Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 258 trang )

TẾ

H

U



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

IN

H

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

K

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

G

Đ



IH




C

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

TR

Ư



N

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016


H

H

TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

U



ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

IN

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI



C

K

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

IH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
62.62.01.15

G

Đ



MÃ SỐ:

TR

Ư




N

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ

HUẾ - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực và



chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và các

U

thông tin trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

TẾ

H

Tác giả


TR

Ư



N

G

Đ



IH



C

K

IN

H

Nguyễn Thị Hải Yến

i



LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại



học Huế.

U

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo PGS.TS Phan Thị Minh

H

Lý là người định hướng và hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trưởng

TẾ

thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự

H

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh

IN

tế - Đại học Huế, Phòng Sau đại học - Trường đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo

Sau đại học- Đại học Huế. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các

K

Thầy, Cô.

C

Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và Phát triển



nông thôn huyện CưMgar, huyện KrôngPắk, huyện CưKuin, Lãnh đạo các Ngân

IH

hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và
giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.



Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và

Đ

giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây
Nguyên, tôi xin trân trọng cám ơn.

G


Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được một phần kinh phí từ Đề án 911,

N

tôi xin chân thành cảm ơn.



Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia

TR

Ư

đình, đặc biệt là chồng và các con tôi, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo
điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình.
Huế, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến
ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i

Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii



Mục lục ..................................................................................................................... iii

U

Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................vi

H

Danh mục các bảng ...................................................................................................vii

TẾ

Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ..................................................................................iix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

H

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

IN

3.Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4

K


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

C

5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN

IH

HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ ..........................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.........................7



1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .............7

Đ

1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê......................................................................................................23

G

1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê............................26

N


1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê35



1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .......38

TR

Ư

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê ở một số nước trên thế giới ................................................................38
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk ........................45
Kết luận chương 1 .....................................................................................................47
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....49
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk..............................49
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi....................................................49

iii


2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................................50
2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê ................................................................................................................53



2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu .....................................................................................53

U


2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .................54

H

2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................55
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................55

TẾ

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ..................................................59
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................60

H

2.3.4. Phương pháp phân tích................................................................................60

IN

2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê......66

K

Kết luận chương 2 .....................................................................................................67
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN

C

XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................................69




3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........69

IH

3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ................................................................69
3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk



Lắk .................................................................................................................................98

Đ

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà

G

phê tỉnh Đắk Lắk .....................................................................................................108

N

3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê ...................................109



3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM....................................................113

Ư


3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ .............................................115

TR

3.2.4. Các nhân tố khác ......................................................................................119
3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh
Đắk Lắk ...................................................................................................................121
3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ....................................................................................121

iv


3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................125
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với



hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........................................................................127

U

Kết luận chương 3 ...................................................................................................128

H

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI


TẾ

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ, TỈNH ĐẮK LẮK .....................................................130
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp ........................................130

H

4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối

IN

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.......................................................................131

K

4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho
hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk ....................................................................................132

C

4.3.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê .................................................................132



4.3.2. Từ phía các NHTM ...................................................................................135

IH

4.3.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước....................................................................138

Kết luận chương 4 .......................................................................................................140



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................142

Đ

KẾT LUẬN .............................................................................................................142

G

Đối với Chính phủ...................................................................................................145

N

Đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh ĐắkLắk .............................................................146



Đối với chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk ......................................................146

Ư

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN................148

TR

ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................149

PHỤ LỤC ...............................................................................................................157

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

Agribank Dak Lak
BIDV Dak Lak
CNC
CPR
CT-UBND
CTV
DN
DNNVV

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk
Ngân hàng đầu tư và phát triển Đắk Lắk
Hội đồng cà phê quốc gia
Cedula Produto Rural
Chỉ thị - Uỷ ban nhân dân
Cộng tác viên
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa


10

Đông Á Bank Dak Lak

Ngân hàng TMCP Đông Á Đắk Lắk

9
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35

DS
FCN
HTX
ICO
IFAD
IMF
KT – XH
MMTB
NGOs
NH CSXH
NHNN
NHTM
NN&PTNT
NQ/TW
PTNT
QĐ/BNN
QĐ/UBND
QĐ-TTg
QH
QTD
TCTD
TCVM
UBND
USD
Vietcombank Dak Lak
Vietinbank Dak Lak


Doanh số
Liên đoàn cà phê Quốc gia Colombia
Hợp tác xã
Tổ chức cà phê quốc tế
Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Kinh tế xã hội
Máy móc thiết bị
Các tổ chức phi chính phủ
Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nghị quyết/ trung ương
Phát triển nông thôn
Quyết định/Bộ nông nghiệp
Quyết định/Uỷ ban nhân dân
Quyết định - Thủ tướng chính phủ
Quốc hội
Quỹ tín dụng
Tổ chức tín dụng
Tài chính vi mô
Uỷ ban nhân dân
Đô la Mỹ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đắk Lắk
Ngân hàng TMCP Công thương Đắk Lắk

TR

Ư




N

G

Đ



IH



C

K

IN

H

TẾ

H

U




1
2
3
4
5
6
7
8

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang



Nội dung

Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk...........51

Bảng 2.2:

Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân ...........................62

Bảng 2.3:

Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê ............63


Bảng 2.4:

Mô tả các biến trong mô hình..............................................................65

Bảng 2.5:

Ý nghĩa của các giá trị trung bình .......................................................66

Bảng 2.6:

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................................67

Bảng 3.1:

Điểm giao dịch của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk

IN

H

TẾ

H

U

Bảng 2.1:

Thông tin CBTD được khảo sát tại các Ngân hàng thương mại tỉnh


C

Bảng 3.2:

K

Lắk năm 2014......................................................................................69

Tình hình vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk

IH

Bảng 3.3:



Đắk Lắk ...............................................................................................71

Lắk giai đoạn 2010 – 2014..................................................................75
Nợ xấu và tỷ lê nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai



Bảng 3.4:

Bảng 3.5:

Đ


đoạn 2010 - 2014.................................................................................78

Bảng 3.6:

Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ...........................80

Bảng 3.7:

Các hình thức đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê.......................82

Bảng 3.8:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng ............................86

Bảng 3.9:

Đặc điểm nhân khẩu học các nhóm hộ khảo sát .................................87

Bảng 3.10:

Số lượng hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM .....................89

Bảng 3.11:

Kết quả phân tích bước một về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân

TR

Ư




N

G

Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn...................79

hàng của hộ sản xuất cà phê ................................................................92
Bảng 3.12:

Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman ...................................94

Bảng 3.13:

Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát ......................96

Bảng 3.14:

Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát..................97

vii


Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê ..................99

Bảng 3.16:

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê..............100


Bảng 3.17:

So sánh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng theo nhu cầu.........................102

Bảng 3.18:

Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân...102

Bảng 3.19:

Biến động lao động cà phê trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk .....105

Bảng 3.20:

Tình hình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk.............106

Bảng 3.21:

Ý kiến về khả năng hạch toán và quản lý vốn tín dụng của chủ hộ ..110

Bảng 3.22:

Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích...............................111

Bảng 3.23:

Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk ................................................117

Bảng 3.24:


Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk ...........................118

Bảng 3.25:

Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013 .............................................119

Bảng 3.26:

Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014 .....................124

TR

Ư



N

G

Đ



IH



C


K

IN

H

TẾ

H

U



Bảng 3.15:

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang



Nội dung

Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ ....................................................31

Sơ đồ 1.1:


Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

TẾ

H

U

Hình 1.1:

cà phê ................................................................................................32
Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

H

Sơ đồ 1.2:

IN

xuất cà phê.........................................................................................37
Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .....54

Sơ đồ 2.2:

Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk .....................................56

Sơ đồ 2.3:

Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ...................57


Sơ đồ 2.4:

Quy trình nghiên cứu luận án............................................................59

Biểu đồ 3.1:

Tình hình hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk vay tín dụng ngân hàng

IH



C

K

Sơ đồ 2.1:

Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2014 .............90

Biểu đồ 3.4:

Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn .................................90

N

G

Biểu đồ 3.3:


Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ....................77

Đ

Biểu đồ 3.2:



giai đoạn 2010 - 2014........................................................................74

Tỷ lệ số tiền được vay/Nhu cầu vay của hộ sản xuất cà phê ..............91

Biểu đồ 3.6:

Tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được tập huấn qua các chương trình .........108

TR

Ư



Biểu đồ 3.5:

Biểu đồ 3.7:

Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa ......109

Biểu đồ 3.8:


Hộ sản xuất cà phê tiếp cận với các nguồn tín dụng khác ..............111

Biểu đồ 3.9:

Những khó khăn của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn.....................115

Biểu đồ 4.1:

Nhu cầu thông tin của hộ sản xuất cà phê.......................................133

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên [43],



với diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2014 hơn 1,8 triệu người, trong

U

đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm trên 75% [3],

H

có thể thấy Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản


TẾ

nói chung và sản xuất cà phê nói riêng.

Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả

H

vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000

IN

tấn cà phê nhân/năm [43]. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà
còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa du lịch. Quá trình phát triển ngành cà phê kết hợp với

K

phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa, đã thu hút ngày càng tăng lượng du khách

C

đến thăm quan du lịch tại Đắk Lắk. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã



hội quan trọng và to lớn cho người dân Đắk Lắk. Hàng năm, cà phê đóng góp trên 60%

IH

tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp

và khoảng 200.000 lao động gián tiếp [43]. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê



chủ yếu là doanh nghiệp và các hộ, trong đó chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê do 18

Đ

Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam quản lý và 08 Công ty thuộc tỉnh và

G

doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Còn lại hơn

N

85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý [40],[41] với tổng số hộ sản



xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê. Mặc dù có 26 công ty tham gia vào sản xuất

Ư

cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ

TR

sản xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản
xuất đang cư trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, hoạt động trực tiếp sản xuất cà phê liên quan tới các hộ sản xuất là chủ yếu. Còn
doanh nghiệp cà phê tham gia với tư cách là kinh doanh kỹ thuật đầu vào, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán và các hộ nông dân trong vùng.

1


Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được nâng lên đáng kể, song Đắk
Lắk vẫn là tỉnh nghèo, gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cùng
với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm cho hộ sản xuất đã khó
khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó vốn tín dụng để

U



phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một công cụ

mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói. Theo Boucher và CS, (2007)

H

vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng

TẾ

trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất
[53] trong khi đó theo Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M (2000) cho rằng vốn tín

H


dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công

IN

nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng
hiệu quả và thu nhập của họ [64]. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan

K

trọng đối với phát triển sản xuất cà phê. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy

C

động được 20.360 tỷ đồng vốn từ chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp



nông thôn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,5% so với đầu năm; tổng

IH

dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 36.751 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Các tổ
chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo



quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông

Đ


thôn. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định
41 của Chính phủ đạt 17.451 tỷ đồng (chiếm 47,5% tổng dư nợ tín dụng), tăng

G

20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,9% so với đầu năm 2013 [22]. Tuy nhiên,

N

việc triển khai và thực hiện các chính sách tín dụng tới các hộ vẫn chưa đồng bộ,



việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng chưa kịp thời, đặc biệt là chưa sát với tình

TR

Ư

hình thực tế của địa phương, đối tượng được hưởng lợi vẫn chưa công bằng, hiệu
quả đem lại chưa cao, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Điều này đã được khẳng định ở các nghiên cứu trước như Nguyễn Ngọc Tuấn
(2014) với 80,5% hộ sản xuất cà phê cần vay vốn, nhu cầu vay 58,5% chi phí sản
xuất cà phê [13]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoá (2014) về tình hình vay
nợ của hộ trồng cà phê có đến 61,4% số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê,
trong đó chỉ có 23,6% hộ vay vốn ngân hàng chính sách, số còn lại 37,6% vay từ

2



các NHTM và các nguồn khác và các nghiên cứu khẳng định hộ sản xuất cà phê còn
gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng [11].
Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng luôn
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế.



Aliou Diagne Manfred Zeller (1999) cho rằng tín dụng có những lợi ích thiết thực

U

đối với người nông dân sản xuất nhỏ, có tác động đến phúc lợi và xoá đói giảm

H

nghèo cho người dân nhưng tiếp cận tín dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh

TẾ

mà phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố [63]. Hoff & Stiglitz (1993) đã nêu lên được
quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay [69]. Tuy nhiên các nghiên

H

cứu mới dừng lại ở phân tích thống kê mô tả để đưa ra kết luận, đồng thời, các

IN

nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Bùi Thị Hiền (2012) mới chỉ đứng ở

một phía, hoặc người cho vay là các NHTM [13], [35] hoặc nghiên cứu của Phạm

K

Ngọc Dưỡng (2011), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) tập trung nghiên cứu từ phía

C

các hộ sản xuất cà phê [6], [32]. Do đó việc đưa ra các khuyến nghị vẫn chưa xuất
phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện nghiên cứu luận



án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu luận án “Tín dụng ngân hàng đối

IH

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ



2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh

G


Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân

N

hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

Ư



2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng

TR

ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các
góc độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín
dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3


3.Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê?
2. Thực trạng về tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ


U



sản xuất cà phê đang diễn ra như thế nào?

3. Những nhân tố nào tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các

H

hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?

TẾ

4. Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng cho các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới?

H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

IN

4.1. Đối tượng nghiên cứu

K

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố
ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất


C

cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng khảo sát về phía người cho vay là các ngân hàng

IH

4.2. Phạm vi nghiên cứu



thương mại, về phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê.



4.2.1. Nội dung nghiên cứu

Đ

Luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn
tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Trên cơ

G

sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín

N

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Các nội dung




phân tích và đánh giá tập trung vào các ngân hàng thương mại và chủ thể sử dụng

TR

Ư

vốn là các hộ sản xuất cà phê. Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vì trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tới hơn 85% diện tích cà phê do người dân trồng và quản
lý, 15% diện tích còn lại do các doanh nghiệp sản xuất cà phê khai thác, tuy nhiên
hiện nay 26 doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều áp dụng hình thức
khoán gọn cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, các doanh nghiệp tham gia với
tư cách là người hỗ trợ về công nghệ, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất,
do đó luận án tập trung nghiên cứu về hộ sản xuất cà phê.
4


4.2.2. Thời gian nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu khảo sát tập trung vào
năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín



dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

U

5. Những đóng góp mới của luận án

H


Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín
dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua hai khía cạnh là tiếp cận vốn

TẾ

tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê. Về khía
cạnh tiếp cận vốn tín dụng được xem xét trong việc cung ứng vốn tín dụng và tiếp

IN

đề cập ở khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội.

H

cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh sử dụng vốn tín dụng được

K

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hoá lý thuyết về tín dụng ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê, luận án đã xây dựng khung phân tích về tín dụng ngân hàng đối

C

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích được thiết kế theo hai nội dung



nghiên cứu là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng tín dụng ngân hàng đối


IH

với hộ sản xuất cà phê, đồng thời chỉ rõ bốn nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân



hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất,

Đ

nhân tố thuộc về đặc điểm của các NHTM, nhân tố thuộc chính sách của Chính phủ
và các nhân tố khác.Từ đó luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và

G

phương pháp phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk,

N

ngoài các phương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, chuyên gia, cho điểm, luận



án còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan như Heckman để đánh giá việc tiếp cận

TR

Ư

vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê và mô hình Cobb-Douglas để đánh giá việc

sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.
Luận án đã phân tích những thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại
trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, trong đó nêu rõ việc
tiếp cận vốn tín dụng là thật sự cần thiết cho các hộ sản xuất cà phê, việc tiếp cận
vốn tín dụng còn nhiều bất cập và việc sử dụng vốn tín dụng thật sự chưa hiệu quả.
Giữa tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà

5


phê có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tiếp cận vốn thuận lợi và hợp lý thì việc
sử dụng vốn sẽ hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng tốt thì
việc trả nợ và vay lại vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất cà phê. Luận



án đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và sử dụng

U

vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các nhân

H

tố vĩ mô như Chính sách của Chính phủ, NHTM thì nhân tố thuộc về đặc điểm của
hộ sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng

TẾ

ngân hàng.


Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

H

xuất cà phê, luận án đã xác định các căn cứ và định hướng từ để đề xuất giải

IN

pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín

TR

Ư



N

G

Đ



IH



C


K

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trong thời gian tới.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

U

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê



ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

H

1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

TẾ

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Theo nguồn gốc từ La tinh
cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều


H

thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín

IN

dụng" , dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với

K

lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai
nguyên tắc cơ bản, cụ thể là, các chủ nợ tin tưởng rằng:



C

- Có thời hạn vay và sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng.
- Có hoàn trả lại các quỹ

IH

Tiền đề đầu tiên thường dựa vào các chủ nợ, cụ thể là kiến thức của người



vay (hoặc danh tiếng của người vay), thứ hai thường được dựa trên sự hiểu biết của

Đ


các chủ nợ về tình trạng tài chính của người vay, hoặc một bên đáng tin cậy.
Theo tác giả John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là

G

sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian” [93]. Điều này có nghĩa là khi

N

quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể



đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong

Ư

mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T – T’, T là số

TR

tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được
sử dụng có hiệu quả thì T’> T và ngược lại.
Theo Jonothan Golin (2010): “Định nghĩa về tín dụng là niềm tin hoặc kỳ
vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ
theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là
khả năng có thể xảy ra” [93].

7



Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền
từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong
nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người
cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa

U



ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân
bằng cung vốn bù đắp cầu vốn.

H

Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay

TẾ

người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở
hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán,

H

cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều

IN

kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác
cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ


K

nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động" [16].

C

Tín dụng được định nghĩa là "một hợp đồng pháp lý giữa người cho vay và



người đi vay, nơi mà sau này nhận được các nguồn lực hay sự giàu có với một lời

IH

hứa trả nợ trong tương lai". Tín dụng liên quan đến các điều khoản và điều kiện liên
quan đến việc thanh toán chậm. Theo Schumpeter (1934) "Tín dụng về cơ bản là tạo



ra sức mua cho mục đích chuyển nó vào doanh nhân" [93].

Đ

Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy: “Tín dụng chính là sự chuyển giao
quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác, giá trị cho vay có

G

thể dưới hình thức tiền tệ hay hình thái vật chất, sự chuyển giao được xác định có


N

thời hạn nhất định và khi lượng giá trị được hoàn trả cho người chủ sở hữu phải



kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, gọi là lợi tức tín dụng”.

TR

Ư

1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng được cung ứng bởi các chủ thể cho vay khác nhau, với các tổ chức

tín dụng được được cung cấp bởi các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, quỹ tín
dụng, công ty tài chính được hiểu là tín dụng chính thức hay tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến tín dụng được cung ứng
bởi các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố: diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị sản lượng, số lao động và

8


số người còn phụ thuộc độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối
với tín dụng phi chính thức hay còn gọi là các hình thức tín dụng khác được dùng ở
đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính ở nông thôn nước ta
hiện nay. Thuật ngữ tín dụng khác được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm


U



hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai), ở đó có một hoặc một số hoặc

tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố

H

cơ bản nhất là lãi suất), như: vay nặng lãi, huê, hụi. Tuy nhiên, trong thực tế, nó

TẾ

cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn
mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị

H

trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm

IN

(họ tộc, bạn bè) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.

Với các hình thức tín dụng trên, thì tín dụng ngân hàng cũng khẳng định

K

được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và một nền kinh tế


C

muốn phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống tín dụng ngân hàng phải hoạt động



mạnh mẽ. Tín dụng ngân hàng là chủ thể cung cung vốn đặc biệt quan trọng, bởi

IH

các lý do sau:

Ngân hàng là định chế tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, mạng



lưới rộng khắp. Ngân hàng đóng 2 vai trò trong nền kinh tế, vừa là người đi vay và

Đ

vừa là người cho vay, do đó ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn huy động được
để cho vay và sinh lời từ nguồn tiền này.

G

Ngân hàng có các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, không hạn chế

N


về mặt thời gian và quy mô tín dụng, có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể

TR

Ư



có nhu cầu về vốn.
Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về các loại hình dịch vụ, ngoài hoạt

động cấp tín dụng cho vay thì ngân hàng còn có các hoạt động dịch vụ khác như là
bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán, do đó đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ thể cần vốn
trong nền kinh tế [18].
Qua phân tích trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền
sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là các NHTM sang các chủ thể sử
dụng vốn có thời hạn và mục đích nhất định.

9


Bên cạnh đó, theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), khái niệm tín dụng ngân
hàng trong Luật này chỉ rõ: “Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng bao gồm: cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hình



thức tín dụng khác”. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ là hình thức cho

U


vay.

H

Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang

hoặc dưới hình thái vật chất (cho vay bằng hàng hoá).

TẾ

người khác. Lượng giá trị cho vay có thể dưới hình thái tiền tệ (cho vay bằng tiền)

H

- Sự chuyển giao này xác định thời gian nhất định.

IN

- Khi lượng giá trị được hoàn trả cho người sở hữu phải kèm theo một lượng

K

giá trị dôi thêm, tức là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc gọi là lợi

C

tức tín dụng.




Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của

IH

thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín
dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn



liền với một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận

Đ

nhau trong tiến trình phát triển.

G

Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề

N

cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi



vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi


Ư

suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng,

TR

là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác [7], [19].
1.1.1.3. Khái niệm hộ sản xuất cà phê
Hiện nay, có nhiều quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “Hộ”. Theo quan
điểm của Liên hợp quốc: “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà,
cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [44].
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các

10


nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ
chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn” [44].
Nhóm “Hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung
sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống

U



như các công ty, xí nghiệp khác” [44].

H

Mối quan hệ giữa gia đình và nông hộ đã được các nhà nhân chủng học

(Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nông hộ là một đơn vị

TẾ

và gia đình là nhóm người có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình
tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho

H

các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tư vào sản xuất [44]

IN

Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên
thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu

K

dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung

C

các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên được quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc



sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị

IH


(unit) được sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị
đầu tư, đơn vị sở hữu hay đơn vị cư trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về



thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm.

Đ

Khi đề cập về khái niệm “Hộ”, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà

G

chúng phân biệt hộ nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh

N

tế thị trường là đất đai, lao động, tiền vốn và sự tiêu dùng [66].



Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đưa ra cách tiếp

Ư

cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hướng phát

TR

triển chính trong phân tích kinh tế nông hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mô hình

nông hộ chia sẻ và hợp tác phát sinh mô hình nông hộ có khả năng đàm phán, thâm
chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nông hộ như một đơn vị khép kín sang một đơn
vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu
dùng và đầu tư và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm người trong xã hội
chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hưởng lợi ích từ quyết định đó [66].
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một
11


chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một
đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế
chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là
"hộ", "hộ gia đình".

U



Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất được hiểu như sau: Hộ sản

H

xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực
chung của hộ sản xuất được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng

TẾ

sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi người trong cùng một hộ được
hưởng phần thu nhập và mọi quyết định được đưa ra bởi những thành viên lớn tuổi


H

trong hộ [44].

IN

Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất cà phê" là một thuật ngữ được dùng
trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả

K

hộ, kinh tế chung ở đây được hiểu là hoạt động sản xuất cà phê. Hộ sản xuất cà phê

C

được hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, có tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và



nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp từ

IH

sản xuất cà phê hộ. Với chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như ngân hàng tạo
điều kiện thuận lợi cho họ chủ động trong quá trình sản xuất cà phê .



Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu Hộ sản xuất cà phê


Đ

như sau: “Hộ sản xuất cà phê là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà

G

phê, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản

N

xuất cà phê của mình.
1.1.1.4. Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

TR

Ư



a. Tổng quan các quan điểm của các tác giả nước ngoài
Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất

cà phê, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đưa ra các quan điểm
khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê dưới các giác độ tiếp
cận khác nhau.
Các nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất tập trung trên hai
khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng giữa hai chủ thể là
NHTM và các hộ sản xuất. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên
12



cứu về tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín
dụng, Mamo Girma et al (2015) khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi
phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ



hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng [72].

U

Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các

H

nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín
dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác

TẾ

động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá

lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác [61].

H

trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ

IN


Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín

K

dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:
Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình

C

Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác,



giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Người trẻ thường có xu

IH

hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích
lũy và làm giàu hơn so với người già. Nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người



trẻ cũng phong phú hơn so với nông nghiệp. Sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay

Đ

đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian.

G


Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân. Ở khu

N

vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, chăm sóc con cái



trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập chính trong gia đình

Ư

kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát tài sản, sở hữu

TR

đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản thế chấp
cơ bản để có được những món vay tương đối lớn. Phụ nữ có ít nhu cầu tín dụng hơn
so với nam giới, trong trường hợp có nhu cầu thì lượng vốn vay họ nhận được cũng
ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao thì càng có nhiều khả năng để tạo ra
thu nhập ổn định và cao hơn những người không được giáo dục,tạo ra nhiều tài sản
hơn, có thể tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.

13


Thêm một năm được giáo dục làm tăng nhu cầu tín dụng khoảng 0,3% và làm
tăng cơ hội cho việc tiếp cận tín dụng thành công lên đến 17%. Tình trạng hôn nhân
cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng do cá nhân đã lập gia đình sẽ có nhu cầu chi




tiêu gia tăng hơn so với người chưa lập gia đình. Nghề nghiệp, tình trạng nhà ở hiện

U

tại, sự giàu có của hộ gia đình cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng.

H

Thứ hai là các thuộc tính của tổ chức tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết
định vay hay không vay của cá nhân hộ gia đình là mức lãi suất và các điều

TẾ

khoản cho vay. Khi thay đổi mức lãi suất cho vay hay điều chỉnh nội dung cho
vay sẽ có tác dụng kích thích hay hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các

H

hộ sản xuất [75].

IN

Nghiên cứu của Ammar Siamwalla và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về
hệ thống tín dụng nông thôn ở Thái Lan đã chỉ ra rằng muốn tăng sự tiếp cận của các

K

hộ nông dân với tín dụng thì phải có sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1966, hình


C

thành ra một hệ thống ngân hàng nông nghiệp của Chính phủ và chỉ cho vay hộ gia



đình và đến cuối những năm 1970, không chỉ có Ngân hàng nông nghiệp của Chính

IH

phủ Thái Lan mà các ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng phải tăng các khoản
cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả là có sự mở rộng lớn của tín dụng trong



lĩnh vực nông thôn. Đó chính là hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên không vì

Đ

thế mà hoạt động tín dụng khác không phát triển, đây là hoạt động tín dụng có lãi suất

G

khá cao lại đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bài viết đã có các cuộc khảo sát đối
với các hộ gia đình và các hộ có vay vốn và cung cấp một cách chi tiết về cách thức

N

mà người cho vay trong lĩnh vực tín dụng khác. Tác giả đã kết luận rằng, khu vực cho




vay khác ngoài tín dụng ngân hàng là cạnh tranh mặc dù với lãi suất cho vay cao và

TR

Ư

qua đó phản ánh chi phí thông tin tín dụng vẫn còn cao, đây không phải là do khan
hiếm các quỹ cho vay mà là phương thức và cách tiếp cận với các nguồn tín dụng
chính thức từ phía các NHTM vẫn còn khó khăn [49].
Đối với các nghiên cứu của Diagne Manfred Zeller (1999), tác giả nghiên
cứu về tín dụng ngân hàng với nông hộ cũng bằng cách tiếp cận tín dụng của nông
hộ tại Malawi, bằng phân tích hồi quy OLS, tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác
động tới mức độ tiếp cận tín dụng của người dân gồm giá trị đất đai, quy mô lao
14


×