Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐẶC ĐIỂM CỬA SÔNG VÙNG CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.82 KB, 24 trang )

ĐẶC ĐIỂM CÁC CỬA SÔNG VEN BIỂN KHU
VỰC HUYỆN CẦN GIỜ

TP.HCM, năm 2015


ĐẶC ĐIỂM CÁC CỬA SÔNG VEN BIỂN KHU
VỰC HUYỆN CẦN GIỜ

2015


MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CÁC CỬA SÔNG KHU VỰC HUYỆN CẦN GIỜ2
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................. 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 2
1.2. Khí tượng - khí hậu ..................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................. 7
2. Một vài đặc tính cơ bản về vùng cửa sông ...................................................... 9
2.1. Đặc tính cơ bản các cửa sông ...................................................................... 9
2.2. Hoạt động tương tác sông-biển và những hệ quả của chúng đối với vùng cửa
sông.................................................................................................................. 11
2.3. Các quá trình động lực của biển ................................................................ 12
3. Các dạng tài nguyên: Hiện trạng và khai thác sử dụng ................................. 13
3.1. Tài nguyên đất ........................................................................................... 13
3.2. Tài nguyên nước ........................................................................................ 16
3.3. Tài nguyên rừng ngập mặn cửa sông ......................................................... 18
3.4. Tài nguyên thủy sản .................................................................................. 19
3.5. Đánh giá chung: ........................................................................................ 20
4. Giải pháp phát triển bền vững vùng cửa sông ............................................... 20
4.1. Chiến lược phát triển bền vững.................................................................. 20


4.2. Những vấn đề đòi hỏi đối với các dự án và nghiên cứu về hệ cửa sông cho
phát triển bền vững........................................................................................... 20
4.3. Các nhóm giải pháp ................................................................................... 21

1


CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CÁC CỬA SÔNG KHU VỰC HUYỆN CẦN
GIỜ
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
-Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim
bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km và từ Đông sang Tây là 30km. Cần
Giờ như là một quần đảo nhỏ của thành phố với 2 cửa sông chính là Soài Rạp và
Ngã Bảy. Huyện có bờ biển dài khoảng 20km, có hệ thống sông rạch chằng chịt,
rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đóng vai trò sinh thái hết sức quan trọng đối
với thành phố Hồ Chí Minh.
- Ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh huyện Cần Giuộc
tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Nam giáp Biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 70421,58ha (theo quy hoạch
duyệt 1998 là 71361ha giảm 939,42ha). Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 tổng diện
tích toàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đất rừng chiếm 49,40% sông rạch
chiếm 31,94% diện tích tự nhiên của huyện.


2


Hình 1. 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ

- Huyện Cần Giờ chia làm 7 đơn vị hành chính: thị trấn Cần Thạnh, xã
Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn, xã Long Hoà,
xã Thạnh An. Xã có diện tích lớn nhất là xã Lý Nhơn 915816,26ha) và nhỏ nhất
là thị trấn Cần Thạnh (2408,93ha). Gồm 20 ấp và 260 tổ dân phố. Trung tâm
huyện lỵ được đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Cần Giờ có vị trí quan trọng đặc biệt đối với thành phố về kinh tế, quốc
phòng, là cửa ngõ ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và các loại hình dịch vụ.
1.1.2. Khí tượng - khí hậu
- Nhiệt độ cao, điều hoà và ổn định, trung bình tháng từ 25,5-290C, biến
động nhiệt độ trung bình ngày từ 5-70C, nhỏ hơn từ 1-20C so với Tân Sơn Nhất
và Củ Chi. Số giờ nắng trung bình đạt trên 5 giờ đến gần 9 giờ/ ngày, lượng bức
xạ phong phú, trung bình đạt từ 10-14 kcal/m2, cường độ bức xạ thay đổi qua
các mùa không đáng kể.

3


Hình 1. 2: Lượng mưa, nhiệt độ huyện Cần Giờ năm 2014

- Độ ẩm không khí hàng tháng nói chung cao hơn các nơi khác của thành
phố từ 4-8%, có khi đến 10%. Trị số độ ẩm trung bình là 73-85%, độ ẩm không
khí ban ngày thường là trên dưới 60%, buổi trưa chỉ đạt 45-60% trong đó nhiều
ngày dưới 60%.

- Bốc hơi mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trung bình từ 3,56,0mm/ngày, cao nhất đến trên 7,8 mm/ngày.
Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C. Độ ẩm
trung bình từ 730C đến 850C, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6mm/ngày, trung bình
5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000mm1402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng
nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô
hướng Bắc - Đông Bắc.
- Mưa ở Cần Giờ nói chung là ít, phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện.
Theo số liệu đo mưa 3 năm 1977-1979 do đài KTTV thành phố Hồ Chí Minh
công bố thì lượng mưa ở đây đạt từ 1300-1700 mm/năm, nhưng tham khảo số
liệu nhiều năm ở vùng lân cận Gò Công, Vũng Tàu và tiếp theo những năm
1980-1986 thì lượng mưa ở Cần Giờ nói chung chỉ đạt từ 1100 – 1500 mm/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10, tháng có lượng mưa nhiều
4


nhất đạt từ 300-400 mm. Những tháng 5 – 6 có lượng mưa ít nhất trong mùa
mưa, chỉ đạt từ 100-200 mm.
Từ những số liệu trên cho ta thấy khí hậu vùng huyện Cần Giờ:
a. Bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ: dồi dào, ổn định trong cả năm, thoả mãn được
yêu cầu của các loại cây trồng ưa nhiệt, những trị số cực trị (cao, thấp
nhất) của các yêu cầu này cũng nằm trong giới hạn thuận lợi cho các loại
cây trồng nói trên.
b. Độ ẩm không khí: nói chung cao hơn ở các nơi khác thuộc thành phố từ 48%. Nếu so sánh riêng trong huyện thì phía Bắc khô nhanh hơn phía Nam
huyện, còn về mưa thì có sự giao động lượng mưa hàng năm đáng kể, nói
chung lượng mưa nằm ở Cần Giờ thấp hơn các nơi khác từ 20-30%, trong
đó phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện và thời gian có mưa trong năm
cũng ngắn hơn, tập trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10 với
lượng mưa từ 100-200 mm (tháng 5, 6 và 10) đến 350 – 400 mm (tháng

9).
c. Bốc hơi trung bình: từ 4 – 6,0 mm/ ngày trong những tháng 12 đến tháng
4, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 thường đạt 5,0 – 6 mm/ngày, cao nhất
đến 7,8 mm/ngày, những tháng còn lại trong năm lượng bốc hơi thường
đạt từ 2,5 – 5,5 mm/ ngày, thấp nhất là tháng 9 và 10 thường chỉ từ 2,4 –
3,0 mm/ngày, điều đó phù hợp với tình hình mưa và độ ẩm trong thời gian
ấy.
(Niên giám thống kê huyện Cân Giờ năm 2014)

1.1.3. Địa hình
- Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất
nhiều sông rạch. Hướng đổ dốc không rõ rệt. Độ dốc mặt đất rất nhỏ dưới 0,1%.
Cao độ mặt đất thay đổi từ 2,3m (khu vực xã Cần Thạnh) xuống đến dưới 0,5m
(khu vực rừng ngập mặn).
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, sét
pha trộn lẫn một ít tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải
của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt
đất từ 0,5m đến 0,8m.
- Đất mặn phèn tiềm tang chiếm 85,2 % tổng diện tích đất, chiều sâu xuất
hiện sinh phèn thay đổi theo vùng. Khu sử dụng đất phải thật thận trọng, không
xáo trộn tầng sinh phèn lên mặt, không bố trí đại trà mà phải tuỳ thuộc vào tính
chất và khả năng thích nghi của từng loại cây trồng. Tổng quát vùng phía Nam
nên phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Phía Bắc có thể sử dụng vào mục tiêu
5


nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhưng phải điều tra cẩn thận khi bố trí mùa
vụ và cây con.
1.1.4. Chế độ thủy văn
- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều trên biển

Đông. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất khác nhau như sau:
Bảng 1. 1: Mực nước tại trạm Nhà Bè
Tần suất

1%

10%

25%

50%

75%

90%

Hmax

1,51

1,39

1,34

1,3

1,27

1,24


Hmin

-2,03

-2,22

-2,32

-2,41

-2,49

-2,64

Mực nước cao tính toán từ 1,32m đến 1,39m.
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ
dòng chảy cao nhất so với các nơi trong thành phố. Toàn bộ sông rạch chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lên
xuống, số lần nhật triều trong tháng thay đổi không đáng kể. Trong ngày hai
đỉnh triều thường xấp sỉ nhau, nhưng 02 chân triều lại chênh lệch nhau rất xa.
Độ mặn trên các sông rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian và
thời gian. Cường độ mặn sông Lòng Tàu lớn hơn sông Soài Rạp. Độ mặn trung
bình 18 0 00 thường xuyên xuất hiện ở Cần Giờ, cao nhất vào mùa khô khi triều
cường xâm nhập sâu vào thượng nguồn.
1.1.5. Chế độ hải văn
Bờ biển có chiều dài khoảng 20km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi
Đồng Tranh. Hàng năng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dòng triều.
Vùng biển Cần Giờ bao gồm vùng biển trước các cửa sông, vịnh Gành Rái,
vịnh Đồng Tranh và vùng bãi triều Cần Giờ.

Vùng biển trước cửa sông có bờ biển chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chia làm hai phần: từ Vũng Tàu lên Hàm Tân, phía Tây Nam từ Vũng Tàu
đến Gò Công. Cửa sông ở đây nông dần xuống phía Nam do ảnh hưởng bồi đắp
cát từ đất liền.
Vịnh Gành Rái ăn sâu vào đất liền, phía Đông giáp Vũng Tàu, phía tây là
Cần Giờ và vùng bãi cạn, phía Nam là biển Đông, phía bắc giáp đảo Long Sơn.
Đổ nước vào vịnh là ba con sông lớn: sông Ngã Bãy, sông Thị Vãi và sông
Dinh. Đường bờ bao quanh vịnh khúc khuỷu và dốc.
Vịnh Đồng Tranh, đổ vào vùng này là sông Soài Rạp và sông Đồng Tranh.
Nhòn chung địa hình toàn vùng có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, theo hướng
6


các dòng sông và hướng dốc từ Tây sang Đông, từ bờ ra biển. Đường bờ tương
đối đơn giản, thoải phần lớn là các bãi bồi.
1.1.6. Đa dạng sinh học vùng cửa sông
Hệ sinh thái đặc truwnng tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự vùng Đông
Nam Bộ, đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ đơn thuần là rừng phòng hộ
mà còn giữ vai trò là khu dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận
năm 2000. Các chủng loại động thực vật sinh sống chủ yếu tại khu vực này là
các loài đã thích nghi được với rừng ngập mặn bao gồm 150 loài thực vật trở
thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thuỷ sinh, cá và
các động vật có xương sống khác.
-Về thực vật: nhiều loại cây chủ yếu là bần trắn, mắm trắng các quần hợp
đước đôi-bần trắng cùng xu ổi, trang,…và các loại nước lợ như bần chua, ô rô,
dừa lá, rang,… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp, Halodule sp và
Thalassa sp, đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ và các loại đậu, dừa,
các loại cây ăn quả.
- Về động vật: khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700

loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thể
31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt
Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp năm 2007 đặt 107,842 tỷ đồng
tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước, và năm 2008 đạt 90,531 tỷ đồng, giảm
16,05% so với cùng kỳ năm trước trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến
thực phẩm chiếm 76,063 tỷ đồng công nghiệp cơ khí 8,955 tỷ đồng.
Cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện đang có sự chuyển đối
trong thời gian qua. Chức năng kinh tế chính trước đây là cảng biển-công nghiệp
dịch vụ cảng và đánh bắt chế biến thuỷ sản, bảo vệ khu rừng thiên nhiên và nông
lâm nghiệp – du lịch sinh thái đã và đang được chuyển thành thương mại dịch
vụ, đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố, nông lâm
ngư nghiệp và công nghiệp.
1.2.2. Xã hội
- Theo số liệu thống kê của huyện Cần Giờ, dân số toàn huyện năm 2008
là 69545 người có 16396 hộ, trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11206 người.

7


- Tốc độ gia tăng dân số của huyện Cần Giờ giai đoạn 2001-2008 khoảng
1,9%/năm, có xu hướng tăng chậm so với các quận huyện khác. Năm 2003 mức
tăng dân số cao nhất là 2,9% năm 2008 tăng thấp nhất 1,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên
của dân số huyện Cần Giờ biến đổi, năm 2000 là 1,13% tăng liên tục đến năm
2003 là 1,75 %, những năm sau đó xu hướng giảm dần từ năm 2003 giảm liên
tục đến năm 2008 là 1,06%.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu về dân số huyện Cần Giờ từ năm 2012-2013
TT


Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

1

Quy mô dân số

Người

71537

72814

2

Tỷ lệ sinh

%

1.27

1.18

3


Tỷ lệ tử

%

0.37

0.37

4

Tỷ lệ tăng (giảm) tự nhiên

%

0.9

0.8

5

Tỷ lệ tăng (giảm) cơ học

%

0.78

0.96

6


Mật độ dân số

Người/km2

102

103

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)

- Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 99 người/km2, ở mức rất
thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3175 người/km2), sống tập
trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều, nơi
có mật độ dân cư cao ( thị trấn Cần Thạnh 464 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 35 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
Bảng 1.3: Phân bố dân cư huyện Cần Giờ năm 2013
STT Tên xã-Thị trấn

Diện
(ha)

tích Số
khu Dân số Mật độ dân số
phố/ấp
(người)
(người/km2)

1


Thị trấn Cần Thạnh

2451,09

5

11607

482

2

Xã Long Hoà

13257,69

4

11375

86

3

Xã Thạnh An

13141,46

3


4710

36

4

Xã Nhơn Lý

15815,21

3

5970

38

5

Xã Tam Thôn Hiệp

11038,39

4

5840

53

6


Xã An Thới Đông

10372,47

6

13565

131

7

Xã Bình Khánh

4345,27

8

19747

455

Tổng cộng

70421,58

33

72814


103

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2013)

-Đặc điểm dân cư:
8


+ Theo điều tra1/10/2004 huyện Cần Giờ bình quân một hộ có 4,45 người
(toàn thành phố 4,42 người/hộ), hiện nay là 4,27 người/hộ.
+ Về giới tính: tỷ lệ nam 49,3% tổng số dân, nữ chiếm 50,7%.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 27,5%; nhóm
tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ cao 65,9% và nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,6%.
+ Tình trạng cư trú: theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004 tổng số người
có mặt trên địa bàn huyện Cần Giờ là 66113 người, trong đó nhân khẩu thực tế
thường trú là: 65865 người, trong đó KT1 là 55382 người chiếm 84,08%; KT2
là 2099 người chiếm 3,1%; KT3 là 3812 người chiếm 5,795; KT4 là 3692 người
chiếm 5,61%. Nhân khẩu ở thành phố dưới 6 tháng: 117 người. Người nước
ngoài: 15 người, 116 khách vãng lai.
+ Dân tộc Kinh chiếm 99,38%, kế đến dân tộc Hoa chiếm 0,35%, còn lại
các dân tộc Khome, Chăm, khác (0,27%).
+ Trình độ học vấn: Chương trình nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân
lực được tập trung triển khai trong những năm qua, huyện đã hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao mặt bằng học vấn dân cư lên lớp 7,5 vào
năm 2005.
- Lao động: lực lượng lao động trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng:
Năm 2000 huyện có 31956 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế,
năm 2008 là 36841 người chiếm 52,97% dân số toàn huyện. Năm 2007, giải
quyết việc làm cho khoảng 4700 người.
2. Một vài đặc tính cơ bản về vùng cửa sông

2.1. Đặc tính cơ bản các cửa sông
Nam Bộ với hệ thống sông ngòi dày đặc: hàm lượng phù sa sông Cửu Long
200 gam/m3 và 1000 triệu tấn/năm. Sông ngòi nước ta hầu hết đều chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra
biển Đông.
Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và theo mùa phân
hoá rất rõ . Nam Bộ thì mưa lũ bắt đầu từ T6 T9 và lũ cao nhất là T8, còn mùa
cạn bắt đầu từ T11 T4 và cạn nhất vào T1. Mức nước với sông Cửu Long lớn
nhất thường gấp 20 lần so với mùa cạn.
+ Gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trong
đó sông Đồng Nai gồm nhiều nhánh. Sông Cửu Long thực chất là 2 nhánh chính
của sông Mê Kông có tên là sông Tiền và sông Hậu chảy trên đất Việt Nam. 2
nhánh này đổ ra biển Đông bằng 9 cửa những cửa đó có tên là: cửa Tiểu, cửa
ĐạI, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cung Hầu, cửa Bát Sát, cửa Cổ Chiên,
cửa Định An, cửa Trần Đề.
9


*Những giá trị của sông ngòi với phát triển kinh tế, xã hội.
- Giá trị với nông nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chính của cả nước. Sông ngòi
chính là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển nông nghiệp, đặc biệt nền
nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp lúa nước: 1 ha lúa nước cần từ 15000
60000 m3/năm.
+ Sông có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất
tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ.
+ Là địa bàn rất tốt với nuôI trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ: tôm, cá và
trồng rong câu. Đồng thời sông ngòi cũng là nơi để vớt cá giống (cá bột) phục
vụ cho mục đích nuôi thuỷ sản trong các hộ kinh tế gia đình
- Giá trị với phát triển công nghiệp:

+ Sông ngòi nước ta vì chảy qua những vùng có độ dốc lớn nên tạo ra trữ
lượng thuỷ điện rất lớn với tổng công suất thuỷ đIện của cả nước từ 20 30 triệu
kW tương đương 260 – 270 tỉ kWh. Sông Đồng Nai chiếm 19%.
+ Nước sông ngòi còn là 1 loại nguyên liệu đặc biệt để phát triển công
nghiệp vì bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần tới nước sông: để sản xuất 1
tấn gang cần 130 tấn nước, 1 tấn vảI 200 tấn nước và 1 tấn giấy 600 tấn nước...
cho nên các nhà máy xí nghiệp đều phải được xây dựng ở gần sông.
+ Sông ngòi hiện nay còn là địa bàn duy nhất để chứa chất thải công
nghiệp. Cần phải xử lý chất thải công nghiệp trước khi thải vào sông.
+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn
là: chuyển động nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường
thiếu nước chạy máy thuỷ điện. Đồng thời cấu trúc địa chất dưới lòng sông phần
lớn là bởi các đá bazơ (đá vôi...) rất dễ bị phong hoá đồng thời lại có nhiều hang
động ngầm... nên khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện, cầu cống thì phảI đầu tư
lớn để xử lý nền móng để chống lún, sụt, rò rỉ.
- Đối với phát triển giao thông:
+ Trước hết sông ngòi nước ta không đóng băng nên ta có thể phát triển
giao thông đường thuỷ quanh năm.
+ Nước ta lại có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoài
hoặc chảy qua nhiều nước rồi mới về ta như sông Cửu Long... Vì vậy bằng
đường sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi.
+ Hầu hết các sông của ta đều đổ ra biển Đông tạo thành nhiều cửa sông
lớn, có độ sâu lớn điển hình: cửa sông Sài Gòn sâu từ 8-13 m. Nhờ vậy mà cho
10


phép xây dựng được nhiều cảng sông, biển có công suất lớn điển hình: cảng Cái
Mép, cảng Cần Thơ...
+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và
điển hình là chuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước

không thuận lợi với phát triển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lạI
phân hoá mạnh theo lòng sông trong đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng
hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giao thông.Còn sông đồng bằng lạI chảy
uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dài đường vận chuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều
nguyên liệu.
+ Do sông ngòi chảy trên địa hình dốc nên tạo ra hiện tượng đào lòng
mạnh mẽ gây ra nhiều thác ghềnh ở miền núi, trung du nhưng lại gây ra hiện
tượng bồi tích lắng đọng ở các vùng cửa sông bến cảng làm nông các cảng sông
buộc ta phải đầu ta nạo vét.
- Giá trị của sông ngòi với sinh hoạt của con người và môi trường:
+ Với sinh hoạt của con người nước sông ngòi rất cần đến đời sống con
người trung bình 1 người/ngày cần khoảng 10 lít nước cho nên hầu hết các khu
dân cư đông đúc, các thành phố đô thị đều phảI được xây dựng ở gần sông.
+ Đối với môi trường thì sông ngòi được coi là một hợp phần quan trọng
của môi trường tự nhiên có chức năng điều tiết đồng hoá môi trường tạo ra cảnh
quan thiên nhiên trong sáng có lợi cho đời sống con người.
2.2. Hoạt động tương tác sông-biển và những hệ quả của chúng đối với vùng
cửa sông
2.2.1. Hoạt động của hệ thống sông
a) Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai trải dài từ cao nguyên LangBiang (Lâm Đồng) đến cửa
Soài Rạp (Cần Giờ -Tp.HCM), tổng chiều dài khoảng 630km (trên địa bàn
Tp.HCM: 40km); lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn 11 tỉnh (Đắc Nông, Lâm
Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-VT, Tp. Hồ Chí
Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An), tổng diện tích lưu vực 38.00039.000 km2, tổng lượng nước hàng năm 36-37 tỷ m3, hướng chảy chính là Đông
Bắc - Tây Nam. Lưu vực sông Đồng Nai gồm phụ lưu (subwatershed): sông Đa
Nhim, Đa Dâng, La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ; trong đó, chỉ có
phụ lưu sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn
trên địa bàn Tp.HCM, còn các phụ lưu khác thuộc thượng lưu sông Đồng Nai.
Mùa lũ trên lưu vực sông Đồng Nai thường từ tháng 7 đến tháng 10 hoặc

11 và lượng nước chiếm 80-85% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước
lớn nhất trong năm thường là tháng 9, 10 và lượng nước có thể đạt từ 25-30%
11


lượng nước năm. Sông Đồng Nai có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế mà
đặc biệt là phát triển giao thông thủy, cung cấp nước ngọt và khai thác cát. Hồ
Trị An với diện tích lớn nhất so với các hồ khác trong cả nước, có chức năng
phát điện và cấp nước cho khu vực hạt nhân của vùng Kinh tế trọng điểm Phía
Nam.
b) Sông Sài Gòn
Bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng (phía Tây lưu vực sông Đồng Nai),
chảy song song với sông Bé và hợp lưu với sông Đồng Nai tại mũi Đèn Đỏ
thuộc huyện Nhà Bè (gọi là sông Nhà Bè, sông Nhà Bè chảy ra biển bởi 2 nhánh
chính là Soài Rạp và Gành Rái), diện tích lưu vực 4.500 km2, chiều dài 250 km
(trên địa phận Tp.HCM khoảng 80km). Sông Sài Gòn chảy trong vùng đồng bằng
thấp, nên thủy triều ảnh hưởng đến tận nguồn (hồ Dầu Tiếng), gây xâm nhập mặn
và gây bất lợi cho quá trình tự làm sạch của các sông. Ở thượng nguồn đã có hồ
Dầu Tiếng đóng vai trò rất lớn trong phát triển nông nghiệp và cấp nước cho khu
vực Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bình Dương, có tác động tích cực đến khí
hậu và nước ngầm của khu vực, đoạn từ Thủ Dầu Một (Bình Dương) trở xuống
có độ dốc nhỏ (0,7%) nên khá thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
c) Sông Vàm Cỏ
Gồm sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, tổng diện diện tích lưu vực
6.300 km2. Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia qua Tây Ninh và Long An
và đổ vào sông Đồng Nai, chiều dài: 283km. Sông Vàm Cỏ Tây dài 186km,
nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự (vùng Đồng
Tháp Mười), do vậy nên ảnh hưởng lũ từ vùng Đồng Tháp Mười. Sông Vàm Cỏ
Đông hợp với sông Vàm Cỏ Tây tại Long An, đoạn từ đó đến cửa sông Soài Rạp
(Cần Giờ - Tp.HCM) có chiều dài 36km. Sông có độ dốc nhỏ nên thủy triều ảnh

hưởng rất sâu.
Chế độ thủy văn Tp.HCM phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều của sông Đồng
Nai là bán nhật triều. Triều ảnh hưởng đến tận hạ lưu kênh xả hồ Trị An (cách
cửa biển Cần Giờ 152 km). Cửa sông Bé (nằm dưới hồ Trị An 6km) cũng bị ảnh
hưởng của thủy triều vào sâu 10 km. Sông Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng mặn đến
thượng nguồn (hồ Dầu Tiếng). Do vậy, cần thiết phải thiết lập chế độ vận hành
hợp lý liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai mới có thể điều tiết chế độ thủy
văn (giảm lũ và ngăn mặn) của vùng hạ lưu trong đó có khu vực Tp.HCM.
2.2.2. Các quá trình động lực của biển
Địa mạo động lực vùng cửa sông ven biển nghiên cứu các quá trình hình
thành và phát triển của địa hình hiện đại ở vùng cửa sông ven biển dưới tác
động của các yếu tố ngoại sinh, nội sinh và nhân sinh. Trong đó, yếu tố ngoại
sinh là chủ yếu, cụ thể là sự tương tác giữa yếu tố sông và biển. Do đó, nghiên
12


cứu địa mạo động lực vùng cửa sông ven biển vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn quy luật hình thành, lịch
sử phát triển của dải địa hình hiện đại vùng cửa sông ven biển , các quá trình
động lực hiện đại diễn ra, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường.
Vùng cửa sông ven biển là sản phẩm của các quá trình tương tác sôngbiển và chịu ảnh hưởng sâu sắc hoạt động của con người. Sự hình thành và
phát triển của vùng cửa sông ven biển chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các quá
trình địa mạo động lực của sông và biển ven bờ. Sự tương tác giữa sông và biển
đã tạo ra hệ cân bằng động tự nhiên ở vùng cửa sông ven biển ; sự tồn tại của
các đồng bằng, bãi triều, các cồn cát, bar, gò nổi cao và các quá trình bồi lấp,
xói lở là bức tranh chung phản ánh quá trình cân bằng động nói trên. Chuyển
động kiến tạo hiện đại, đặc biệt là hoạt động đứt gẫy đã góp phần thúc đẩy các
quá trình địa mạo động lực phát triển. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế-xã

hội, các hoạt động của con người, như di dân tự do, chặt phá rừng phòng hộ đầu
nguồn, xây dựng các hồ điều tiết nước vùng thượng lưu, đào đắp các đầm, hồ,
ao nuôi trồng thuỷ, hải sản cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự biến động của vùng
cửa sông ven biển và lân cận.
3. Các dạng tài nguyên: Hiện trạng và khai thác sử dụng
3.1. Tài nguyên đất
3.1.1. Chất lượng môi trường đất
Huyện Cần Giờ có tổng diện tích đất tự nhiên là 70421,58 ha, chiếm 1/3
diện tích toàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã khai thác đưa vào sử dụng cho
các nhu cầu kinh tế xã hội khoảng 69275 ha, chiếm 98,37% diện tích tự nhiên.
Đất mặn phèn tiềm tang chiếm 85,2% tổng diện tích đất, chiều sâu xuất
hiện phèn thay đổi theo vùng. Khi sử dụng đất phải thật thận trọng, không xáo
trộn tầng sinh phèn lên mặt, không bố trí đại trà mà phải tuỳ thuộc vào tính chất
và khả năng thích nghi của từng loại cây trồng. Tổng quát vùng phía Nam nên
phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Phía Bắc có thể sử dụng vào mục tiêu nông
nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhưng phải điều tra cẩn thận và bố trí mùa vụ và
cây con.
3.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất
Đất dân dụng gồm đất ở, đất công trình công cộng, công viên cây xanhTDTT, đất giao thông.
Đất ở: hiện có 1070,98 ha, chiếm 11,52% tổng diện tích đất tự nhiên, bình
quân 154 m2/ người, trong đó đất ở đô thị là 114,48 ha, đất ở tại nông thôn
chiếm 956,50 ha. Đất ở phân bố không đều trong từng xã và từng khu vực tập
13


trung dọc các tuyến giao thông chính và phân bố rải rác trong các khu vực, tập
trung dọc các tuyến giao thông chính và phân bố rải rác trong các khu vực nông
thôn.
Chỉ tiêu đất ở bình quân đầu người tại từng xã khác nhau: xã có chỉ tiêu
đất ở thấp nhất là xã Thạnh An 35,7 m2/người, xã có chỉ tiêu đất ở cao nhất là xã

Long Hoà 382,4 m2/người.
Đất công trình công cộng chiếm 59,12ha trong đó đất công trình công
cộng thuộc khu dân dụng là 41,45ha, bình quân 6,0 m2/người.
Đất công trình giáo dục: 31,22 ha chiếm 52,8%
Đất công trình y tế: 3,59 ha chiếm 6,1%
Đất công trình văn hoá: 4,29 ha chiếm 7,3%
Đất công trình hành chính: 9,94 ha chiếm 16,8%
Đất công trình thương mại - dịch vụ: 4,79 ha chiếm 8,1%
Đất công trình TDTT: 5,29 ha chiếm 8,9%
Đất công viên cây xanh hiện có 0,83 ha, bình quân đầu người
0,1m2/người, rất thấp so với quy chuẩn xây dựng.
Đất giao thông đối nội chiếm 117,11ha, bình quân 16,8 m2/người, ngoài
ra còn có khoảng 258 ha đất là các đường nhỏ, đường mòn.
Đất khác trong khu dân dụng gồm đất công trình công cộng cấp thành phố
chiếm 43,4 ha, đất tôn giáo chiếm 7,37 ha và đất khác 46,99 ha.
Đất công nghiệp – TTCN: là các cơ sở sản xuất CN-TTCN với tổng diện
tích 30,59 ha, chiếm 0,04% diện tích toàn huyện, chủ yếu bố trí tại thị trấn Cần
Thạnh, xã Long Hoà và xã An Thới Đông.
Đất nông nghiệp có diện tích 10345,88 ha, chiếm 14,69 % tổng diện tích
toàn huyện, trong đó:
Đất trồng cây hàng năm là 931,64 ha chiếm khoảng 9,0% diện tích đất
nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa chiếm 406,4 ha phân bố ở các xã phía Bắc
của huyện như xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, đất trồng cỏ chăn nuối
chiếm 68,72 ha phân bố ở xã Lý Nhơn và đất trồng cây hàng năm khác chiếm
456,52 ha.
Đất trồng cây lâu năm 2723 ha chiếm 26,3% diện tích đất nông nghiệp,
gồm đất trồng cây ăn quả chủ yếu là xoài, một phần nhỉ là nhãn và mãng cầu tập
trung ở thị trấn Cần Thạnh.
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 6605,18 ha chiếm 63,9% diện tích
đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tập

14


trung nhiều nhất ở xã Lý Nhơn và Bình Khánh với nhiều mô hình sản xuất như
nuôi công nghiệp, nuôi ruộng lúa, nuôi trên ruộng muối.
Đất khác 86,06 ha chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện, xã Lý Nhơn có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất
3074,3ha chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp và xã Thạnh An ít nhất là
55,58ha chiếm 0,5% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất nông
nghiệp là 1483 m2/người.
Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu sử dụng đất đai với
30086,39 chiếm 46,98% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất lâm
nghiệp trên đầu người dân huyện Cần Giờ là 4,758 m2/người, phân bố tại các xã
sau:
+ Xã Tam Thôn Hiệp là 7962,67 ha chiếm 24,1% diện tích đất lâm
nghiệp.
+ Xã Long Hoà là 7645,4 ha chiếm 24,1% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Xã Thạnh An là 6587,88 ha chiếm 19,9% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Xã An Thới Đông là 5485,88 ha chiếm 16,6% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Xã Lý Nhơn là 4684,73 ha chiếm 14,2% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Thị trấn Cần Thạnh là 719,83 chiếm 2,2% diện tích đất lâm nghiệp.
Đất làm muối có diện tích 1373,1 ha chiếm 1,95 % tổng diện tích đất tự
nhiên, tập trung tại các xã Lý Nhơn (445,5ha), xã Thạnh An (432,63ha), xã
Long Hoà (373,8 ha) và thị trấn Cần Thạnh (121,17ha) do địa hình nằm sát bờ
biển và có chu kỳ ngập mặn, nắng thích hợp
Diện tích đất chưa sử dụng là 1146,33 ha chiếm tỷ lệ 1,63% trong đó diện
tích đất bằng chưa sử dụng chiếm 1137,81 ha hầu hết tập trung tại xã Thạnh An
770,01ha chiếm 67,7%, kế đến là xã Lý Nhơn có 220,54 ha.
3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất
Dân số huyện Cân Giờ đến năm 2020 dự kiến là 120000 người trong đó:

+ Cụm đô thị Bình Khánh: 16000 người diện tích 276ha.
+ Cụm dô thị An Nghĩa-An Thới Đông: 5000 người diện tích 70 ha.
+ Cụm dô thị Cần Thạnh –Long Hoà 37000 người diện tích 804,75 ha.
+ Khu dân cư nông thôn 62000 người
Bảng 3. 1: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TT

Loại đất

Diện tích

15

Tỷ lệ


I

Đất dân dụng

1.925,53

2,73

1

Đất ở

1.430,80


2,03

Đất ở đô thị

596,11

0,85

Đất ở nông thôn

834,69

1,19

2

Đất công trình công cộng

115,04

0,16

3

Công viên cây xanh

69,60

0,10


4

Giao thông đối nội

310,09

0,44

II

Đất khác trong khi dân dụng

233,37

0,33

1

Công trình công cộng cấp TP

226,00

0,32

2

Tôn giáo

7,37


0,01

III

Đất ngoài dân dụng

68.262,68

96,94

1

Công nghiệp – TTCN, kho

34,40

0,05

2

Giao thông đối ngoại

247,56

0,35

3

CTDMHTKT


153,15

0,22

4

Đất an ninh quốc phòng

33,45

0,05

5

Đất cây xanh cách ly sông rạch

32,21

0,05

6

Đất nông nghiệp

9.803,13

13,92

7


Đất lâm nghiệp

33.940,00

48,20

8

Đất làm muối

1.000,00

1,42

9

Sông rạch

23.013,78

32,68

10

Đất chưa sử dụng (đất bằng núi
đá)

5,00

0,01


Tổng cộng

70.421,58

100,00

3.2. Tài nguyên nước
3.2.1. Chất lượng môi trường nước cửa sông
-Nguồn nước mặn: huyện Cần Giờ được coi như một đảo được bao quanh
bởi các sông chính sau:
+ Phía đông bắc và phía đông giáp sông Lòng Tàu.
+ Phía đông nam giáp Biển Đông
+ Phía tây giáp sông Nhà Bè và Soài Rạp
Hiện nay nguồn nước trên các sông rạch nằm trong địa bàn huyện chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông truyền vào theo sông Nhà
16


Bè chất lượng ngườn nước mặt trên các sông rạch không đảm bảo chất lượng
nước cấp, do bị nhiễm mặn.
- Nguồn nước ngầm
Các tầng chứa nước ngầm:
Dựa vào thành phần thạch học, đặc điểm thấm nước và chứa nước, nguồn
gốc hình thành số lượng và chất lượng nước có thể chia vùng nghiên cứu tầng
địa chất thuỷ văn như sau.
+Tầng chứa nước Holoxen (QIV): phân bố dọc các bờ sông rạch trên các
khu vực có độ cao địa hình nhỏ hơn 2m và ở giồng các ven biển. Bề dày thay
đổi từ 2-20m. Khả năng chứa nước kém, chất lượng nước xấu.
+Tầng chứa nước Pleostocen (Q I-II): phân bố khắp địa bàn thành phố lộ

ra ở trung tâm thành phố, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức, quận
12, Bắc Bình Chánh. Bề dày tầng chứa nước từ 3-73m. Khả năng chứa nước khá
lớn, với lưu lượng khai thác lớn hơn 5 lít/giây. Riêng các quận 6,7,8 một phần
quận 2, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, chất lượng nước xấu không sử dụng
được.
+Tầng Pliocen trên (N2b): Phân bố khắp diện tích thành phố, không lộ ra
trên bề mặt bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên trên và thường gặp ở
độ sâu từ 10-70m. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 20-138m. Khả năng chứa
nước lớn với lưu lượng khai thác lớn hơn 8 lít/ giây đến 32 lít/giây. Riêng huyện
Cần Giờ, chất lượng nước xấu không sử dụng được.
+Tầng Pliocen dưới (N2a): Phân bố khá rộng trên địa bàn thành phố,
không xuất hiện trên địa bàn Thủ Đức cũ. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 8m
đến 142m. Khả năng khai thác với lưu lượng từ 3 lít/giây đến 16 lít/giây. Riêng
huyện Cần Giờ, chất lượng nước xấu không sử dụng được.
3.2.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước
Hiện nay nguồn nước trên các sông rạch nằm trong địa bàn huyện chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông truyền vào theo sông Nhà
Bè chất lượng ngườn nước mặt trên các sông rạch không đảm bảo chất lượng
nước cấp, do bị nhiễm mặn.
Nguồn nước được sử dụng ở huyện Cần Giờ được cung cấp từ các nhà
máy lọc nước trên địa bàn huyện cũng như trong thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3. Quy hoạch sử dụng nước
Huyện Cần Giờ theo quy hoạch sẽ có 2 nguồn cấp nước:
-Nhà máy xử lý nươc lợ Đặng Đoàn Nguyễn công suất Q=5000m3/ngày
nằm tại xã Tam Thôn Hiệp sát xã An Nghĩa, hiện nay đang cấp cho xã Tam
17


Thôn Hiệp 900 m3/ngày và chở đến cấp cho Cần Thạnh-Long Hoà 1800
m3/ngày, khi mạng cấp nước cho huyện Cần Giờ hoàn chỉnh, nhà máy sẽ đưa

nước hoà vào mạng cấp nước chung của toàn huyện.
-Các hệ thống cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước máy thành phố Hồ Chí
Minh sẽ cung cấp cho các khu vực còn lại của huyện Cần Giờ.
3.3. Tài nguyên rừng ngập mặn cửa sông
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010, Tp.HCM có 34.117ha
đất lâm nghiệp; chiếm 16,3% diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố.
Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ và Bình Chánh, trong đó chủ yếu là
diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ: 33.050ha, chiếm đến 97% diện tích lâm
nghiệp; diện tích còn lại phân bố ở Bình Chánh khoảng 982ha và Củ Chi khoảng
51ha. Rừng ở Bình Chánh và Củ Chi chủ yếu là rừng thứ sinh tự nhiên và rừng
trồng, hầu hết là bạch đàn và keo lá tràm.
Trong các năm qua, rừng trên địa bàn thành phố luôn được quan tâm bảo
vệ và phát triển. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới, được xem là “lá phổi xanh” và có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, là vành đai chống bão ở phía Đông Nam
của Tp.HCM.
Trong hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ có 30% diện tích là rừng tự
nhiên với các loại cây chà là, ô rô, cóc kèn, mắm, ráng, giá … Các loại cây
mắm, bần mọc dày đặc ở khu vực cửa sông, có hệ thống rễ chằng chịt đã tạo
điều kiện lắng tụ phù sa, hình thành các bãi bồi mới, chống xâm thực từ biển.
Phần diện tích còn lại được trồng rừng với cây trồng chính là đước, bạch đàn,
keo lá tràm… Trong rừng ngập mặn, lá và các bộ phận khác của hệ thực vật
phân hủy thành chất mùn hữu cơ, đây cũng là nguồn thức ăn cho các loài động
vật.
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt đa dạng sinh
học với trên 200 loài, trong đó có 11 loài bò sát thuộc sách Đỏ của Việt Nam.
Cụ thể: loài thủy sinh: có 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 18 loài tôm, 69 loài
cá với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá chẽm, cá dứa, cá ngát …;
động vật trên cạn có 24 loài bò sát, 10 loài thú, 22 loài chim.
Ngoài giá trị về khai thác lâm sản, rừng phòng hộ Cần Giờ còn có giá trị

về mặt du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó,
rừng còn có tác dụng hấp thu khí thải cacbon. Bộ Tài nguyên và Môi trường
đang xây dựng đề án quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon, đây là mô
hình phát triển kinh tế bền vững.

18


3.4. Tài nguyên thủy sản
3.4.1. Khai thác thủy sản
Sản lượng đánh bắt: 26.000 tấn, tăng 5,3% so với năm 2012.
Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố hiện nay là 1.784 chiếc, với
tổng số thuyền viên là 6.955 người; trong đó, số tàu thuyền có công suất lớn hơn
90 CV là 135 chiếc với 1.301 thuyền viên; số tàu thuyền có công suất từ 20 CV
đến 90 CV là 812 chiếc với 3.114 thuyền viên; số tàu thuyền có công suất nhỏ
hơn 20 CV là 837 chiếc với 2.540 thuyền viên. Chi cục Quản lý chất lượng và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã kiểm soát chặt chẽ tình hình ra khơi của các tàu,
thuyền nói trên, đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền
đang hoạt động trên biển Đông để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.
3.4.2. Nuôi trồng thủy sản
Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng
phát triển đóng góp một phần lớn trong việc tăng trưởng kinh tế của huyện.
Với lợi thế về mặt nước và vùng biển phía Nam, nên ngành thuỷ sản của
huyện Cần Giờ chiếm một vị trí kinh tế quan trọng. Nghề nuôi thuỷ sản, tôm sú
ở 4 xã phía Bắc của huyện và nhuyễn thể ở các xã phía Nam đã nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông, ven biển. Toàn huyện có 2983
hộ thả nuôi tôm sú trên diện tích 5326,47ha. Giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ
sản năm 2008 đạt 597,41 tỷ đồng. và sản lượng nuôi trồng đạt 26270 tấn gồm
tôm, hải sản và nhuyễn thể.
Xây dựng mô hình nuôi thủy sản an toàn: Tính đến nay, tại vùng nuôi tôm

tập trung huyện Cần Giờ có tổng cộng 140 cơ sở, xây dựng mô hình nuôi tôm
đảm bảo an toàn thực phẩm, với tổng diện tích là 348,5 ha và 2 mô hình nuôi
tôm chân trắng theo VietGAP. Ngoài ra, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản triển khai các mô hình nuôi thủy sản an toàn cho các đối
tượng khác như: 13 mô hình nuôi lươn; 2 mô hình nuôi cua; 1 mô hình nuôi cá
bóng tượng.
Phối hợp cùng cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
Nam Bộ và Trung tâm vùng 4 triển khai thực hiện Chương trình kiểm soát dư
lượng chất độc hại tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ: Lấy 100 mẫu (15 mẫu
tôm sú và 85 mẫu tôm chân trắng) để phân tích các chỉ tiêu dư lượng chất độc
hại. Kết quả không phát hiện dư lượng chất độc hại trong mẫu kiểm.
Thực hiện Chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Phối
hợp cùng cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Nam Bộ và
Trung tâm vùng 4, lấy 146 mẫu (50 mẫu nghêu, 96 mẫu nước) để phân tích độc
tố sinh học biển, kim loại nặng và vi sinh kết quả đều không phát hiện độc tố
sinh học, vi sinh và kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.
19


3.5. Đánh giá chung
3.5.1. Vùng cửa sông đang trong trạng thái phát triển và kém ổn định
Trong khoảng thời qua, diễn biến bờ biển Cần Giờ diễn ra xói lở bồi tụ
xen kẽ, riêng khu vực mũi Đông Hoà (phía tây), mũi Cần Giờ (phía đông) bị xói
lở mạnh với tốc độ xói lở đạt khoảng 10÷20 m/năm.
Hiện huyện Cần Giờ cũng có nhiều vị trí sạt lở nguy hiểm đó là khu vực
bến phà Bình Khánh, ven sông Soài Rạp, cũng tập trung rất nhiều hộ dân đang
sinh sống. Các điểm báo động đỏ hiện nay chủ yếu nằm tại khu vực bờ tả và hữu
sông Sài Gòn đi qua những địa bàn đông dân cư.
Quá trình bồi xói tại khu vực ảnh hưởng nhiều bởi tác động của con người
(xây cảng, nuôi tôm, kè bảo vệ bờ...). Khu vực mũi Đồng Hòa bị xói lở nặng tại

các khu vực nuôi nghêu trong khi đó tại khu vực Cần Thạnh và bãi biển 30-4,
hiện tượng xói mòn cục bộ xảy ra tại các mỏ hàn. Bên cạnh đó, do tác động của
khai thác cát, sóng sẽ tiến vào bờ nhanh hơn, đường sóng vỡ tiến gần vào bờ
hơn và tăng khả năng phá hoại bờ biển Cần Giờ. Hoạt động của tàu thuyền ra
vào các cảng tại khu vực Thị Vải không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình
bồi xói tại khu vực.
4. Giải pháp phát triển bền vững vùng cửa sông
4.1. Chiến lược phát triển bền vững
- Tăng cường trồng thêm rừng ngập mặn khu vực Cần Giờ. Đồng thời
tăng cường hơn nữa công tác giám sát việc bảo vệ rừng. Bàn giao rừng cho
người dân quản lý kết hợp các chế độ ưu đãi đối với việc bảo vệ rừng ngập mặn.
-Xây dựng các chương trình chiến lược phát triển bền vững gắn với biến
đổi khí hậu.
-Thực hiện các chính sách, chương trình và dự án thích hợp như : giao đất
khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp bảo tồn và sử dụng
bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven bờ.
4.2. Những vấn đề đòi hỏi đối với các dự án và nghiên cứu về hệ cửa sông cho
phát triển bền vững
-Khi xây dựng một đề án, dự án cần tính toán tới những ảnh hưởng của
môi trường trong khu vực thực hiện.
-Ưu tiên cho công tác bảo tồn rừng ngập mặn và các hệ sinh thái trong
rừng ngập mặn khu vực Cần Giờ.
Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu
vực sông ở huyện Cần Giờ.
Mở rộng và nâng cấp hệ thống thủy lợi các cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng
và tái sử dụng nước.
20


Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước

phải trả tiền" và "trả phí gây ô nhiễm".
Tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm
trọng.
Khuyến khích công tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây gây rừng.
Lồng ghép việc thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai với các
chương trình phát triển kinh tế-xã hội thích hợp với điều kiện cụ thể của các
vùng.
4.3. Các nhóm giải pháp
4.3.1. Giải pháp công trình
Sau khi hệ thống công trình đập mỏ hàn và kè chắn sóng, gây bồi được
xây dựng năm 1995, xói lở bờ biển nơi đây về cơ bản đã được khống chế. Đây là
một trong số ít các công trình bảo vệ bờ biển xây dựng trong những năm qua đạt
mục tiêu chống xói lở tốt, tuy vậy việc trồng lại rừng ngập mặn chưa đạt hiệu
quả cao. Do vậy, rất cần đánh giá và rút kinh nghiệm để có thể tìm ra giải pháp
thích hợp cho các khu vực bị xói lở khác.
Công trình nâng cấp tuyến đê biển, đê sông ứng phó biến đổi khí hậu: (Quy
mô xây dựng tuyến đê biển dài 12,1 km theo tiêu chuẩn cấp 3) đã thực hiện công
tác chuẩn bị đầu tư, đang chờ thành phố bố trí vốn để triển khai thi công.
4.3.2. Giải pháp phi công trình
Tiếp tục duy trì nghề nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh (đầm, đập)
dưới tán rừng để khai thác giá trị từ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng không
làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và pháp luật về bảo vệ, phát triển
rừng của Nhà nước. Tiếp tục duy trì và phát triển nghề nuôi nhuyễn thể, nuôi
thủy sản lồng bè trên đất có mặt nước, đất bãi bồi ven sông, ven biển. Theo
phương án quy hoạch vùng nuôi thủy sản được điều chỉnh, đầu tư hoàn chỉnh hạ
tầng giao thông, thủy lợi, điện và các khu nội đồng vùng chuyên canh, đầu tư
hoàn chỉnh hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường; tăng cường công tác thú y
thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống,
thức ăn, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Khuyến khích nông dân áp dụng
các mô hình đa dạng hoá các loài thủy sản trên cơ sở đảm bảo con giống sạch,

an toàn vùng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, phù hợp điều kiện môi trường tự
nhiên ở huyện.
Về đánh bắt thủy sản, tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình khai
thác hải sản theo chiến lược kinh tế biển; cơ cấu lại lực lượng đánh bắt ven bờ
theo hướng không khuyến khích phát triển về số lượng, Tiếp tục thực hiện chính
sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hoán cải phương tiện theo Nghị định 67 của Chính
phủ để đảm bảo cho nghề đánh bắt hoạt động đạt hiệu quả. Xây dựng lộ trình
21


thực hiện và chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi phù hợp, đảm bảo tăng thu
nhập, ổn định đời sống để hạn chế và đi đến chấm dứt các ngư cự, phương tiện
đánh bắt lạm sát nguồn lợi thuỷ sản trong sông rạch và rừng phòng hộ Cần Giờ.
Xây dựng mô hình quản lý khai thác thủy sản ven bờ dựa vào cộng đồng để bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường môi sinh và
tăng thu nhập ngư dân.
Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng
bộ cơ sơ hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá; Triển khai hoàn thành dự án xây
dựng Trung tâm Thuỷ sản của thành phố ở xã Bình Khánh, hỗ trợ ngư dân trang
bị thiết bị thông tin liên lạc, tăng cường đầu tư thiết bị, phương tiện cho công tác
đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển khi có bão, hiện
đại hoá các cơ sở chế biến hải sản truyền thống tăng số lượng, chất lượng, đảm
bảo an toàn thực phẩm; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá
trị hàng hóa trên thị trưòng.
Xây dựng Chiến lược phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ nhằm nâng cao vị thế trong và ngoài nước; Tập trung nâng cao tính đa
dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, tập trung xây dựng mô hình quản lý,
bảo vệ rừng và sử dụng rừng bền vững đưa vào cộng đồng. Quản lý khai thác
Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ gắn với bảo vệ, chăm sóc, phát
triển rừng phòng hộ và xây dựng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái tương

xứng với tiềm năng và vị thế của Khu Dự trữ sinh quyển thế thới; Xây dựng và
triển khai các Phương án ứng phó hiệu quả sự cố cháy rừng. Quản lý và bảo vệ
tốt động vật hoang dã, bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của Rừng
ngập mặn.
Khuyến khích nghiên cứu khoa học về nuôi dưỡng phục hồi rừng tự
nhiên. Phấn đấu trồng mới rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
tăng từ 200-250 ha đến năm 2020. Có chính sách hỗ trợ, đảm bảo thu nhập cho
hộ giữ rừng đảm bảo vượt chuẩn nghèo của thành phố.

22



×