Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Báo cáo thực tập THỰC TRẠNG CÔNG tác văn THƯ tại PHÒNG văn hóa và THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 100 trang )

KHOA QUẢN TRỊ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG, NGÀY 15/4/2017

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Đông Á
đã tận tình chỉ bảo và truyên đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Dưới sự chỉ đạo tận tình của quý thầy cô đã giúp em có được một nền tảng kiến thức
và có được hành trang để vững bước trên con đường tương lai. Đặc biệt là cô Nguyễn
Thị Lệ Thuỷ, đã hết lòng trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm cũng như cho em nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình chuẩn
bị, thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập này.


Em cũng xin cảm gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý cơ quan và
người trực tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập này, cũng như các anh chị nhân
viên ở phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội được tiếp xúc, cọ
sát với thực tế để tôi có thể học hỏi được nhiều kiến thức cũng như tích luỹ kinh
nghiệm cho bản thân. Với kiến thức hạn hẹp, khả năng áp dụng kiến thức vào
thực tiễn còn non kém, nhưng các anh chị đã cố gắng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
đặc biệt là anh chuyên viên Phòng VHTT Mai Quang Hiển đã hướng dẫn và giúp
em hoàn thành đợt thực tập này một cách tốt nhất. Qua đó, trong quá trình viết
bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót và những hạn chế. em rất mong
nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô, cũng như các anh chị để em
hoàn chỉnh kiến thức của mình.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, quý cơ quan và toàn thể anh chị trong
cơ quan dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, ngày 15 tháng 4 năm 2017



SV: Đỗ Thị Thanh Thuỷ

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay công tác quản trị văn phòng đang dần khẳng định vị thế và tầm quan
trọng của mình trong các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn để thực hiện tốt nghiệp vụ văn thư còn nhiều thiếu sót, công việc
chính của văn thư là tham gia tổ chức lưu trữ hồ sơ, chứng từ, soạn thảo văn bản,
vào sổ công văn đi, công văn đến, duyệt văn bản, chuyển giao văn bản, lập hồ sơ
hiện hành, duy trì, ghi nhớ các hồ sơ, sắp xếp phân loại hồ sơ. Hoạt động của
công tác văn thư đóng một phần không nhỏ vào sự phát triển của các phòng ban
cơ quan, tổ chức. Vì vậy công tác văn thư cần cần được tổ chức quản lý một cách
khoa học và hoạt động có hiệu quả cao, từ đó giúp cho UBND quận Hải Châu
triển khai công việc thuận lợi, mang lại lợi ích cho việc phát triển kinh tế xã hội ở
quận Hải Châu.
Là một sinh viên đang theo học ngành quản trị văn phòng của trường Đại học
Đông Á với phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn trong công tác đào tạo
của trường. với mục đích củng cố kiến thức và giúp cho sinh viên có điều kiện cọ
sát với thực tế công việc thuộc chuyên ngành học của mình. Qua đợt thực tập tại
Phòng Văn hoá va Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu thành phố
Đà Nẵng với tiêu chí vận dụng kiến thức đã học ở trường vào thwucj tế, học hỏi
them những kiến thức mới trong quá trình thwucj tập tại đơn vị và đúc kết những
kinh nghiệm quý báu trong công việc. tuy còn nhiều vấn đề khó khăn trong việc
áp dụng kiến thức vào công việc thực tế song dưới sự hướng dẫn tận tình của các
anh chị cán bộ trong cơ quan đã giúp em có them nhiều kiên sthwucs và kinh
nghiệm quý báu. Từ đó em hoàn thiện bài báo cáo của mình một cách đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô

trong khoa Quản trị đã giúp em trong suốt quá trình thực tập, bên cạnh đó em
cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hải
Châu dã tiếp nhận em vào thực tập tại cơ quan, các anh chị cán bộ cơ quan đã tận

3


tình giúp đỡ, nhắc nhở, động viên, hướng dẫn hết sức tận tình, chu đáo, tạo điều
kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Do thời gian thực tập có hạn nên việc phân tích báo cáo của em có nhiều sai sót,
vậy mong được sự góp ý của quý thầy cô để lại bài báo cáo của em được hoàn
thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7

CỤM TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

4



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI
CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân quận Hải Châu,
Phòng văn hóa và Thông tin quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quận Hải Châu
Quận Hải Châu là mảnh đất có lịch sử trên 500 năm, kể từ lúc những cư dân
Việt đầu tiên đến đây khai hoang, vỡ đất, tính kế sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Hành
trình hơn 500 năm ấy là sự thể hiện của lòng yêu nước, thương nòi sâu sắc,
không ngừng bồi đắp ý chí kiên cường, bất khuất của con người Hải Châu trước
mọi gian lao, thử thách dù khắc nghiệt đến bao nhiêu của thiên tai, địch họa.

Trụ sở UBND Quận
Trong kháng chiến chống Pháp, người dân Hải Châu sớm giác ngộ Cách
mạng. Năm 1927, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu tiên ở thành
phố Đà Nẵng ra đời tại trường tư thục Cự Tùng (đường Trần Bình Trọng, phường
Hải Châu 2, quận Hải Châu ngày nay). Năm 1928, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông
Dương được thành lập ngay trung tâm thành phố, đến năm 1930 đổi tên thành
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, phong trào đấu tranh yêu nước, cách
mạng của nhân dân thành phố nói chung, quận Hải Châu nói riêng, diễn ra dưới
5


sự lãnh đạo của Đảng ta, liên tục cùng nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn gian
khổ, hy sinh, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày 31/10/1996, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(khoá IX) quyết định chia tách thành phố Đà Nẵng (cũ) và huyện Hoà Vang thành
đơn vị hành chính mới - thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ngày
23/01/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 07/CP thành lập bộ máy hành chính
trực thuộc thành phố, quận Nhất được tái lập với tên gọi mới: quận Hải Châu.

Đây là sự kiện chính trị quan trọng tạo ra bước ngoặt cho con đường phát triển
của thành phố Đà Nẵng, của quận Hải Châu.
Vị trí của quận Hải Châu đã được Ban Thường vụ thành uỷ Đà Nẵng xác
định quận Hải Châu có vai trò là trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hoá
và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.
Vị trí của Quận Hải Châu: phía bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía tây giáp quận
Thanh Khê và huyện Hòa Vang, Phía đông giáp quận Sơn Tà và quận Ngũ Hành
Sơn, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ
Quận Hải Châu có diện tích 21.35 km2, chiếm 1,66% diện tích toàn thành
phố. Dân số (năm 2010): 196.098 người chiếm 21.17% số dân toàn thành phố.
Mật độ dân số: 9,184,92 người/km2.
Quận có 13 đơn vị hành chính cấp phường: Các phường thuộc Quận Hải Châu
1. Phường Thanh Bình:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 66 Ông Ích Khiêm
- Diện tích

: 1.5661 km2

- Dân số

: 21.922 người

- Mật độ dân số

: 13.998 người/km2
6


2. Phường Thuận Phước:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 88 Đống Đa

- Diện tích

: 2.4081 km2

- Dân số

: 19.150 người

- Mật độ dân số

: 7.952 người/km2

3. Phường Thạch Thang:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 136 Quang Trung
- Diện tích

: 1.0026 km2

- Dân số

: 16.670 người

- Mật độ dân số

: 16.627 người/km2

4. Phường hải Châu 1:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: K48/49 Phan Châu Trinh
- Điện thoại


: 0236.3822611

- Diện tích

: 0.9181 km2

- Dân số

: 13.336 người

- Mật độ dân số

: 14.526 người/km2

5. Phường Hải Châu 2:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 38 Triệu Nữ Vương

7


- Diện tích

: 0.3542 km2

- Dân số

: 13.224 người

- Mật độ dân số


: 37.335 người/km2

6. Phường Phước Ninh:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 90 Lê Đình Dương
: 0.5429 km2

- Diện tích
- Dân số

: 10.221 người

- Mật độ dân số

: 18.827 người/km2

7. Phường Hòa Thuận Tây:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 28 Nguyễn Khoái
- Diện tích

: 8.4877 km2

- Dân số

: 13.195 người

- Mật độ dân số

: 1.555 người/km2

8. Phường Hòa Thuận Đông:

- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 452 Trưng Nữ Vương
- Diện tích

: 1.1645 km2

- Dân số

: 14.541 người

- Mật độ dân số

: 12.487 người/km2

8


9. Phường Nam Dương:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 199 Hoàng Diệu
: 0.2393 km2

- Diện tích
- Dân số

: 8.503 người

- Mật độ dân số

: 35.533 người/km2

10. Phường Bình Hiên:

- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 279 Hoàng Diệu
- Điện thoại

: 0236.3822955

- Diện tích

: 0.5036 km2

- Dân số

: 12.377 người

- Mật độ dân số

: 24.577 người/km2

11. Phường Bình Thuận:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 165 Trưng Nữ Vương
- Điện thoại

: 0236.3822953

- Diện tích

: 0.5220 km2

- Dân số

: 13.540 người


- Mật độ dân số

: 25.939 người/km2

12. Phường Hòa Cường Bắc:

9


- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 388 Núi Thành
- Điện thoại

: 0236.3622903

- Diện tích

: 3.4634 km2

- Dân số

: 24.577 người

- Mật độ dân số

: 7.096 người/km2

13. Phường Hòa Cường Nam:
- Địa chỉ trụ sở UBND phường: 672 Núi Thành
- Điện thoại


: 0236.644212

- Diện tích

: 2.1102 km2

- Dân số

: 19.932 người

- Mật độ dân số

: 9.446 người/km

Với vị trí là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa
ngõ ra biển Đông, cùng một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng
thời là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông
dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố. Vì vậy, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát
triển của thành phố, giữ vai trò là trung tâm hành chính - kinh tế - văn phòng và
là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố
Từ khi thành lập (1997) đến nay, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn quận
đã phát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa; lĩnh vực văn hóaxã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quốc phòng-an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững.
10


Toàn cảnh quận Hải Châu
Với lợi thế là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên hoạt động thương mạidịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế

làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thông tăng nhanh về số
lượng và chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; phương
thức kinh doanh đa dạng; ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh văn minh,
hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng,
khoa học-công nghệ, dịch vụ công cộng… từng bước thể hiện trung tâm cung ứng các
dịch vụ tài chính cho kinh tế thành phố.
Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội của quận Hải Châu trong những năm
qua đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đã đề ra, đã có sự chuyển mình
nhanh chóng, xứng đáng là vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng. Kinh tế tăng
trưởng nhanh, đô thị được chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, nếp sống của
người dân đô thị ngày càng có những tiến bộ mới, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện, quốc phòng-an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững. Trong tám năm hoạt động, đã có sáu năm liên tiếp quận Hải Châu
hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng an
ninh do thành phố giao và Hội đồng nhân dân quận đề ra.
11


Với những thành tựu đã đạt được, nhân dân và cán bộ quận Hải Châu đã
được Nhà nước, Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng khen tặng:
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2003)
Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2001)
Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2000)
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 1999)
Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố liên tục từ năm 1999 đến nay.

Các công trình hiện đại
Phát huy những thành quả đã đạt được, quyết tâm khắc phục có hiệu quả
những tồn tại, vượt qua khó khăn thử thách, tận dụng những thuận lợi cơ bản và
cơ hội mới với sự đoàn kết, nhất trí cao, Đảng bộ và nhân dân quận Hải Châu ra

sức phấn đấu xây dựng quận ngày càng phát triển ổn định, theo hướng công
nghiệp hoá -hiện đại hoá, để đến năm 2010 cơ bản trở thành khu vực đô thị phát
triển toàn diện và bền vững, văn minh, hiện đại; xứng đáng là trung tâm chính trịhành chính-kinh tế-văn hoá của thành phố Đà Nẵng, thực sự là quận tiêu biểu cho
đô thị loại I cấp Quốc gia.

12


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Văn hoá Và Thông tin
Tên đơn vị: Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hải Châu, thành phố Đà nẵng
Địa điểm trụ sở chính: 54 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng
Quá trình thành lập:
Năm 1997, cùng với thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực
thuộc trung ương, Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hải Châu cũng được thành
lập với cơ cấu tổ chức gồm phòng Văn hoá và Thông tin và Trung tâm Văn hoáThể thao quận với tổng số đội ngũ cán bộ là 17 người.
Hiện nay, tổng số cán bộ công chức của Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hải
Châu là 7 người, trong đó, 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 4 cán bộ công chức
chuyên môn
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận Hải
Châu, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Hải Châu
1.2.1.1. Chức năng
Uỷ ban nhân dân quận do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp

phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước
từ trung ương tới cơ sở

13


1.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
* Trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán
ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường
hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban
nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định
của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
* Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ
chức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm
sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
* Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
* Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
14


- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện
quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở
và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân
cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
* Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại,
dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,
thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo
dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường
mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù

chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
15


- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong
trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể
thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình;
* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và
chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn
huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại
địa phương.
* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và
quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;
quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ,
giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi
phạm theo quy định của pháp luật;


16


- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của
công dân ở địa phương;
* Trong việc thi hành pháp luật
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

17


- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ
chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
* Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân
dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa
phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Văn hóa và Thông tin
quận Hải Châu
1.2.2.1. Chức năng
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban
nhân dân quận, có chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục - thể thao và các dịch
vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình; thể dục - thể thao; du lịch; báo chí;
xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin,
cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn quận.
1.2.2.2. Nhiệm vụ

18



Hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý,
hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin và truyền thông, thể dục thể
thao, du lịch và phòng, chống bạo lực gia đình;
Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quận thực hiện
phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn quận; bảo vệ các
di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
trên địa bàn quận;
Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” trên địa bàn quận. Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch và
tổ chức thực hiện các hoạt động chống mê tín dị đoan, chống chiến tranh tâm lý
của địch và các tệ nạn xã hội;
Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các trung tâm văn hoá, thể thao, các
thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể
dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý trên địa
bàn quận;
Tham mưu cho UBND quận thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép
thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật và theo
phân công, phân cấp của UBND quận;
Giúp UBND quận quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội và các tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông
tin và truyền thông của pháp luật;

19



Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Trung tâm Thể dục
thể thao quận xây dựng chủ trương xã hội hoá một số lĩnh vực hoạt động văn
hoá, thông tin, thể dục, thể thao;
Giúp UBND quận trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin,
quản lý các đại lý bưu chính viễn thông, mạng lưới phát thanh, truyền thanh trên địa bàn.
1.2.2.3. Quyền hạn
Phòng Văn hoá Thể thao chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban
nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông thành
phố Đà Nẵng.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ủy ban nhân dân quận Hải Châu, Phòng
Văn hóa và Thông tin quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Hải Châu
Cơ cấu tổ chức quản lý của UBND quận Hải Châu thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống
nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từu trung ương đến cơ sở. UBND quận
Hải Châu có 13 đơn vị hành chính cấp phường: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thách
Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hoà Thuận Tây, Hoà Thuận Đông, Nam Dương,
Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hoà Cường Nam, Hoà Cường Bắc.
Lãnh đạo UBND quận Hải Châu:
- Chủ tịch: Lê Anh
- Phó Chủ tịch: Đoàn Ngọc Sơn
- Phó Chủ tịch: Bùi Văn Dũng
Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải Châu
- Phòng Nội vụ;
20


- Phòng Tư pháp;
- Phòng Tài chính- Kế toán;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Y tế;
- Phòng Thanh tra quận;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng quản lý đô thị;
- Công an quận;
- Bộ chỉ huy quân sự quận;
- Chi cục thuế;
- Phòng Thống kê;
- Kho bạc nhà nước;

21


Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan
1.3.2 Cơ cấu tổ chức Phòng Văn hoá và Thông tin
Hiện nay, tổng số cán bộ công chức của Phòng Văn hoá và Thông tin quận
Hải Châu là 7 người, trong đó, 1 trưởng phòng phụ trách, 2 phó phòng giúp việc
trưởng phòng và 4 cán bộ công chức chuyên môn. Phòng làm việc theo chế độ
thủ trưởng.
22


Hiện nay cán bộ lãnh đạo của Phòng văn hoá và Thông tin quận Hải Châu gồm:
- Trưởng phòng Mai Công Nghị;
- Phó Trưởng phòng: Bùi Công Khanh, phụ trách công tác gia đình;
- Phó Trưởng Phòng: Nguyễn Văn Sanh, tham mưu cho quận tổ chức hoạt
động Trục Văn hoá- Lễ hội Bạch Đằng;
- Chuyên viên: Mai Quang Hiển, tham mưu công tác Tổng hợp văn phòng,
đội KTLN 178 và Văn thư- Lưu trữ;

- Chuyên viên: Nguyễn Sơn Khánh, phụ trách về du lịch, xây dựng nếp sống
văn hoá- văn minh đô thị;
- Chuyên viên Phan Thị Ngọc Nga, phụ trách văn hoá cơ sở;
- Phùng Thị Bích Hân, công tác kế toán tại đơn vị.

Trưởng
Trưởng phòng
phòng

Phó
Phó trưởng
trưởng phòng
phòng

Phó
Phó Trưởng
Trưởng phòng
phòng

Trục văn hoá- Lễ hội
công tác gia đình

Chuyên
Chuyên viên
viên

Chuyên
Chuyên viên
viên


Chuyên
Chuyên viên
viên

văn hoá cơ sở

du lịch và xây dựng "NSVHVMĐT"

tham mưu công tác tổng hợp

Sơ đồ tổ chức bộ máy văn Phòng Văn hoá và Thông tin

23

Kế
Kế toán
toán


1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Văn

hóa

và Thông tin quận Hải Châu.
Nội Dung

Thực tế tại cơ quan thực tập

Kho lưu trữ


Chưa có kho lưu trữ

Trang thiết bị bảo quản

Tủ đựng và bảo quản tài liệu
Máy điều hòa

Số lượng

7 tủ
1 máy

Bìa hồ sơ, hộp tài liệu, cặp 3 dây
Trang thiết bị sử dụng Máy vi tính
trong công tác văn thư
Máy scan

7 máy

Máy photo

1 máy

Máy in

7 máy

1 máy

Một số trang thiết bị văn Bàn ghế làm việc chuyên dụng

phòng khác
Quạt gió
Điện thoại bàn

24

7 bộ bàn ghế
7 cái
4 máy


Mỗi bàn làm việc có một máy in và
một máy tính để bàn

Có tủ đựng tài liệu

Có máy photocopy

Có điện thoại bàn

1.5. Kết quả hoạt động về công tác soạn
thảo, ban hành văn bản văn thư của
Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hải
Châu trong 3 năm gần đây.
Trong 3 năm qua , công tác soạn thảo
văn bản của Phòng Văn hoá và Thông tin
quận Hải Châu cơ bản đã đảm bảo giải
quyết được nhiệm vụ được giao. Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được thể

25



×