Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tính số hạt của nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 5 trang )

Tính số hạt của nguyên tử
Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:


Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n



Số khối A = p + n



Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e



Nên X = 2p + n

Với a là số hạt nào đó (p, n, e), thì phần trăm số hạt a sẽ là:
Ví dụ 1:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.


Phân tích đề:
Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12. Tức là (p+e) – n = 12.

Bài giải:
Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1)
Ta lại có (p+e) – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)


Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12
Suy ra n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.
Vídụ2:
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của
nguyên tử B.

Phân tích đề:
Các bạn hình dung sơ đồ sau:
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

Bài giải:
%

n

=

X

=

=>

33,33%
p+

n+

n


e



= 33,33.2110033,33.21100 =

p

=

e

=>2p +

n

=

7

(1)

21

(2)

Thế (1) vào (2) => p = e = 21−7221−72 = 7
Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e


Bài tập vận dụng
Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các
bài tập tương tự:
Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính


số hạt từng loại.
Bài 2
Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.
Bài 3
Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.
Bài 4
Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?
Bài 5
Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi
loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Bài 6
Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện
gấp
hai
lần
số
hạt
không
mang
điện.
Tính

số
hạt
mỗi
loại.
Bài 7
Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang
điện

24.
Xác
định
số
hạt
từng
loại.
Bài 8
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi
loại.
Bài 9
Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số
proton mỗi loại.


m

TÍNH HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ



Phương pháp
Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
Giải đẳng thức trên ® Tìm a
Chú ý: - H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).
- Kết quả phải ghi số La Mã.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và CO2.
Hướng dẫn giải
* CO
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy C có hóa trị II trong CO
* CO2
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II
=> a = IV
Vậy C có hóa trị II trong CO2
Ví dụ 2: Tính hóa trị của N trong N2O5
Hướng dẫn giải
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II
=> a = 10 / 2 = V
Vậy N có hóa trị V trong N2O5
Ví dụ 3: Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3 (II)
Hướng dẫn giải
* FeSO4
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4
(Chú ý: Lỗi hs hay mắc phải là , lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO 4 phải nhân với chỉ số nhóm của

SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).
* Fe2(CO3)3
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II
=> a = 6 / 2 = III
Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3
Bài tập vận dụng
Bài 1
Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a) Na2O
g) P2O5
b) SO2
h) Al2O3
c) SO3
i) Cu2O
d) N2O5
j) Fe2O3
e) H2S
k) SiO2
f) PH3
l) FeO
Bài 2


Trong các hợp chất của sắt: FeO ; Fe2O3 ; Fe(OH)3 ; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu ?
Bài 3
Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1.CaO
2.SO3
3.Fe2O3
4. CuO

5.Cr2O3
6.MnO2
7.Cu2O
8.HgO
9.NO2
10.FeO
11.PbO2
12.MgO
13.NO
14.ZnO
15.PbO
16.BaO
17.Al2O3
18.N2O
19.CO
20.K2O
21.Li2O
22.N2O3
23.Hg2O
24.P2O3
25.Mn2O7
26.SnO2
27.Cl2O7
28.SiO2
Hướng dẫn
Bài 1
ĐS:
a) Na (I)
b) S (IV)
c) S (VI)

d) N (V)
e) S (II)
f) P (III)
g) P (V)
h) Al (III)
i) Cu (I)
j) Fe (III)
k) Si (IV)
l) Fe (II)
Bài 2
ĐS:
Fe có hóa trị II trong FeO và FeCl2
Fe có hóa trị III trong Fe2O3 và Fe(OH)3.
Bài 3
1. Ca (II)
2. S (VI)
3. Fe (III)
4. Cu (II)
5. Cr (III)
6. Mn (IV)
7. Cu (I)
8. Hg (II)
9. N(IV)
10. Fe (II)
11. Pb (IV)
12. Mg (II)
13. N (II)
14. Zn (II)
15. Pb(II)
16. Ba (II)

17. Al (III)
18. N (I)
19. C (II)
20. K (I)
21. Li (I)
22. N (III)
23. Hg (I)
24. P (III)
25.Mn (VII)
26.Sn (IV)
27. Cl (VII)
28. Si (IV)
/>


×