Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo hà nam, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh từ năm 1986 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ ÁNH NGUYỆT

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
CỦA CƯ DÂN ĐẢO HÀ NAM, THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ ÁNH NGUYỆT

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
CỦA CƯ DÂN ĐẢO HÀ NAM, THỊ XÃ QUẢNG YÊN,

TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY


Thái Nguyên - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Hà Thị Thu Thủy. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, chưa được công bố. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được trích dẫn theo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Ánh Nguyệt

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Thị Thu Thủy, người đã định
hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi
hoàn thành luận văn này.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới ủy ban nhân dân thị xã Quảng yên,
Phòng Văn hóa – Thông tin, Chi cục Thống kê, ủy ban nhân dân tám xã phường
khu Hà Nam cùng các hộ gia đình, các chủ trang trại, cơ sở sản xuất, các cán
bộ quản lý đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng nghiệp, bạn bè và toàn thể những người
thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những thiếu sót trong luận văn là không

thể tránh khỏi. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo
cùng toàn thể các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Thị Ánh Nguyệt

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
Danh mục các bảng ............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO HÀ NAM THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................................... 8
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .................................................................. 8
1.2. Lịch sử hình thành, diên cách dựng đặt ................................................. 10
1.3. Dân cư ...................................................................................................... 13
1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam trước năm 1986 .. 14
1.4.1. Đời sống kinh tế ......................................................................... 14

1.4.2. Đời sống văn hóa ....................................................................... 20
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 25
Chương 2: ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN ĐẢO HÀ NAM, THỊ
XÃ QUẢNG YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 .................................. 26
2.1. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................ 27
2.1.1. Trồng trọt ................................................................................... 27
2.1.2. Chăn nuôi ................................................................................... 38
2.2. Kinh tế ngư nghiệp .................................................................................. 41
2.2.1. Khai thác .................................................................................... 41
2.2.2. Nuôi trồng .................................................................................. 44
iii


2.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................... 48
2.4. Các ngành nghề thủ công truyền thống.................................................. 53
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 56
Chương 3: VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐẢO HÀ NAM, THỊ XÃ QUẢNG
YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015.......................................................... 57
3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 57
3.1.1 Ăn, mặc, ở, đi lại ......................................................................... 57
3.1.2. Các công trình văn hoá .............................................................. 59
3.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................... 64
3.2.1. Phong tục tập quán ..................................................................... 64
3.2.2. Lễ hội dân gian .......................................................................... 68
3.2.3. Tín ngưỡng tôn giáo ................................................................... 79
3.2.4. Văn học, nghệ thuật dân gian .................................................... 87
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 94
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 101


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sở hữu ruộng đất ở xã Phong Cốc và Yên Đông năm
1956............................................................................................. 16
Bảng 2.1: Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng lúa, bình quân đầu
người từ năm 2010 đến 2015 ..................................................... 35
Bảng 2.2: Số lượng gia cầm của đảo Hà Nam qua các năm ....................... 39
Bảng 2.3. Quy mô đàn gia súc qua các năm ............................................... 40
Bảng 2.4.Thống kê tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Hà Nam
năm 2015 (tấn) ........................................................................... 47
Bảng 2.5: Hiện trạng các cơ sở lưu trú trên đảo Hà Nam năm 2015 .......... 52

iv


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường thị xã Quảng Yên)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ và thống
nhất với nhau. Những tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động
và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra trong
lịch sử đều mang tính chất địa phương bởi nó gắn với một không gian cụ thể ở
một địa phương nhất định nằm trong chỉnh thể quốc gia dân tộc. Chính vì thế,

tìm hiểu lịch sử địa phương là hết sức cần thiết và ý nghĩa đối với việc tìm hiểu
lịch sử dân tộc vì suy cho cùng, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng
khối tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Đó chính là mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng", của cái "chỉnh thể" và
cái "bộ phận".
Đời sống xã hội có hai là mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền
tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống
xã hội. Hơn thế nữa, kinh tế và văn hóa là những yếu tố quan trọng không thể
thiếu, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển
của một cộng đồng, của quốc gia dân tộc. Nghị quyết hội nghị Trung ương 5
khóa VIII cũng đã khẳng định mối quan hệ này "văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội".
Quảng Yên (từ tháng 11/2011 trở về trước là huyện Yên Hưng) là một
thị xã nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, nơi đây có lịch sử văn hóa lâu
đời và là một trong những trung tâm của nền văn hóa cổ Hạ Long. Sông Chanh
(một nhánh của sông Bạch Đằng) đã chia Quảng Yên thành 2 vùng đó là Hà
Bắc và Hà Nam. Đảo Hà Nam là vùng có địa hình đồng bằng thấp dưới mực
triều cường, có đê bao quanh, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Thái
Bình. Hà Nam trước kia là một vùng đất bãi triều âm u, dưới rừng sú vẹt, trên
cửa sông Bạch Đằng, thuộc trấn An Bang, phủ Hải Đông. Vùng đất này là cả
một pho truyền tích về một thời lấn biển, khai hoang, lập làng của những cư
1


dân Thăng Long đầu thế kỷ XV. Dưới góc nhìn lịch sử văn hóa, trải qua 6 thế
kỷ hình thành và phát triển, đảo Hà Nam xưa đã trở thành một vùng có nền kinh
tế phong phú gồm cả nông nghiệp, ngư nghiệp, các nghề thủ công truyền thống,
vận tải biển…. Nhìn tổng thể, cảnh quan đảo Hà Nam giống với vùng quê sông
nước miền Nam Bộ, nhưng nơi đây vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn những nét

văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng lưu giữ nhiều nét
văn hóa mang phong cách của vùng duyên hải.
Đại hội VI (1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên
mọi lĩnh vực, trọng tâm và trước mắt là đổi mới kinh tế. Từ đó đến nay, nhân
dân Quảng Yên nói chung và Hà Nam nói riêng đã tích cực thực hiện những
chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, việc
lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền ở vùng đảo Hà Nam đang gây ra nhiều
dư luận trái chiều. Có ý kiến cho rằng việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống là cần thiết cho việc bảo tồn kho tàng văn hóa địa phương. Có ý kiến lại
cho rằng trong thời buổi kinh tế thị trường với xu thế hội nhập, việc lưu giữ
những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống là vô cùng lạc hậu
và bảo thù, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đây thực sự là một vấn đề được
quan tâm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Với mong muốn dựng lại bức tranh kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà
Nam, tác giả quyết định chọn vấn đề "Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân
đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến 2015"
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn được thực hiện qua đó góp phần
quảng bá và bảo tồn những giá trị kinh tế văn hóa đặc sắc nơi đây, đặc biệt là
phát huy những tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời gian gần đây, công tác nghiên cứu lịch sử địa phương đang nhận
được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế, xã hội.
2


Trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Lâm Bền về "Sự hình thành
và phát triển của một số làng tại đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng" năm 1971, tác
giả có trình bày sự ra đời của các làng xã ở đảo Hà Nam từ năm 1434 đến thế

kỷ XIX. Các vấn đề về văn hóa, phong tục, cơ cấu tổ chức làng xã, ruộng đất
được đề cập khá nhiều. Đây là một công trình có nhiều nội dung liên quan đến
đề tài của tác giả.
Tiếp theo là công trình "Về số lượng vị Tiên công ở khu Hà Nam trong
những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995" của tác giả Bùi Xuân Đính do
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1996, có trình bày về quá
trình các "Tiên công" đến khai hoang, lập làng tại đảo Hà Nam ở thế kỷ XV.
Tác phẩm "Địa chí Quảng Ninh" gồm 3 tập do Nhà xuất bản Thế Giới,
Hà Nội xuất bản trong 3 năm (2001, 2002, 2003). Trong tập 2, tác phẩm trình
bày về tổ chức chính trị, kinh tế, giáo dục của Quảng Ninh. Ở tập 3, những vấn
đề văn hóa, giáo dục, phong tục tập quán… của nhân dân Quảng Ninh đã được
trình bày cụ thể. Qua tác phẩm, một số vấn đề về sự hình thành, đời sống kinh
tế, các phong tục tập quán của khu vực Hà Nam đã được đề cập, giúp ích cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Cuốn "Di tích và danh thắng Quảng Ninh" của Ban quản lý di tích, thắng
cảnh Quảng Ninh, xuất bản năm 2002, liệt kê các di tích Quảng Ninh đã được
xếp hạng, trong đó có khảo cứu bước đầu về đền, chùa ở khu vực đảo Hà Nam.
Tác phẩm "Văn hóa Yên Hưng – lịch sử hình thành và phát triển" của
tác giả Lê Đồng Sơn do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008.
Trong tác phẩm, ngoài phần mở đầu giới thiệu về huyện Yên Hưng, tác phẩm
đã tập trung vào hai vấn đề lớn là: sự hình thành các làng xã ở Yên Hưng và
phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội ở Yên Hưng. Đây là nguồn tư liệu quý
giá cho tác giả khi nghiên cứu đề tài.
Tác phẩm "Văn hóa yên Hưng: di tích, văn bia, câu đối, đại tự" của tác
giả Lê Đồng Sơn do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008. Cuốn
sách đã giới thiệu và dịch thuật hệ thống văn bia và câu đối còn lưu giữ được ở
3


các di tích của huyện Yên Hưng. Mặt khác, tác phẩm cũng hệ thống hóa và giới

thiệu về chùa, đình, đền, miếu, từ đường ở Yên Hưng. Tác phẩm đã giúp ích
cho tác giả trong việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa vật chất ở khu vực đảo Hà
Nam.
Cuốn "Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam, huyện Yên Hưng 1930
- 2010" – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội đã giới thiệu một cách hệ
thống các vấn đề lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, truyền thống đấu tranh của
huyện Yên Hưng trong đó có các xã đảo Hà Nam. Tuy nhiên do chủ yếu nghiên
cứu về lịch sử Đảng nên các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội mới chỉ được đề
cập một cách sơ lược.
Cuốn sách "Đô thị Quảng Yên: truyền thống và định hướng phát triển"
do giáo sư Nguyễn Quang Ngọc chủ biên được Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản
tại Hà Nội, năm 2011. Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu công phu của
các nhà khoa học trong và ngoài nước. Những vấn đề về lịch sử, kinh tế, văn
hóa, địa chất được đề cập một cách khoa học. Trong đó, nhiều bài nghiên cứu
đã đề cập đến sự hình thành và phát triển, các vấn đề văn hóa của các xã, phường
khu vực đảo Hà Nam.
Luận án tiến sĩ: “Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh”, của tác giả
Nguyễn Thị Phương Thảo có đề cập đến các lễ hội của vùng đảo Hà Nam.
Luận văn của thạc sĩ Phạm Quốc Long: “Lịch sử văn hóa xã Phong Cốc”
đã trình bày khá sâu sắc về lịch sử và văn hóa phường Phong Cốc, giúp ích rất
nhiều cho tác giả khi nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần vùng đảo Hà
Nam.
Nhìn chung, những công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã
đề cập đến kinh tế, văn hóa của của dân Hà Nam, là nguồn tài liệu quý báu cho
tác giả tiếp cận và nhiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về vấn đề kinh tế,
văn hóa của đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến
2015.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4



3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai phương diện: kinh tế và văn
hóa của đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu về kinh
tế bao gồm kinh tế nông nghiệp, kinh tế ngư nghiệp, thủ công nghiệp. Nghiên
cứu về văn hóa bao gồm các lĩnh vực trong đời sống văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại các đặc điểm kinh tế - văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ 1986 đến 2015. Qua đó phát huy các giá trị
văn hóa của cư dân đảo Hà Nam nói riêng và thị xã Quảng Yên nói chung.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội trước
năm 1986 của đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam từ 1986
đến 2015. Làm rõ những thay đổi trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Xác định những điểm cần bảo tồn và phát huy trong quá trình gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn đảo Hà Nam (gồm 4
phường và 4 xã), thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu các loại hình kinh tế và văn hóa của đảo
Hà Nam từ năm 1986 đến 2015, tức là từ khi đất nước bắt đầu đổi mới đến năm
2015.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
Tư liệu thành văn: Các sách lí luận về lãng xã Việt Nam; các sách chuyên
khảo, các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa thị xã Quảng Yên; gia phả
của các dòng họ trên địa bàn, các văn bia, câu đối…

5


Nguồn tài liệu điền dã tại địa phương: bao gồm sự quan sát cảnh quan,
phỏng vấn sâu đối với các đối tượng như: chủ tịch huyện, xã, các trưởng họ,
các bô lão, những thợ thủ công truyền thống…để hiểu rõ những kinh nghiệm
mà người dân đúc kết được trong quá trình sản xuất và ý nghĩa của các tập
quán, sinh hoạt văn hóa…Tư liệu truyền miệng: ca dao, tục ngữ, kinh nghiệm
của cư dân nơi đây trong sản xuất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của việc nghiên cứu thuộc ngành khoa học xã hội nên luận
văn vận dụng quan điểm của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
để đánh giá, phân tích và đưa ra các kết luận.
Về phương pháp chuyên ngành khoa học Lịch sử, tác giả chủ yếu sử
dụng hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để tái hiện
quá khứ thông qua tư liệu, nhằm tìm hiểu các vấn đề về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, lịch sử hình thành, các hoạt động kinh tế, văn hóa của đảo Hà Nam,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi còn sử dụng các phương pháp khác như
phương pháp điền dã dân tộc học, chủ yếu là phương pháp quan sát xã hội và
phỏng vấn sâu. Khi thực tế tại địa phương, tác giả có dịp quan sát các hoạt động
sản xuất kinh tế, các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của cư dân đảo Hà Nam; trực tiếp
phỏng vấn các bô lão, những người có kinh nghiệm trong sản xuất, hiểu biết
sâu rộng về văn hóa địa phương, từ đó, so sánh, đối chiếu, bóc tách những vấn
đề có thật trong lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn về kinh tế, văn hóa đảo Hà
Nam trong lịch sử và những chuyển biến của tình hình kinh tế văn hóa đảo Hà
Nam từ khi đất nước đổi mới đến nay. Đóng góp tích cực trong việc tìm hiểu
và giảng dạy lịch sử địa phương, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về đảo

Hà Nam nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.

6


Góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ cần phải trân trọng những giái trị kinh
tế, văn hóa mà cha ông ta đã đúc kết, đó là những kinh nghiệm quý báu trong
sản xuất và ứng xử văn hóa.
6. Bố cục của đề tài
Chương 1: Khái quát về đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2: Đời sống kinh tế của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh từ 1986 đến 2015.
Chương 3: Văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh từ 1986 đến 2015.

7


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO HÀ NAM THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Quảng Yên là thị xã ven biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng
Ninh, nơi có nhiều sông ngòi với những bãi biển mênh mông, sú vẹt bạt ngàn.
Sông Chanh là một nhánh lớn của sông Bạch Đằng nằm trên tuyến đường giao
thông ven biển nối cảng Hải Phòng với khu mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả và chia
Quảng Yên thành hai vùng đất: Hà Bắc và Hà Nam. Đảo Hà Nam nằm ở phía
nam sông Chanh, đối diện là khu Hà Bắc, tên gọi “Hà Nam” cũng xuất phát từ
vị trí đó.
Hà Nam, nằm trong địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Do có

địa hình bốn bề là nước nên Hà Nam được gọi là đảo. Đảo Hà Nam có tọa độ
địa lý 20°54′30″ Bắc và 106°49′39″ Đông. Phía Bắc giáp Sông Chanh, phía
Tây và phía Nam của đảo lần lượt giáp huyện Thuỷ Nguyên và huyện Cát
Hải của thành phố Hải Phòng, phía Đông giáp phường Hà An và thị trấn Quảng
Yên.
Hà Nam là nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã, nơi
có nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế ven biển kết nối giao thương giữa Quảng
Ninh với Hải Phòng. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nam nằm
trong dải hành lang ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng, đây là một trong những
cửa mở ra biển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Do vị trí địa lý nằm gần
với hai thành phố Hạ Long – Hải Phòng, gần các tuyến hàng hải quốc tế Hải
Phòng, Quảng Ninh đi quốc tế, với hệ thống đường bộ thông sang khu Hà Bắc
qua cầu sông Chanh, có quốc lộ 18 đi qua khu vực thị xã…Hà Nam có nhiều
điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu thương mại với Hạ Long, Hải Phòng,
và ra quốc tế, tạo thành trục kinh tế ven biển Hải Phòng – Hà Nam – Hạ Long.
Đặc biệt, hiện nay Hà Nam còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, đền, chùa…nên
có nhiều khả năng kết hợp với khu vực Hạ Long phát triển du lịch nghỉ mát ven
biển và du lịch tâm linh.
8


Hà Nam là một vùng đảo được hình thành từ thế kỷ XV do quá trình quai
đê lấn biển mà thành, cả đảo được bao bọc bởi hệ thống đê dài 34 km, cao trình
5,5m. Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nam là: 125,9 km2 chiếm 40% diện
tích tự nhiên của thị xã. Phía trong đê địa hình tương đối bằng phẳng nhưng do
không được cung cấp nhiều bồi tích nữa nên ngày càng thấp hơn phía ngoài đê.
Đất đai phía trong đê chủ yếu được bồi tích do phù sa sông, song lại chịu ảnh
hưởng của biển nên đất chua mặn là chủ yếu, thích hợp phát triển nông nghiệp
và nuôi trồng thủy hải sản. Phía ngoài đê là vùng bãi triều lúc cạn lúc ngập, đã
và đang được khoanh bao để nuôi trồng hải sản.

Về thủy văn, có sông Bạch Đằng, sông Chanh, sông Nam và sông Hốt
thuận lợi cho phát triển vận tải đường thủy và khai thác nuôi trồng thủy sản
nhưng ít phù hợp với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn. Nước ngầm
phong phú, mạch nước ngầm nằm ở độ sâu từ 5-6m, nhưng nhiều nơi trong khu
vực Hà Nam nước ngầm bị nhiễm mặn nên ít sử dụng được. Do nguồn nước
ngầm bị nhiễm mặn nên nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu được cung cấp từ
công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy lợi Yên Lập. Đây là hồ
nước ngọt lớn nhất của tỉnh có dung lượng thường xuyên là 127,5 triệu m3,
cung cấp nước qua 28,4 km kênh chính dẫn nước đến hầu hết các xã trên đảo.
Bờ biển khu vực Hà Nam nằm trong Vịnh Hạ Long có đặc điểm tích tụ
sông biển, có nhiều cửa sông, đáy biển nông thoải, nhiều bồi tích bở rời, độ
nghiêng nhỏ, nằm trong vịnh tương đối kín, được che chắn sóng bởi một số đảo
nhỏ, tạo điều kiện cho sự lắng đọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển. Thủy
triều mang tính chất nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước
xuống. Ngoài ra ở khu vực này còn có gần 2 nghìn ha rừng ngập mặn, có vai
trò quan trọng trong việc chống xói mòn và bảo vệ đất.
Hà Nam có đặc trưng khí hậu của miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhưng do nằm ven biển nên khí hậu ôn hòa hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch. Nhiệt độ
không khí trung bình năm từ 23 – 24oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng
9


1 là 5oC, nhiệt độ tối cao đạt 37,9 oC. Số giờ nắng dồi dào trung bình từ 17001800 h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 2000mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí khá cao: 81%.
Thời tiết ở Hà Nam chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè (từ tháng 5 đến
tháng 10) nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông (từ tháng 4 đến tháng 11) lạnh và
khô. Hàng năm có từ 3 – 5 cơn bão đổ bộ và khu vực này, tốc độ gió từ 2040m/s và thường kéo theo mưa lớn, lượng mưa từ 100-200mm, có nơi đạt
500mm. Những trận bão này gây khó khăn và thiệt hại không nhỏ cho cư dân

nơi đây, đặc biệt là khi bão vào đúng dịp triều cường, gây vỡ đê, toàn bộ cư dân
trên đảo phải sơ tán. Trong lịch sử, Hà Nam đã phải hứng chịu nhiều trận bão
lớn, gây thiệt hại nặng nề như trận bão năm 1955, 1989.
Những điều kiện về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thủy văn cho thấy Hà
Nam là một khu đất thấp nằm ở phía nam thị xã Quảng Yên, có vị trí quan
trọng, đóng vai trò là cánh cửa mở ra biển, không gian phát triển chủ yếu các
ngành kinh tế thế mạnh là dịch vụ vận chuyển và cảng biển, công nghiệp đóng
và sửa chữa tàu thuyền, đồng thời là vùng sản xuất nông nghiệp và khai thác
thủy sản của thị xã.
1.2. Lịch sử hình thành, diên cách dựng đặt
Quảng Yên (trước năm 2011 là huyện Yên Hưng) có lịch sử lâu đời. Từ
cuối thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng gần một vạn năm, đã có con người
sinh sống ở Yên Hưng. Những hiện vật khảo cổ tìm thấy ở di chỉ Hoàng Tân
thuộc nền văn hoá Hạ Long, đã chứng minh điều đó. Từ đầu Công nguyên, Yên
Hưng nằm ở vùng đất thuộc quận Giao Chỉ; thời Bắc thuộc gọi là quận Hải
Ninh, là châu Ninh Việt, châu Ngọc Sơn… Triều Đinh (thế kỷ X) vùng đất này
được đặt là trấn Triều Dương (Trào Dương); Triều Lý (từ thế kỷ XI) đổi là châu
Vĩnh An; triều Trần (từ thế kỷ XIII) thuộc về lộ Hải Đông; triều Lê (từ thế kỷ
XV) gọi là Yên Bang (An Bang); triều Nguyễn (từ thế kỷ XIX) lấy một phủ
Hải Đông làm trấn Yên Quảng (dời trấn lỵ đến Quỳnh Lâu - Yên Hưng, tức là
10


huyện lỵ ngày nay). Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn Yên Quảng đổi là trấn
Quảng Yên; năm thứ 12 (1831) đổi thành tỉnh Quảng Yên. Tháng 2-1955, khu
Hồng Quảng (bao gồm tỉnh Quảng Yên và khu Hòn Gai) được lập, Yên Hưng
là một huyện của khu Hồng Quảng; từ tháng 10-1963, là một huyện của tỉnh
Quảng Ninh.
Đảo Hà Nam là vùng có địa hình đồng bằng thấp được bồi đắp bởi phù
sa của hệ thống sông Thái Bình. Hà Nam trước kia là một vùng đất bãi triều âm

u, dưới rừng sú vẹt, trên cửa sông Bạch Đằng, thuộc trấn An Bang, phủ Hải
Đông. Vùng đất này là cả một pho truyền tích về một thời lấn biển, khai hoang
của những cư dân Thăng Long đầu thế kỷ XV.
Vào đời vua Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình (1434) đến thời vua Lê
Hiến Tông (1498 - 1504), có nhiều nhóm dân cư ở kinh thành Thăng Long và
vùng đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình đến vùng đất này quai đê lấn biển,
khẩn hoang đất đai lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam trù phú như ngày nay.
Những người có công đầu tiên mở đất lập làng được nhân dân trong vùng gọi
là “Tiên công”. Các nhóm Tiên công khai khẩn Hà Nam năm 1434 theo 2
phương thức: khai canh tập thể, tức là nhiều gia đình hợp lại cùng quai đê lấn
biển lập làng, ruộng đất chia đều cho từng suất đinh tham gia khai khẩn, không
có ruộng đất tư cho các Tiên công, 3 năm đổ chương chia lại ruộng đất; khai
canh theo kiểu thủ lĩnh, tức là các Tiên công chiêu mộ mọi người, chỉ huy họ
quai đê lấn biển lập làng. Đất khai canh được chia đều cho những người tham
gia, các Tiên công được vua cấp đất tư.
Hình thức khai canh theo phương thức tập thể: được thực hiện bởi 17 vị
Tiên công, là người cùng quê ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên),
huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, phía nam thành Thăng Long. Họ là những
người lao động, những kẻ sĩ, sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và đánh
cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu ở Thăng Long. Về lý do di cư lập nghiệp từ
Thăng Long về vùng đảo Hà Nam, Quảng Ninh là do hưởng ứng lời kêu gọi
quai đê lấn biển, khai canh lập ấp của vua Lê Thái Tông ; Cũng có tài liệu lại
11


cho biết : theo gia phả họ Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ (là gia phả sớm nhất ở
xã Yên Hải viết lại vào thời Cảnh Hưng (1740-1786)) thì năm 1434, để xây
dựng đất nước, vua Lê Thái Tông (1434-1442) tiếp tục mở rộng kinh thành
Thăng Long, hạ chiếu khuyến dân dời đi chỗ khác làm ăn sinh sống, đi đến đâu
được phép thấy đất hoang thì khai khẩn, lập nên làng mạc đến đó. Mười bảy vị

Tiên công đã rủ nhau cùng xuôi thuyền dọc sông Hồng, qua sông Bạch Đằng,
đến cửa biển trấn An Bang thì gặp bãi sú vẹt rừng ngập mặn. Một đêm họ lên
trú ở một gò nổi của bãi, nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, dự đoán là có nước ngọt.
Họ cùng nhau lên trên gò và phát hiện có nguồn nước ngọt (hồ Mạch ngày nay).
Họ quyết định dừng thuyền tại đây, đi thăm quanh vùng, thấy có nơi đậu thuyền
để tránh sóng to, kênh rạch ra vào thuận lợi. Các Tiên công đã quyết định cùng
gia đình lên bãi triều này khai khẩn đất hoang, đắp đê, lập làng. Đầu tiên lập
nên làng Bồng Lưu, sau đổi thành xã Phong Lưu gồm 3 thôn: Phong Cốc, Cẩm
La, Yên Đông.
Khai canh theo kiểu thủ lĩnh có các nhóm sau:
Vào năm 1434, hai Tiên công là Hoàng Lung, Hoàng Linh (Hoàng Nông,
Hoàng Nênh) quê ở vùng Trà Lũ chiêu tập người đến phía Đông phường Bồng
Lưu quai đê lấn biển khai canh lập nên xứ Bản Động. Sau đó vào thời vua Lê
Thánh Tông 1472, xứ Bản Động đổi thành thôn Trung Bản và sáp nhập với xã
Phong Lưu.
Vào khoảng năm 1434 - 1442, ở ấp Trà Lũ, tổng Đại Hoàng, huyện Chân
Định, phủ Kiến Xương có các họ: Hoàng, Vũ, Trần, Nguyễn gốc từ Thăng Long
lánh nạn Hồ Quý Ly về sinh tụ tại Trà Lũ, lập các làng Văn Lang, Vũ Lăng,
Trà Lũ, Đại Hoàng, Tiểu Hoàng. Họ Hoàng là một họ lớn trong vùng. Cũng
vào khoảng năm Thiệu Bình, các phủ ven biển là Nam Sách, Giáp Sơn, Thái
Bình, Kiến Xương nước lên, đê ngăn bị vỡ, lúa bị ngập, dân chết đói nhiều. Các
huyện ở đầu nguồn và ven biển thuộc Nghệ An cũng bị thủy tai. Bấy giờ Tiên
công Hoàng Kim Bảng, gốc họ Hoàng, ở tổng Đại Hoàng đã cùng với người
em kết nghĩa là Đồng Đức Hấn, thấy vùng cửa sông Bạch Đằng có người kinh
12


thành xuống quai đê lập làng trù phú, bèn chiêu tập người quai đê lấn biển khai
lập thôn Vị Dương, sau thành xã Vị Dương theo phương thức khai canh có thủ
lĩnh.

Cũng vào khoảng đời vua Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình, hai Tiên
công Đỗ Độ và Đào Bá Lệ chiêu tập người đến vùng đất phía đông xã Phong
Lưu quai đê lấn biển, lập nên xã Lương Quy, sau này đổi thành xã Lưu Khê.
Khoảng năm 1498 – 1504, hai anh em Tiên công Phạm Nhữ Lãm và Phạm
Thanh Lảnh, quê ở Quang Lang, Hà Nam, Hải Dương cùng một số người quai
đê lấn biển lập nên xã Hải Triều (sau đổi thành xã Hải Yến) và xã Vị Khê.
Sau cách mạng Tháng 8, chính quyền cách mạng chia tổng Hà Nam thành
ba xã: Nam Hòa, Phong Cốc, Trung Bản (sau đổi thành Nam Hòa, Hồng Thái,
Liên Hòa). Năm 1957, do yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý nhà nước, Chính
phủ đã tách Nam Hòa thành 3 xã: Cẩm La, Yên Hải và Nam Hòa.
Đến cuối thời kỳ cải cách ruộng đất tháng 6/1956, xã Liên Hòa được tách
ra thành hai xã là Liên Hòa và Liên Vị.Tháng 6/1964, bộ Nội vụ ra Quyết định
số 170-NV phê chuẩn việc chia xã Phong Cốc thuộc huyện Yên Hưng thành
hai xã Phong Cốc và Phong Hải.
Tháng 6/1998, Chính phủ đã tách xã Liên Vị thành hai xã Liên Vị và
Tiền Phong. Xã Tiền Phong được ra đời từ đó.
Năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 31.420,20
ha diện tích đất tự nhiên và 139.596 nhân khẩu của huyện Yên Hưng. Hiện nay
thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị trực thuộc, trong đó đảo Hà Nam có 4 phường
(Phong Hải, Phong Cốc, Nam Hòa, Yên Hải) và 4 xã (Liên Hòa, Liên Vị, Tiền
Phong, Cẩm La).
1.3. Dân cư
Dân số trung bình của Hà Nam hiện nay là 48.688 người, mật độ dân số
trung bình 403 người/km2, và phân bố không đều, đông nhất ở Phong Cốc,
Phong Hải, Liên Vị, Nam Hòa. Dân số trong độ tuổi lao động là 28.405 người,

13


đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã

hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của đảo.
Hà Nam được hình thành từ thế kỷ XV do quá trình quai đê lấn biển mà
thành. Do vậy, quai đê lấn biển lập làng và làm thủy lợi là một thế mạnh đặc thù
của người dân nơi đây. Những kinh nghiệm xẻ đất, bó độn, cắm say để hạp long,
đắp đê, đào mương và bảo vệ đê điều là những kinh nghiệm lao động quý báu
của người dân Hà Nam nói riêng và Quảng Yên nói chung. Trong quá trình phát
triển làng xã, người dân nơi đây phải vật lộn với bão gió, triều dâng, hạn hán, lũ
lụt… nên những kinh nghiệm tích lũy vô cùng phong phú.
Cư dân Hà Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Vốn xuất thân chủ yếu là các cư dân có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ
nên đa số cư dân Hà Nam vẫn làm nông nghiệp. Tuy nhiên đa số họ không
thuần nông, vừa làm ruộng, vừa đánh cá biển, nuôi thủy sản và làm các nghề
thủ công, nghề vận tải, buôn đò dọc, chạy chợ…Nghĩa là tùy thời gian nông
nhàn trong năm, hoặc do nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu của gia đình mà phát sinh
rất nhiều nghề khác nhau.
Như vậy, trải qua gần 6 thế kỷ, từ khi lập làng đến nay cư dân đảo Hà
Nam vẫn luôn bảo tồn, lưu giữ những dấu ấn văn hóa cổ truyền của người Việt
ở đồng bằng Bắc Bộ, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và phát huy
tích cực những kinh nghiệm quý báu ấy trong công cuộc xây dựng quê hương
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam trước năm 1986
1.4.1. Đời sống kinh tế
Hà Nam là vùng đất đồng bằng được tạo nên do quai đê lấn biển, mở
rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Đầu thế kỷ XV, các nhóm dân
cư đến đây khai phá, họ chờ nước triều rút sau đó đắp những khoảnh đất cao để
ngăn mặn, chắn sóng. Những khoảnh đất này dần dần biến thành những con đê
nối liền nhau bao xung quanh Hà Nam để chắn sóng biển xâm nhập. Tiếp sau
đó là cả một quá trình dài và liên tục dân cư nơi đây dùng nước mưa “thau chua
14



rửa mặn” rồi tháo ra ngoài sông, biển. Đồng thời để cải tạo đất tốt hơn, người
dân nơi đây phải thường xuyên bón vôi, trộn lá mắm, lá vẹt để khử chua và tăng
độ mùn của đất.
Như trên đã trình bày, phần lớn cư dân đến khai phá vùng đất này xuất
thân từ vùng đồng bằng Bắc Bộ cho nên khi tới đây họ vẫn lấy nông nghiệp là
ngành sản xuất chính. Song, do sinh sống ở hải đảo nên cơ cấu kinh tế của đảo
Hà Nam là nông – ngư nghiệp. Các hộ trên đảo đa số không thuần nông mà đa
nghề, ngoài nông, ngư nghiệp cư dân Hà Nam còn làm nhiều nghề để kiếm sống
như: đốn củi, giấm bống, mò cua bắt ốc, làm nghề vận tải thủy và dịch vụ…
Về nông nghiệp: Là một trong hai ngành kinh tế chính của cư dân Hà
Nam trước thời kỳ đổi mới. Giai đoạn đầu lập làng xã, song song với quá trình
“thau chua rửa mặn”, người dân nới đây trồng cói để cải tạo đất, những mảnh
đất tốt thì trồng lúa. Do đất chua mặn là chủ yếu, cư dân Hà Nam phải thường
xuyên lấy lá mắm, lá sú, vẹt băm vụn ra lát ruộng hoặc ủ làm phân bón cho cây
và cải tạo đất. Công cụ sản xuất là trâu cày, cuốc đất, chiếc bừa, chiếc
khau…song bình quân chỉ có 60% hộ có trâu cày [8, tr.15]. Các hộ không có
trâu phải tự cuốc ruộng là chính, phải nhổ mạ hoặc đi làm đổi công cho các hộ
có trâu để lấy trâu bừa, cày ruộng. Phương thức lao động “đổi công” được sử
dụng phổ biến trước thời kỳ đổi mới. Ngoài những công việc nặng như cuốc
ruộng, nhổ mạ là có sự tham gia ít ỏi của nam giới, các công việc còn lại do nữ
giới đảm nhiệm là chủ yếu. Đây là điểm khác biệt của nông nghiệp Hà Nam so
với nhiều khu vực khác trong huyện vì phần lớn nam giới tham gia vào nghề
vận tải biển và đánh bắt cá.
Thời kỳ đầu, cư dân nơi đây chủ yếu trồng lúa một vụ, điển hình là giống
lúa Tám Đồng, ngoài ra còn trồng thêm khoai, sắn, ngô… nhưng do chất đất
còn xấu, lại thêm thiên tai bão lũ, sâu bệnh nên năng suất kém, người dân đói
kém phải bỏ làng đi kiếm ăn. Nhiều người giao lại ruộng phần cho người khác
cày cấy và đóng thuế, lặn lội bờ sông bãi sú kiếm ăn, chỉ ngày giỗ tết mới về
nhà.

15


Thêm vào đó, nạn bao chiếm ruộng đất của cường hào, địa chủ, sưu cao
thuế nặng khiến cho cuộc sống người dân trở nên cơ cực. Diện tích ruộng đất
công giảm, ruộng tư ngày càng tăng lên do việc dành một số ruộng để thờ cúng
Tiên công (Tự điền), một số dùng vào việc khuyến học, thưởng cho những
người đỗ Hương cống và Đại khoa, một số thưởng cho các cụ tuổi từ 80 trở lên
(Lão điền), một số cấp cho lý trưởng, xây dựng đình, chùa… Trước cách mạng
tháng Tám, ở xã Phong Hải bình quân đầu người chỉ có hơn hai sào ruộng để
cày cấy [7, tr.14].
Bảng 1.1: Tình hình sở hữu ruộng đất ở xã Phong Cốc và Yên Đông
năm 1956
Ruộng công

Ruộng tư

Cộng

Tỷ lệ

STT

Tên xã

1

Phong Cốc

1169m30s


957m3s4

2126m3s

54,9%

2

Yên Đông

431m30s

331m0s

762m0s

56,5%

Nguồn [24, tr.120]
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, công cuộc cải cách ruộng
đất đã đem lại ruộng đất cho người dân, tác động tích cực đến kinh tế của đảo.
Tháng 9 năm 1955, một trận bão lớn ập đến làm vỡ đê Hà Nam làm cho 1300
mẫu ruộng bị ngập mặn, toàn bộ lúa và hoa màu mất trắng, nhân dân Hà Nam
đứng trước những khó khăn thử thách vô cùng lớn lao. Bằng những kinh
nghiệm tích lũy được trong sản xuất, dưới sự lãnh đạo của huyện, những chuyến
nước ngọt lớn được chở sang và tưới lên toàn bộ đất đai Hà Nam để rửa mặn.
Nhân dân Hà Nam đã đẩy lùi mọi khó khăn, đưa sản xuất ổn định trở lại.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Đảng (tháng 7/1961) nhân dân
Hà Nam tích cực lao động, sản xuất, tham gia khai hoang, làm thủy lợi, góp

phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và đạt kết quả cao. Xã Yên Hải, xã đầu
tiên trong tỉnh được chọn làm thí điểm xây dựng qui hoạch làm thuỷ lợi 2 năm
(1964-1965), góp phần thực hiện khẩu hiệu “Biến khu Hà Nam thành vựa thóc,
biển cá, rừng dừa”. Hợp tác xã cấp cao, qui mô toàn thôn Trần Phú (xã Nam
Hoà), một trong những hợp tác xã tiên tiến của tỉnh, đã có nhiều thành tích
16


trong công tác thuỷ lợi - phát động toàn dân, tự lực làm thuỷ lợi, đào được 13
mương lớn nhỏ, khoanh 4 vùng rộng trên 50 mẫu, bảo đảm đủ nước cấy 2 vụ,
đưa vòng quay của đất lên 2 lần, tự túc được lương thực, bán và nộp thuế cho
nhà nước 21 tấn.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện hết sức chú ý đến việc đưa tiến bộ
khoa học vào sản xuất; loại thải giống cũ thoái hoá, thay giống mới 813, Mộc
Tuyền có năng suất cao vào cây trồng; cấy chăng dây thẳng hàng, thả bèo hoa
dâu “Năm 1967, hợp tác xã Hoà Bình đã đắp 900 m3, Vị Khê đắp 3.500 m3 bờ
thửa. Vụ mùa năm 1967, khu Hà Bắc và Hà Nam đã làm được 6.917 tấn phân
trong đó Hà Nam làm đựơc 3.508 tấn. Hợp tác xã Hoà Bình, Quyết Tiến có
phong trào làm phân khá” [33, tr.85].
Ngày 20-4-1976, Ban Thường vụ Huyện uỷ họp phân vùng sản xuất nông
nghiệp trong huyện thành ba vùng, trong đó vùng 1, gồm khu Hà Nam, Điền
Công chuyên canh lúa 2 vụ, phấn đấu đạt 5 tấn thóc/ha; vụ đông trồng xen khoai
lang, rau, tích cực thả bèo dâu, nuôi lợn (nái, thịt) và cá. Ngày 5-2-1977, Ban
Thường vụ Huyện uỷ họp bổ sung cơ cấu cây trồng cho 2 khu, Khu Hà Nam,
xen canh giữa 2 vụ lúa, trồng cà chua chế biến làm sản phẩm hàng hoá [33,
tr.117].
Từ những chủ trương của huyện, cùng với nỗ lực của nhân dân, nông
nghiệp Hà Nam có thêm bước phát triển mới, các mặt hàng nông nghiệp phong
phú hơn, đáp ứng nhu cầu của cư dân trên đảo và một phần đưa sang tiêu thụ ở
các xã khác.

Về ngư nghiệp: Khai thác thủy sản là nghề truyền thống gắn liền với cư
dân Hà Nam từ khi lập làng. Do đất nông nghiệp ít, nên nhiều cư dân từ sớm
đã chọn đánh bắt thủy hải sản là một nghề kinh tế quan trọng. Những người
không có vốn thì đan lưới để dãi cá ven sông, biển; nghèo hơn thì mò cua bắt
ốc, bắt cáy, giấm bống...; người có tiền thì hùn vốn hoặc tự đóng thuyền đi đánh
cá ở khu vực đầm nhà Mạc, biển Cát Bà, Cát Hải, kênh Cái Tráp...Các loại hải
sản khai thác thường là tôm, cá, mực, bề bề, cua, ghẹ...

17


×