở đây lời nói của giáo viên là nguồn thơng tin chính yếu, cịn thí

nghiệm là nguồn thông tin hỗ trợ, minh họa. Cách thứ 3 này là nghịch đảo của
cách thứ nhất. Cách này áp dụng khi các hiện tượng là đơn giản.
- Cách 4: Giáo viên mơ tả các sự vật, q trình, giáo viên nhắc lại
những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng,
rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể
nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó giáo viên biểu diễn thí
nghiệm để minh họa lời vừa giảng.
- Cách 1 và 2 thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Sự khác
biệt giữa chúng là mức độ phức tạp, khó khăn của nội dung nghiên cứu. Ở
đây, thí nghiệm là nguồn thơng tin, lời nói của giáo viên có chức năng hướng
dẫn. Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học


sinh là chủ động. Nhờ đó, học sinh được đặt vào điều kiện mà họ phải độc lập
giành lấy kiến thức về các chất và hiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm.
- Cách 3,4 thuộc phương pháp minh họa trong dạy học. Sự khác biệt
giữa cách 3 và 4 cũng là sự khác biệt về mức độ phức tạp, khó khăn của nội
dung nghiên cứu.
- Khi sử dụng các cách phối hợp trên đây, giáo viên cần căn cứ vào nội
dung nghiên cứu (đơn giản hay phức tạp), trình độ lĩnh hội cần đạt tới (tích
cực chủ động hay tái hiện, bắt chước) và sự chuẩn bị của học sinh.
1.2.3.Một số xu hướng sử dụng thí nghiệm hóa học trong sự hỗ trợ của
phương tiện kỹ thuật hiện đại
Với công nghệ hiện đại như ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của máy vi
tính, một số giáo viên thường sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dùng
thí nghiệm ảo. Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên mơi trường ảo (mơi trường số
hố) gồm mơ hình ảo, phân tích băng hình, mơ phỏng, phim quay....
Thí nghiệm ảo hay thí nghiệm thật đều là thí nghiệm trực quan, cùng
làm sáng tỏ lý thuyết, gây hứng thú học tập cho các em, làm cho học sinh
nhận thức dễ dàng hơn, kiến thức thu được của các em rõ ràng và sâu sắc,

đồng thời lớp học sôi nổi, hào hứng, … Tuy nhiên thí nghiệm thật hay ảo đều
có ưu nhược điểm của nó.
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình
thức đối tượng học tập, nhằm mục đích mơ phỏng các hiện tượng vật lý, hóa
học, sinh học... xảy ra trong tự nhiên hay trong phịng thí nghiệm, có đặc điểm
là có giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mơ phỏng những q
trình khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phịng thí nghiệm. Thí
nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu
phương tiện, điều kiện thí nghiệm; giúp người học chủ động, phù hợp với tinh
thần người học là trung tâm. [38]


Khơng thể nói thí nghiệm ảo hồn tồn tốt hơn thí nghiệm thật nhưng
nó lại có rất nhiều ưu điểm hơn so với thí nghiệm thật.
Ví dụ:
Khi giáo viên làm thí nghiệm thật trên lớp thì hầu như các dụng cụ thí
nghiệm đều nhỏ, lớp học đơng, phịng học rộng. Khơng phải tất cả các học
sinh trong lớp đều có thể quan sát dễ dàng, các em ở cuối lớp chỉ có thể nghe
giáo viên nói mà khơng thể nhìn được thí nghiệm. Trong khi đó thí nghiệm ảo
được thực hiện trên một màn chiếu, giáo viên có thể chỉnh kích cỡ của thí
nghiệm đủ lớn để cả lớp đều có thể quan sát rõ ràng kể cả các em ngồi ở cuối
lớp học.
Thí nghiệm ảo được lập trình sẵn nên gần như tất cả đều chuẩn xác, an
tồn. Thí nghiệm ảo còn cho biết diễn biến của phản ứng hóa học, cho phép
dừng phản ứng ở thời điểm cần quan sát và phân tích. Thí nghiệm ảo cho
phép lặp đi lặp lại theo yêu cầu của người học.
Một vấn đề nữa là cơng tác chuẩn bị thí nghiệm. Trong chương trình
THCS, hầu như tiết hóa học nào cũng có thí nghiệm. Việc chuẩn bị và di
chuyển dụng cụ, hóa chất từ lớp nào sang lớp khác rất khó khăn. Cịn với thí
nghiệm ảo, các dụng cụ có sẵn trong máy vi tính giáo viên chỉ cần một lần

thực hiện đưa phần mềm thiết kế thí nghiệm vào trong máy và cài đặt chương
trình và sử dụng được nhiều lần ở nhiều lớp.
Như vậy có thể thấy khá nhiều ưu điểm của thí nghiệm ảo, hơn nữa,
hiện nay, tin học được ứng dụng nhiều vào trong trường học thì việc sử dụng
các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho giảng dạy các mơn học là hồn tồn hợp lý. Thí
nghiệm ảo có vai trị là phương tiện dạy học trong q trình dạy học, đáp ứng
được đầy đủ các bước, các q trình của bài giảng.. [38]
Tuy nhiên, thí nghiệm ảo khơng thể thay thế các thí nghiệm do giáo
viên và học sinh tiến hành. Cũng như phi công sẽ không lái được máy bay hạ
cánh khi chỉ toàn thực tập trên mơ hình ảo; bác sĩ sẽ khơng phẫu thuật được
khi chỉ có kinh nghiệm với dao mổ ảo trên máy tính.


1.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HĨA HỌC Ở TRƯỜNG
THCS
1.3.1. Vài nét về các trường THCS ở Quận Gò Vấp
Theo phịng GD & ĐT Gị Vấp tính đến năm học 2009-2010, tồn
Quận có 12 trường THCS cơng lập.
+ Về đội ngũ GV dạy mơn hóa: đến năm học 2009-2010 có 35 GV.
+ Các cấp quản lí giáo dục quan tâm đến công tác trang thiết bị dạy học,
sử dụng nguồn ngân sách chi cho công tác đầu tư sắm trang thiết bị đúng qui
định theo Thông tư 30/TT-LB ngày 26/7/1990. Nhiều trường đã có phịng thí
nghiệm, có cán bộ phụ trách thiết bị và thực hành tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức làm thí nghiệm trên lớp.
+ Về hệ thống phịng thí nghiệm hóa học: hiện nay trên tồn Quận có 5
trường có phịng thực hành hóa học riêng, 7 trường sử dụng phịng Hóa –
Sinh chung. Tuy nhiên phịng thí nghiệm mơn hố học vẫn chưa có tủ hút khí
độc. Các trường cịn lại chưa có hoặc đang xây dựng phịng bộ mơn hóa học.
1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các
trường THCS

1.3.2.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên và học
sinh.
- Tìm hiểu ngun nhân làm cho một số thí nghiệm rất ít hoặc khơng
được giáo viên sử dụng.
- Tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học
ở THCS.


1.3.2.2. Phương pháp điều tra
- Gửi 47 phiếu điều tra (xem phụ lục 1) ở Quận Gò Vấp, Tân Phú,
Quận 11 để tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên.
- Gửi 10 phiếu điều tra cho giáo viên để tìm hiểu cách sử dụng một số
thí nghiệm cụ thể trong chương trình THCS.
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ chỉ đạo mơn Hóa quận Gị Vấp, nhóm
trưởng và giáo viên bộ mơn hóa học ở các trường THCS: Nguyễn Văn Nghi,
Nguyễn Văn Trỗi, Lê Quý Đơn, Võ Thành Trang để biết ngun nhân của các
thí nghiệm không thành công.
1.3.2.3. Kết quả điều tra
Sau khi thu về 47 phiếu điều tra từ 15 trường THCS về mức độ sử dụng
các loại thí nghiệm hóa học và tỉ lệ thí nghiệm biểu diễn giáo viên đã thực
hiện theo yêu cầu của SGK, chúng tôi lập ra bảng 1.2.
Bảng 1.2: Thống kê tình hình giáo viên sử dụng các loại thí nghiệm hóa
học trong chương trình THCS.

Thí nghiệm biểu diễn của GV

Khơng
sử
dụng

5

Thí nghiệm ảo, mơ phỏng,…
Dùng hình ảnh và lời nói để mơ
tả thí nghiệm
Thí nghiệm của HS khi nghiên
cứu bài mới

25.5

Sử dụng
thường
xuyên
30

63.8

18

38.3

14

29.8

46.8

14

29.8


11

23.4

21.3

9

19.1

28

59.6

10.6


sử
dụng
12

15

31.9

22
10

%


%

%

- Từ bảng 1.2 cho thấy giáo viên đã chú ý đến thí nghiệm hóa học: 46,8%
giáo viên khơng dùng lới nói hình ảnh để mơ tả thí nghiệm; 63,8% giáo viên
thường xuyên sử dụng thí nghiệm biểu diễn và 59,6% giáo viên thường xuyên
tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu. Các thí nghiệm mô phỏng
cũng được gần 70% giáo viên sử dụng.


Bảng 1.3: % thí nghiệm biểu diễn được giáo viên thực hiện thành cơng
so với tổng số thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình.
Trên 80%

61% - 80% 41% - 60% 21% - 40% Dưới 20%

Kết quả

16

16

12

3

0


Tỉ lệ

34%

34%

25,6%

6,4%

0%

- Các trường ở quận Gị Vấp có cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và
phong trào dạy học phát triển. Đa số giáo viên thực hiện thành cơng các thí
nghiệm theo yêu cầu; 34% giáo viên làm được hơn 80% thí nghiệm trong
SGK. Rất ít giáo viên (6,4%) chỉ thực hiện được ít hơn một nửa số thí nghiệm
yêu cầu.
* Chúng tôi tham khảo ý kiến của 10 giáo viên về cách sử dụng một số
thí nghiệm cụ thể trong chương trình. Kết quả như sau (bảng 1.4)
Bảng 1.4: Cách sử dụng một số thí nghiệm hóa học ở THCS.
Tên thí nghiệm

STT

GV biểu

GV cho

HS tự làm


diễn TN

HS xem

TN theo

phim TN

nhóm

1

Thí nghiệm chưng cất nước

0

0

0

2

Fe tác dụng với S

6

4

0


3

Dùng cân chứng minh ĐLBTKL

2

7

1

4

S tác dụng với O 2

10

0

0

5

P tác dụng với O 2

7

3

0


6

Xác định thành phần khơng khí

8

2

0

7

H 2 tác dụng với CuO

4

2

4

8

Sự phân hủy nước

0

2

0


9

Sự tổng hợp nước

0

3

0

10

Clo ẩm tẩy màu

0

5

0

11

Clo tác dụng với dd NaOH

0

8

0


12

Tính hấp phụ của C (C lọc nước

8

0

0

R

R

R

R


×