Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện tân lạc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

VĂN ĐÌNH CƯỜNG

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở
HUYỆN TÂN LẠC - TỈNH HOÀ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta
thu được những thắng lợi đáng khích lệ. Lâm nghiệp là một trong những
ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng đã đạt được kết quả
bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá,
công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế,
sản xuất hàng hoá với quy mô hiệu quả chưa cao. Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế lâm
nghiệp theo hướng đưa từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên nền kinh tế thị trường
hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt
khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và ra nhập WTO.


Đây là thuận lợi nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn, thách thức cho phát triển
lâm nghiệp của nước ta. Lâm nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đai, lao
động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm
yếu: cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến, kinh
nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý. Những hạn chế đó làm cho
chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, làm hạn
chế tính cạnh tranh sản phẩm. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế,
giữ được thị trường trong nước, chúng ta cần phải phát triển lâm nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa [ 13 ], [ 14 ].
Tân Lạc là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Hoà
Bình, trên trục quốc lộ 6 đi các tỉnh Tây Bắc và quốc lộ 12B đi huyện Lạc
Sơn, với 23 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là
53.204,75 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 40.585,45 ha chiếm 76,28%
diện tích đất tự nhiên. Tân Lạc là huyện có nhiều tiềm năng lâm nghiệp chưa
được khai thác, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp còn thấp, đời sống của nhân dân


2

trong khu vực còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng
là ngành lâm nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản
xuất hàng hóa, con đường tất yếu đi lên là phải phát triển sản xuất lâm nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với sự nghiệp CNH – HĐH lâm nghiệp.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được những giải pháp đồng bộ, phù hợp để
đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng hàng hoá ở một huyện
miền núi nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá.
Do đó tôi chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình"
làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực vào việc khai thác có hiệu

quả tiềm năng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông thôn miền núi trên địa bàn
huyện.


3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu
tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất
hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để
trao đổi hoặc bán ra thị trường. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn
bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi
tình trạng “ mông muội ”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng
lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội [ 9 ].
Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của
phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng
cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng
ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo
thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất
hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ cả hai điều kiện là có sự phân công lao động xã
hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất [ 9 ].
+ Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó
là chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân
công lao động nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản
phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại phải cần đến rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đó, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ
phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau [ 13 ].
+ Sự tách biệt tương đổi về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự
tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi

thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu
sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính sự quan hệ sở


4

hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập,
đối lập nhau nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên
họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua – bán hàng
hoá, tức là phải trao đổi dưới hình thái hàng hoá [ 13 ].
Đối với mỗi quốc gia thì sản xuất hàng hoá luôn luôn giữ vị trí quan
trọng, đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của quốc gia. Sản xuất hàng hoá thúc đẩy sự phát triển của phân công
lao động, phát triển chuyên môn hoá, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh
của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải tiến kỹ thuật, nâng cao
trình độ sản suất, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong sản xuất hàng hoá, có một quy luật rất quan trọng đó là quy luật giá trị.
Đây là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Theo quy luật này, sản xuất và
trao đổi hàng hoá được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của
quy luật giá trị giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở
thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên
thị trường thông qua cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền [ 9 ].
Ở Lào, từ ngàn đời nay, nông lâm nghiệp là nguồn sống chính cuả
người dân. Sau giải phóng, ngành nông lâm nghiệp của Lào luôn đạt mức tăng
trưởng bình quân hàng năm khoảng 4 – 5% và chiếm tỷ trọng cao trong nền
kinh tế quốc dân ( khoảng 30% GDP ). Với Lào, rừng có tầm quan trọng
chiến lược và gắn bó đặc biệt với đời sống tâm linh của người dân, tuy nhiên
do chiến tranh và sự khai thác bất hợp lý, diện tích rừng của Lào đã bị suy

giảm nghiêm trọng. Nhưng nhờ chính sách trả lại màu xanh cho thiên nhiên
của Đảng và Chính phủ Lào đến nay rừng đã được hồi phục. Hiện nay nhờ
chính sách phát triển và sử dụng rừng hợp lý, ngành lâm nghiệp của Lào đã có


5

nhiều bước tiến quan trọng, việc trồng và chế biến lâm sản của Lào ngày càng
ổn định đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới [ 42 ].
Phần Lan là nước có rừng bao phủ nhiều nhất ở Châu Âu. Trung bình
mỗi người dân Phần Lan có khoảng 4,5 ha rừng. Chính sách lâm nghiệp của
Phần Lan được xây dựng trên cơ sở lâm nghiệp bền vững và sử dụng rừng đa
mục đích. Việc sử dụng rừng được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo lợi ích
cho cả thiên nhiên và con người và nền kinh tế lâm nghiệp bền vững. Lâm
nghiệp là ngành đặc biệt quan trọng với Phần Lan. Mặc dù chỉ sở hữu 0.5%
của nguồn tài nguyên rừng trên thế giới, Phần Lan lại là nước đứng thứ 6 trên
thế giới về sản xuất giấy và bìa cứng. Đối với sản xuất hàng hoá là gỗ xẻ mềm
thì Phần Lan đứng thứ 7 trên thế giới. Phần lớn những nguyên liệu thô và cả
những nguồn năng lượng do ngành công nghiệp rừng của Phần Lan sử dụng
đều từ nguồn nội địa. Các ngành công nghiệp rừng là chìa khoá sinh lợi của
lâm nghiệp Phần Lan vì chúng đảm bảo có một người mua đáng tin cậy cho
sự tăng trưởng của gỗ rừng. Mặt khác, các ngành công nghiệp rừng không thể
sống sót mà không có nguồn lợi và sản phẩm từ ngành lâm nghiệp. Lâm
nghiệp hộ gia đình là hoạt động kinh tế có lời và bền vững. Đây là điều khác
thường ở đâu đó trên thế giới và thậm chí ở cả Châu Âu [ 42 ].
Ở Inđônêxia, công nghiệp chế biến gỗ giữ một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao sức sản xuât của ngành lâm nghiệp. Lâm sản Inđônêxia rất đa
dạng, gồm rất nhiều chủng loại, từ các sản phẩm mới qua sơ chế như ván xẻ,
ván sàn, gỗ dán và ván dăm tới các sản phẩm đã qua nhiều khâu chế biến khác
như bàn uống trà, giường, tủ, ghế sofas và các sản phẩm đồ mộc khác [ 42 ].

Trung Quốc: Mặc dù là thị trường sản xuất gỗ panel hàng đầu thế giới
nhưng công suất của các dây chuyền sản xuất mặt hàng này do Trung Quốc
chế tạo lại tương đối nhỏ so với các nước phát triển. Công suất dây chuyền
sản xuất gỗ panel của Trung Quốc chỉ ở mức dưới 50.000 m3, trong khi dây
chuyền nhập khẩu có công suất lên tới 170.000 m3. Hàng năm, ngành gỗ


6

Trung Quốc phải nhập khẩu 4-6 dây chuyền ép gỗ liên tục từ các hãng như
Simpelkamp, Metso và Dieffenbacher. Trước thực trạng này, Công ty sản
xuất máy ép gỗ panel Thượng Hải gần đây đã cho ra đời dây chuyền ép gỗ
liên tục ContiPlus có công suất hàng năm lên tới 200.000 m3. Dây chuyền sản
xuất này có khả năng cho ra đời những sản phẩm gỗ panel với độ rộng và dầy
khác nhau. Thiết bị sẽ chính thức được ngành gỗ panel Trung Quốc đưa vào
hoạt động trong năm 2009 [ 42 ].
Nhật Bản: hoạt động sản xuất lâm nghiệp có nhiều khó khăn, để đáp
ứng được nhu cầu sản phẩm gỗ, Nhật Bản phải nhập khẩu gỗ từ các thị trường
bên ngoài với các loại gỗ như: gỗ súc, gỗ xẻ, gỗ dán [ 42 ].
Ở Braxin, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2009 giảm mạnh. Hiệp hội
Đồ gỗ Braxin (Abimovel) cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước này
năm 2009 ước giảm 5%, xuống còn 950 triệu USD sau 4 năm tăng trưởng liên
tiếp. Trong 11 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ- thị
trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất của Braxin- chỉ đạt 272,4 triệu USD, giảm 25%
so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang
thị trường Anh và Áchentina cũng trong giai đoạn này ước đạt lần lượt 79,8
triệu USD và 69,3 triệu USD, tăng tương ứng 14% và 55%. Kết quả đã chỉ ra
rằng điều quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
là phải đảm bảo tính ổn định và bền vững [ 42 ].
Năm 2009: tiêu thụ gỗ xẻ tại Mỹ suy giảm. Theo tạp chí Wood

Markets, tiêu thụ gỗ xẻ của Mỹ đang bị ảnh hưởng từ nhu cầu xây dựng nhà
mới suy giảm mạnh. Thực tế đã chỉ ra tiêu thụ gỗ xẻ mềm tại Bắc Mỹ (Mỹ và
Canada) năm 2010 giảm 4%, xuống còn 72,8 tỷ board feet (bf) và dự báo sẽ
tiếp tục giảm 4% trong năm 2011 xuống mức 69,5 tỷ bf. Theo ước tính,
khoảng 1,6 tỷ bf (trong số 6 tỷ bf suy giảm) là do nhập khẩu từ thị trường
châu Âu và sản lượng của khu vực Bắc Mỹ suy giảm [ 42 ].


7

Ở Trung Đông, theo báo cáo và phân tích mới nhất của công ty Dmg
World Media Ltd tình hình triển khai các dự án xây dựng tại khu vực Trung
Đông tăng đáng kể trong vòng vài năm qua đã làm gia tăng nhu cầu nhập
khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất ở khu vực này. Sự tăng trưởng hàng năm của
ngành công nghiệp xây dựng tạo đà cho nhu cầu sử dụng đồ gỗ và các mặt
hàng trang trí nội thất trong khu vực. Sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp
trong khu vực Trung Đông nói chung còn thấp và có khoảng cách khá xa so
với các nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới. Các nhà sản xuất đồ gỗ và
trang trí nội thất trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên
vật liệu nội thất, vì vậy nhập khẩu đồ nội thất trở thành hiện thực và là điều
không thể tránh khỏi [ 42 ].
Năm 2010, nhập khẩu đồ gỗ của các nước trong khu vực Trung Đông
chủ yếu từ các nước Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Châu Á, hơn thế nữa
nhu cầu về đồ gỗ và trang trí nội thất của khu vực vẫn còn khá lớn khi có tới
trên 2.100 dự án xây dựng lớn đang được tiến hành triển khai ở một loạt các
nước trong khu vực như: Arap Saudi, Quatar, Oman, UAE...các doanh nghiệp
có thể tìm hiểu và tham khảo mẫu mã, thị trường và các số liệu thống kê cụ thể
một trong những hội chợ hàng đầu về đồ gỗ và trang trí thất của khu vực là
Trung Đông là Index Dubai 2010. Kết quả nghiên cứu ở đây khẳng định rằng
cần có một giải pháp hợp lý để phát triển lâm nghiệp nhằm sản xuất ra những

sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu thị trường là hết sức cần thiết [ 42 ].
Tình trạng thiếu gỗ toàn cầu
Hiện nay, tình trạng thiếu gỗ đang nhanh chóng trở thành vấn đề toàn
cầu, nguồn gỗ nguyên liệu không đủ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của con
người và một trong số các giải pháp là các nhà máy cần nâng cao hiệu suất sử
dụng gỗ (như tăng lượng gỗ và sử dụng phế phẩm không lãng phí). Nhiều kết
quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định rằng phát
triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững là hết sức cần thiết.


8

1.2. Ở trong nước
Trước năm 1980, sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta lâm vào
tình trạng đình đốn do mô hình hợp tác xã kiểu cũ và cơ chế kế hoạch hoá tập
trung không phù hợp. Nghị quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới
quản lý kinh tế nông lâm nghiệp đã chính thức thừa nhận vai trò kinh tế hộ và
coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông lâm nghiệp. Những văn bản
chính sách về khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp tiếp tục được hoàn
thiện tạo động lực cho nông lâm nghiêp nước ta phát triển và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp bình quân đạt
1,4%/năm, với thành tựu bảo toàn và phát triển được vốn rừng. Độ che phủ
của rừng năm 1990 là 27,7% đến năm 2005 đạt 37,3%. Từ năm 2000 đến
nay, bình quân hàng năm trồng được gần 200 ngàn ha rừng. Các khâu khoanh
nuôi tái sinh, khoán quản lý bảo vệ rừng theo phương thức “ giao đất khoán
rừng ” đều đạt và vượt kế hoạch. Thành tựu đáng ghi nhận trong việc khai
thác và chế biến lâm sản từ rừng là tỷ lệ gỗ khai thác từ rừng trồng đã tăng
lên, từ 47,4% năm 1998 lên 62,4% năm 2000 và đạt cao hơn trong những năm
gần đây.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước
nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại
hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của
Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm,
suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn
Đảng, toàn dân trong nhiều năm [ 36 ].
Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm
một bước, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch


9

gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi “chính sách kinh tế
nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất
nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội” [ 36 ].
Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
nói rõ hơn chủ trương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng định:
“Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan
trọng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành
tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được
xây dựng”. Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) khẳng định: Phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất
quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi,
tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam [ 37 ], [ 38 ], [ 39 ].
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước
ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự
cung, tự cấp. Ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên,
lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi
một cách vững chắc, hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời
gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc


10

xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát
triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển là một việc làm tối quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [ 2 ].
Quan điểm về phát triển lâm nghiệp được xuất phát từ các quy định
mang tính pháp lý. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ngày
3/12/2004 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và của chủ rừng
trong tổ chức quản lý, phát triển và sử dụng, khai thác lâm sản trong rừng.
Quyết định 186 ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng,
quy định việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, trong đó
có nội dung khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Gần
đây nhất là quyết định số 18 ngày 5/2/2007 Phê duyệt chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006 – 2020 và quyết định 147 ngày
10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2009 –
2015. Hai quyết định này có nội dung tập trung phát triển tài nguyên rừng

và chế biến sản phẩm khai thác nhằm chế biến, đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên
liệu trong nước và trên thế giới. Như vậy qua các quá trình phát triển của
ngành lâm nghiệp từ thấp lên cao, ban đầu chỉ biết sống dựa vào rừng, qua
thời gian nhận thức rõ về tầm quan trọng phải bảo vệ và phát triển rừng,
đến một giai đoạn nhất định thì rừng phải là nguồn cung cấp các sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu cho con người [ 18 ], [ 27 ], [ 28 ], [ 29 ].
Chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008
– 2015 và định hướng đến 2020 đã đánh giá chung thực trạng của ngành
lâm nghiệp tỉnh, từ đó đề ra định hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể để
phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh. Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 huyện Tân Lạc, nội dung của báo cáo đã
nói lên hiện trạng rừng, từ đó đề ra quy hoạch cho phát triển rừng, khai
thác và chế biến lâm sản [ 30 ], [ 33 ].


11

Văn kiện Đại hội XI của Đảng, có nội dung phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011 – 2020 của ngành lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững.
Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được nâng cao. Nhà nước đầu tư
và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có
cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng rừng nguyên liệu với công
nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ
rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng [ 40 ].
Như vậy các chiến lược phát triển lâm nghiệp được đề cho từng giai
đoạn, các nghiên cứu mới chỉ ở tầm vĩ mô, chủ yếu là quan tâm đến công tác
phát triển lâm nghiệp, mới nhìn nhận vấn đề đầu vào của ngành lâm nghiệp,

chưa có chính sách quan tâm đúng mức cho đầu ra sản phẩm đó là khai thác
và chế biến lâm sản từ rừng. Sản xuất lâm nghiệp về tổng thể vẫn là quy mô
nhỏ và manh mún, chuyển dịch cơ cấu chậm, công nghệ lạc hậu, năng suất và
hiệu quả kinh tế thấp. Hàng chục triệu hộ nông dân tuy đã chuyển sang sản
xuất hàng hoá, nhưng quy mô nhỏ lẻ, tiểu nông, chưa có các tổ chức hợp tác
sản xuất liên doanh, liên kết trên quy mô rộng, thiếu cơ chế phối hợp, năng
lực phối hợp sản xuất không đủ mạnh, khó có được hàng hoá đồng nhất [ 3 ].
Những năm gần đây, trong khi thị trường đang được mở rộng và kim
ngạch tăng nhanh thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ nhất là các
doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định
cho biết họ đang rất khó khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì sản
xuất. Theo Bộ Công Thương, nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ XK đang thiếu
trầm trọng. Hàng năm chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37%
giá thành sản phẩm. Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì
nguồn này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và


12

Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt
gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào
tình trạng có đơn hàng nhưng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp [ 2 ].
Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập,
các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến
sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến xuất khẩu không được cải thiện. Chiến
lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển
825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam. Theo tính toán của
Hiệp hội gỗ Việt Nam, còn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ
động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do

các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần,
không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu [ 42 ].
Hiện tại phần lớn đất rừng (gần 5 triệu ha) là do các lâm trường quốc
doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã
được giao cho hơn một triệu hộ gia đình và cá nhân, nhưng có 20-30% diện
tích được sử dụng đúng mục đích, 70% còn lại chưa đem lại hiệu quả như
mong muốn. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào rừng trồng
thì lại không có đất trồng rừng. Tuy nhiên, đến nay cũng đã xuất hiện một số
mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ dân, nông
lâm trường) để trồng rừng sản xuất. Có doanh nghiệp chọn hình thức đầu tư
tiền, giống, kỹ thuật cho các hộ dân trồng rừng, khi đến kỳ khai thác, hộ dân
sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp sản lượng gỗ nhất định, phần sản lượng tăng
thêm sẽ thuộc về người trồng rừng.
Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự
thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với
hạn chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính
thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia


13

công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần
lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ
một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công
nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm
gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành [ 42 ].
Là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây
nên việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn

hạn chế và chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều kinh phí để
thực hiện việc này. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến
thương mại chưa có sự liên kết tốt giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại và
doanh nghiệp. Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng
qua khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm). Hơn nữa, việc nhận làm
gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày
càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành người làm thuê, gia
công cho thương hiệu nước ngoài. Và tất cả những điều này đang làm ảnh
hưởng lớn đến thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Một vấn đề khác phát sinh khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới đối với mặt hàng đồ gỗ là các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có đạo
luật LACEY được bổ sung có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát
nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập
khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Bên cạnh đó
luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các
quốc gia. EU còn phát động “Bản thỏa thuận đối tác tự nguyện” (VTA). Đây
là những rào cản rất lớn cho ngành gỗ của chúng ta. Phân tích của Vụ xuất
nhập khẩu – Bộ Công Thương mới đây cho biết, nhu cầu về gỗ có chứng chỉ


14

đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp.
Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ
nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà
quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy. Hậu
quả là, để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC, các nhà sản xuất phải nhập
khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên, nên khó cạnh tranh
được và giá trị gia tăng của ngành đồ gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những

quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho dù đồ gỗ chế biến củaViệt Nam đang
được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông
qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao [ 42 ].
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều
khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng
điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng
vừa giảm, vừa khó thực hiện. Còn giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay
với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó
đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ tái cấu
trúc lại để có thể đủ năng lực cạnh tranh, đổi mới dây chuyền công nghệ sản
xuất, đào tạo đội ngũ quản lý, lao động...
1.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn
Sản xuất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay chưa thực sự phát triển vững
mạnh. Tuy đạt được tốc độ phát triển khá cao, hoạt động sản xuất kinh doanh
của nhiều các cơ sở chế biến trong ngành chế biến gỗ đang phải đối mặt với
nguy cơ bị đổ vỡ do thiếu nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có chất
lượng thấp, thiếu thông tin thị trường, sản phẩm bị tẩy chay hoặc không tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường quốc tế do những cáo buộc về sử dụng gỗ có nguồn gốc
bất hợp pháp, không tuân thủ theo những luật lệ về thương mại của các thị
trường đang tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam ... Sự đổ vỡ này không chỉ gây


15

ra tác hại đối với chủ doanh nghiệp mà còn đối với những người lao động làm
thuê, những người trồng rừng và nói rộng ra là nền kinh tế của đất nước.
Để phát triển trong thời gian tới, ngành lâm nghiệp Việt Nam còn nhiều
việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế
trên thị trường thế giới. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát

hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến
các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong
liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công
đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.
Vì những lý do khác nhau mà cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ và toàn diện về chiến lược
phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cấp địa phương. Phần lớn
vấn đề này mới thực hiện ở một số lĩnh vực nhất định, một số tập trung
nghiên cứu quy hoạch và phát triển lâm nghiệp, một số nghiên cứu phát triển
nguồn nguyên liệu, một số nghiên cứu lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản
.... Sau đây là một số tồn tại chính:
- Thiếu những công trình nghiên cứu theo hướng toàn diện theo hướng
phát triển lâm nghiệp sản xuất hàng hoá ở một vùng hay địa phương nhất
định, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá cho địa phương đó.
- Hầu hết các giải pháp đưa ra trong những nghiên cứu dạng này còn
chung chung, tản mạn, đặc biệt mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, có nghĩa
là mới khẳng định đó là giải pháp gì ( cái gì ), chứ chưa chỉ ra được làm như
thế nào.
Vì vậy vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.


16

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
hàng hoá lâm nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất hàng

hoá lâm nghiệp của huyện Tân Lạc, từ đó đề ra những giải pháp khoa học
nhằm phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có tính bền vững ở
huyện Tân Lạc – tỉnh Hoà Bình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao
đời sống người dân địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lâm
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá áp dụng tại địa phương.
- Xác định được những thành công, tồn tại và nguyên nhân, những khó
khăn và lợi thế đối với phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
của huyện Tân Lạc – tỉnh Hoà Bình.
- Đề ra được những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Tân Lạc – tỉnh Hoà Bình.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát
triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Tân Lạc – tỉnh
Hoà Bình.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận,
thực tiễn phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phân tích


17

thực trạng và giải pháp về sản xuất hàng hoá chủ yếu tập trung vào phân
tích các ngành ( các sản phẩm ) và trong từng ngành ( từng loại sản phẩm ).
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Lạc – tỉnh Hoà Bình.
Tại địa điểm nghiên cứu lựa chọn mỗi tiểu vùng một đến hai xã đại diện
điển hình cho đối tượng nghiên cứu. Thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Phải là xã trung bình, tiên tiến trong vùng dự án.
+ Có đầy đủ hoạt động phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Có hệ thống cơ sở hạ tầng trung bình, khá.
- Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố
trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu
thập số liệu của năm 2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội cho phát triển lâm nghiệp hàng hoá của địa phương.
- Những vấn đề lý luận về phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá cấp địa phương ( cấp huyện ).
- Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp của huyện Tân Lạc.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Tân Lạc – tỉnh Hoà Bình.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính sẽ là
kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp với điều tra khảo sát ngoài thị
trường. Hướng giải quyết cụ thể sẽ áp dụng cho từng loại sản phẩm hàng hoá
và từng địa điểm cụ thể.
2.4.1. Các câu hỏi đặt ra cần giải quyết
- Trong 5 năm (2006- 2010) ngành lâm nghiệp của huyện Tân Lạc đã
đạt được những kết quả như thế nào? Những mặt còn tồn tại, hạn chế?
- Nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên và nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế?


18

- Đặc thù, thế mạnh và những tiềm năng của ngành lâm nghiệp

ở huyện Tân Lạc trong phát triển lâm nghiệp hàng hoá là gì?
- Định hướng mục tiêu phát triển của ngành lâm nghiệp ở huyện Tân
Lạc trong những năm tới là gì?
- Những giải pháp quan trọng nhằm phát triển lâm nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa của huyện Tân Lạc?
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để tiến hành nghiên cứu đạt được những mục đích đề ra, phải sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề như: Các phương pháp
cụ thể bao gồm:
2.4.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng
quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết
quả nghiên cứu đề tài. Các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát
sơ bộ một số xã ở các vùng khác nhau.
Nguyên tắc chọn điểm nghiên cứu:
- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho
khu vực nghiên cứu.
- Nguyên tắc cụ thể:
+ Mỗi xã được chọn phải đại diện cho vùng được nghiên cứu. Các xóm
được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được chọn phỏng
vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thôn, xóm.
+ Các xã, xóm đều đảm bảo có đủ loại hình kinh tế hộ: ( 1) – Hộ có
kinh tế khá; ( 2 ) – Hộ có kinh tế trung bình; ( 3 ) – Hộ nghèo; ( 4 ) – Hộ rất
nghèo.
Chọn điểm nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
a). Chọn vùng nghiên cứu
Theo kết quả phân vùng sinh thái và kinh tế huyện Tân Lạc được chia
làm 2 vùng sinh thái: vùng cao và vùng thấp.



19

Hai vùng sinh thái này có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất
đai, địa hình, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng,
trình độ dân trí... Do vậy, để đảm bảo yêu cầu cho nhu cầu nghiên cứu, điểm
được chọn có đầy đủ các vùng sinh thái và cụm kinh tế trong huyện.
b). Chọn xã nghiên cứu
Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu,
phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:
+ Đại diện và theo tỷ lệ các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện.
+ Có quỹ đất nông lâm nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác
trong huyện.
+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí... ở mức trung
bình trong huyện.
+ Được phân bố đều ở phía Bắc, Nam, Đông, Tây và vùng trung tâm
của huyện.
+ Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và
trung tâm huyện lỵ Tân Lạc hoặc thành phố Hoà Bình.
Kết quả lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
- Đề tài chọn 2 xã đại diện theo các vùng sinh thái và kinh tế, cụ thể
như sau: Vùng cao: xã Phú Cường. Vùng thấp: xã Thanh Hối. Nhìn chung các
xã được chọn đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, kết quả cụ thể được trình bày ở
Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn các xã nghiên cứu điểm tại huyện Tân Lạc
Stt

Tên xã

Vị trí


Diện tích

Dân số

Tổng

( ha )

( người )

số hộ

Chú thích

1

xã Ngòi Hoa

Vùng cao

4.024,91

1.303

290

Không lựa chọn

2


xã Trung Hoà

Vùng cao

3.197,24

2.166

460

vì số hộ quá ít,

3

xã Phú Vinh

Vùng cao

3.656,15

3.621

769

xa trung tâm

4

xã Phú Cường


Vùng cao

3.763,57

6.533

1.430

Lựa chọn

5

xã Quyết Chiến

Vùng cao

2.612,12

1.463

334

Không lựa chọn


20

6

xã Lũng Vân


Vùng cao

2.034,71

2.071

445

vì số hộ quá ít,

7

xã Bắc Sơn

Vùng cao

1.484,91

1.346

294

xa trung tâm,

8

xã Nam Sơn

Vùng cao


2.039,28

1.499

325

không mang đủ

9

xã Ngổ Luông

Vùng cao

3.797,84

1.383

285

tính đại diện

10 TT Mường Khến

Vùng thấp

408,72

3.986


1171

11 xã Mỹ Hoà

Vùng thấp

3.087,82

3.461

811

Không lựa

12 xã Quy Hậu

Vùng thấp

1.970,67

4.055

1.102

chọn vì số hộ

13 xã Phong Phú

Vùng thấp


1.363,17

3.702

982

quá ít, đất dùng

14 xã Mãn Đức

Vùng thấp

1.652,82

4.184

1.038

cho sản xuất

15 xã Địch Giáo

Vùng thấp

1.209,68

3.551

827


lâm nghiệp ít,

16 xã Tuân Lộ

Vùng thấp

857,99

2.420

563

tính đại diện

17 xã Tử Nê

Vùng thấp

1.705,61

3.829

949

không cao

18 xã Thanh Hối

Vùng thấp


2.656,11

6.031

1.491

19 xã Ngọc Mỹ

Vùng thấp

3.164,07

5.702

1.352

20 xã Đông Lai

Vùng thấp

2.333,07

5.836

1.380

Không lựa

21 xã Quy Mỹ


Vùng thấp

757,39

1.926

489

chọn, vì xa

22 xã Do Nhân

Vùng thấp

1.761,67

2.206

491

trung tâm kinh

23 xã Lỗ Sơn

Vùng thấp

1.671,73

3.150


731

tế của vùng

24 xã Gia Mô

Vùng thấp

1.993,50

3.100

658

53.204,75 53.204,75

78.524

18.667

Tổng cộng

Lựa chọn,
trung tâm vùng

Ghi chú: Các xã được chọn làm điểm nghiên cứu có chữ in đậm
- Lựa chọn được 07 xóm trong tổng số 22 xóm của 2 xã làm địa điểm
nghiên cứu cụ thể, danh sách các thôn và tính đại diện của các thôn được thể
hiện ở Bảng 2.2:



21

Bảng 2.2: Kết quả lựa chọn các thôn nghiên cứu điểm tại huyện Tân Lạc

Tên xã

Tổng

Số xóm

số

lựa

xóm

chọn

Tính đại diện của xóm
Tên xóm
xóm Khanh

Xã Phú Cường

Xã Thanh Hối
Cộng

13


9
22

4

3

nghiên cứu
(1)

(2) (3)

(4)

2

1

2

1

xóm Trao

3

2

0


3

xóm Bái

3

2

1

1

xóm Báy

3

2

0

2

xóm Tam

1

2

0


2

xóm Tân Hương

1

1

1

1

xóm Nhót

1

2

0

2

7

Ghi chú: Về tính đại diện của xóm nghiên cứu, được chú giải như sau:

( 1 ) – Vị trí tương đối của xóm theo độ cao: 1 = Thấp ( độ cao từ 200 –
300m ); 2 = Trung bình ( độ cao từ 300 – 500m ); 3 = Cao ( độ cao trên 500m ).
( 2 ) – Mức độ gần rừng: 2 = Chủ yếu dựa vào rừng; 1 = Ít phụ thuộc.

( 3 ) – Mức độ thuận tiện giao thông, đi lại: 1 = Thuận tiện; 0 = Không
thuận tiện.
( 4 ) – Khả năng tiếp cận phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài: 1 =
Tốt; 2 = Trung bình; 3 = Không tốt.
c). Xác định dung lượng mẫu điều tra
Mẫu điều tra, phỏng vấn là một phần của tổng thể được lựa chọn theo
những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại
diện để có thể suy rộng thông tin thu được cho tổng thể.
Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không
lặp lại theo công thức sau:


22

n =

N . t2 . S 2
2

2

N.d + t .S

( 2.1 )
2

Trong đó:
n:

Dung lượng mẫu cần chọn


N:

Số hộ của xã điều tra

t:

Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả

d:

Sai số mẫu ( cho trước d = 5% - 10% )

S2: Phương sai của tổng thể ( cho trước S2 = 0,25 )
Căn cứ vào dung lượng mẫu của mỗi xã được chọn. Kết quả tính toán
số hộ gia đình cần lựa chọn phỏng vấn theo các xã được xác định như sau:
+ xã Phú Cường

n = 52,43

làm tròn là 52 hộ gia đình

+ xã Thanh Hối

n = 52,54

làm tròn là 53 hộ gia đình

2.4.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh

giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và
sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau.
a). Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của
đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ
yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước
đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp,
các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, kết quả sản xuất nông
lâm nghiệp và các thông tin số liệu như:
- Các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan đến tình
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp và sản xuất hàng hóa ở trong và
ngoài nước.


23

- Các tài liệu tổng kết, báo cáo hàng năm của các cơ quan cấp huyện
- Thông tin và báo cáo văn bản liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng huyện Tân Lạc giai đoạn 2010 – 2020.
- Tài liệu báo cáo dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất huyện Tân
Lạc giai đoạn 2009 – 2015.
- Tổng quan, phương hướng phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các xã trên địa bàn huyện.
- Đề án phát triển huyện Tân Lạc từ năm 2011 đến năm 2020.
Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống
chứng từ sổ sách, tài liệu đã được công bố, phương pháp chuyên khảo hoặc
thông qua các cuộc phỏng vấn các chuyên gia lâm nghiệp, các lão nông tư
điền, chủ trang trại và hộ sản xuất giỏi.
Đề tài sử dụng phương pháp: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA):

Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại điểm nghiên cứu, khuyến khích giúp đỡ
và gợi mở tạo cơ hội cho người dân trao đổi bàn bạc đưa ra những kinh
nghiệp và những khó khăn, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để
phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng thôn bản.
b). Thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài đã sử dụng các công cụ điều tra có sự tham gia như: Thảo luận
nhóm người dân, thảo luận với cán bộ địa phương, khảo sát thực địa, phỏng
vấn kinh tế hộ .... để thu thập thông tin cơ bản của 02 xã. Những thông tin cơ
bản bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã, những đặc điểm chính của
xóm được nghiên cứu.
- Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất lâm nghiệp,
quản lý rừng và đất rừng.


24

- Phỏng vấn cán bộ các ban, ngành UBND huyện, Hạt kiểm lâm, cán bộ
của 2 xã nghiên cứu điểm để nắm bắt những thông tin chung nhất của khu vực
như: Tình hình đất đai, tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng, cây
trồng, tình hình phát triển kinh tế xã hội, phương hướng quy hoạch và phát
triển lâm nghiệp trong những năm tới .....
- Phỏng vấn ban quản lý các xóm, thôn bản của các cộng đồng nghiên
cứu: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới xóm, nhằm tìm hiểu tình
hình chung về kinh tế - xã hội của xóm như: Dân số, lao động, mức sống, dân
trí, các loại đất đai, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng ......
- Phỏng vấn hộ gia đình: Được thực hiện thông qua phiếu điều tra đã
được chuẩn bị trước ( xem Phụ lục 01 ). Tiến hành phỏng vấn 105 hộ gia
đình, các hộ gia đình phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên
có hệ thống. Danh sách phân loại hộ được thu thập tại ban quản lý các xóm (

trưởng xóm ). Bảng tổng hợp số lượng hộ gia đình được phỏng vấn theo xóm,
xã được trình bày ở Phụ lục 03. Danh sách các hộ được phỏng vấn tại các
xóm đã chọn được trình bày ở phụ lục 04.
+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân: Công việc này được tiến
hành sau khi đã lựa chọn được các hộ nông dân trong mỗi xóm, xã.
Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông
tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như
chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình
và phương hướng phát triển sản xuất lâm nghiệp trong hiện tại và tương lai
trong từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu. Thông qua phiếu điều tra.
Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau:
+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được
chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh
sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều


×