Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tiết 6, 7 phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.55 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 10/09/2016

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Tiết 6,7: Bài 4:

I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: Tạo thành
chất kết tủa. Tạo thành chất điện li yếu.Tạo thành chất khí
2.Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực tính toán hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực thực hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Thí nghiệm: dd Na2SO4 + dd BaCl2; dd HCl+ dd NaOH; ddHCl + dd CH3COONa; dd
Na2CO3 + dd HCl
2. Chuẩn bị của HS: học bài củ, soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Gv đặt vấn đề. Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.


IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Hoạt động khởi động, tạo tình huống:
- Gv làm các thí nghiệm sau: dd Na2SO4 + dd BaCl2;
- Hs quan sát, nhận xét. Gv đặt vấn đề vào bài: để các phản ứng có thể xảy ra, cần có các điều kiện gì?
Chúng ta xét bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

Hoạt động 1:
- GV sử dụng thí nghiệm: Nhỏ dd Na 2SO4 vào
cốc đựng dd BaCl2.
- GV cho hs viết phương trình phản ứng
- GV hướng dẫn HS viết phương trình ion đầy
đủ, ion rút gọn của phản ứng (Chuyển các chất
dễ tan, chất điện li mạnh thành ion, giữ
nguyên chất kết tủa là BaSO4). Bản chất của
phản ứng ?

NỘI DUNG
I. ĐIỀU KIỆN XẢY RA PHẢN ỨNG TRAO
ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT
ĐIỆN LI:
1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
* Thí nghiệm:
- Nhỏ dd Na2SO4 vào cốc đựng dd BaCl2  có kết
tủa trắng.
* Phương trình dạng phân tử:
Na2SO4 + BaCl2BaSO4 + 2NaCl
Trắng
* Phương trình ion đầy đủ:

22Na+ + SO4 + Ba2++ 2Cl- BaSO4+ 2Na+ + 2Cl-

- Gv kết luận: Bản chất phản ứng trên là sự kết * Phương trình ion rút gọn:
hợp giữa 2 ion: Ba2+ , SO42Ba2+ + SO42-  BaSO4 ↓
1


- Gv: Tương tự cho dd CuSO4 phản ứng với dd
NaOH .
-Yêu cầu hs viết pt phân tử, ion đầy đủ, ion rút
gọn. Rút ra bản chất của phản ứng đó.

→Phương trình ion rút gọn thực chất là phản ứng
giữa ion Ba 2+ và SO4 2- tạo kết tủa BaSO4.
Vd 2:
2NaOH + CuSO4  Cu(OH)2  + Na2SO4.
→ Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2 ↓

Hoạt động 2:
- Gv: Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thực
hiện 1 thí nghiệm. Các thí nghiệm cần làm là:
dd HCl+ dd NaOH;
ddHCl + dd CH3COONa;
dd Na2CO3 + dd HCl
GV: yêu cầu học sinh trình bày vào bảng phụ
theo nội dung:
- Mô tả hiện tượng TN
- Viết PTHH dạng phân tử.
- Viết PT ion đầy đủ.
- Viết PT ion thu gọn.

- Xác định bản chất của các phản ứng trên.
GV cho hs các nhóm thí nghiệm 1 trình bày,
các nhóm TN số 2,3 tiết sau trình bày.
- Gv kết luận: Phản ứng giữa dd axít và
hiđroxít có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành
chất điện li rất yếu là H2O

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
a. Phản ứng tạo thành nước:
* TN: Dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch
HCl → H2O.
Pt phân tử: NaOH + HCl → H2O + NaCl
Pt ion đầy đủ: Na++ OH-+ H+ + Cl-→ H2O + Na+ + ClPhương trình ion rút gọn: H+ +OH- → H2O
 Bản chất vủa phản ứng do ion H + và ion OH- kết
hợp với nhau tạo H2O. Phản ứng giữa dd axít và
hiđroxít có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất
điện li rất yếu là H2O

b. Phản ứng tạo thành axít yếu:
* TN: Cho dd HCl vào phản ứng dung dịch
CH3COONa.
- Gv kết luận: Trong dd các ion H + sẽ kết hợp - Phương trình phân tử:
với các ion CH3COO- tạo thành chất điện li HCl + CH3COONa → CH3COOH+ NaCl
yếu là CH3COOH .
- Phương trình ion đầy đủ:
H+ + Cl- + CH3COO- + Na+ → CH3COOH + Na+ + Cl-

- Phương trình ion thu gọn:
H+ + CH3COO- → CH3COOH.
3. Phản ứng tạo thành chất khí:

* TN: cho dd HCl vào dd Na2CO3 → khí thoát ra.
- Phương trình phân tử:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl+CO2 + H2O
- Phương trình ion đầy đủ:
2H+ +2Cl- +2Na+ +CO32-→2Na+ +2Cl- +CO2+
H2O
- Phương trình ion thu gọn:
2H++CO32-→CO2+ H2O.

- Gv kết luận: Phản ứng giữa muối cacbonat
và dd axít rất dễ xảy ra vì vừa tạo chất điện li
yếu là H2O vừa tạo chất khí CO2.
- Gv: Cho vd tương tự cho hs tự làm, cho
CaCO3 (r) phản ứng với dd HCl.
- Gv: Lưu ý cho hs: các muối cacbonat ít tan
trong nước nhưng tan dễ dàng trong các dd
axít.
Hs: CaCO3 + 2 HCl  CaCl2 + H2O + CO2 
Hoạt động 3:
II. KẾT LUẬN:
- GV: Yêu cầu học sinh nêu các kết luân về:
+ Bản chất phản ứng xảy ra trong dd các chất - Phản ứng xảy ra trong dd các chất điện li là phản

2


điện li?
ứng giữa các ion
+ Để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các
các chất điện li xảy ra thì cần có những điều chất điện li xảy ra khi các ion kết hợp được với

kiện nào?
nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
+ Chất kết tủa
+ Chất điện li yếu
+ Chất khí

3. Hoạt động luyện tập
Tiết 1:
Bt . Hoàn thành PTPT, Ption thu gọn khi: Mg(OH)2(r) + 2HCl ?; dd MgCl2 + AgNO3.
Gv hướng dẫn hs sử dụng bảng phụ lục tính tan một số chất cơ bản để vận dụng làm bài tập.
Tiết 2:
Bt: GV sử dụng BT 4, 5 trang 20SGK, BT 3,4 SBT.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: điều kiện để các chất cùng tồn tại trong dung dịch?
Hs suy nghĩ trả lời, vận dụng làm bài tập. Từ đó suy luận một số trường hợp trong cuộc sống các cặp
chất k nên ăn với nhau có thể làm mất chất hoặc gây nguy hiểm, giải thích.
Vd: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. CaCl2 và Na2CO3
B. HCl và NaHCO3
C. BaCl2 và KCl
D. NaCl và AgNO3
Đối với các cặp chất không tồn tại, em hãy viết phương trình ion thu gọn của phản ứng.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
1. HD học bài củ- Bài tập về nhà: hoàn thành các bài tập SGK: .
2. HD chuẩn bị bài mới: Làm bài tập phần tự chọn tiết 4.

3


Bài tập tự chọn tiết 4.
Bài 1:

Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau:
2−
a/ Ba2+ + CO 3 → BaCO3 ↓
b/ Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓
+
c/ NH 4 + OH- → NH3 ↓ + H2O
d/ S2- + 2H+ → H2S ↑
Bài 2:
Viết phương trình dạng phân tử của các phản ứng theo sơ đồ sau.
a/ MgCO3 + ? → MgCl2 + ?.
b/ Fe2(SO4)3 + ? → K2SO4 + ?.
Bài 3:
Hoà tan 1,952 g muối BaCl 2.xH2O trong nước. Thêm H2SO4 loãng, dư vào dung dịch thu được. Kết tủa tạo
thành được làm khô và cân được 1,864 gam. Xác định công thức hoá học của muối.
Bài 4:
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 có nồng độ x
(M) thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH) 2 điện li hoàn
toàn cả 2 nấc.

4



×