Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Phân tích chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy vùng trung du miến núi phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG THỊ HOA

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ GỖ NGUYÊN LIỆU GIẤY
VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển kinh tế, sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau giữa
các hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp khác nhau đã ngày càng trở nên
quan trọng. Một mặt, toàn cầu hóa làm tăng áp lực cạnh tranh và áp lực về giá. Mặt
khác, khách hàng thành thị đang có nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm có chất
lượng cao và đổi mới. Cả hai xu hướng này đều làm tăng mức độ hòa nhập và phụ
thuộc. Như vậy, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia không chỉ là vấn đề


về năng lực của các doanh nghiệp đơn lẻ mà còn là vấn đề về mức độ hợp tác có
hiệu quả của các doanh nghiệp này với nhau để tạo thành “năng lực cạnh tranh hệ
thống” của một chuỗi giá trị. Chỉ khi năng lực này được cải thiện thì mới có thể đạt
được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vì người nghèo.
Hiện nay, việc liên kết trong cùng một ngành hàng giữa nông dân với doanh
nghiệp nói chung cũng như giữa nông dân với doanh nghiệp khai thác, chế biến,
tiêu thụ các sản phẩm của ngành hàng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng nguyên liệu nói
riêng còn mờ nhạt và thiếu tính bền vững. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất và tiêu thụ thông
qua cơ chế liên kết nông dân và doanh nghiệp còn quá thấp, đa phần vẫn hoạt động
theo kiểu tự do. Người nông dân không thực hiện đúng hợp đồng, từ đó bán sản
phẩm cho tư thương hoặc các doanh nghiệp không qua ràng buộc về pháp lý, dẫn
đến bị ép giá và làm mất tính bền vững trong tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhiều
doanh nghiệp cũng chưa tôn trọng lợi ích của người nông dân, không thực hiện
đúng các điều khoản đã ký kết như cung ứng vật tư không đúng số lượng, tiêu
chuẩn; đơn phương phá bỏ hợp đồng; hay không đầu tư cho vùng nguyên liệu. Một
số doanh nghiệp lợi dụng thế độc quyền để ép giá dẫn đến nhiều thiệt thòi cho
người sản xuất, sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng bị phá vỡ, tính bền
vững trong phát triển nguồn nguyên liệu không đảm bảo.
Như vậy, hoàn thiện và phát triển bền vững chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu nói
chung và chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy từ rừng trồng nói riêng, đồng thời nhằm
phân định rõ vị trí, vai trò của các tác nhân trong chuỗi và các chính sách kinh tế tác


2

động thì việc nghiên cứu các tác nhân tham gia chuỗi, xác định các hoạt động kinh
tế, lượng hóa và phân phối giá trị gia tăng được tạo ra trong chuỗi là hết sức cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Việc xác định này nhằm trả lời được các câu
hỏi Giá trị gia tăng được tạo ra ở đâu? Giá trị gia tăng lớn nhất ở công đoạn
nào? Tác nhân nào tham gia chuỗi được hưởng lợi nhiều nhất? Các nhân tố ảnh

hưởng đến chuỗi? Các chính sách kinh tế cần thiết để tác động và điều tiết phát
triển chuỗi?
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Phân tích chuỗi giá trị gỗ
nguyên liệu giấy vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam”.
Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên
tham gia vào sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm; xác định sự phân phối lợi
ích của những người tham gia trong chuỗi; xác định vai trò của việc nâng cấp và
quản trị trong chuỗi giá trị. Kết quả phân tích chuỗi giá trị là cơ sở cho việc hình
thành các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển chuỗi theo hướng ổn định, bền vững.
Để đạt được những nội dung cơ bản, mục tiêu của luận văn là phân tích
chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy nhằm xác định được chuỗi giá trị và giá trị gia tăng
được tạo ra trong chuỗi; sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi; phân
tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển chuỗi. Từ đó đề xuất một số giải
pháp góp phần hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy theo hướng
ổn định và bền vững.
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung du miền núi phía
Bắc Việt Nam


3

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1. Tổng luận các công trình đã công bố về chuỗi giá trị trong nông lâm nghiệp
Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cho một sản phẩm về thực chất là
nghiên cứu mối liên kết giá trị giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. Đó chính là cách thức xem xét hoạt động kinh tế

bằng cách chia nhỏ hoạt động này thành các bộ phận để phân tích giá trị gia tăng
được tạo thêm trong chuỗi. Thuật ngữ “Chuỗi giá trị” đã được nhà kinh tế học
Michael E.Porter đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về Lợi
thế cạnh tranh (Competitive Advantage) và cũng được đề cập đến trong nhiều công
trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị vào việc nghiên
cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi
nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia. Người ta nhận thấy tầm quan trọng của liên
kết giữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của
ô tô Nhật Bản vào những năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta
quan tâm đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan
tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời
gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng và tăng giá trị của sản phẩm đó.
 Fearne và Hughes cũng đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của việc
áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về ưu điểm: giảm mức độ phức tạp trong
mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định,
giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và
chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, tác giả còn phát hiện
ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên


4

tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí
mới trong chuỗi (Fearne, A.and D.Hughes, 1998).
 Tác giả Christopher L.Gilbert (2006) nghiên cứu về chuỗi giá trị ca cao và
cà phê qua công trình nghiên cứu: “Value chain analysis and market power in

commodity processing with application to the cocoa and coffee sectors”. Tác giả đã
đưa ra được chuỗi giá trị của ca cao và cà phê, đặc biệt lưu ý trong khâu chế biến.
Từ đó, tác giả đã tìm ra được mối quan hệ mật thiết giữa việc phát triển chuỗi với
nâng cao sức mạnh thị trường cho sản phẩm.
 Các tác giả Martin Greijmans, Boualay Oudomvilay và Julio Banzon (2007)
với đề tài nghiên cứu: “Houaphanh Bamboo Value Chain Analysis”. Đây là công
trình nghiên cứu nằm trong chương trình xác định các dịch vụ tư vấn tiềm năng
SNV cho sự phát triển của chuỗi giá trị tre nứa của Tổ chức Phát triển Hà Lan –
Danh mục đầu tư Bắc. Các tác giả đã đưa ra được những định hướng cơ bản để phát
triển chuỗi giá trị tre nứa nói riêng và cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nói chung.
 Simon R. Bush (2010) với công trình nghiên cứu: “Upgrading smallholders in the Vietnamese Pangasius value chain”. Tác giả đã nghiên cứu chuỗi giá
trị cá tra với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cá tra của Việt Nam, từ
đó góp phần gia tăng giá trị hưởng lợi cho chủ sở hữu.
 “Cẩm nang ValueLinks” (2007) – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá
trị. Đây là một cuốn sách được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học của GTZ (GTZ là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên
phạm vi toàn cầu hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. GTZ thuộc sở hữu của
chính phủ liên bang Đức (GTZ – Deutsche Gesellschaft fur Technische
Zusammenarbeit GmbH)). Đây là một cuốn sách tham khảo cho phương pháp luận
ValueLinks. ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương
pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị.
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về các cách thức nâng cao cơ hội việc
làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và các
nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị trong đó họ đang hoạt động.


5

 Michael E.Porter (1985) với cuốn sách phân tích về “Lợi thế cạnh tranh”
(Competitive Advantage). Với công trình nghiên cứu này, chuỗi giá trị đã được sử

dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các
nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị
trường.
Như vậy, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
thuộc lĩnh vực nông nghiệp (chuỗi giá trị hạt điều cá tra) và các sản phẩm lâm sản
ngoài gỗ của ngành lâm nghiệp (chuỗi giá trị cà phê, tre nứa) mà hầu như chưa có
công trình nghiên cứu nào về chuỗi giá trị của cây gỗ trong ngành lâm nghiệp, đặc
biệt là gỗ nguyên liệu giấy.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức
quốc tế như tổ chức GTZ, ACI, SNV, ICRAD, Ngân hàng phát triển Châu Á phối
hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự
án hỗ trợ nhằm phát triển chuỗi.
* Đối với lĩnh vực nông nghiệp:
Chuỗi giá trị ngành hàng được nghiên cứu khá phổ biến đối với các sản phẩm
trong nông nghiệp với các công trình nghiên cứu điển hình như:
 Tổ chức SNV đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày
ở Hội thảo “Ngành cói Việt Nam – Hợp tác để tăng trưởng” ngày 04/12/2008 tại
Ninh Bình do Nico Janssen, cố vấn cao cấp – SNV. Sau khi tiến hành nghiên cứu tổ
chức SNV đã giúp chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao
năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ
quá trình hoạch định chính sách liên quan đến ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập
các nhóm đại diện như nông dân trồng và chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị
trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc tiếp cận thị trường… (SNV,
2009).


6


 Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện
Nghiên cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam (IFFAV)
và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực hiện nghiên cứu về chuỗi
giá trị chè dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Công trình nghiên cứu
này nằm trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho
người nghèo do Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ phát triển Quốc tế của Anh
tài trợ.
 Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ Kế hoạch & Đầu
tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức (GTZ) đã triển khai dự án “Phát triển
chuỗi giá trị Bơ Đắc Lắc” từ tháng 3/2007 với sự tham gia của Công ty Fresh
Studio Innovation Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC. Mục đích của dự án là xây
dựng chuỗi giá trị trái bơ nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi như nguồn
cung không đồng đều, sản xuất và vận hành không chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ hư
hại cao, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia thấp. Trước đây ở Đắc Lắc, cây bơ chủ
yếu được trồng để làm bóng mát và chắn gió xung quanh cánh đồng cà phê, lĩnh
vực quả bơ ở Đắc Lắc chưa được các nhà hoạch định chính sách để ý. Sau khi triển
khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị Bơ Đắc Lắc” đã làm nâng cao nhận thức những
người lập chính sách ở tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở Đắc Lắc (MPI –
GTZ SMEDP, 2007).
 Tại khu vực phía Bắc, chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án “Phân
tích chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ đầu năm 2008 với sự tham gia
của Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Hưng Yên (DARD). Mục đích của dự án là cùng các bên liên quan đến
chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở
yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị rau cải ngọt thành công hơn, có khả
năng cạnh tranh cao hơn, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ về mặt tài chính để triển khai
hàng loạt các nghiên cứu nhằm “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo”
(M4P), với mục tiêu đánh giá các điều kiện để gia tăng sự tham gia của người



7

nghèo vào kênh ngành hàng sản phẩm thực phẩm, nông sản được điều phối bởi các
siêu thị và các điểm bán hàng truyền thống. Thúc đẩy sự phát triển chuỗi và tăng
thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp.
 Lê Thị Phương Loan – Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008) thực hiện Luận
văn thạc sĩ “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau bắp cải huyện Văn Lâm –
Hưng Yên” (2008). Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực
trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm – tỉnh
Hưng Yên. Tác giả đã mô tả được chuỗi, xác định được giá trị gia tăng và sự phân
phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Tác giả cũng đã phân tích được các yếu
tố ảnh hưởng đến chuỗi và đề xuất được những giải pháp nhằm phát triển chuỗi.
 Nguyễn Thị Bình (2010), luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích chuỗi giá trị
ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ - Hà Nội”. Mục tiêu nghiên cứu của luận
văn là đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm thịt lợn trong chuỗi từ việc
phân tích thực trạng, mô tả sơ đồ chuỗi, phân tích giá trị gia tăng và các yếu tố ảnh
hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt cho huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
 Phạm Thị Ngọc Anh với nghiên cứu: “Quan hệ giới và khả năng nâng cấp
chuỗi giá trị tại các làng nghề gốm truyền thống” (2009). Nghiên cứu này nằm
trong trong Dự án Nuffic của Hà Lan. Nghiên cứu này đã tìm hiểu khả năng phát
triển của các làng nghề thủ công truyền thống trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thông qua khả năng nâng cấp chuỗi giá trị, mối
quan hệ giới trong sản xuất và kinh doanh.
 Các tác giả Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú nghiên cứu về “Phát triển
chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp” (2009). Nghiên
cứu này nằm trong chương trình nghiên cứu về chuỗi giá trị của GTZ. Các tác giả
đã đưa ra được những luận cứ quan trọng khẳng định rằng chuỗi giá trị là công cụ
thiết yếu để gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp.
 Nguyễn Thị Phương Anh, nghiên cứu đề tài “Phân tích chuỗi giá trị ngành

cà phê Việt Nam, những giải pháp và chiến lược marketing phát triển thị trường
tiêu thụ trong và ngoài nước” (2008). Tác giả đã khảo sát, phân tích và đánh giá


8

thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê. Tác giả cũng đã đưa
ra được những giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị ngành hàng cà phê theo
hướng toàn cầu.
 Các tác giả Lê Thanh Loan, Đặng Hải Phương và Võ Hùng (2006) với công
trình nghiên cứu: “Cashew nuts supply chains in Vietnam: A case study in Dak Nong
and Binh Phuoc provinces, Vietnam”. Đây là công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
hạt điều tại tỉnh Đắc Nông và Bình Phước của Việt Nam. Hạt điều là một trong
những sản phẩm khá quan trọng của ngành nông nghiệp và có đóng góp đáng kể vào
nền kinh tế quốc gia. Nhóm tác giả cũng đã nêu ra được các tác nhân trong chuỗi,
hoạt động của chuỗi cũng như những định hướng để phát triển chuỗi bền vững.
 Phạm Xuân Hoa (2011) với khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu chuỗi giá trị
rau tại xã Tiền Yên – Hoài Đức – Hà Nội”. Tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận,
thực trạng và sơ đồ chuỗi giá trị rau cũng như những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố
ảnh hưởng đến chuỗi và các giải pháp phát triển chuỗi nhằm làm tăng giá trị cây
rau, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ nông dân trồng rau.
 Các nghiên cứu về ngành hàng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình,
Hà Tây… của các tác giả Đào Thế Anh, Đào Đức Huấn, Ngô Sỹ Đạt, Đặng Đức
Chiến, Lê Văn Phong thuộc Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam.
 Một số công trình nghiên cứu khác như: “Nghiên cứu chuỗi giá trị rau tại
xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” của Hoàng Văn Lâm (2011)
hay “Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn Lai Trạch –
Yên Phú – Yên Mỹ - Hưng Yên” của tác giả Chu Thị Hiên (2011), Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.

Như vậy, với một số minh chứng nêu trên, chứng tỏ rằng nghiên cứu chuỗi
giá trị trong nông nghiệp ở Việt Nam đã được quan tâm ở cấp độ vĩ mô và vi mô,
được tiến hành triển khai rộng rãi trên nhiều khu vực.


9

* Đối với lĩnh vực lâm nghiệp:
Chuỗi giá trị có thể coi là vấn đề nghiên cứu khá mới đối với các sản phẩm
của ngành lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm từ gỗ. Cho đến nay, chỉ có
một vài công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị đối sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của
ngành lâm nghiệp, cụ thể như:
 Công trình nghiên cứu về “Chuỗi giá trị Song Mây tỉnh Quảng Nam”
(2005) của nhóm tác giả Thái Thanh Hà, Ninh Khắc Bản, Lê Thanh An và Đỗ
Hoàng Chung. Đây là nghiên cứu nằm trong Dự án nghiên cứu về chuỗi giá trị của
GTZ. Các tác giả đã đưa ra được những lý luận cơ bản về chuỗi giá trị lâm sản
ngoài gỗ, đặc biệt là đối với Song Mây của tỉnh Quảng Nam. Từ thực tiễn sản xuất,
các tác giả đã đề xuất được những giải pháp để phát triển chuỗi theo hướng chuỗi
giá trị toàn cầu.
 Phạm Thị Ngọc Anh với đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị ngành
mây tre đan và mũ nón”. Đây là một trong những vấn đề nghiên cứu thuộc Dự án
Nuffic Hà Lan. Tác giả đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành mây tre đan và mũ nón ở
hai làng nghề truyền thống tại tỉnh Hà Tây. Với công trình nghiên cứu này, tác giả
đã nêu ra được những đặc điểm cơ bản của chuỗi, so sánh ưu điểm, nhược điểm
của chuỗi và những giải pháp cần thiết để phát triển chuỗi.
 Ngô Văn Nam (2010), luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản
phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa – Lào Cai”. Nghiên cứu này đã
góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho nghiên cứu chuỗi giá trị với các sản phẩm có
tính chất bản địa, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm cây dược liệu và dược liệu
làm thuốc tắm. Tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp phát triển chuỗi giá trị

theo hướng toàn cầu.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài hay công trình nghiên cứu
nào đánh giá một cách hệ thống thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá
trị đối với các sản phẩm từ gỗ của ngành lâm nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu về “Chuỗi
giá trị gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam” vừa có
tầm quan trọng lớn lao, vừa mang tính thời sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.


10

1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
1.2.1. Một số quan điểm về chuỗi giá trị
1.2.1.1. Quan điểm của Filière (Chuỗi – Mạch)
Luồng tư tưởng nghiên cứu này gồm các trường phái tư duy và truyền thống
nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống
nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp
(Browne, J.Harhen, J&Shivinan…, 1996). Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên
cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà
phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh các nước phát triển (Eaton, C.and
A.W.Shepherd, 2001).
Theo luồng nghiên cứu này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ
thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất
khẩu và tiêu dùng cuối cùng (Fresh Studio Partnars, Marije Boomsma).
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực
tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định
những người tham gia vào hoạt động (Pagh, J.D&Cooper, M.C, 1998). Phương
pháp chuỗi có 2 luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị đó, gồm:
- Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo
thu nhập và phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và thu
nhập giữa các thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng

của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP.
- Phân tích có tính chú trọng và chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử
dụng nhiều nhất ở Trường Đại học Paris – Nanterre, một số tổ chức nghiên cứu như
CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ làm về phát triển nông nghiệp đã
nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở
và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể,
cũng như các hình thái quy định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên
quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích, gồm: Quy định trong nước;
Quy định về thị trường; Quy định của nhà nước; Quy định kinh doanh của nông


11

nghiệp quốc tế. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ
chức chuỗi hàng hóa (Lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt
giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương
nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa).
1.2.1.2. Công trình nghiên cứu của Micheal Porter
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình nghiên cứu của Micheal
Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị
để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và
trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý
tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một
công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc một dịch vụ có giá trị
tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào? Hay ta làm thế nào để
một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng sẵn sàng mua với
giá cao hơn, hoặc chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường.
Trong bối cảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà
các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm
tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn thế nữa, Porter lập luận rằng các

nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể.
Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi
thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt
giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng
hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối
cùng của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng với
ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu về ý tưởng theo đó tính cạnh tranh
của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản
phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các dịch


12

vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực,
hoạt động nghiên cứu…
Trong mô hình của Michael E.Porter “Chuỗi giá trị” được chia thành hai
mảng chính trong kinh doanh, đó là các hoạt động sơ cấp và các hoạt động hỗ trợ.
Về cơ bản, chuỗi giá trị tổng quát có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn
chuỗi được thể hiện như sau:
Các hoạt động hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Logistics
đầu vào

Vận hành

SXKD

Logistics
đầu ra
(chuyển SP
ra bên
ngoài)

Marketing
và bán
hàng

Dịch vụ

Lợi
nhuận

Các hoạt động sơ cấp
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lược điều hành.
Chuỗi giá trị
của nhà cung cấp

Chuỗi giá trị
của công ty

Chuỗi giá trị
của người mua


Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống giá trị của Porter (1985)


13

1.2.1.3. Quan điểm của GTZ Eschborn
Trong cuốn “Cẩm nang Value Links – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi
giá trị” của GTZ Eschborn, 2007 cho rằng “một chuỗi giá trị” là:
- Một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ
việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi,
marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (đây là quan
điểm theo chức năng đối với chuỗi giá trị).
- Một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có
nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sản phẩm
cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh
doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao
gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi (hay còn gọi là khâu).
Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ
bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nông dân, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn
và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị,
họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm
hay thành phẩm). Do đó, nhà vận hành chuỗi và nhà cung cấp dịch vụ vận hành là
hai khái niệm khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu phụ được các
nhà vận hành thuê lại.
Tuy nhiên trong một chuỗi giá trị dịch vụ, những người vận hành chuỗi lại
bao gồm cả doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng cuối
cùng (dù đó là một khách hàng cá nhân hay là một công ty), cũng như các nhà cung

cấp chuyên biệt khác chuyên cung cấp đầu vào và các dịch vụ (thứ cấp) ở những
khâu đầu của chuỗi.
Như vậy, theo quan điểm của GTZ, tác giả tóm tắt chuỗi giá trị theo hai
hướng sau đây:
+ Hướng thứ nhất: dựa theo chức năng đối với chuỗi giá trị:


14

Yếu tố
đầu vào

Sản xuất
sản phẩm

Cung cấp
- Thiết bị
- Đầu vào

Trồng
Thu hoạch
Sấy khô

Chuyển
đổi SP
Phân loại
Chế biến
Đóng gói

Trao đổi

thương mại
Vận chuyển
Phân phối
Bán hàng

Bán hàng
Tiêu dùng

Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị phân chia theo chức năng
+ Hướng thứ hai: dựa theo nhà vận hành chuỗi giá trị:
Nhà
cung cấp

Nhà
sản xuất

Nhà
chế biến

Nhà
bán buôn

Nhà
bán xỉ

Người
bán lẻ

Cung cấp
đầu vào


Khâu
sản xuất

Khâu
chế biến

Khâu
bán buôn

Khâu
bán xỉ

Người
bán lẻ

Hình 1.4. Sơ đồ chuỗi giá trị phân chia theo nhà vận hành
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2.1. Chuỗi giá trị
Từ những quan điểm khác nhau về chuỗi giá trị nêu trên, chúng ta có thể
hiểu khái niệm chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc
hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản
xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt
động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt
khác mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì chuỗi giá trị là một phức hợp
những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên
liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã

được bán cho người tiêu dùng cuối cùng.


15

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh
nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả mối liên kết ngược và xuôi cho đến
khi nguyên liệu thô được sản xuất rồi kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
1.2.2.2. Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất
và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua
các tác nhân (Van der Vorst, 2000).
Theo Lambert và Cooper (2000), một chuỗi cung ứng có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên
trong các bộ phân, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
+ Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần
thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
+ Thứ ba, một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có
định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
+ Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại
giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
1.2.2.3. Ngành hàng
Theo Fabre, “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ
trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra
sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một
nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia
công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu
tụ” (Fierre Fabre, 1994). Nói cách khác, “Ngành hàng là tập hợp những tác nhân

kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và
đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm”.
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt
chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối


16

sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng
ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những
thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
1.2.2.4. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm,
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là các hộ gia
đình, doanh nghiệp… tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế
của họ (Fierre Fabre, 1994). Có thể chia tác nhân thành 2 loại: Tác nhân là người
thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta
dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động.
1.2.2.5. Sản phẩm
Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm là kết quả của một
quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác với nhau để
biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output)”.
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản
phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá
trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm
nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm
chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên
(Fierre Fabre, 1994).
1.2.3. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo
GTZ chúng được nhóm vào ba bước cơ bản:
- Lập bản đồ chuỗi giá trị.
- Lượng hóa và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị.
- Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn.
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường và phân tích trở ngại cũng là những nội dung
có liên quan chặt chẽ tới phân tích chuỗi giá trị. Bởi vì việc lập bản đồ các kênh thị


17

trường cùng với các phân tích kinh tế là những đầu vào quan trọng trong nghiên cứu
thị trường và phân tích trở ngại sẽ chuẩn bị cho việc xây dựng một chiến lược nâng
cấp chuỗi giá trị.
1.2.3.1. Lập bản đồ chuỗi giá trị
Lập bản đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng
mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các
hoạt động kinh doanh, các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng
như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi
của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào nên chúng là yếu tố không thể thiếu.
Bản đồ chuỗi giá trị bao gồm nhiều loại bản đồ với các chức năng và mức độ
chi tiết khác nhau, về cơ bản có các loại bản đồ sau đây:
* Bản đồ cơ sở (Bản đồ tổng thể):
Bản đồ cơ sở cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị. Bản đồ cơ
sở này cần mô tả các liên kết chính hay các phân đoạn của chuỗi giá trị với các nội
dung:
- Các giai đoạn sản xuất và các chức năng marketing.
- Các nhà vận hành chuỗi giá trị thực hiện những chức năng này.
- Các liên kết kinh doanh dọc giữa các nhà vận hành.
Ba yếu tố của bản đồ cơ sở đại diện cho cấp vi mô của chuỗi giá trị. Ở cấp

này, giá trị gia tăng sẽ được tạo ra. Các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hỗ trợ cấp
trung (các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ) cũng có thể nằm trong bản đồ chuỗi.
Các bước xây dựng một bản đồ chuỗi giá trị tổng thể:
- Xác định sản phẩm cuối cùng.
- Xác định thị trường cuối cùng/Nhóm khách hàng cuối cùng.
- Lập danh sách các hoạt động/chức năng hiện đang được thực hiện để đưa
sản phẩm cuối cùng ra thị trường. Bắt đầu từ điểm bán cuối cùng (cửa hàng tiêu
thụ/đại lý trên thị trường nội địa hoặc các nhà xuất khẩu), sau đó quay ngược lại với
các hoạt động sản xuất và marketing cần thiết để bán sản phẩm trên thị trường.


18

- Lập danh sách các hoạt động/chức năng từ cung cấp các đầu vào kỹ thuật
đặc thù cho đến hoạt động bán hàng cuối cùng.
- Xây dựng kênh chính bằng cách xác định các nhà vận hành thực hiện các
chức năng của chuỗi.
* Bản đồ tiểu chuỗi (các kênh):
Bản đồ tiểu chuỗi phản ánh cụ thể chuỗi giá trị tổng thể và bổ sung thêm
nhiều chi tiết có liên quan nhưng chưa được phản ánh ở bản đồ tổng thể. Bản đồ
tổng thể có thể mô tả các “tiểu chuỗi” tương ứng với các sản phẩm cụ thể khác nhau
và các kênh phân phối khác nhau. Nhưng bản đồ tiểu chuỗi còn mô tả thêm các
kênh cung cấp thay thế và các thị trường mà các kênh này hướng tới.
* Bản đồ các liên kết chuỗi và quản trị điều hành:
Quản trị chuỗi phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi trong tất
cả các giai đoạn của chuỗi. Mối quan hệ giữa các nhà vận hành có thể là một trao
đổi thị trường tự do hay các hợp đồng liên kết. Loại hình liên kết phụ thuộc vào chất
lượng và tính phức tạp của sản phẩm cuối cùng. Các kiểu quan hệ khác nhau có thể
được mô hình hóa một cách dễ dàng trên bản đồ chuỗi bằng các ký hiệu khác nhau.
* Bản đồ các nhà hỗ trợ chuỗi (cấp trung):

Các chức năng cơ sở và các nhà vận hành chuỗi là thuộc cấp trung trong
chuỗi giá trị, có nghĩa là các chủ thể trong thị trường tương ứng bao gồm cả các nhà
cung cấp dịch vụ vận hành. Ngoài cấp độ vi mô, các chuỗi giá trị còn có thể được
mô tả ở cấp trung, bao gồm cả các cơ quan và các tổ chức kinh doanh đại diện cho
lợi ích chung của cộng đồng kinh doanh và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
Các nhà hỗ trợ chuỗi bao gồm các hiệp hội kinh doanh, các hiệp hội công
nghiệp, các cơ quan chuyên biệt của ngành, các vụ chuyên biệt, các đơn vị trong cơ
quan nhà nước, các quỹ phát triển hoặc các chương trình phát triển.
1.2.3.2. Lượng hóa và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị
Các biến số trong chuỗi luôn biến động theo thời gian. Do vậy, công tác
lượng hóa sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá, so sánh tình trạng hiện tại và dự báo
tiềm năng của chuỗi trong tương lai.


19

Lượng hóa và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị bao gồm các con số kèm theo
bản đồ chuỗi cơ sở như số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân
đoạn cụ thể trong chuỗi. Tùy thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích
chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan như các đặc tính của chủ thể,
các dịch vụ hay các điều kiện về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản
hoặc khuyến khích phát triển chuỗi.
* Lượng hóa bản đồ chuỗi cơ sở:
Lượng hóa bản đồ chuỗi cơ sở có nghĩa là hoạt động bổ sung các con số về
các thành tố của bản đồ chuỗi như:
- Số lượng các nhà vận hành (quy mô của các trang trại và doanh nghiệp).
- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành.
- Số lượng các nhà vận hành là người nghèo trong từng giai đoạn.
- Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi/các kênh phân phối khác nhau.
- Thị phần của chuỗi giá trị (hoặc tiểu chuỗi giá trị) được tính bằng phần

trăm giá trị bán ra trên toàn bộ thị trường.
* Phóng to: Lập bản đồ các thành tố và phân đoạn trong chuỗi:
Các phân tích miêu tả có thể được xây dựng chi tiết hơn thông qua việc cụ
thể hóa các phần trong bản đồ chuỗi cơ sở, từ đó tạo ra các bản đồ theo chủ điểm
như mô tả các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, mối quan hệ tương tác của các nhà cung
cấp dịch vụ hỗ trợ với các nhà vận hành trong chuỗi lớn.
Lập bản đồ chi tiết là một kiểu phóng to theo tỷ lệ giống như các bản đồ địa lý,
bản đồ chuỗi tổng thể có “tỷ lệ nhỏ”, trong khi các bản đồ chi tiết về các phân đoạn
cụ thể của chuỗi hoặc các kênh phân phối có tỷ lệ lớn. Xây dựng bản đồ chi tiết của
chuỗi sẽ có ích hơn là đề cập quá nhiều thông tin vào một bản đồ chuỗi duy nhất.
* Các nghiên cứu chuỗi đặc biệt:
- Các phân tích liên kết kinh doanh và quản trị điều hành.
Phân tích các liên kết kinh doanh bao gồm việc xác định mức độ và tính bền
vững của hợp tác, sự có mặt của các công ty đầu mối, thái độ và cam kết của họ.
Ngoài ra còn phân tích các xung đột nảy sinh từ những khác biệt của các bên đàm


20

phán, các thông tin không cân xứng và sự cạnh tranh nguồn lực giữa các nhà vận
hành chuỗi.
Các nghiên cứu liên kết kinh doanh cũng bao gồm cả cấp độ tổ chức ngành,
đặc biệt là năng lực của các hiệp hội kinh doanh thương mại.
- Các phân tích thành phần tham gia.
Mỗi nhóm nhà vận hành và nhà cung cấp dịch vụ thường có các đặc tính liên
quan đến khả năng tham gia của họ vào một dự án nâng cấp chuỗi giá trị. Một phân
tích thành phần tham gia là đặc biệt quan trọng trong trường hợp các chủ thể tham
gia thị trường là những người nghèo và có năng lực yếu kém. Số lượng các nhà vận
hành chuỗi được xếp thành ba mức “siêu nhỏ”, “nhỏ” hoặc “trung bình”.
Phân tích thành phần tham gia bao gồm các nội dung về thu nhập, số lượng

thành viên tham gia, chi phí, khả năng kỹ thuật, quản lý, marketing, tiếp cận thị
trường, năng lực phối hợp theo chiều ngang và chiều dọc…
- Các điều kiện khung ở cấp vĩ mô.
Việc đánh giá khung pháp luật và các điều kiện vĩ mô của phát triển chuỗi
bao gồm nghiên cứu các chính sách thương mại quốc tế và các chính sách quốc gia
có liên quan, đồng thời nghiên cứu các điều luật hiện hành về thị trường đang đề
cập đến. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu các yếu tố về xã hội và văn hóa quyết định
hành vi kinh doanh.
1.2.3.3. Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế
của chuỗi. Hoạt động này bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn
trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành. Chi phí giao
dịch được xác định là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông
tin và thực hiện hợp đồng.
Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn”, có
nghĩa là các tham số quan trọng trong chuỗi có thể được so sánh với các tham số
tương ứng trong các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành
công nghiệp tương đồng.


21

Các phân tích kinh tế của chuỗi giá trị có vai trò vô cùng quan trọng vì nó là
cơ sở để quyết định các mục tiêu phát triển, chiến lược nâng cấp, giám sát và đánh
giá hiệu quả của các nhà vận hành và nhà hỗ trợ chuỗi, đánh giá tiềm năng của giá
trị gia tăng, các yếu tố quyết định chi phí và giá cả.
Phân tích kinh tế bao gồm các đánh giá về:
- Toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của
các giai đoạn khác nhau.
- Chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu

trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi.
- Năng lực của các nhà vận hành về sản xuất, sản lượng và lợi nhuận.
* Tính giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái
niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra (doanh thu của chuỗi) bởi những
người vận hành chuỗi, có nghĩa là:
Doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng * số lượng bán ra
Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận
hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những
nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp,
và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ
không được coi là mắt xích trong chuỗi.
Như vậy, “giá trị gia tăng chính là giá trị được cộng thêm vào hàng hóa hay
dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó”
(McCormick/Schmitz). Một phần của giá trị gia tăng được tạo ra được giữ lại trong
chuỗi (giá trị được giữ lại), còn một phần khác thì được giữ lại bởi những nhà cung
cấp nằm ngoài chuỗi.
Giá trị được giữ lại là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi
giá trị, và giá trị này được giữ lại cùng với các nhà vận hành chuỗi.
Giá trị gia tăng là cách đo lường mức độ thịnh vượng đã được tạo ra trong
nền kinh tế. Theo định nghĩa đã được sử dụng trong các hệ thống kế toán quốc gia


22

thì tổng giá trị gia tăng bằng với tổng giá trị thuần của tất cả các dịch vụ và sản
phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế phục vụ cho tiêu dùng và đầu tư (GDP),
sau lạm phát. Để tính được giá trị gia tăng trong chuỗi thì các chi phí mua nguyên
vật liệu, các bộ phận và dịch vụ phải được khấu trừ từ giá trị bán (doanh thu).
Doanh thu do chuỗi giá trị tạo ra được phân thành giá trị gia tăng được tạo ra

bởi các nhà vận hành chuỗi với hàng hóa trung gian, các đầu vào và các dịch vụ vận
hành được cung cấp bởi các nhà cung cấp không tham gia vào chuỗi chính của
chuỗi giá trị.
Nguyên tắc tính toán giá trị gia tăng được thể hiện như sau:
Các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị:
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị bán – Giá trị hàng hóa trung gian
Tổng giá
trị của
chuỗi =
giá bán
cuối
cùng * số
lượng
bán ra

Giá trị gia tăng:
. Tiền lương
. Tiền lãi vay vốn
. Khấu hao TSCĐ
. Thuế trực thu
. Lợi nhuận

Dùng để trả cho
người sở hữu các
yếu tố sản xuất
(vốn, lao động,
đất đai) và thuế

Hàng hóa trung gian:
. Nguyên liệu thô

. Đầu vào
. Dịch vụ vận hành

Dùng để chuyển
cho nhà cung cấp
hàng hóa trung
gian

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên tắc tính giá trị gia tăng
Nguyên tắc tính toán này có thể được áp dụng cho mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị.
* Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi:
Tổng giá trị trả cho và được tiêu thụ bởi khách hàng cuối cùng được chia ra
giữa giá trị gia tăng và các hàng hóa trung gian. Hàng hóa trung gian lại được phân
chia cụ thể hơn thành bán thành phẩm (sản phẩm trung gian) và sản phẩm cuối cùng
được cung cấp bởi các nhà vận hành trong phân đoạn trước đó trong cùng một chuỗi
giá trị, và các đầu vào khác được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên ngoài.


23

Sơ đồ sau đây sẽ mô tả cách phân phối giá trị gia tăng giữa các giai đoạn
trong chuỗi, giữa các nhà vận hành chuỗi và các nhà cung cấp bên ngoài.
Nhà SX sơ cấp

Người tạo ra SP

Thương nhân

Người TD


GTGT

GTGT
từ chuỗi
giá trị

GTGT
Sản phẩm
trung gian

GTGT
GTGT
do các
nhà cung
cấp đầu
vào

Sản phẩm
trung gian

Tổng
giá trị
tiêu
dùng

Đầu vào khác
Đầu vào khác

Nhà cung cấp
dịch vụ đầu vào


Nhà cung cấp
dịch vụ đầu vào

GTGT

GTGT

Hình 1.6. Sơ đồ phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi
Tổng năm khối nhỏ có kẻ chéo thể hiện giá trị gia tăng được tính bằng tổng
giá trị gia tăng được tiêu dùng. Như vậy, thu nhập hay lợi nhuận chỉ là một phần
của giá trị gia tăng. Dù chúng chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị gia tăng thì cũng không
hoàn toàn phản ánh thu nhập cao.
Tuy nhiên, theo quan điểm kinh tế vĩ mô thì giá trị gia tăng là một tham số
quan trọng hơn so với thu nhập của các nhà vận hành chuỗi. Như vậy, hiển nhiên là
tăng trưởng trong các lĩnh vực dịch vụ cũng góp phần vào mục đích tăng trưởng vì
người nghèo.


24

“Tạo ra giá trị” và “giữ lại giá trị” có mối quan hệ tương tác với nhau. Giữ
lại giá trị do cải thiện hiệu suất sử dụng đầu vào thường làm tăng giá trị gia tăng của
giai đoạn có liên quan trong chuỗi giá trị đó, nhưng lại làm giảm lượng mua đầu
vào, và do đó, làm giảm giá trị gia tăng của các nhà cung cấp đầu vào. Đồng thời,
hiệu suất được cải thiện thường làm tăng năng lực cạnh tranh và do đó, làm tăng thị
phần và tạo ra giá trị.
Việc phân phối giữa giá trị gia tăng và các hàng hóa trung gian chỉ có thể
xuất phát từ một tính toán chi phí trung bình của các nhà vận hành có liên quan.
* Tính chi phí sản xuất trong chuỗi giá trị:

- Tính toán chi phí sản xuất và chi phí chế biến một cách rõ ràng sẽ mang lại
lợi ích trực tiếp cho nâng cấp chuỗi vì chúng sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các đối
tác trong chuỗi giá trị và cung cấp các số liệu tham khảo cho các cuộc đàm phán.
Tính chi phí sản xuất trong chuỗi giá trị phản ánh:
+ Chi phí tổng thể của doanh nghiệp trong một phân đoạn cụ thể để đạt được
các chỉ số trung bình của chuỗi hoặc của toàn bộ ngành công nghiệp.
+ Dữ liệu về các chức năng trong chuỗi giá trị. Đó chính là dữ liệu của chuỗi
sản xuất và các hoạt động marketing chứ không phải dữ liệu của doanh nghiệp.
Tính toán chi phí đơn vị cho mỗi hoạt động bao gồm các chi phí trực tiếp
như chi phí mua nguyên vật liệu và dịch vụ, chi phí tiêu thụ năng lượng, tiền lương,
các biến số chi phí máy móc…
Chi phí cố định như lãi suất tiền vay hoặc các chi phí hành chính được tính
cho toàn bộ các phân đoạn trong chuỗi. Các tính toán chi phí được thực hiện trong
suốt chuỗi giá trị.
Các thành tố chi phí chính có thể được xác định bằng tiền hoặc bằng cách
tính phân bổ chi phí theo phần trăm.
- Các yếu tố quyết định chi phí được xác định thông qua phân tích chi tiết
các thành phần chi phí quan trọng trong chuỗi.
- Một loại chi phí thường liên quan đến phân tích chuỗi giá trị là “các chi phí
giao dịch”. Các chi phí giao dịch xuất phát từ các hoạt động để:


×