Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127 KB, 26 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT
1.1: KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới, nông nghiệp
được xác định là “ mặt trận hàng đầu”, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nhằm
giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn chuyển nền nông nghiệp tự túc, tự
cấp sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước. Chính vì vậy những năm gần đây các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm thực
hiện sự đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và mô hình kinh tế hộ sản
xuất. Sự quan tâm nghiên cứu về hộ sản xuất của các nhà khoa học đã đánh
dấu thời kỳ thay đổi, đối với hộ sản xuất trong hệ thống ký thuyết chính thống
và hệ thống chính sách kinh tế xã hội hiện thời.
1.1.1: Khái niệm hộ sản xuất.
Để sự tồn tại của HSX trong nền kinh tế, trước hết chúng ta cần thấy
rằng HSX không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất
nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất tồn tại qua nhiều phương thức mà vẫn
đang tiếp tục phát triển. Chúng ta có thể xem xét một số khái niệm khác nhau
về HSX, trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ,
HSX là tất cả những người có cùng huyết thống cùng sống chung trong một
mái nhà, có cùng tư liệu sản xuất và quyền lợi ngang nhau.
Ngày nay HSX đang trở thành một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình
xây dựng một nền kinh tế đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để
phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà
nước, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành phụ lục số 1 kèm theo quyết định 499A
ngày 02/09/1993, theo đó thì khái niệm HSX được hiểu như sau:
Hộ sản xuất được hiểu là hộ kinh tế tự chủ, phải có đủ tư cách pháp
nhân, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn
chính đáng của kinh tế hộ. Với mọi chính sách của Đảng và Chính phủ cũng
như Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để họ chủ động trong quá trình sản
xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành dịch vụ.


Hộ sản xuất còn là thành viên nhận khoán đối với các tổ chức hợp tác có
quyền liên hệ với Ngân hàng để vay vốn, tổ chức sản xuất các doanh nghiệp
nhà nước, HSX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến, dịch vụ lưu thông
hàng hoá trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Ngày nay chỉ thị khoán cho HSX là
một vai trò chủ yếu, họ là người chủ nhận khoán đất lâu dài.
Hộ sản xuất là hộ cá thể, tư nhân nếu trong sản xuất mang tính chất tư
nhân vì thế trong sản xuất không theo sự hướng dẫn chung là HSX mang tính
chất thừa kế.
Về mặt pháp lý hộ gia đình là người nhận khoán, đối với hợp tác xã sản
xuất cái gì, bao nhiêu là do kinh tế tập thể chi phí thì nay đã có sự thay đổi
đáng kể, HSX là chủ thể kinh tế trực tiếp sản xuất, kinh doanh độc lập, có tư
cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật.
Hộ gia đình nông dân tự kinh doanh, tự sản xuất và tự chịu trách nhiệm
trực tiếp về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.2: Sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hộ sản xuất.
Khi lực lượng sản xuất chưa cho phép thu hút được hết tất cả đất đai vào
sản xuất tập trung trong các hợp tác xã, DNNN thì kinh tế hộ sản xuất còn tồn
tại là một tất yếu, điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường.
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường được thể hiện ở ba đặc
trưng sau:
- Mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
-Tỷ lệ tích luỹ thấp chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu. Kinh tế hộ sản xuất tồn
tại vì nông dân chúng ta ngoài trồng trọt còn chăn nuôi và các ngành nghề
truyền thống chưa được công nghiệp hoá, chưa được đưa vào làm ăn quy củ
và tập thể chưa phát huy được thế mạnh, chưa thực sự có hiệu quả đối với một
số lĩnh vực, chưa thu hút hết lực lượng lao động dư thừa trong xã hội. Do đó
kinh tế hộ sản xuất là một loại hình kinh tế bổ sung rất quan trọng. ở nước ta
việc phát triển kinh tế hộ sản xuất là một việc làm cần thiết và thực tế cho thấy

là nó đưa lại một kết quả không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ nông thôn.
Kinh tế HSX tạo công ăn việc làm, thu hút được vốn nhàn rỗi, tạo ra sản phẩm
có ích cho xã hội và duy trì được các ngành nghề truyền thống mà các loại hình
kinh tế khác hoạt động còn kém hiệu quả.
1.1.3: Đặc điểm của nền kinh tế hộ sản xuất.
Kinh tế HSX ở nước ta tạo ra thu nhập chính đáng cho người lao động
tiến tới giàu có thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn một cách có
hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là phát triển kinh tế hộ theo hướng nào? Đây là một vấn
đề quan trọng và phức tạp cần phải tập trung thời gian, công sức và trí tuệ
một cách đầy đủ nghiêm túc.
Nếu xét về mặt quan hệ sở hữu kinh tế HSX phát triển theo hai hướng sau:
Thứ nhất : Số hộ có vốn, có lao động, có kinh nghiệm sản xuất sẽ vươn lên
trở thành giàu có, một số hộ thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất
dần dần bị tách rời khỏi tư liệu sản xuất nhất là đất đai. Xu hướng này sẽ xuất
hiện sở hữu tư nhân, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong nông thôn.
Thứ hai: Các hộ gia đình sản xuất biết kết hợp với nhau để phát triển
sản xuất trở thành các tổ chức hợp tác tự nguyện, xu hướng này phát triển sẽ
xuất hiện các hình thức hợp tác mới.
Đứng trên góc độ của phân công lao động xã hội và theo quy luật của
sản xuất hàng hoá kinh tế hộ phát triển sản xuất theo xu hướng là: nền sản
xuất tự cấp tự túc sẽ vươn lên sản xuất hàng hoá cho xã hội.
Những xu hướng phát triển kinh tế hộ trên đây không đối lập với nhau
mà cùng tồn tại, phát triển và quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau
quá trình phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần tạo nên những đặc
trưng, đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất theo kiểu mới trong nông nghiệp và
nông thôn nước ta cụ thể:
Đặc trưng 1 : Các HSX ở nông thôn nước ta đang chuyển từ kinh tế tự
cung tự cấp lên nền kinh tế hàng hoá, tiếp cận với nền kinh tế thị trường,
chuyển từ nghề nông thuần tuý sang nền kinh tế đa dạng, kết hợp với phát

triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Dưới sự tác động của các quy luật thị
trường tất yếu dẫn đến cạnh tranh và hệ quả tất yếu sẽ có sự phân chia giàu
nghèo trong nông thôn. Từ đó đặt ra đối với quản lý và điều tiết từ phía Nhà
nước là phải làm sao vừa cho kinh tế hộ phát triển và đảm bảo công bằng xã
hội, tăng số hộ giàu, giảm số hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên
khá giả.
Đặc trưng 2 : Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ chênh lệch
nhau khá lớn giữa các vùng và ngay cả trong một số vùng cũng có sự chênh
lệch nhau về quy mô và diện tích đất đai, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật lao
động. Do đó, một tất yếu của sự phát triển kinh tế HSX là nảy sinh quá trình
tích tụ và tập trung ruộng đất vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng để
giảm bớt tính chất sản xuất phân tách, lạc hậu của kinh tế hộ sản xuất. Đó
chính là yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất được coi là hợp lý còn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp.
Đặc trưng 3 : Trong quá trình chuyển hoá của kinh tế HSX sẽ xuất hiện
nhiều hình thức kinh tế hộ khác nhau trong đó phổ biến là các hộ như: hộ nhận
khoán trong các hợp tác xã, nông lâm trường. Đây là hình thức kinh tế hộ
trong đó các hộ nhận khoán là các thành viên của tổ chức kinh tế tập thể và
quốc doanh. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức kinh tế này gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh tế đó.
1.1.4: Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường.
Kinh tế HSX trong nền kinh tế thị trường được xác định là một đơn vị
kinh tế tự chủ trong nền kinh tế hàng hoá ở nông thôn. Vai trò của nền kinh tế
hộ thể hiện vai trò của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế, cụ thể:
- Kinh tế hộ tạo ra một nền nông nghiệp phát triển ổn định góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc, với đại bộ phận hộ gia đình sống ở
nông thôn, kinh tế hộ phát triển vững chắc sẽ đáp ứng được nhu câu lương
thực, thực phẩm cho nhân dân. Khi tạo ra được sự ổn định trên mặt trận
lương thực, thực phẩm thì sẽ không gây ra sự xáo trộn trong nền kinh tế, làm

cho giá cả lương thực, thực phẩm được giữ ở mức ổn định tạo tâm lý tốt đến
người dân, lạm phát sẽ bớt căng thẳng.
- Kinh tế hộ là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho toàn bộ nền kinh
tế. Có thể nói nông thôn là nơi cung cấp lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế
quốc dân. Về lâu dài cơ cấu kinh tế sẽ dần được thay đổi, khi công nghiệp phát
triển sẽ diễn ra quá trình chuyển hoá từ nông nghiệp sang công nghiệp. Là một
địa bàn rộng lớn với nguồn nhân lực dồi dào, nông thôn sẽ cung cấp nguồn lực,
con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn.
- Kinh tế hộ phát triển sẽ là nơi tạo ra một kim ngạch xuất khẩu lớn cho
đất nước. Nước ta đã và đang tiến hành xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Nổi
lên chủ yếu hiện nay là xuất khẩu gạo đã mang lại những kết quả to lớn về
ngoại tệ cho Nhà nước.
- Nông nghiệp nông thôn là nơi trực tiếp bảo vệ môi trường và cải tạo
môi trường thông qua việc trồng trọt, chăn nuôi phát triển cây con mùa vụ
thích hợp. Nếu như nông nghiệp - nông thôn là nơi trực tiếp bảo vệ môi trường
mà không làm tốt vấn đề này thì môi trường sống của chúng ta sẽ bị huỷ hoại
một cách nhanh chóng. Vì hiện nay hàng ngày, hàng giờ các ngành sản xuất
đang làm tổn hại đến môi trường. Với ưu thế số đông dân số sống ở nông thôn
nên cần phải sản xuất, phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong hộ nông
dân để có thể thực hiện tốt vấn đề môi trường đang nhức nhối hiện nay.
- Nông nghiệp nông thôn là một địa bàn rộng lớn mà ở đó đại đa số là
nông dân, nên việc coi trọngvà phát triển nông nghiệp nông thôn thì sẽ phát
triển đất nước, nâng cao dân trí, áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nếu như giảm bớt được số hộ nghèo thì mức sống chung sẽ tăng lên, sức mua
thị trường sẽ cao hơn. Đây sẽ là yếu tố tích cực cho phép các ngành mở rộng
được sản xuất và nó tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động.
Tóm lại: kinh tế hộ là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền
kinh tế thị trường song nền kinh tế hộ còn nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt
là vốn, đây là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng để phát triển hoạt động
Tín dụng Ngân hàng, do đó các Ngân hàng Thương mại cần quan tâm phát

triển hoạt độngTín dụng đối với thành phần kinh tế này.
1.2: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT.
1.2.1: Khái niệm Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá. Bản chất của tín dụng là
quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là
quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và
hai bên cùng có lợi. Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng
như: Tín dụng thương mại, Tín dụng Ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng
tiêu dùng.
Tín dụng Ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng
nói chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa các Ngân
hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân, được thực hiện
dưới hình thức tiền tệ và theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Theo điều 20 Luật tổ chức tín dụng quy định: “ Hoạt động tín dụng là việc
tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.
“ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
chiết khẩu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Do đặc điểm riêng của mình, tín dụng Ngân hàng có được những hình
thức tín dụng khác về khối lượng, thời hạn và phạm vi đầu tư. Với đặc điểm tín
dụng bằng tiền, vốn tín dụng Ngân hàng có khả năng chuyển đổi vào bất cứ
lĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy mà tín dụng Ngân
hàng ngày càng trở thành một hình thức tín dụng quan trọng trong các hình
thức tín dụng hiện có.
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ “ tín
dụng hộ sản xuất”. Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng Ngân hàng giữa
một bên là Ngân hàng với một bên là hộ sản xuất hàng hoá. Từ khi được thừa
nhận là chủ thể trong mọi quan hệ xã hội có thừa kế quyền sở hữu tài sản, có
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp thì hộ sản xuất
mới có khả năng và đủ tư cách để tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Đây cũng chính là điều kiện cần để hộ sản xuất đáp ứng điều kiện vay vốn
Ngân hàng.
Chỉ thị 202/ chính trị ngày 28 tháng 6 năm 1991 của Chính phủ ban
hành về việc cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn, tiếp đến là chỉ thị
14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ ban hành về chính sách cho hộ nông
dân vay vốn để phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp và kinh tế nông thôn.
Ngày 30 tháng 3 năm 1999 Chính phủ ban hành QĐ 67/QĐ/1999 và
148/QĐ/1999 về chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp
nông thôn.
Ngày 19/11/1999 Nghị định 165/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm. NĐ 178/1999/NĐ- CP của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tiền cho vay.
NĐ 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Ngày 31/07/2000 Chính phủ ta QĐ số 11/2000/NQ-CP về giải pháp đảm
bảo tiền vay.
Ngày 25/8/2000 chính phủ ra quyết định số 103/2000/QĐ-TTg về một
số chính sách phát triển nông thuỷ sản.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam đã cụ thể hoá bằng Thông tư 01/TD-NH ngày 26/03/1993
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện NĐ 14 CP, văn bản
số 320/CV Ngân hàng nhà nước ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về việc chủ đạo thực hiện QĐ 67; QĐ 198/QĐ (1994) về thể lệ cho
vay vốn kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng. QĐ 324/QĐ (1998) về quy chế
cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp sau đó ra đời một
loạt các Thông tư văn bản mới để phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ
như QĐ 283/QĐ/NHNN1 ngày 25/08/2000 về việc ban hành quy chế bảo
lãnh Ngân hàng, văn bản số 284/QĐ-NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống
đốc Ngân hàng Nông nghiệp, về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức
tín dụng đối với khách hàng thay cho văn bản 324 cũ, Thông tư số 10/NHNN1
ngày 31/08/2000 của Thống đốc MHNo&PTNT Việt Nam ngày 31/12/2001
về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Về phía Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có quy định 499A/NHNN
(1993) về biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. QĐ 1317/NHNN/1996 về cho vay tiêu
dùng; QĐ 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng, trên căn cứ
QĐ 324/1998/QĐ NHNN Việt Nam. Văn bản 791/ NHNN-06 ngày
26/04/1999 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn. Công văn 1555/NHNN-06 ngày 20/07/1999 hướng
dẫn thực hiện công văn 320 của NHNN. Văn bản 1099/NHNN-06 ngày
01/06/1999 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay HTX; Văn bản 3202/NHNN-05
ngày 18/12/2000 hướng dẫn cho vay phát triển giống thuỷ hải sản theo QĐ
số 103 của Thủ tướng Chính phủ. QĐ 06/QĐ-HĐQT ngày 08/01/2001 của
HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam thay thế cho số 180 cũ. QĐ số 72/QĐ-HĐQT,
ngày 31/01/2002 thay thế cho QĐ 06/QĐ- HĐQT; CV 704/NHNN-05 hướng
dẫn cho vay cơ sở hạ tầng ngày 26/03/2001 của NHNo&PTNT; CV
733/NHNN-06 ngày 28/03/2001 của NHNN Việt Nam hướng dẫn cho vay
kinh tế trang trại; 749/NHNN Việt Nam - 06 ngày 29/03/2001 của NHNN
Việt Nam hướng dẫn cho vay thông qua tổ vay vốn; 750/NHNN-06 ngày
29/03/2001 hướng dẫn thêm cho vay và phát triển ngành nghề ở nông thôn;
1111/NHNN-06 ngày 04/05/2001 của NHNN Việt Nam, về việc hướng dẫn bổ
sung cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân. Từ đó giải
quyết những khó khăn thắc mắc về cơ chế thủ tục tạo môi trường pháp lý cho
hoạt động tín dụng phát triển
Ngày 24/9/2003 NHNo&PTNT Việt Nam ban hành QĐ số 300/QĐ-HĐQT -
Tín dụng thay thế cho quyết định số 167/QĐ- HĐQT-03 ngày 7 tháng 9 năm
2000 quyết định về đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam
với các văn bản trên, đã mở rộng ra một thị trường mới cho Ngân hàng trong
hoạt động tín dụng, trong khi đó hộ sản xuất kinh doanh đã cho thấy sản xuất có
hiệu quả nhưng còn thiếu vốn để mở rộng. Đứng trước tình trạng đó, việc tồn
tại một hình thức tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất là một tất yếu và phù

hợp với cung cầu trên trị trường và được môi trường xã hội, pháp luật cho
phép.
1.2.2: Vai trò của Tín dụng đối với hộ sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hoá, các doanh nghiệp không thể tiến hành
sản xuất kinh doanh nếu không có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện
tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối
với hộ sản xuất. Vì vậy vốn tín dụng Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan
trọng, nó trở thành “ bà đỡ” trong quá trình phát triển của nền kinh tế
hành hoá.
Nhờ có vốn tín dụng, các đơn vị kinh tế đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất cảI tiến kỹ thuật, áp
dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong trong cạnh tranh. Riêng đối
với hộ sản xuất, tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế.
1.2.2.1: Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất
để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh
tế.
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, cùng với sự chuyên
môn hoá sản xuất trong xã hội càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất
khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập,
nhưng trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản
xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Trong
những lúc này, các hộ sản xuất cần có sự trợ giúp của tín dụng Ngân hàng để
có đủ vốn duy trì sản xuất được liên tục. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn , các hộ sản
xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác như lao động, tài
nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp , tổ chức lại sản

×