Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của trường đại học xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.11 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

ĐẦU THỊ THU THANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

ĐẦU THỊ THU THANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Văn Hà

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức hiện nay, vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao được coi là chìa khóa cho sự phát triển và
thịnh vượng của mỗi quốc gia. Thực tế là các nước có nền kinh tế dẫn đầu thế
giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp cũng là những nước có hệ
thống giáo dục đại học tốt nhất. Sự vươn lên đáng kinh ngạc của một số quốc
gia châu Á trong những thập kỷ gần đây như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc
và Singapore một phần lớn cũng nhờ thành công của hệ thống giáo dục đại
học tiến bộ.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người học cũng như của thị
trường lao động, hệ thống giáo dục đại học thế giới đã xa dần triết lý đào tạo
tinh hoa mà phát triển theo hướng đại chúng hóa. Không những số lượng
người học đại học mà số lượng các cơ sở giáo dục đại học mới được thành lập
trong một vài thập kỷ gần đây cũng tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó, chương
trình giáo dục đại học được cải cách theo hướng giảm thời gian đào tạo, tăng
cường tính thực tiễn, chú trọng năng lực hành nghề của người tốt nghiệp. Sự
bùng nổ của quy mô đào tạo cũng như sự gia tăng nhanh chóng về số lượng
các cơ sở giáo dục đại học gây nhiều khó khăn cho các chính phủ trong vấn

đề quản lý và chu cấp tài chính.
Trước xu thế tăng nhanh của số lượng người học và các cơ sở giáo dục
đại học mới được thành lập thì giáo dục đại học Việt Nam không nằm ngoài
xu hướng đó. Xu thế cạnh tranh khốc liệt giữa các trường đại học đòi hỏi các
trường không ngừng phải đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và
nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ giảng viên, để thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Trong khi
đó kinh phí cho giáo dục đại học xuất phát từ 3 nguồn: đầu tư của Nhà nước,


2

đóng góp của người học và của xã hội. Tuy nhiên, do sự thiếu hợp lý trong
chính sách và cơ chế tài chính đại học hiện nay, các trường đại học công lập
đứng trước nguy cơ không đủ kinh phí chi trả cho những hoạt động của
trường, chưa nói tới việc tái đầu tư để giữ vững và nâng cao chất lượng.
Từ nhiều năm qua kinh phí đầu tư cho đào tạo từ ngân sách nhà nước
và từ học phí tính trên đầu sinh viên sụt giảm giá trị thực nhiều lần, cụ thể:
Mức lương cơ bản của cán bộ, giảng viên từ 180.000đ năm 2000 tăng lên
830.000đ năm 2011 (tăng 4,6 lần), chi điện nước tăng 3-4 lần, giá các loại
dụng cụ, vật tư thí nghiệm, văn phòng phẩm tăng đáng kể, tất cả các khoản
tăng này đều do trường tự cân đối chi trả, trong khi đó mức học phí chỉ tăng
từ 180.000đ (QĐ 70/1998/QĐ-TTg) lên 240.000đ năm 2010 (tăng 1,25 lần)
đã thực sự trở nên lạc hậu và không bù đắp được phần thiếu hụt trong chi phí
đào tạo, trong khi kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước dành cho
các trường đại học hầu như không tăng (tỷ lệ tăng chỉ bù đắp cho tỷ lệ trượt
giá).
Trước tình hình trên và nhu cầu về tri thức đòi hỏi về nâng cao chất
lượng đào tạo và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng buộc
các trường Đại học phải tìm kiếm những nguồn thu sự nghiệp để tăng quyền

tự chủ về tài chính có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thử
thách trong xu hướng hội nhập hiện nay.
Trường Đại học Xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau năm năm
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 43) và các thông tư hướng dẫn thực hiện, Trường đã có
nhiề u chuyể n biế n tích cực trong quá trình thực hiêṇ nhiê ̣m vu ̣, bô ̣ máy quản
lý đươ ̣c tổ chức go ̣n nhe ̣ hơn, đô ̣i ngũ giảng viên đã tăng lên đáng kể về số


3

lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng, đảm bảo tỷ lê ̣ sinh viên/giảng viên theo quy đinh
̣ nhờ cơ
chế tuyể n du ̣ng linh hoa ̣t. Quy mô tuyể n sinh tăng, đáp ứng nhu cầ u ho ̣c tâ ̣p
và cung cấ p nguồ n nhân lực có chấ t lươ ̣ng cho xã hô ̣i. Trường đã không thu ̣
đô ̣ng, phu ̣ thuô ̣c vào ngân sách nhà nước mà đã chủ đô ̣ng ha ̣ch toán, huy đô ̣ng
nguồ n lực từ các hoa ̣t đô ̣ng cung cấ p dich
̣ vu ̣ và nghiên cứu khoa ho ̣c để tăng
nguồ n thu, tiế t kiê ̣m chi phí, tăng thu nhâ ̣p cho cán bô ̣ công chức, viên chức
của trường và đầ u tư phát triể n sự nghiêp,
̣ Trường đã phát huy đươ ̣c vai trò
của đơn vi ̣ sự nghiêp̣ công lâ ̣p trong công tác đào ta ̣o nguồ n nhân lực và
nghiên cứu khoa ho ̣c, chấ t lươ ̣ng cung ứng dich
̣ vu ̣ công trong giáo du ̣c đa ̣i
ho ̣c đã đươ ̣c nâng lên.
Trong xu hướng như hiện nay, tình hình về tài chính của Trường Đại
học Xây dựng không nằm ngoài xu hướng chung của các trường đại học công
lập Việt Nam như đã nêu trên để thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà

trường là: “Xây dựng Trường Đại học Xây dựng luôn là trung tâm hàng đầu
về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn
nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cho đất nước, từng bước
hội nhập vào các trường đại học khu vực và thế giới”. Trường phải chủ động
tìm những nguồn thu sự nghiệp để tăng quyền tự chủ về tài chính có thể nắm
bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thách thức. Xuất phát từ lý luận và
thực tiễn nêu trên, đồng thời là một cán bộ của Trường Đại học Xây dựng nên
tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài
chính của Trường Đại học Xây dựng”.
2. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính và quản lý tài
chính trong đào tạo Đại học.
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý tài chính trong
đào tạo Đại học.


4

- Nêu ra bức tranh khái quát về quản lý tài chính ở Trường Đại học Xây
dựng để làm cơ sở đề xuất những giải pháp để tăng quyền tự chủ về tài chính
của Trường.
Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về quản lý tài chính ở trường đại học công lập,
Chương II: Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu,
Chương III: Kết quả nghiên cứu, phương hướng và giải pháp nhằm
nâng cao quyền tự chủ Tài chính ở Trường Đại học Xây dựng.


5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Quản lý tài chính trường đại học
1.1.1. Khái niệm về tài chính
Có nhiều khái niệm về tài chính, nhưng khái niệm về tài chính được
lựa chọn trong luận văn này là: Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn
tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan
hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập
hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các
chủ thể trong xã hội.
Việc xác định đúng đắn quan niệm tài chính và bản chất tài chính có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Điều đó tạo cơ sở cho việc vận
dụng các quan hệ tài chính tồn tại khách quan để quyết định chính xác các
quyết định tài chính, đồng thời thông qua các chính sách tài chính để tổ chức
các quan hệ tài chính nhằm sử dụng tài chính tác động tích cực tới các hoạt
động và các hoạt động kinh tế - xã hội theo các phương hướng đã xác định.
1.1.2. Khái niệm nguồn tài chính và quan hệ giữa nguồn tài chính và sự
phát triển giáo dục
1.1.2.1. Khái niệm về nguồn tài chính
Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có
thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Nguồn tài
chính có thể tồn tại dưới dạng tiền hoặc tài sản vật chất và phi vật chất.
1.1.2.2. Quan hệ giữa đầu tư tài chính và sự phát triển giáo dục
Nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo ở
các trường Đại học công lập nói riêng là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sự nghiệp


6


phỏt trin ca con ngi - l ng lc trc tip ca s phỏt trin kinh t - xó
hi. Nh kinh t hc Hoa K Gray Backer ó khng nh Khụng cú u t
no mang li ngun li ln nh u t vo ngun nhõn lc.
u t cho o to l u t li ớch tng lai, hiu qu khụng thy
ngay c, li ớch ca vic u t cho s nghip o to cú tỏc dng nh u
t cho phng tin sn xut, mt loi phng tin sn xut to ra sn phm cú
tớnh cht vụ hỡnh, sn phm ú khụng thuc loi tiờu dựng m thuc loi to
tim nng. Hiu qu ca vic u t cho s nghip o to c phỏt huy
trờn phm vi ton xó hi, ng thi c xỏc nh y khi nhng sn phm
ca o to i vo cuc sng v thc s thỳc y s phỏt trin kinh t xó hi
ca t nc.
Cú th thy quan h nhõn qu gia u t v phỏt trin s nghip o
to c minh ho theo hỡnh 1. 1:
Đầu t- cho sự nghiệp Đào tạo

Tăng tr-ởng kinh tế và
tiến bộ xã hội

Phát triển đào tạo

Đào tạo nhân lực và bồi
d-ỡng nhân tài

Hỡnh 1.1: S mi quan h gia u t v phỏt trin s nghip o to
1.1.3. Khỏi nim v t ch ti chớnh, vai trũ ca t ch ti chớnh i vi s
phỏt trin giỏo dc.
1.1.3.1. Khỏi nim v t ch ti chớnh



7

Tự chủ về tài chính là việc các chủ thể trong xã hội chủ động khai thác
các nguồn tài chính trên cơ sở các quy định của pháp luật và khả năng của
đơn vị (cơ sở vật chất, đội ngũ….) để hoạt động và ngày càng không phụ
thuộc vào nguồn tài chính do nhà nước cấp.
1.1.3.2. Vai trò của tự chủ tài chính đối với sự phát triển giáo dục
Tự chủ tài chính là điều kiện quan trọng để các cơ sở giáo dục đào tạo
chủ động trong việc phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ,
thu hút nhân tài nâng cao chất lượng đào tạo, khả năng NCKH, chuyển giao
công nghệ phát triển thương hiệu, thu hút người học qua đó tiếp tục nâng cao
nguồn thu để tự chủ tài chính và phát triển theo một tầng cao mới.
1.1.4. Đặc điểm, yêu cầu quản lý tài chính ở trường Đại học công lập
1.1.4.1. Đặc điểm
Quản lý tài chính ở trường Đại học công lập là quản lý hệ thống các
nguyên tắc, các quy định, quy chế, chế độ của Nhà nước về tài chính, nguồn
hình thành tài chính… mà hình thức biểu hiện là những văn bản pháp luật,
pháp lệnh nghị định…Ngoài ra nó còn được thể hiện thông qua các quy chế,
quy định của trường Đại học đối với các hoạt động tài chính của trường Đại
học công lập.
1.1.4.2. Yêu cầu
Các quy định về quản lý tài chính ở trường Đại học công lập phải tuân
thủ theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan tới các hoạt động
tài chính của trường, vì tài chính trong trường Đại học công lập là sự vận
động của đồng tiền để thực hiện mục tiêu phát triển, mục tiêu đào tạo và bản
chất của việc đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đào tạo Đại
học nói riêng là đầu tư cho phát triển, cho sự hoàn thiện nhân cách con người.
Quản lý tài chính trong trường Đại học công lập phải đáp ứng được các yêu
cầu sau:



8

- Nắm vững được các chế độ, chính sách hiện hành
- Xác định được các khoản thu
- Xác định các nguồn thu
- Thanh quyết toán, báo cáo tài chính
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nghiệp vụ về tài chính
1.1.5. Vai trò của quản lý tài chính đối với sự phát triển của các trường Đại
học công lập
1.1.5.1. Vai trò, vị trí của nguồn ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp đào tạo
Trong điều kiện cơ chế thị trường, các trường Đại học công lập có
quyền tự chủ nhất định về huy động nguồn tài chính và quản lý các nguồn tài
chính đó. Tài chính phục vụ cho giáo dục đào tạo ở các trường Đại học công
lập hiện tại chủ yếu từ hai nguồn: Ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp và nguồn
sự nghiệp, trong đó nguồn NSNN có vai trò quan trọng nhất (minh hoạ trên
hình1.2).
Nguồn tài chính cho Giáo dục –Đào tạo

Nguồn NSNN cấp

Chi
thường
xuyên

Chi
không
thường
xuyên


Nguồn thu sự nghiệp

Thu học
phí

Phí tuyển
sinh

Các khoản
thu khác

Hình 1.2: Sơ đồ nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo
Ngân sách nhà nước theo Điều 1 - Luật ngân sách là toàn bộ các khoản
thu-chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm


9

quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trong cơ chế thị trường, ngân sách nhà nước (NSNN) không còn là
ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng trong tất cả các nguồn tài
chính đầu tư cho sự nghiệp đào tạo thì nguồn NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo
và quan trọng nhất.
NSNN với tư cách là một loại quỹ tiền tệ của Nhà nước có vị trí cực kỳ
quan trọng, phân phối các nguồn tài chính, thể hiện mối quan hệ về lợi ích
kinh tế giữa Nhà nước và xã hội.
Quyền lực về NSNN thuộc về Nhà nước, mọi khoản thu-chi tài chính
của Nhà nước đều do Nhà nước quyết định nhằm thực hiện chức năng của
Nhà nước. Bản chất của NSNN là hệ thống các mối quan hệ tiền tệ giữa Nhà

nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng quản lý
và điều hành kinh tế, xã hội của mình, trong đó có các khoản chi cho bộ máy
quản lý của Nhà nước, cho giáo dục - đào tạo, y tế…
Tất cả các khoản chi tiêu tài chính của Nhà nước đều được đảm bảo từ
thuế và các hình thức thu khác vào ngân sách.
Trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đơn thuần là quỹ tiền tệ
tập trung để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà thực sự trở thành
công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Có thể
nói đầu tư từ NSNN là yếu tố quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và
phát triển sự nghiệp đào tạo, biểu hiện:
Thứ nhất: Chi phát triển văn hoá - xã hội trong đó có sự nghiệp giáo
dục - đào tạo là những nội dung cơ bản nhất của hoạt động chi ngân sách Nhà
nước. Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục - đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”,
tại điều 89 Luật Giáo dục nêu rõ: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí


10

ngân sách giáo dục, đảm bảo tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng
dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
Thứ hai: Đầu tư NSNN cho xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng
dạy, học tập, NCKH từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và cũng là cơ sở để
khuyến khích thu hút đầu tư từ các khâu, đơn vị, doanh nghiệp… Thực hiện “Nhà
nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo”.
Thứ ba: NSNN từng bước đảm bảo ổn định đời sống đội ngũ cán bộ
giảng dạy, phục vụ giảng dạy thông qua thang, bậc lương, ngoài ra còn hưởng
phụ cấp ưu đãi trong ngành giáo dục, với mức 30% cho cán bộ trực tiếp giảng
dạy, 50% đối với giáo viên ở các trường sư phạm.
Thứ tư: NSNN đảm bảo học bổng cho học sinh, sinh viên, ưu tiên đối

với diện chính sách, đảm bảo kinh phí cho đào tạo cán bộ giảng dạy và quản lý.
Thứ năm: NSNN có vai trò điều phối cơ cấu của mỗi trường cũng như
toàn bộ hệ thống thông qua định mức chi ngân sách hàng năm giúp cho việc
định hướng, sắp xếp cơ cấu mạng lưới các trường trong hệ thống giáo dục
quốc dân, phát huy tiềm lực đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất trong
việc tạo chất lượng cao và hiệu quả, phân biệt ngành nghề đào tạo theo khối
lượng (y tế, tài chính, kinh tế, tổng hợp…) và tập trung ngân sách cho mục
tiêu chương trình quốc gia như: xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao tại
Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
1.1.5.2. Vai trò, vị trí của nguồn thu sự nghiệp đối với đào tạo
Nguồn thu sự nghiệp: bao gồm sự đóng góp của các tổ chức kinh tế –
xã hội, vốn của nhà trường do hoạt động NCKH và lao động sản xuất tạo ra,
vốn do nguồn tài trợ của nước ngoài, vốn do sự đóng góp của các tổ chức cá
nhân… Nguồn sự nghiệp có vai trò và vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục - đào tạo:


11

Thứ nhất: Tăng đầu tư, nâng cấp cơ sở đào tạo, cải thiện đời sống cán
bộ giảng dạy, sinh viên… nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Thứ hai: Khai thác tiềm năng của các thành phần, tổ chức kinh tế đóng
góp kinh phí cho sự nghiệp đào tạo khi NSNN còn hạn hẹp.
Thứ ba: Phát huy tính năng động trong việc huy động các nguồn tài
chính đầu tư cho sự nghiệp đào tạo.
Thứ tư: Tăng quyền tự chủ về tài chính hạn chế sự phụ thuộc vào
NSNN đối với các trường trong quá trình đầu tư và phát triển.
1.1.6. Mô hình quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập
Ta có thể mô tả hoạt động tài chính của các trường Đại học công lập
theo mô hình sau:



12

TRNG O TO CễNG
LP

Đầu vào
Nguồn lực tài chính

(Mc tiờu k hoch o to)

NSNN Trung ng

Ngõn sỏch a phng

u ra

Hc sinh tt nghip
o to
(Chớnh quy,
ti chc, m
rng, hp
ng)

Cỏc h

Hc phớ

úng gúp cng ng


Ti tr nc ngoi

Hot ng
ngoi o to
(NCKH, sn
xut, dch
v)

Các công trình khoa học
Sản phẩm, dịch vụ

Hỡnh 1.3. S mụ hỡnh hot ng ti chớnh ca
cỏc trng i hc cụng lp Vit Nam
1.1.7. Cỏc ngun thu, ni dung chi cỏc trng i hc cụng lp
1.1.7.1. Ngun thu ca cỏc Trng i hc cụng lp


13

Trong sự chuyển đổi của nền kinh tế đã làm thay đổi một cách căn bản
quan điểm đầu tư cho giáo dục. Nguồn thu của các trường đại học công lập
không chỉ từ một nguồn duy nhất là từ NSNN như trước đây, mà nguồn thu
của các trường bao gồm từ nhiều nguồn đầu tư, có thể xác định nguồn thu của
các trường đại học công lập gồm:
- Nguồn kinh phí do NSNN cấp
- Nguồn thu từ học phí, các loại phí, lệ phí
- Các nguồn thu hợp pháp khác
Phân tích nội dung cụ thể của từng nguồn thu như sau:
* Nguồn kinh phí do NSNN cấp

Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục là một trong những nội dung
quan trọng nhất của hoạt động chi NSNN. Luật giáo dục ghi rõ: “Nhà nước
giành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ
NSNN chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo
dục. NSNN chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai,
tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô phát triển giáo dục, điều kiện kinh tế xã
hội của từng vùng, miền và thể hiện được chính sách ưu đãi của Nhà nước đối
với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Ngoài ra, Nhà
nước còn giành một phần kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để
đưa cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và
công nghệ tiên tiến.
Ngân sách Nhà nước cấp cho các trường Đại học công lập bao gồm các
khoản mục:
- Một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của trường Đại học công
lập được NSNN bảo đảm.
- Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành,
chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có
thẩm quyền giao, kinh phí thanh toán cho trường Đại học công lập theo chế
độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.


14

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ
hoạt động đào tạo và NCKH theo dự án và kế hoạch hằng năm, vốn đối ứng
cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí đầu tư ban đầu…
Nguồn kinh phí do NSNN cấp hiện vẫn giữ vai trò chủ yếu và chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các trường Đại học công lập.
Tuy nhiên, quy trình cấp phát ngân sách cho giáo dục Đại học vẫn theo
lối mòn của cách cấp phát theo nhu cầu thường niên. Việc cấp phát NSNN

cho các trường Đại học công lập được thực hiện theo hình 1.4 sau.
Chính phủ

Bộ KH - ĐT

Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành
liên quan

Kho bạc Nhà nước

Kho bạc tỉnh, thành phố

Các đơn vị đào tạo

Kho bạc Quận, Huyện

Hình 1.4: Sơ đồ điều hành thực hiện thu chi ngân sách Nhà nước


15

Đối với nước ta việc cấp phát tài chính cho các trường Đại học công lập
dựa trên cơ sở đầu vào và chủ yếu dựa trên số lượng sinh viên cùng các chi
phí của đơn vị và được thực hiện theo định mức của nhà nước. Quy trình phân
bổ tài chính cho các trường Đại học công lập ở nước ta còn bộc lộ một số yếu
điểm sau:
- Các tiêu chí thiếu rõ ràng
- Việc cấp kinh phí còn dựa vào các tiêu chuẩn định mức thô sơ, thiếu

tổng hợp và chưa đề cập đầy đủ các nguồn tài chính khác. Chưa chú ý đến
nhu cầu cụ thể của các trường Đại học và những chính sách ưu tiên của Chính
phủ, mức độ, cơ cấu chi phí khác nhau của các trường, các bậc đào tạo, các
lĩnh vực, các loại hình đào tạo…
- Chi tiêu NSNN chỉ nhấn mạnh đầu vào, ít chú ý đến mục tiêu cuối
cùng là sản phẩm sinh viên tốt nghiệp
- Thiếu cơ chế khuyến khích các trường đào tạo nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi đó ở các nước như Australia, Hà Lan, Singapore… thì việc
cấp phát tài chính đều dựa trên cơ sở đầu ra, thông qua số lượng sinh viên đã
được đào tạo và tốt nghiệp. Như vậy chất lượng giáo dục và kết quả được
nâng lên rõ nét.
* Nguồn thu từ học phí, các loại phí, lệ phí:
Để tăng cường nguồn lực cho giáo dục, thể hiện đa dạng hoá các nguồn
đầu tư cho giáo dục, Điều 36 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước ưu
tiên đầu tư cho giáo dục và khuyến khích các nguồn đầu tư khác”. Chính sách
đó cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục đào
tạo, nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước.
Nguồn thu từ học phí, lệ phí… đã góp phần tăng cường kinh phí đầu tư
cho giáo dục. Thông qua việc thu học phí Nhà nước cũng có thể điều tiết quy
mô, cơ cấu đào tạo và thực hiện chính sách công bằng xã hội.


16

Theo luật giáo dục: Học phí, lệ phí là khoản đóng góp của gia đình
người học hoặc người học để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục.
Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất
cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình
quân, thực hiện miễn giảm cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội và

người nghèo. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào các quy định
của Chính phủ về học phí, hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí
tuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.
Sau khi Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong giáo dục, học phí có một vị trí
rất quan trọng, chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng thu của các trường.
Thậm chí có những trường, nguồn thu từ học phí cao hơn gấp hai lần so với
NSNN cấp.
Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất
để phát triển giáo dục Đại học trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nền
kinh tế thị trường
Thứ hai: Thông qua chính sách học phí, Nhà nước có thể thực hiện điều
tiết quy mô và cơ cấu giáo dục Đại học
Thứ ba: Thông qua học phí, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và
thực h iện công bằng xã hội. Với ý nghĩa như vậy, Nhà nước ta đã nhiều lần
điều chỉnh chính sách học phí. Lần thứ nhất theo Quyết định số: 241/TTg
ngày 24/05/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thu học phí đối
với tất cả học sinh, sinh viên theo học tại các trường công lập (trừ bậc tiểu
học). Đây là lần đầu tiên Nhà nước chính thức quy định mức học phí đối với
giáo dục các cấp. Lần thứ hai, sau năm năm thực hiện Quyết định 241/TTg,
mức học phí ở các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập được quy định lại theo
Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 học phí được phân thành


17

nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào loại trường, vùng, miền, địa điểm
trường, thời gian và cơ cấu ngành nghề đào tạo và năm 2010 là Nghị định
49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ

sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến
năm học 2014 - 2015
Ngoài hai nguồn thu chính trên, các trường Đại học còn có thể huy
động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, và các cá nhân, các nguồn
tài trợ của nước ngoài, các nguồn thu do hoạt động NCKH và lao động sản
xuất tạo ra, các khoản thu do hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản
xuất kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục, nguồn vốn vay của các tổ
chức tín dụng…, các nguồn thu này sẽ tạo điều kiện cho các trường nâng cấp
cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập. Nó cũng giúp khai thác tiềm năng của các
thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đóng góp kinh phí khi nguồn
kinh phí NSNN còn hạn hẹp. Đồng thời phát huy tính năng động của các
trường Đại học trong việc huy động nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo.
Với xu hướng nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các trường Đại học công
lập như hiện nay, việc tăng cường khai thác các nguồn vốn này đang trở thành
một trong những chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục của hệ thống các trường Đại học công lập.
Công tác NCKH, tư vấn và dịch vụ trong các cơ sở đào tạo hiện chiếm
khoảng 3 -> 4% tổng số NCKH của cả nước, đây là một tỷ lệ rất thấp, các sản
phẩm nghiên cứu lại không được tiếp thị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối
với sản xuất nhưng không được áp dụng, không được trao đổi, mua bán trên
thị trường. Cơ chế đầu tư cho NCKH nói chung còn bị phân tán, chậm đổi
mới. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ lẫn nhau


18

trong công tác giảng dạy và nghiên cứu còn lỏng lẻo. Mối liên kết giữa cơ sở
đào tạo và doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy việc triển khai ứng dụng các kết
quả nghiên cứu rất hạn chế.

Để tăng cường nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện
đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển
sự nghiệp giáo dục, cần thiết phải tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất
ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các
tổ chức quốc tế và các nước.
Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn cho các tổ chức
cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng, các cơ sở giáo dục. Nhờ đó mà nguồn
vốn ODA cho giáo dục đào tạo những năm qua đã tăng đáng kể. Việc ban
hành Nghị định 06/2000/NĐ-CP quy định về việc hợp tác đầu tư với nước
ngoài của bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa
học, với nhiều điều khoản được ưu đãi như: thuế, bảo đảm cân đối ngoại tệ…
đã thu hút nhiều dự án đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm, vừa học vừa làm nên nhiều chính
sách về thu hút đầu tư còn chưa nhất quán và hay thay đổi gây khó khăn cho
các nhà đầu tư. Việc triển khai các dự án vốn vay ODA thường chậm trễ do
nhiều nguyên nhân như: nội dung dự án do các nhà tài trợ giúp chưa sát với
thực tế Việt Nam, thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận
và sử dụng ODA.


19

1.1.7.2. Nội dung chi ở các trường đại học công lập
Nội dung chi ở các trường đại học công lập gồm:
- Chi thường xuyên: gồm tất cả các khoản phát sinh thường xuyên và
liên tục trong năm. Chi thường xuyên bao gồm các khoản sau:
+ Chi tiền lương, tiền công…
+ Chi học bổng, trợ cấp xã hội;
+ Chi quản lý hành chính;

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn;
+ Chi thuê giảng viên, chuyên gia;
+ Chi bồi dưỡng nghiệp vụ hè;
+ Chi cho công tác giáo dục, an ninh quốc phòng;
+ Chi cho thi tốt nghiệp;
+ Chi đề tài NCKH;
+ Chi sửa chữa thường xuyên;
+ Các khoản chi khác.
- Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với
NSNN.
- Chi thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương
trình mục tiêu quốc gia.
- Chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát). Chi đối
ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài, chi thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất được các cấp có thẩm quyền giao.
- Chi đầu tư, phát triển, gồm: Chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tài sản
cố định, trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của
Nhà nước.
- Chi trả vốn vay, vốn góp.
- Các khoản chi khác.


20

Hiện nay, nguồn đầu tư của NSNN vẫn chiếm ưu thế trong tổng chi cho
sự nghiệp giáo dục, đào tạo do hệ thống trường công chiếm tỷ lệ lớn. Để đảm
bảo các nội dung chi này, các trường Đại học chủ yếu dựa vào nguồn cấp phát
của NSNN. Mặt khác việc xã hội hoá giáo dục còn hạn chế nên chưa thu hút
được các nguồn đầu tư khác cho hệ thống giáo dục
Chi từ nguồn NSNN cho giáo dục bao gồm 04 nhóm chi sau:

Nhóm 1: Chi cho con người: Gồm lương, phụ cấp lương, phúc lợi,
BHXH. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình
tái sản xuất sức lao động cho giảng viên Đại học, cán bộ công nhân viên trong
trường. Khoản chi này theo kế hoạch chiếm khoảng 35 -> 45% tổng chi của
các trường và trong thực tế thì các trường cũng chi cao hơn kế hoạch, tuy
nhiên vẫn chưa đảm bảo được cuộc sống cho cán bộ, giảng viên.
Nhóm 2: Chi quản lý hành chính, gồm: Công tác phí, công vụ phí, điện
nước, xăng xe, hội nghị… Đây là khoản chi mang tính chất gián tiếp, đòi hỏi
phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết kiệm và có hiệu
quả. Khoản chi này thường chiếm khoảng 20% tổng chi thường xuyên.
Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn, gồm: Các khoản chi mua giáo
trình, tài liệu, đồ dùng học cụ, vật liệu, hoá chất phục vụ thí nghiệm, phấn
viết… tuỳ theo nhu cầu thực tế của các trường. Khoản chi này nhằm đáp ứng
các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến
thức một cách hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đào tạo, chiếm khoảng 15% tổng chi của trường.
Hiện nay, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển không ngừng, nhu
cầu thay đổi công nghệ phục vụ giảng dạy đang đòi hỏi một nguồn vốn lớn.
Vì vậy việc tăng tỷ trọng chi cho giảng dạy và học tập là một trong những
điều kiện để giúp nền giáo dục Đại học nước nhà tránh tụt hậu so với các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.


21

Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa, gồm: các khoản chi cho việc sửa
chữa, nâng cấp trường, lớp, bàn ghế, trang thiết bị học cụ trong lớp, nhằm
đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập dẫn đến ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo. Vì vậy khoản chi này cũng cần được
chú trọng hơn trong thời gian tới.

* Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản
chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (thuế và các
khoản phải nộp), số chênh lệch thu lớn hơn chi do thủ trưởng đơn vị quyết
định trích lập các quỹ, sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn:
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: mức trích do thủ trưởng đơn vị quyết
định, nhằm mục đích đảm bảo thu nhập tương đối ổn định cho người lao động
trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kế hoạch đề ra.
- Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: không vượt quá 03 tháng lương
thực tế bình quân trong năm của đơn vị. Quỹ này dùng để chi khen thưởng
cho các tập thể và cá nhân người lao động, chi các hoạt động phúc lợi tập thể.
Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng và mức chi quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi sau khi đã thống nhất với tổ chức công đoàn.
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Sau khi đã trích lập 3 quỹ trên,
quỹ này được sử dụng nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị,
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Trong phạm vi
nguồn của quỹ, thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng vào các mục đích
trên theo quy định.
Các trường Đại học công lập không được trích lập các quỹ trên từ các
nguồn kinh phí:
- Kinh phí NCKH, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành
- Chương trình mục tiêu Quốc gia


22

- Tiền mua sắm sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ
phí được để lại đơn vị theo quy định.
- Vốn đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản.
- Vốn đối ứng các dự án, vốn viện trợ, vốn vay.
- Kinh phí NSNN cấp để thực hiện tinh giảm biên chế.

- Kinh phí NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất.
- Kinh phí của các nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.
1.2. Nội dung quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập
- Quản lý các nguồn thu của trường Đại học là phải xác định đúng, đủ
các nguồn thu theo quy định của Nhà nước, có kế hoạch khai thác các nguồn
thu từ NSNN và nguồn thu do nhà trường tự huy động được nhằm đáp ứng
nhu cầu về tài chính của trường.
- Quản lý việc chi tiêu của trường Đại học, trường cần phân bổ và sử
dụng các nguồn tài chính một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất,
nhằm đảm bảo sự ổn định về các nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn, phục
vụ các mục tiêu hoạt động tài chính của nhà trường. Phải căn cứ vào các
nguồn thu để lập kế hoạch chi tiêu sao cho đảm bảo thu đủ bù chi và có phần
chênh lệch. Nội dung chi phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng luật và
tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả, đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Phân phối chênh lệch thu-chi: Phần chênh lệch thu-chi hằng năm sẽ
được Thủ trưởng đơn vị trích lập các quỹ, sau khi thống nhất với tổ chức
Công đoàn, theo thứ tự: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng,
Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc quản lý thu, chi càng
tốt phần chênh lệch sẽ càng lớn thì việc trích lập các quỹ sẽ hợp lý hơn, đảm
bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, giáo viên trong trường, tạo điều kiện
tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Những công việc cụ thể trong quản lý tài chính ở các trường Đại học có
thể khái quát như sau:


23

- Phân tích tình hình.
- Xác định nhu cầu.
- Nắm vững các chế độ chính sách hiện hành.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể đối với công tác quản lý tài chính trong
trường Đại học.
- Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích.
- Xác định các nguồn lực cần khai thác.
- Tổ chức khai thác các nguồn lực tài chính.
- Tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính theo các mục tiêu đặt ra.
- Chỉ đạo, điều phối các hoạt động tài chính - kế toán.
- Kiểm tra, đánh giá.
- Đổi mới.
Quy trình quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập phục vụ
giáo dục, đào tạo gồm 4 bước:
1.2.1. Lập dự toán thu - chi
Căn cứ để xây dựng dự toán: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh và những nhiệm vụ cụ thể của cơ
quan, đơn vị mình;
Quy định về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách, tỷ lệ
phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của cấp trên cho
ngân sách cấp dưới đã được quy định;
- Chính sách chế độ thu, định mức phân bổ, chế độ tiêu chuẩn định mức
chi ngân sách;
Các văn bản về xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm
của các cơ quan có thẩm quyền;
Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước;
Ngoài ra đối với từng nhiệm vụ thu, chi khi lập dự toán ngân sách còn
phải căn cứ vào: sự tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định


×