Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------

TRẦN TIẾN QUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------

TRẦN TIẾN QUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HÓA



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU DÀO

HÀ NỘI, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế to lớn, sản phẩm
thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân, đẩy
mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá cho địa phương. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức như: phải đảm bảo yêu cầu nhanh, hiệu quả, bền
vững với sức canh tranh cao trong cơ chế thị trường; sản phẩm thuỷ sản ngày
càng phải tăng cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã và độ an toàn để đáp ứng
nhu cầu của xã hội, trong khi việc khai thác thuỷ sản ngày càng khó khăn,
nguồn lợi từ thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản ngày
càng được quan tâm phát triển, đặc biệt nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ
sản (NTTS) ở các vùng ven biển góp phần vào sự phát triển chung của toàn
ngành là vô cùng cần thiết.
Thanh Hoá là một tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, có chiều dài bờ biển 102
km, với 7 cửa lạch lớn, nhỏ trải dài 6 huyện ven biển. Quảng Xương là một

huyện đồng bằng ven biển, nằm sát thành phố Thanh Hoá với chiều dài bờ
biển 18,2 km, hai cửa lạch tạo ra các bãi triều, vùng có tiềm năng NTTS nước
lợ. Quảng Xương trước đây là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận
lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lại chịu nhiều thiên tai. Song với tư
duy kinh tế mới, phương thức sản xuất mới đang được nhân rộng, đánh thức
tiềm năng vùng triều, mở rộng đồng nuôi, mạnh dạn chuyển nhiều diện tích
đất trồng lúa và cói cho năng suất thấp sang NTTS nước ngọt và nước lợ. Sản
lượng nuôi trồng ngày càng tăng. Ngành NTTS đang đóng vai trò quan trọng
trong việc cải thiện bộ mặt của kinh tế hộ và kinh tế địa phương trong nhiều
năm tiếp theo. Mục tiêu của ngành NTTS của huyện đặt ra đến 2020 đạt: tổng
diện tích nuôi trồng 2.500 ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ 1.000 ha, diện


2

tích nuôi nước ngọt 1.500 ha; sản lượng nuôi trồng năm 2015 đạt 7.000 tấn,
có 4.000 tấn tôm cho chế biến xuất khẩu; tổng sản lượng năm 2020 đạt 10.000
tấn, có 7.000 tấn tôm cho chế biến xuất khẩu. [29]
Để đạt được mục tiêu trên cần phải có giải pháp hữu hiệu cho phát triển
NTTS nước lợ của huyện nhằm phát huy thế mạnh và khai thác, sử dụng tiềm
năng của vùng một cách hợp lý. Các vấn đề khó khăn hiện nay mà NTTS
nước lợ địa phương đang gặp phải: chất lượng con giống giảm sút, môi
trường nuôi ô nhiễm, tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống khó khăn, kỹ
thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, thời gian thuê đất mặt nước dành cho
NTTS nước lợ còn ngắn .v.v. Xuất phát từ những vấn đề này, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá”


3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ

1.1. Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản nước lợ
1.1.1. Một số khái niệm
- Nuôi trồng thuỷ sản: là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức
nuôi trồng động thực vật thuỷ sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn. [22]
Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động
canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật
thuỷ sinh vv… Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới
khi thu hoạch xong. Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình
thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm
canh và thâm canh. [12]
- Thủy vực là loại hình mặt nước hình thành một cách tự nhiên hoặc
nhân tạo. Nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành NTTS (vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động).
- Nước lợ là nước có độ mặn từ 1 tới 10g/l hay 1 tới 10ppt.
- Thuỷ vực nước lợ có thể coi là những nơi có sự pha trộn giữa nước
ngọt từ sông ngòi đổ ra với nước biển tạo nên thuỷ vực nước lợ. [15]
- Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là hình thức nuôi trồng động thực vật
thuỷ sinh ở môi trường nước có độ mặn từ 1 tới 10g/l hay 1 tới 10ppt hay ở
thuỷ vực nước lợ.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là quá trình lớn lên (sự tăng
tiến) về mọi mặt của NTTS nước lợ trong một thời kỳ nhất định. Trong đó
bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng, về giá trị và sự tiến bộ về cơ cấu
sản lượng sản xuất của ngành NTTS.


4


1.1.2 Đặc điểm của phát triển NTTS nước lợ
NTTS nước lợ là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước lợ vì vậy
NTTS nước lợ có những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tư liệu
sản xuất chủ yếu của ngành là mặt nước lợ, đối tượng lao động là những loài
thuỷ sinh sống và phát triển trong môi trường nước lợ, kết quả sản xuất của
ngành là những sinh vật.
- Phát triển NTTS nước lợ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và có
tính mùa vụ rõ rệt. [15]
Thuỷ sản nuôi trồng rất đa dạng, có nhiều loài, giống mang tính chất
địa lý rõ rệt, nó có tính chất riêng của từng khu vực sinh thái. Nó chịu tác
động của điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ,
độ mặn của nước … Vì vậy, trong NTTS nước lợ cần phải tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nước lợ. Ngoài ra,
NTTS nước lợ cũng cần phải chú ý bố trí mùa vụ hợp lý tạo điều kiện để sử
dụng các yếu tố tự nhiên thuận lợi nhất cho loài thuỷ sản nước lợ phát triển.
- Phát triển NTTS nước lợ không tách rời với phát triển các bộ phận
hợp thành ngành thuỷ sản. [15]
NTTS nước lợ là một bộ phận của ngành NTTS hợp thành nên ngành
thuỷ sản. Thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên
ngành cao bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến, hoạt động dịch vụ và
thương mại thuỷ sản. Đây là những bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản, chúng
vừa có tính chất độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng
tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và tạo ra sự phát triển chung của
ngành thuỷ sản. Vì thế, phát triển NTTS nước lợ cũng như ngành NTTS
không thể tách rời các bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản.
- Phát triển NTTS nước lợ gắn với khai thác, sử dụng thuỷ vực nước lợ,
diện tích đất đai. [15]



5

Thuỷ vực ở nước ta có thuỷ vực nước ngọt, thuỷ vực nước lợ, vùng
nước mặn gần bờ và vùng nước mặn xa bờ.
Trong sản xuất thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được. Nó không chỉ là “chiếc nôi của cuộc sống” trên trái đất, mà thực sự là
nguồn cung cấp thức ăn, dưỡng khí cho vật nuôi thông qua sức sản xuất sinh
học của thuỷ vực. Sức sản xuất sinh học của thuỷ vực phụ thuộc chủ yếu vào
độ phì nhiêu của đất đáy và vùng bờ. [15]
Thuỷ vực nước lợ là loại hình mặt nước lợ hình thành một cách tự
nhiên có thể sử dụng vào mục đích phát triển thuỷ sản nước lợ. Những vùng
nước cửa sông ven biển và rừng ngập mặn, đầm, phá nằm rải rác suốt chiều
dài bờ biển. Đây là một môi trường thuận lợi cho nhiều loại thuỷ đặc sản có
giá trị sinh sống và phát triển như tôm, cá mặn, lợ, cua biển, rong câu.
Cũng giống như ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ vực NTTS
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, gắn với chính sách ruộng đất của nhà nước.
Từ trước đến nay, đất đai và mặt nước dùng để NTTS được tính chung trong
đất nông nghiệp. Hiện nay, nghề NTTS nói chung và NTTS nước lợ nói riêng
phát triển mạnh mẽ và các loại đất NTTS cũng rất đa dạng và phong phú gồm
đất khô, đất ướt, đất có mặt nước như sông, đầm phá, hồ chứa, …. Vì vậy, các
loại đất mặt nước này cần được tách riêng thành một nhóm, tên gọi là đất và
mặt nước NTTS hoặc gọi chung là đất NTTS để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý, sử dụng loại tài nguyên này một cách có hiệu quả và bền vững
hơn.
- Phát triển NTTS nước lợ theo hướng thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư
ban đầu lớn. [15]
Đầu tư cho NTTS nước lợ có nhu cầu vốn ban đầu khá lớn để xây dựng
ao hồ, cải tạo đầm nuôi. Nhu cầu vốn này thường vượt quá khả năng tự tích
luỹ và đầu tư của nhiều hộ gia đình, nhất là dân cư vùng đầm phà ven biển



6

vốn nghèo nàn và lạc hậu. Mặt khác, NTTS còn phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên nên khi gặp những diễn biến bất thường như bão, lũ lụt, hạn hán
có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh khó kiểm soát vì thế
độ rủi ro cao. Do đó, cần có chính sách và dịch vụ hỗ trợ như dự báo thời tiết
thời tiết, khí hậu thuỷ văn, phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai, từng bước
xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với hoạt động NTTS.
1.1.3 Vai trò của phát triển NTTS nước lợ
Ngành NTTS có một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nền
kinh tế, đặc biệt với nền kinh tế mà nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn
như nước ta. Phát triển NTTS nước lợ một phần không thể thiếu trong phát
triển NTTS. Phát triển NTTS nước lợ không đơn thuần chỉ lĩnh vực kinh tế,
mà còn là lĩnh vực xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, bởi khu vực NTTS
nước lợ chủ yếu là những vùng nông thôn ven biển khó khăn, biên giới, hải
đảo.
Vai trò của NTTS nước lợ có thể xem xét bởi ba góc độ trong nền kinh
tế quốc dân:
Thứ nhất, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của quốc gia, NTTS nước lợ là một bộ phận của ngành thuỷ sản. NTTS nước
lợ đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản
lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Năm 2007 là năm
đầu tiên, Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên
đã vượt sản lượng khai thác, đạt 2,1 triệu tấn. Năm 2008, tổng sản lượng thủy
sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và
khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ
và nuôi nước ngọt. Đến năm 2008, đã sử dụng 713,8 nghìn ha nước mặn, lợ
và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản.



7

Thứ hai, góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế: từ năm 1980,
ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang
những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới
chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ. Đến nay ngành thuỷ
sản có quan hệ thương mại với 75 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở
bốn thị trường lớn là Mỹ, Nhật bản, EU và Trung Quốc.
Thứ ba, ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được phân tích là nguồn
cung cấp chính đạm động vật cho người dân Việt Nam. Năm 2001, mức tiêu
thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao
hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt gia cầm
(3,9 kg/người). Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu
người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời
vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy
sản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng
lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.
Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế
kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng
trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.
1.1.4 Một số hình thức NTTS nước lợ.[12]
- Nuôi quảng canh hay còn gọi là nuôi truyền thống là hình thức nuôi
bằng nguồn thức ăn trong thuỷ vực nước lợ sẵn có.
- Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống
và thức ăn tự nhiên ở thuỷ vực nước lợ, nhưng bổ sung thêm giống nhân tạo ở



8

mức độ nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thuỷ vực nước lợ nhằm tăng sản
lượng.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và
thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực
nước lợ. Ngoài ra hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như
điện, thiết bị cơ khí, thuỷ lợi … nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có
khả năng xử lý và khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí.
- Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức
ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ,
thuỷ lợi, giao thông, điện nước, cơ khí), có thể chủ động khống chế các yếu tố
môi trường. Mật dộ giống thả dầy, năng suất cao.
- Nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn
bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc
và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện
sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ,
trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận.
Trong NTTS ở các mức độ đó, hộ nuôi có thể nuôi theo hình thức đơn
hoặc kép, nuôi đơn là hình thức nuôi riêng biệt từng loài thuỷ sản trong mỗi
đầm nuôi, nuôi kép là hình thức nuôi nhiều loại thuỷ sản trong cùng một đầm
nuôi. Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến theo phương
thức nuôi kép. Đây là hình thức phổ biến đang được áp dụng ở huyện Quảng
Xương, bởi nuôi kép phù hợp với trình độ của các hộ, hạn chế rủi ro và các
loài có thể tận dụng được diện tích tầng nước, thức ăn …
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS nước lợ. [14]
- Yếu tố tự nhiên: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển NTTS
ven biển vì đây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí

hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió


9

mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù nếu không có biện pháp xử lý
kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có
khi dẫn đến mất trắng.
- Yếu tố kỹ thuật: NTTS nước lợ hiện nay đa dạng hình thức nuôi, có
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi trồng. Vì vậy,
việc nắm bắt và hiểu rõ các đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ sản là một
trong những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong NTTS
nước lợ.
Do đối tượng sản xuất của người NTTS là sinh vật cho nên sự phát
triển của các loài nuôi phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như nhiệt độ, độ pH,
các muối hoà tan, các chất khí hoà tan trong ao nuôi và đáy ao. Đây là những
yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường NTTS ổn định, nhằm không
gây ra những cú sốc đối với các loài thuỷ sản nuôi trồng, góp phần hạn chế
đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng hiệu quả kinh tế
trong NTTS.
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sinh trưởng của loài thì sự phát triển của ngành NTTS nước lợ lại
phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội sau:
Vốn đầu tư được biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTTS (không
tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn
sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. NTTS là ngành
sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng
năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công

nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng sản phẩm


10

thuỷ sản nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức
quản lý sản xuất nuôi trồng theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Điều
này chỉ có thể thực hiện được khi người nuôi trồng đủ vốn để xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật NTTS đồng bộ và có chất lượng tốt. Vì vậy, để duy trì được
hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các
ngành sản xuất NTTS thuỷ sản nói chung và ngành NTTS nước lợ nói riêng
thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành.
Lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS.
Lao động trong NTTS đòi hỏi phải am hiều về kỹ thuật nuôi trồng, có kinh
nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy
mô nhất định. Lao động thuỷ sản cũng mang tính thời vụ rõ nét. Lực lượng
lao động trong NTTS dồi dào bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên. Do
đặc điểm của NTTS nước lợ chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh
nghiệp tư nhân nên lao động trong NTTS rất đa dạng và thường gắn với nông
nghiệp, nông thôn. Vì vậy, công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao
động cho NTTS là vấn đền cần đặc biệt quan tâm.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và
gián tiếp tới NTTS. Ngành NTTS nước lợ càng phát triển đòi hỏi phải biết áp
dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất
cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển NTTS phải dựa vào tiến
bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ
sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển
giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi. Vì vậy việc

ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào NTTS luôn là
những yêu cầu bức thiết.


11

1.1.6 Nội dung của phát triển NTTS nước lợ. [7]
Phát triển NTTS nước lợ có thể diễn ra theo 2 xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển NTTS nước lợ theo chiều rộng là nhằm tăng cường sản lượng
thuỷ sản nuôi trồng nước lợ bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước lợ,
với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật
sản xuất giản đơn, kết quả NTTS nước lợ đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì
nhiêu đất đai, thuỷ vực nước lợ tự nhiên sẵn có và sự thuận lợi của các điều
kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp.
Phát triển NTTS nước lợ theo chiều sâu là tăng sản lượng thuỷ sản
nước lợ dựa theo cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới,
xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy, phát
triển theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả NTTS nước lợ trên một
đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động.
Phát triển NTTS nước lợ bao gồm sự gia tăng về quy mô diện tích mặt
nước lợ, năng suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu
giá trị sản phẩm và chủng loại thuỷ sản nuôi trồng nước lợ theo hướng hiệu
quả và bền vững. Vì vậy, phát triển NTTS nước lợ phải thực hiện đồng thời
nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý NTTS, phương thức khai
thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào,
đầu ra cho NTTS. Do đó, khi phân tích sự phát triển NTTS nước lợ chủ yếu
tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tích
nuôi trồng nước lợ, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng

trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian,
đồng thời phân tích chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường.


12

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình NTTS nước lợ trên thế giới
Sản lượng NTTS thế giới giai đoạn 1992-2006 có sự tăng trưởng rất
đều đặn với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11%, trong đó nuôi
nước mặn, lợ có tốc độ tăng trưởng bình quân 14,8%. Năm 1992 sản lượng
NTTS đạt 21,2 triệu tấn, trong đó nuôi mặn, lợ đạt 11,9 triệu tấn, năm 2006
tăng lên 66,7 triệu tấn, trong đó nuôi mặn, lợ đạt 35,1 triệu tấn.

Sản lượng 70
(triệu tấn)

60
50
40
30

Tổng sản lượng nuôi

20

Sản lượng nuôi mặn, lợ

10

0
1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006

Năm

Nguồn: FAO
Biểu đồ 1.1. Sản lượng NTTS thế giới giai đoạn 1992-2006
Sản lượng NTTS thế giới đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong
cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản, cụ thể là tăng từ 19% năm 1992 đạt 21,2 triệu
tấn lên 42% năm 2006 đạt 66,7 triệu tấn. NTTS đang ngày càng trở thành
nguồn cung quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của thế giới, cụ thể là
mức tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của thế giới tăng bình quân 4%/năm
trong giai đoạn 1995-2007, từ 15,8 kg/người/năm giai đoạn 1995-1997 tăng
lên 16,3 kg/người/năm giai đoạn 2003-2005.
Về thực chất sản lượng NTTS của thế giới tập trung chủ yếu ở 5 quốc
gia (chiếm trên 80% tổng sản NTTS của thế giới), gồm Trung Quốc (66%),


13

Ấn Độ (6%), Việt Nam (3%), Thái Lan (3%) và Inđônêxia (3%), các nước
còn lại chỉ chiếm 19% tổng sản lượng. Trong các quốc gia kể trên, Việt Nam
có tốc độ tăng sản lượng NTTS nhanh nhất, đạt 20%/năm trong giai đoạn
1997-2006, sản lượng chỉ đạt 322 ngàn tấn năm tăng lên 1.658 triệu tấn vào
năm 2006. [6].

Năm 2006
66%

19%

3% 3% 3%

6%

Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
Thái Lan
Inđônêxia
Nước khác

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu sản lượng NTTS của 5 quốc gia dẫn đầu
Nhìn chung, giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi luôn tăng theo thời gian và
tỷ lệ thuận với sản lượng nuôi và có chiều hướng cao hơn sản lượng; có nghĩa
là giá trị sản phẩm của các đối tượng nuôi ngày càng cao. Trong giai đoạn
năm 1984 đến năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm về giá trị sản
lượng là 9,37%/năm, đối với đối tượng nuôi từ nước lợ đạt 10,92%/năm; tốc
độ tăng trưởng về giá trị bình quân trên đơn vị sản phẩm từ nuôi là
0,29%/năm; có nghĩa giá trị của các sản phẩm từ nuôi có chiều hướng tăng
dần, mặc dù mức độ tăng chưa rõ nét. Trong đó giá trị nuôi nước lợ luôn cao
hơn nhiều so với các đối tượng khác. Tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy
sản trên thế giới năm 1984 chỉ đạt 11,94 tỷ USD, nhưng đến năm 2005 đạt
78,38 tỷ USD. Trong tổng giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi năm 2005 được
đóng góp từ các loài nước lợ khoảng 11,36 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị.


14

1.2.2 Tình hình NTTS nước lợ trong nước
Việt Nam là đất nước có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát

triển ngành NTTS. Với bờ biển dài hơn 3.260 km, đi qua hơn 13 vĩ độ với
nhiều vùng sinh thái khác nhau, vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư
trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa
dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng
biển trên thế giới.
Ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã
hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
đều được định hướng phát triển phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nghề NTTS từ chỗ là nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp, tự túc đã trở
thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến,
phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, lợ, mặn. Diện tích NTTS tăng theo
từng năm, đặc biệt trong những năm gần đây có bước phát triển đáng kể, năm
2000 từ 641 nghìn ha, sản lượng đạt 589 nghìn tấn lên đến 1.052,6 nghìn ha,
sản lượng đạt 2.465,6 nghìn tấn năm 2008 đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về
sản lượng nuôi trồng thủy sản; trong đó: diện tích NTTS nước mặn, lợ từ
397,1 nghìn ha năm 2000 tăng lên 713,8 nghìn ha năm 2008, năm 2009 sản
lượng nuôi trồng thủy sản tăng 7,0% so với kế hoạch và tăng 4,9% so với
cùng kỳ năm 2008 với 2.569 nghìn tấn, trong đó tháng 12/2009 ước đạt 162
nghìn tấn. Giá trị sản xuất NTTS năm 2000 đạt 11.761,2 tỷ đồng, chiếm
44,38% tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản, năm 2008 tăng lên 76.895,1 tỷ
đồng, chiếm 66,56% [8]. Năm 2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 7,0%
so với kế hoạch và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2008 với 2.569 nghìn tấn,
trong đó tháng 12/2009 ước đạt 162 nghìn tấn.


15

Một số loài nuôi chủ yếu của sản xuất NTTS nước lợ cũng không
ngừng phát triển qua các năm cả về chiều rộng và chiều sâu.

Tôm nước lợ trong đó tôm sú được xác định là đối tượng nuôi chủ lực ở
nước ta được nuôi khắp các tỉnh ven biển và một số tỉnh có nguồn nước lợ.
Ngoài các vùng triều có nguồn nước lợ cung cấp tương đối thường xuyên,
tôm nước lợ còn được nuôi ở các vùng chuyển đổi từ đất trồng cói, làm muối,
đất hoang hoá, bãi cát ven biển, đất trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh, đất
hoang hoá, đất vườn… Diện tích nuôi tôm sú năm 2002 là 520.785 ha tăng
lên 610.823 ha vào năm 2007, tăng 90.038 ha đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 2,69%/năm, trong đó Bắc Trung Bộ có diện tích nuôi năm 2002 là
10.682 ha tăng lên 13.871 ha năm 2007, Thanh Hoá năm 2000 có diện tích
nuôi là 2.605 ha tăng lên 4.023 ha năm 2006. [6]
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú theo vùng giai đoạn 2002-2007
Năm 2002
Vùng

Năm 2007

Diện tích

Số Lương

Diện tích

Số Lương

(ha)

(tấn)

(ha)


(tấn)

Ven biển Bắc Bộ

22.963

8.453

20.934

8.393

Ven biển Bắc Trung Bộ

10.682

6.078

13.871

10.396

Ven biển Nam Trung Bộ

14.903

11.672

10.280


9.242

Ven biển Đông Nam Bộ

4.815

3.691

8.470

10.415

ĐB Sông Cửu Long

467.422

137.095

557.268

306.147

Tổng

520.785

166.989

610.823


344.593

Nguồn: Đề án Quy hoạch phát triển nuôi giáp xác đến năm 2020
Sản lượng nuôi tôm sú qua các năm liên tục tăng cao, năm 2002 là
166.989 tấn tăng lên 344.593 tấn năm 2007. Trong các loài tôm nuôi, tôm sú
loài tôm bản địa, có kích thước bình quân tương đối lớn chiếm tỷ trọng lớn,
ngoài ra có tôm rảo, tôm đất, tôm chân trắng và một số loài tôm bản địa khác.


16

Theo thống kê, từ năm 2002 đến nay sản lượng tôm nuôi Việt Nam đứng thứ
3 trên thế giới, sau Trung Quốc, Thái Lan [8]. Sản lượng Việt Nam xuất khẩu
năm 2007 đạt 161.267 tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD, đóng góp
trên 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam năm 2007. [6].
Nuôi cua biển, cua xanh được nuôi ở một số tỉnh ven biển với phương
thức nuôi chuyên hoặc nuôi luân canh, xen canh cua với các đối tượng khác.
Nguồn giống cua chủ yếu là thu gom tự nhiên. Trong vài năm trở lại đây, nhờ
tiến bộ kỹ thuật trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua xanh đã được
chuyển giao cho nhiều địa phương. Diện tích nuôi cua năm 2002 từ 22.380 ha
đã lên tới 108.168 ha vào năm 2005, tăng 83.780 ha (gấp 4,74 lần), đạt tốc độ
tăng. Sản lượng cua nuôi không ngừng tăng lên, 2002 đạt 6.514 tấn, năm
2005 sản lượng cua nuôi tăng lên 22.082 tấn, gấp 3,39 lần so với năm 2002.
Trong năm 2005 tỉnh Bạc Liêu có sản lượng cua nuôi lớn nhất đạt 9.000 tấn,
tiếp theo là Cà Mau 5.000 tấn, Trà Vinh 769 tấn, Quản Ninh 1.700 tấn, Hải
Phòng 1.500 tấn, Ninh Bình 1.100 tấn, Nam Định 1.000 tấn, Long An là 500
tấn. [6]
Hiện nay, Việt Nam có 2 loại rong biển được trồng phổ biến là rong
câu chỉ vàng và rong sụn, sản lượng năm 2005 là 20.260 tấn. Rong câu chỉ
vàng được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh

Hoá, Thái Bình. Sản lượng rong câu năm 2002 là 20.577 tấn, tăng lên 26.665
tấn năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 13,84%/năm. Hải Phòng là
địa phương có sản lượng rong câu lớn nhất khu vực, năm 2005 đạt 12.700 tấn.
Rong sụn được trồng nhiều tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận
(Ninh Phước, Ninh Hải), Bình Thuận. Tại Ninh Thuận, sản lượng rong sụn
năm 2000 mới chỉ là 5 tấn, năm 2005 thu 1.285 tấn tăng gấp 257 lần so với
năm 2000. Sản lượng rong sụn năm 2005 của tỉnh Khánh Hòa ước đạt 1.310
tấn. Trồng rong biển chi phí rất thấp, phù hợp với ngư dân nghèo, không chỉ


17

làm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, mà còn là giải
pháp cải tạo và bảo vệ môi trường biển tự nhiên và làm sạch môi trường vùng
nuôi trồng thuỷ sản. [14]
1.3. Những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về NTTS
Trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nông thôn
nước ta nơi tập trung hơn 70% dân số, mà đại đa phần là nông dân với cuộc
sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khu vực này còn nhiều nguồn lực dồi
dào cần được khai thác hợp lý và hiệu quả. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên,
Ngành thuỷ sản nói chung và NTTS nước lợ nói riêng đang là thành phần chủ
lực trong nông nghiệp. Từ năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ năm khoá VII đã xác định xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Ngày 08/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
244/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ
1999-2010. Với mục tiêu phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm
và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010,
tổng sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên

2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người. [18]
Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản, nhằm tạo ra
nhiều giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt cho
xuất khẩu. [19]
Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn. [20]


18

Quyết định số 21/QĐ-BTS ngày 15/9/2004 của Bộ Thuỷ sản về việc
phê duyệt “Chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản về đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010”. [3]
Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020. Mục tiêu ngành thuỷ sản là phải phấn đấu trở thành một ngành
sản xuất hàng hoá lớn sản phẩm thuỷ sản phải có sức cạnh tranh cao trên thị
trường để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. [21]
Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30/7/2007 của Bộ Thuỷ sản về việc
phê duyệt “Chương trình hành động của ngành thuỷ sản thực hiện Nghị quyết
số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. [4]
Quyết định số 3298/QĐ-BNN-HTQT ngày 16/11/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc “Ban hành chương trình hành động quốc gia về phát
triển bền vững ngành thuỷ sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO giai
đoạn 2010-2012”. [2]
Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, ngành thuỷ sản
luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nước lợ
nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở
nước ta có một số công trình nghiên cứu liên quan đáng chú ý sau:
- Phạm Thị Hồng Vân (2003), Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi
trồng thuỷ sản ở huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế
nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.


19

- Nguyễn Thị Thanh Minh (2008), Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở
huyện Quành Lưu, Nghệ An trong quá trình hộ nhập kinh tế quốc tế, Luận
văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
- Đỗ Trọng Dũng (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở
cá hộ nông dân huyện Tiên Du-Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Thiên (2009), Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển huyện Giao thủy-Nam Định, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông
nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dương (2008), Đánh giá hiệu quả các loại hình nuôi trồng
thủy sản vùng đất bãi bồi ven biển huyện Thái Thụy-Thái Bình, Luận văn
thạc sỹ kinh tế Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.
Trong các công trình nghiên cứu trên, ở khía cạnh này hay khía cạnh
khác, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cần thiết để phát triển nuôi trồng
thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, do góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên
các tác giả đều có hướng đi riêng của mình nhằm đạt được mục đích nghiên
cứu. Có công trình nghiên cứu hướng về hiệu quả kinh tế NTTS của các hộ;
có công trình nghiên cứu về hiệu quả các loại hình NTTS ở các huyện trên
toàn quốc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên

cứu về phát triển NTTS nước lợ một cách cơ bản, có hệ thống phù hợp với
điều kiện cụ thể của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.


20

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển kinh tế ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ trên địa bàn
huyện Quảng Xương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế ngành NTTS nước lợ của
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NTTS nước lợ của Huyện
trong các năm tới.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu NTTS nước lợ và các hoạt động có liên quan đến NTTS
nước lợ của địa phương.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển NTTS từ 2006
-2010. Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ
hơn cho kết quả nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Một số lý luận về NTTS nước lợ.

+ Cơ sở thực tiễn.
+ Những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về NTTS.


21

+ Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương.
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa.
+ Khái quát tình hình NTTS nước lợ tại huyện Quảng Xương
+ Tình hình cơ bản của hộ điều tra.
+ Tình hình phát triển NTTS nước lợ của huyện Quảng Xương trong
một số năm gần đây
- Phân tích hiệu quả kinh tế NTTS nước lợ của các hộ điều tra.
- Phân tích hiệu quả kinh tế từng đối tượng nuôi của các hộ điều tra.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và những thuận lợi, khó khăn của quá
trình phát triển NTTS nước lợ của các hộ nuôi.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ
tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa:
+ Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch
+ Dự kiến định mức đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao cho hộ nuôi hải sản nước lợ
+ Giải pháp về vốn
+ Giải pháp thị trường
+ Giải pháp khuyến ngư và đào tạo lao động


22


2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm điều tra
Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, tôi tiến
hành điều tra ngẫu nhiên các hộ NTTS nước lợ trên địa bàn 3 xã Quảng Khê,
Quảng Chính, Quảng Trung, là những xã đặc trưng nhất, chiếm trên 90% diện
tích nuôi thuỷ sản nước lợ của huyện. Tổng số hộ điều tra 100 hộ NTTS nước
lợ và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi. Trong mỗi xã tiến hành điều
tra các hộ NTTS nước lợ một cách ngẫu nhiên. Dựa quy mô diện tích NTTS
của các hộ, chúng tôi xác định dung lượng mẫu (số hộ cần chọn điều tra) ở
mỗi xã được phân bổ như sau:
Bảng 2.1: Dung lượng mẫu được chọn để điều tra hộ NTTS năm 2010
Tên xã
Quảng Khê
Quảng Chính
Quảng Trung
Tổng

Số hộ được chọn điều tra
(hộ)
Quy mô nhỏ
Quy mô trung TB
Quy mô lớn
(< 4 ha)
(4-6 ha)
(>6 ha)
6
7
7
6

7
7
20
20
20
32
34
34
( Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ)

- Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu, thông tin nghiên cứu của đề tài được thu thập từ hai nguồn
bao gồm các số liệu, thông tin được công bố (số liệu thứ cấp) và các số liệu,
thông tin chưa được công bố (số liệu sơ cấp).
+ Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn tài liệu thứ cấp được trình bày chi tiết ở bảng sau:


23

Bảng 2.2: Nội dung thu thập tài liệu thứ cấp
Cấp

Các loại tài liệu

Các thu thập

Bộ

Tài liệu tổng quan về NTTS, NTTS


Tìm đọc trực tiếp các

NN&PTNT,
Tổng Cục

sách báo, tạp chí đã

nước lợ

xuất bản, mạng

Kết quả nghiên cứu, báo, tạp chí

Thống kê

Internet

Báo cáo tổng kết thuỷ sản qua các
Tỉnh: Sở
NN&PTNT

năm

Liên hệ xin số liệu

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển

của các phòng ban


ngành thuỷ sản
Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội
của huyện

Huyện

Báo cáo tổng kết NTTS của huyện

Trực tiếp xin số liệu

Báo cáo quy hoạch tổng thể của

của các phòng và tìm

huyện

tài liệu đã công bố

Tình hình đất đai, thời tiết khí hậu
qua các năm
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)
Các tài liệu trên được thu thập có kế thừa, chọn lọc.
+ Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Trong đề tài, các số liệu, thông tin chưa được công bố bao gồm các chỉ
tiêu đo lường hiện trạng đời sống kinh tế, hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình
NTTS nước lợ.
 Đối với thông tin từ hộ: thu thập từ việc phát phiếu điều tra,
phỏng vấn trực tiếp.
 Đối với thông tin cộng đồng: thu thập bằng phương pháp
phỏng vấn cán bộ thuỷ sản của Sở, cán bộ huyện, xã, thôn.



×