Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỲNH TRANG

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỲNH TRANG

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Gia Võ

THÁI NGUYÊN - 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Quỳnh Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất của mình tới TS. Ngô Gia Võ, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, Ban chủ
nhiệm Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm- Đại học
Thái Nguyên, quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu khoa học.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để
tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn


Hoàng Quỳnh Trang

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
6. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 8
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 9
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa dẫn tới sự ra đời của tác phẩm
Nam triều công nghiệp diễn chí ....................................................................... 9
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ....................................................................... 9
1.1.2. Hoàn cảnh văn hóa ............................................................................... 11
1.2. Về tác giả và tác phẩm ............................................................................ 14
1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm ............................................................... 14
1.2.2. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí .......................................... 15
1.3. Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật
xây dựng nhân vật .......................................................................................... 19

1.3.1. Quan niệm chung về cốt truyện và nghệ thuật xây dựng cốt truyện .... 19
1.3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi ............ 23
1.3.3. Quan niệm chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật ......... 25
1.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ............... 27
1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 28

iv


Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG NAM
TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ .................................................................. 30
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính ...................... 30
2.1.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 30
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính trong Nam
triều công nghiệp diễn chí .............................................................................. 31
2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo tính chất đồng hiện ...................... 36
2.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 36
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo tính chất đồng hiện trong Nam
triều công nghiệp diễn chí .............................................................................. 37
2.3. Nghệ thuật đặc tả các biến cố .................................................................. 41
2.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 41
2.3.2. Nghệ thuật đặc tả các biến cố trong Nam triều công nghiệp diễn chí.. 41
2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 46
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG

NAM

TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ .................................................................. 48
3.1. Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học ............................. 48
3.2. Bút pháp tả thực trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở Nam triều công

nghiệp diễn chí ............................................................................................... 50
3.3. Bút pháp hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở Nam triều công
nghiệp diễn chí ............................................................................................... 58
3.3.1. Hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật ......................................................... 58
3.3.2. Hư cấu trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm 61
3.3.3. Sử dụng các yếu tố tâm linh ................................................................. 67
3.3.4. Sử dụng các yếu tố huyền thoại............................................................ 74
3.4. Tiểu kết .................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 89

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục, nối liền quá khứ, hiện tại
và tương lai, trong quá trình vận động và phát triển, mỗi thời kỳ văn học đều
để lại những thành tựu rực rỡ trên cả hai lĩnh vực: thơ ca và văn xuôi. Văn học
trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là thời kỳ hình thành
và phát triển mạnh mẽ của nền văn học viết dân tộc. Có thể nói, những thành
tựu nền tảng của văn học viết Việt Nam được khẳng định ở thời kỳ này. Trong
gần mười thế kỉ ấy, văn học thế kỷ XVIII đã có những bước phát triển vượt
bậc và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với các thể loại văn học khác,
văn xuôi tự sự chữ Hán trong đó có tự sự lịch sử phát triển mạnh mẽ, mà một
trong những tác phẩm tiêu biểu là Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn
Khoa Chiêm.
Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là
một tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán khá thành công ở cả phương diện nội

dung và nghệ thuật, được đánh giá là một trong những tác phẩm có ý nghĩa mở
đầu nền tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đăng Na trong
tác phẩm Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà
Nội. Đã khẳng định: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch
sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
viết theo lối chương hồi đã xuất hiện” [40, tr.23].
Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu cũng như các bài viết về Nam triều
công nghiệp diễn chí hiện nay vẫn chưa nhiều. Khi nhắc đến tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam, người ta vẫn thường chỉ nhắc tới Hoàng Lê nhất
thống chí của Ngô gia văn phái, đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam, điều đó là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, việc chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về Nam triều công nghiệp diễn chí, thiết nghĩ là điều chưa

1


xứng đáng với tầm vóc và vị trí của tác phẩm “khai sơn phá thạch” cho thể
loại tiểu thuyết chương hồi này.
Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ấn tượng đầu tiên là tác giả xây
dựng thành công cốt truyện có dung lượng dài, trong đó không chỉ là các câu
chuyện lịch sử, các cuộc xung đột chiến tranh để giành quyền lực giữa các tập
đoàn phong kiến, mà còn có cả các biến cố, sự kiện liên quan tới các nhân vật
cụ thể. Qua việc lựa chọn, xây dựng và sắp xếp các chi tiết, tình tiết để xây
dựng cốt truyện theo từng sự kiện và nhân vật, tác giả Nguyễn Khoa Chiêm đã
đánh dấu phong cách riêng khi viết tiểu thuyết của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng rất thành công trong việc đưa các nhân vật
lịch sử vào tác phẩm văn học, xây dựng thành những hình tượng nghệ thuật hấp
dẫn. Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo lưu những đặc điểm, biến cố, sự kiện
có thật của cuộc đời mình vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn
học thực sự chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử cứng nhắc. Họ vừa

là những con người của lịch sử vừa là những hình tượng nghệ thuật có giá trị.
Theo tác giả Nguyễn Đăng Na: “Nếu so sánh với Nam triều công nghiệp diễn
chí thì Hoàng Lê nhất thống chí là một bước tiến dài trên con đường phát triển
tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Nhưng việc miêu tả nhân vật, họ
Nguyễn có phần tiến bộ hơn” [41, tr. 83]. Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng
cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí là một hướng
nghiên cứu giúp cho chúng ta nhận thức được một trong những giá trị nghệ
thuật nổi bật của tác phẩm, góp phần lý giải vì sao đây lại là tác phẩm được coi
có ý nghĩa khai sinh nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam.
Đặc biệt là hiện nay chương trình ngữ văn nhà trường từ bậc trung học
đến đại học đều chưa được tiếp cận tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
của Nguyễn Khoa Chiêm một cách trọn vẹn. Nhận thức được ý nghĩa và tầm
quan trọng của tác phẩm, chúng tôi đã dành thời gian và tâm huyết nghiên cứu
tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, trong đó tập trung nghiên cứu và tìm

2


hiểu về “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm”. Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ
góp phần chỉ rõ những giá trị đặc sắc của một tác phẩm văn xuôi tự sự thời
trung đại, đồng thời khẳng định rõ hơn vị trí của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm
trong nền văn học viết Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Là tác phẩm mở đầu nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, nhưng Nam
triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm chưa được giới nghiên cứu
văn học quan tâm nhiều. Đặc biệt là những bài viết liên quan đến nghệ thuật
xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm còn rất ít.
Điểm qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu từ khi tác phẩm xuất hiện đến nay,
chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn điều đó.

Tác giả Ngô Đức Thọ trong cuốn Việt Nam khai quốc chí truyện đã giới
thiệu rằng: Người đầu tiên nói đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
của Nguyễn Khoa Chiêm là danh sĩ triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức (1765 1825) giữ chức Phó Tổng đài Sứ quán triều Minh Mệnh, tiếp sau đó là một học
giả Pháp tên là L.Cadiere.
Năm 1969 sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã
được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có tên sách
là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác nhận: “Tác
phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư
liệu lịch sử quý giá” [27, tr. 6].
Năm 1974, Tập san Sử - Địa đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba trăm
năm trước của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Nhân dịp chuyên đề “Kỷ niệm 300
năm ngưng chiến Nam - Bắc phân tranh thời Trịnh - Nguyễn”, giáo sư Hoàng
Xuân Hãn đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày tóm
tắt những sự kiện chính của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông viết: “...đối
với những triều chúa Nguyễn, sách này có giá trị tương đương với sách Hoàng

3


Lê nhất thống trí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn... Tôi nghĩ rằng
về đại cương cũng như về chi tiết sách này khá đáng tin cậy, nhất là về khoảng
từ Chúa Sãi về sau” [Dẫn theo 23].
Trong cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn
Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích (1994), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Trong lời giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác
phẩm, tác giả Ngô Đức Thọ cũng chỉ nhắc đến rằng: “Trên bình diện những sự
kiện lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái
hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền” [59, tr.19].
Trong cuốn Từ điển văn học Việt Nam – từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
do các tác giả các tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường biên soạn

(1995), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Trong mục từ Việt Nam khai quốc chí
truyện (một nhan đề khác của Nam triều công nghiệp diễn chí), các tác giả đã
nhận xét: tác giả Nguyễn Khoa Chiêm đã “mô tả kỹ được nhiều nhân vật lịch
sử với những nét tính cách riêng biệt”. Đồng thời đưa ra một số ví dụ: “Trịnh
Tùng như một võ tướng tài ba, lần lượt Đánh bại quân nhà Mạc nhưng cũng là
kẻ thâm hiểm tàn bạo đã quẳng xác Lê Kính Tông ở sân triều. Rốt cuộc chính
Trịnh Tùng bị thuộc hạ bỏ rơi và ốm chết ở Cầu Đơ (Hà Đông)”, “Nguyễn
Hoàng như một người có bản lĩnh, biết khôn khéo an dân, chú trọng khai thác
vùng đất mới”, “Chiêu Vũ: một viên tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa”
[2, tr. 541].
Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại- Tập 3, Nguyễn
Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn (2000), Nxb Giaó dục, Hà Nội. Ở phần giới
thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại- quá trình hình
thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách
giới thiệu nhân vật” hay “lối tả người, giới thiệu nhân vật” [40, tr.30-33] của
Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung để thấy những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt và

4


độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung. Tất cả nhằm khẳng
định Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm không phải là sự
mô phỏng Tam quốc diễn nghĩa.
Trong Cuốn Từ điển văn học (bộ mới) do các tác giả Đỗ Đức Hiểu,
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Nxb
Thế giới, Hà Nội.
Trong mục từ Nam triều công nghiệp diễn chí, các tác giả cũng đã đưa ra
nhận xét: “Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ XVI - XVII, thân thế, hành
động, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử là tướng văn, tướng võ ở cả Đàng

Trong và Đàng Ngoài như Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Hàn Tiến,
Thuận Nghĩa, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Phùng Khắc Hoan,… các chúa
Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần, Phúc Trăn,… các
vua Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông, Kính Tông,… cũng hiện lên
khá rõ. Ở một số trường hợp tác giả đã sử dụng lời đối thoại để góp phần bộc
lộ tính cách mưu lược của nhân vật” [24, tr.1033].
Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến cốt
truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa
Chiêm như bài viết: Hình ảnh Nguyễn Hữu Dật và Đào Duy Từ qua Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm của Th.S Trần Thị Thanh; một
số luận văn thạc sĩ như luận văn của Vi Thị Bích Thủy (2008): Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn
Khoa Chiêm, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thùy Linh (2012): Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.
Trong các tài liệu trên, do mục đích viết khác nhau, các tác giả đã đề cập
đến việc xây dựng cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công
nghiệp diễn chí ở những mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung tất cả mới chỉ
đề cập đến vấn đề với ý nghĩa là những nhận định chung nhất. Đó là những tư
liệu, gợi ý và điều kiện để người viết thực hiện đề tài này. Mong rằng với sự cố

5


gắng và nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ có những đóng góp thêm vào việc khám
phá những giá trị về nội dung nói chung, nghệ thuật nói riêng của tác phẩm
Nam triều công nghiệp diễn chí.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của chúng tôi là: Nghệ thuật xây dựng
cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn

Khoa Chiêm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết
Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô
Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội, 1994. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo và sử dụng thêm một số cuốn
tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam như Hoàng Lê
nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử và bộ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc là
Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung để làm cứ liệu so sánh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cố gắng làm nổi bật tài năng, tâm huyết của tác giả Nguyễn
Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt
truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp
diễn chí. Từ đó, xác định rõ hơn vị trí văn học sử của Nguyễn Khoa Chiêm
trong nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ trung đại.
Ngoài ra, chúng tôi còn có mong muốn qua việc thực hiện đề tài, sẽ rút ra
được những bài học thiết thực để nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học cổ
ở trường phổ thông.

6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ giá trị tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn
chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và
nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí
trong sự đối sánh với một số tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam
về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân
vật, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết

chương hồi Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương
pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê
Thông qua việc khảo sát tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí
chúng tôi sẽ tiến hành thống kê các dữ liệu một cách chi tiết và cụ thể. Đó là
cơ sở khoa học chứng minh cho các luận điểm chúng tôi sẽ trình bày trong
luận văn.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu đã thống kê. Từ đó, đưa ra
nhận xét cho các đặc điểm đã nêu trong từng luận điểm, tìm hiểu những biểu
hiện cụ thể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Nguyễn Khoa Chiêm. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đánh giá tổng hợp
các luận điểm theo từng hệ thống vấn đề, đưa ra kết luận về tài năng xây dựng
cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khoa Chiêm trong
Nam triều công nghiệp diễn chí.
5.3. Phương pháp so sánh
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích,tổng hợp,
chúng tôi còn tiến hành so sánh, đối chiếu giữa tiểu thuyết Nam triều công
nghiệp diễn chí với một số tác phẩm cùng thể loại tiểu thuyết chương hồi trong

7


văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ
thuật xây dựng nhân vật để thấy được điểm tương đồng và khác biệt của
Nguyễn Khoa Chiêm với một số tác giả khác. Từ đó, khẳng định thêm giá trị
đặc sắc của Nam triều công nghiệp diễn chí trong tư cách tác phẩm mở đầu thể
loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật xây dựng cốt
truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.
- Luận văn được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho sinh
viên khoa văn và giáo viên dạy văn ở trường phổ thông.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành ba chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Nam triều công
nghiệp diễn chí
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nam triều công
nghiệp diễn chí

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa dẫn tới sự ra đời của tác phẩm
Nam triều công nghiệp diễn chí
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII đã trải
qua rất nhiều biến động: chiến tranh loạn lạc, xã hội rối ren bởi những cuộc
nội chiến mà lịch sử gọi là các cuộc “huynh đệ tương tàn”, chế độ phong
kiến suy vong, các giá trị phong kiến lung lay, rạn vỡ, giai cấp phong kiến
tha hóa càng ngày càng phơi bày bộ mặt xấu xa, độc ác.
Sau mười năm kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi giành lại nền độc
lập, tự do cho đất nước, một trang sử vàng được mở ra khi Lê Lợi lên ngôi

hoàng đế, thiết lập nên triều Lê. Bắt đầu từ triều vua Lê Thái Tổ (1428) đến
triều vua Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ XV), nhìn chung chế độ phong kiến Việt
Nam phát triển trên con đường hưng thịnh, xã hội thái bình, đời sống nhân dân
được no ấm yên vui. Bước sang thế kỷ XVI, chế độ phong kiến đi vào thời kỳ
khủng hoảng, suy tàn. Các vua sau đó như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực.... thi
nhau ăn chơi sa đọa, bóc lột dân chúng đến tận xương tủy làm cho kỉ cương đất
nước bị đảo lộn, cuộc sống nhân dân đau thương cơ cực, triều Lê như một cỗ xe
lao nhanh xuống vực thẳm. Đứng trước tình cảnh đó, Mạc Đăng Dung, một võ
tướng nhà Lê sau khi đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy bên ngoài, nắm lấy
quyền hành triều Lê, đến năm 1527 thì phế truất Lê Cung Hoàng lập ra nhà
Mạc: “Tháng 7 năm 1519, Đăng Dung dẹp được Lê Do, bắt giết Do và Nguyễn
Sư. Trịnh Tuy bỏ chạy vào Thanh Hoá, Nguyễn Kính đầu hàng. Năm 1521,
Mạc Đăng Dung dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu
Tông. Năm 1522, Chiêu Tông chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung
bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế
truất Chiêu Tông.Vua Chiêu Tông được một số đại thần ủng hộ, dàn quân đánh

9


nhau với Đăng Dung. Nhưng sau đó các tướng cần vương bất hòa, chia rẽ và
lần lượt bị Mạc Đăng Dung đánh bại. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy
rồi chết. Năm 1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng
Long và giết chết năm 1526. Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung
Hoàng và lên làm vua, lập ra nhà Mạc” [67].
Tuy nhiên, thời Mạc xã hội vẫn chưa thái bình, cuộc sống của người dân
vẫn chưa được ổn định, giai cấp phong kiến ngày càng mâu thuẫn gay gắt, gây
nên các cuộc chiến tranh kéo dài và chia cắt lãnh thổ hơn một trăm năm, đó là
hai cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến: Nội chiến Lê - Mạc và chiến
tranh Lê - Nguyễn, đã đưa đất nước trong vòng 150 năm lâm vào cảnh nồi da

xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Đó là bối cảnh Việt Nam thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVII. Đến cuối thế kỷ XVII, mặc dù chiến cục ba bên đã chấm dứt nhưng đất
nước vẫn bị chia cắt: Đàng Trong và Đàng Ngoài, các tập đoàn thống trị vẫn ra
sức vơ vét tiền của, thóc gạo và sức lao động của nhân dân khiến cho cuộc sống
thêm cùng cực. Nhân dân Đàng Ngoài còn chịu cảnh một cổ hai tròng có vua
lại có chúa, trong khi đó, tình hình ở Đàng Trong cũng không tốt đẹp hơn. Từ
giữa thế kỷ XVIII, chính quyền nhà Nguyễn suy yếu dần, quan lại kết bè kéo
cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nông dân phải nộp nhiều thứ
thuế, cuộc sống khốn khổ, lầm than từ đó bất bình oán giận dâng cao. Nhân dân
hai miền đều mơ ước về một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến
thống trị, thống nhất đất nước, xây dựng một xã hội ấm no thanh bình. Trước
nhu cầu cấp thiết và nóng bỏng thống nhất giang sơn của mỗi người dân, ba
anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lập căn cứ ở Tây Sơn
thượng đạo vào mùa xuân 1771. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, được sự
ủng hộ của nhân dân và với tài năng trí tuệ lớn, người anh hùng Nguyễn Huệ đã
đập tan tập đoàn Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, quét sạch tập đoàn Lê - Trịnh ở
Đàng Ngoài, đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh, thống nhất giang sơn, lập
nên một triều đại mới - triều đại Quang Trung năm 1789.

10


Trong vòng hơn một thế kỷ, đất nước đã trải qua biết bao biến động,
bức tranh lịch sử - xã hội rộng lớn của thế kỷ XVI - XVII ấy đã được ghi lại
bởi hàng loạt các tác phẩm cụ thể. Vào cuối thế kỷ XVII, đã xuất hiện tác
phẩm Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu Ký, một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết
dưới dạng gia phả của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Châu Hoan. Cuốn tiểu thuyết
này đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử trên 270 năm của dân tộc, từ Vãn Hồ
(năm 1406) cho đến Lê Trung Hưng, đời Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ ba
(1678). Và, theo các nhà nghiên cứu thì đây chính là cuốn tiểu thuyết lịch sử

đầu tiên của nước ta.
Sinh ra khi cuộc nội chiến đã chấm dứt, nhưng thời đại Nguyễn Khoa
Chiêm sống là thời đại đất nước đổ nát, nhân dân kiệt quệ vì hệ quả các cuộc
nội chiến, các giá trị đạo đức bị lung lay. Là người có học, lại có chỗ đứng
trong xã hội lúc bấy giờ, bối cảnh đất nước chính là nguồn cảm hứng thôi thúc
tác giả viết một tác phẩm tái hiện lại các sự kiện lịch sử xảy ra cách thời đại của
ông một thế kỷ. Bằng tài năng và tư duy tổng hợp tuyệt vời, Nguyễn Khoa
Chiêm đã ghi lại toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ về một thời đại với những sự
kiện và nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí.
1.1.2. Hoàn cảnh văn hóa
Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại thuộc loại hình văn học trung
đại. Đây là một dạng thức tiểu thuyết trường thiên xuất hiện và phát triển
mạnh mẽ ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XIX. Thể loại tiểu
thuyết này khi phát triển cực thịnh, đạt tới trình độ nghệ thuật cao đã lưu
truyền và ảnh hưởng sang các nước có quan hệ văn hóa lâu đời với Trung
Quốc trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi rất đa dạng và phong phú. Dưới
đây là những đặc điểm nổi bật của thể loại này: Tiểu thuyết chương hồi thường
phân chia cốt truyện ra làm hồi, quyển, tiết. Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề
nêu rõ nội dung trình bày trong mỗi hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có một bài

11


thơ ngắn để tóm tắt lại các sự kiện chính diễn ra trong hồi và sau đó kết thúc
bằng câu như: Muốn biết sự việc như thế nào hồi sau sẽ rõ hoặc hồi sau phân
giải. Căn cứ theo dung lượng các hồi, có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành
hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn gồm các tiểu thuyết có dung lượng từ một trăm
hồi trở lên như tiểu thuyết diễn nghĩa Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết anh
hùng như Thủy hử, tiểu thuyết tình yêu như Hồng lâu mộng...

Nội dung phản ánh của các thể loại tiểu thuyết chương hồi rất đa dạng.
Nó có thể là toàn bộ diễn biến và vận mệnh của một dân tộc, những cuộc đấu
tranh phong kiến, quá trình giải phóng giai cấp của các tầng lớp, ca ngợi các vị
anh hùng có công lao to lớn trong các cuộc đấu tranh đó.
Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi hết sức phong phú, bên cạnh
những nhân vật chính làm trung tâm như các vị vua chúa, quan lại, quân tướng,
các vị liệt nữ… còn xuất hiện những nhân vật đám đông, góp phần tạo nên số
lượng đông đảo các nhân vật khiến cho tiểu thuyết chương hồi có quy mô
hoành tráng.
Thời gian trong tiểu thuyết chương hồi thường là thời gian đơn tuyến và
một hướng. Đó là kết cấu thời gian theo dòng tuyến tính, mọi sự kiện, chủ đề
đều xoay quanh nhân vật chính theo dòng thời gian lịch sử.
Tác giả trong tiểu thuyết chương hồi thường đứng ở ngôi thứ ba dẫn
dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Tác giả cũng đưa vào đó
những lời bình luận hay các đoạn thơ ngắn thể hiện ý kiến cá nhân về các
nhân vật, sự kiện.
Tóm lại, tiểu thuyết chương hồi là thể loại tiểu thuyết được viết theo kết
cấu chương hồi. Thể loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu hình thành
từ đời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, trải qua đời Đường, Tống đến thời Minh
Thanh tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị
trí vững chắc của mình trong nền văn học Trung Quốc với hàng loạt các tác

12


phẩm nổi tiếng như: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi
Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…..
Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, tiểu thuyết chương hồi đã có ảnh
hưởng sâu xa đối với tiểu thuyết các nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản
trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc được du nhập sang

Việt Nam thời Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX và thể hiện rõ nét nhất
trong bộ phận văn học chữ Hán. Mặc dù du nhập vào Việt Nam khá sớm nhưng
phải đến cuối thế kỷ XVII - đầu XVIII trong những điều kiện lịch sử - xã hội
nhất định, tiểu thuyết chương hồi mới chính thức ra đời và phát triển ở nước ta.
Có thể nói, tiểu thuyết chương hồi là một hiện tượng độc đáo của văn
học Việt Nam trong bối cảnh các nền văn học trong khu vực đều chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn học Hán. Tiểu thuyết chương hồi trung đại Việt Nam đã
có bước đi riêng, phản ánh chủ đề khác so với những tiểu thuyết ra đời trước,
và hầu như không đề cập đến đề tài tình yêu nam nữ mà chỉ đề cập đến các đề
tài lịch sử. Thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
gắn liền với lịch sử, phản ánh các sự kiện lịch sử mang tính thời đại, lấy lịch sử
làm đề tài chính nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân văn, chất văn chương đậm
đà qua nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.
Dù ra đời sau và cách xa so với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc cả về
mặt số lượng và chất lượng, song tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã để lại
dấu ấn dậm nét trong kho tàng văn học dân tộc. Trải qua quá trình phát triển
gian nan dưới sự kìm kẹp của tư tưởng Nho giáo, tiểu thuyết chương hồi đã góp
phần tái hiện lại được hoàn cảnh đất nước trong những giai đoạn lịch sử đầy
biến động. Người đặt nền móng cho tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chính là
Nguyễn Khoa Chiêm. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của ông được
coi như là tác phẩm khai sinh nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam
và đem lại cho văn học Việt Nam một diện mạo mới.

13


1.2. Về tác giả và tác phẩm
1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm
Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm Kỷ Hợi 1659, mất năm Bính
Thân 1736, người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên Huế. Nguyễn Khoa

Chiêm xuất thân Nho học, có tiếng văn thơ, tự Bàng Trung, được bổ làm Thủ
hạp đời chúa Nguyễn. Ông từng làm quan to, được phong tước Bảng Trung hầu
ở vùng cát cứ của chúa Nguyễn.
Nguyễn Khoa Chiêm là người quê gốc ở Hải Dương, ông nội là Nguyễn
Đình Thân, thuộc hạ của Nguyễn Hoàng, theo làm tùy tùng khi Nguyễn Hoàng
vào trấn thủ xứ Thuận Hóa ( năm 1558), sau đó nhập tịch ở huyện Hương Trà,
trấn Thuận Hóa (nay thuộc huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế). Nguyễn
Đình Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc
Nguyên. Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:
Nguyễn Đình Khôi (1594-1678) con ông Nguyễn Đình Thân, tước Thuần
Mỹ nam. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ vùng
Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, Thừa Thiên), ông
Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa Nguyễn cho đổi
thành họ Nguyễn Khoa. Nguyễn Khoa Danh (1632-1697), con ông Khôi,
tước Cảnh Lộc bá. Nguyễn Khoa Chiêm chính là người con duy nhất của
ông Danh và bà Lê Thị Am.
Nguyễn Khoa Chiêm cưới Trần Thị Mận (1670- 1743) là con gái Cai bạ
Trần Đình Ân làm vợ. Ông bà có cả thảy 12 người con, gồm 8 trai và 4 gái.
Nguyễn Khoa Chiêm là người có học vấn, am hiểu nhiều lĩnh vực, từng
được bổ chức Thủ hạp. “Năm 1701, ông cùng Trần Ðình Khánh theo Cai cơ
ngoại tả Tôn Thất Diệu vào Quảng Bình đốc suất việc đắp lũy. Năm 1710, ông
được thăng chức Cai hạp kiêm Tri bạ. Nhờ bố vợ là Cai bạ Trần Đình Ân tiến
cử, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) tin dùng. Năm 1715, được
thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn quân cơ trong dinh của chúa

14


Nguyễn. Năm 1718 ông được thăng chức Cai bạ Phó đoán sự. Năm 1724, ông
được thăng làm Thám chính chánh đoán sự. Từ đấy ông vạch định mọi kế

hoạch trong nước, làm đến Thượng thư Bộ Lại, tước Bảng Trung hầu. Lúc tuổi
già, ông trí sĩ rồi mất ở quê nhà. Sau khi mất, được tặng hàm Đại lý Thượng
khanh, được ban tên thụy là Thuần Hậu”[59, tr. 6].
Thời đại Nguyễn Khoa Chiêm sống là thời đại có nhiều biến động lịch sử
như đã nói ở trên mục 1.1.1. Và đó chính là cội nguồn cảm hứng thôi thúc tác
giả viết nên tác phẩm, ghi lại những sự kiện lúc bấy giờ bằng tư duy sáng tạo,
óc quan sát tinh tường. Tác phẩm thảo xong năm 1719 (Năm thứ 22 đời
chúa Nguyễn Phúc Chu), khi ông ở tuổi 60 và đang giữ chức Cai bạ kiêm Phó
đoán sự triều Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu.
1.2.2. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
Nam triều công nghiệp diễn chí là bộ sách gồm các quyển viết bằng chữ
Hán do tác giả Nguyễn Khoa Chiêm biên soạn xong vào năm 1719 tức năm thứ
mười hai đời chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Tác phẩm có tên ban đầu
Nam triều công nghiệp diễn chí, về sau các nhà biên soạn đổi nhan đề thành
Công nghiệp diễn chí hay Việt Nam khai quốc chí truyện diễn âm, hay Nam
triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp chí tân soạn. Bộ sách có Dương
Thận Trai đề tựa, Nguyễn Giản viết lời bạt và Dương Công Tòng nhuận
chính. Sách gồm 2 tập, mỗi tập 8 quyển, gồm 30 hồi. Nội dung thuật lại sự
nghiệp khai phá Đàng Trong của các chúa Nguyễn khởi từ Đoan quốc
công Nguyễn Hoàng đem quân vào Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ (1558) và
kết thúc khi chúa Nguyễn Phúc Trăn mất vào năm Tân Mùi (1691). Tác phẩm
sau này được dịch, xuất bản với các tên Trịnh - Nguyễn diễn chí (1986),
Mộng bá vương (1990).
Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí lần đầu tiên được giới thiệu
bởi danh sĩ triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức. Trong Gia Định thành thông chí,
ông dẫn ghi chép của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm để so sánh với Phủ

15



biên tạp lục của Lê Quý Đôn: “An Nguyễn Bảng Trung hầu, Nam Việt chí viết
Nặc Ô Đài; Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục viết Nặc Đài [9, tr. 6].
Ngoài ra, các Sử quán triều Nguyễn còn sử dụng một truyền bản của
Nam triều công nghiệp diễn chí để làm tài liệu tham khảo trong khi biên soạn
phần chép về thời kỳ các chúa Nguyễn như Đại Nam thực lục Tiền biên, Đại
Nam liệt truyện Tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Trong quá trình nghiên cứu về Nam triều công nghiệp diễn chí, có hai
học giả là người nước ngoài. Đầu tiên là học giả Pháp L.Cadiere. Ông đã sử
dụng một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí với tên gọi Việt Nam
khai quốc chí truyện làm tư liệu để trình bày cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn
trong tập khảo cứu Le mur de Đồng hới. Sau này, một sử gia người Pháp khác
là Henri Maspero đã mượn lại bản của L.Cadiere sao chép lại và bổ sung hoàn
chỉnh thêm cho bản của Cadiere. H.Maspero còn chép một bản cho Viện Viễn
Đông Bác cổ ở Hà Nội. Các sử gia trong nước như Phan Khoang khi nghiên
cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều
công nghiệp diễn chí có tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công
nghiệp diễn chí. Ông xác nhận tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư
liệu lịch sử quý giá. Tập san Sử - Địa đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba
trăm năm trước của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Nhân dịp chuyên đề “Kỷ niệm
300 năm ngưng chiến Nam - Bắc phân tranh thời Trịnh - Nguyễn”, giáo sư
Hoàng đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày tóm tắt
những sự kiện chính của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Về tên gọi của tác phẩm, mặc dù có khá nhiều tên gọi khác nhau trải qua
mỗi thời kỳ nhưng có hai cái tên được dùng nhiều nhất là Nam triều công
nghiệp diễn chí và Việt Nam khai quốc chí truyện.
Gia phả dòng họ Nguyễn Khoa cũng ghi Nguyễn Khoa Chiêm soạn sách
Nam triều công nghiệp diễn chí vào năm thứ 22 đời chúa Minh Vương 1719.
Điều này cũng phù hợp với việc gọi tên tác phẩm trong các bộ sử lớn nước ta

16



thời trung đại như: Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam nhất thống chí.
Những bộ chính sử có độ tin cậy cao, đó là cơ sở đầu tiên để ta khẳng định rằng
Nam triều công nghiệp diễn chí là tên gọi chính xác của tác phẩm, hơn nữa
quốc hiệu Việt Nam ra đời vào năm 1804, trong khi tác phẩm hoàn thành năm
1719, cho nên hai chữ Việt Nam trong tác phẩm không phải do Nguyễn Khoa
Chiêm đặt. Mặt khác, tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm phản ánh lịch sử xã
hội thời kỳ đất nước chia cắt thành Nam - Bắc triều nên hai chữ Nam triều là
hoàn toàn phù hợp.
Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí lần đầu tiên được dịch sang
chữ quốc ngữ vào năm 1986 bởi dịch giả Ngô Đức Thọ dưới tên gọi Trịnh Nguyễn diễn chí. Sau đó, Ngô Đức Thọ tiếp tục sửa chữa và xuất bản lại dưới
nhiều tên gọi khác nhau: năm 1987 và 1990 là Mộng bá vương, năm 1994 lấy
tên là Việt Nam khai quốc chí truyện và cuối cùng vào năm 2003 ông lại sửa và
lấy tên Nam Triều công nghiệp diễn chí.
Nam triều công nghiệp diễn chí là một tiểu thuyết lịch sử chương hồi
nhưng tác phẩm không hề cứng nhắc như các truyện lịch sử khác. Ta thấy bên
cạnh các yếu tố mang tính lịch sử còn mang đậm dấu ấn văn học. Điều này
không chỉ thể hiện ở ngay nhan đề tác phẩm mà tác giả đặt là diễn chí, ông có
ý khẳng định rằng đây là một tác phẩm văn học, ông viết văn chứ không viết
sử, cho nên có nhiều chi tiết lịch sử trong tác phẩm ông đề cập đến nhưng có
thể chưa chính xác, hoặc bị làm chệch đi. Việc xuất hiện các yếu tố hư cấu
khá dày đặc đã đem lại chất văn chương cho tác phẩm. Điều đó làm nên một
tiểu thuyết chương hồi hấp dẫn, vừa có sự tin cậy lịch sử vừa có giá trị văn
học đặc sắc, xứng đáng là một tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết lịch sử
chương hồi Việt Nam.
Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí phản ánh khá chân thật lịch sử
xã hội Việt Nam trong vòng hơn một trăm năm từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XVII, trong đó chủ yếu miêu tả quá trình hình thành Nam - Bắc triều từ


17


1558 và đặc biệt là cuộc nội chiến Nam - Bắc triều trong vòng 45 năm từ 1627
đến 1672. Truyện bắt đầu từ sự kiện Mạc Đăng Dung, một cường thần cướp
ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc. Cựu thần nhà Lê là An Tĩnh hầu Nguyễn Kim
dùng danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, chiêu binh mã đón con vua Lê Chiêu Tông
là Lê Ninh lúc đó đang trốn ở Ai Lao cùng với mẹ về làm vua. Sau này Nguyễn
Kim bị tướng Mạc trá hàng hại chết. Con rể là Trịnh Kiểm và con trai là
Nguyễn Hoàng tiếp tục sự nghiệp phò Lê. Tuy nhiên, Trịnh Kiểm vì mong
muốn thâu tóm quyền lực đã tìm cách hãm hại Nguyễn Hoàng, khiến Nguyễn
Hoàng phải lập mưu xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558. Sau khi đánh
nhau với các tướng nhà Mạc để giành được vùng đất này, Nguyễn Hoàng một
mặt vẫn giữ lễ phiên thần với vua Lê chúa Trịnh một mặt xây dựng cơ đồ riêng
ở phương Nam. Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời, con trai là chúa Sãi Nguyễn
Phúc Nguyên lên ngôi, đã xảy ra sự kiện Trịnh Tráng sai Nguyễn Khải mang
năm nghìn quân vào bờ bắc sông Nhật Lệ khai mào cho thời kỳ nội chiến Trịnh
- Nguyễn phân tranh. Cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh xảy ra liên
tiếp với bảy lần đại chiến từ năm 1627 đến năm 1672. Cả hai bên đã dốc toàn
bộ nhân tài vật lực vào các trận chiến, nổi lên rất nhiều nhân vật tài giỏi về
quân sự - chính trị như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến ở
Nam triều, chúa Trịnh Tráng, Trịnh Căn, Trịnh Tạc ở Bắc triều. Và sau bảy trận
chiến với quy mô lớn, hai bên đi vào thế đình chiến. Cuộc chiến tranh huynh đệ
tương tàn đã khiến cho cuộc sống của người dân thêm khốn khó, kinh tế kiệt
quệ, các giá trị đạo đức thêm xuống cấp, tất cả đều nhằm thỏa mãn lòng tham
của các thế lực phong kiến. Bên cạnh việc miêu tả các sự kiện lịch sử, tác phẩm
còn đề cập đến nhiều vấn đề nổi bật ở Bắc triều và Nam triều, đó là sự mâu
thuẫn trong nội bộ chính quyền cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, sự tranh
quyền đoạt lực, anh em chém giết lẫn nhau thường xuyên xảy ra. Qua đó,
người đọc thấy được sự thối nát, mục ruỗng của các thế lực phong kiến, vì

lòng tham mà đẩy đất nước vào tình trạng khủng hoảng, binh biến suốt một

18


khoảng thời gian dài. Truyện kết thúc vào đời chúa Nguyễn Phúc Trăn vào
khoảng năm 1689.
Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí với lối viết độc đáo, sáng tạo
của loại hình tiểu thuyết chương hồi khiến cho tác phẩm dù có dung lượng dài
trên sáu trăm trang, cốt truyện với nhiều sự kiện, tình tiết đan xen phức tạp, hệ
thống nhân vật đông đảo, nhiều tuyến nhưng vẫn lôi cuốn người đọc. Bên cạnh
lối viết phát huy, kế thừa những đặc trưng nổi bật của thể loại tiểu thuyết
chương hồi, tác giả đã dày công tạo dựng nên tất cả từ cốt truyện, tình tiết, sự
kiện cho đến nhân vật. Điều đó khiến cho tác phẩm không chỉ mang tính nghệ
thuật cao mà vẫn đảm bảo trung thành với lịch sử, quả thực là một tác phẩm
văn học chứ không đơn thuần là một bộ sách lịch sử.
1.3. Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật
xây dựng nhân vật
1.3.1. Quan niệm chung về cốt truyện và nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu, phổ biến của tất cả các tác phẩm
văn học thuộc các thể loại khác nhau nhưng là bộ phận chủ yếu và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch. Cốt truyện
có vai trò lớn trong việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, thể hiện tính
cách của nhân vật, thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nói cách khác, một tác
phẩm tự sự thành công, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc hay không phụ thuộc rất
nhiều vào nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
Với vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, từ trước đến nay, có rất
nhiều nghiên cứu, phát biểu về cốt truyện, khởi nguồn có thể kể đến nhà lý luận
cổ đại Aristote. Trong tác phẩm Nghệ thuật và thi ca, ông cho rằng cốt truyện
chính là “linh hồn và cơ sở của bi kịch”, là cái quan trọng nhất làm thành mục

đích của bi kịch. Xuất phát từ quan điểm nghệ thuật là sự mô phỏng, Aristote
chú ý đến hành động, bởi hành động gắn liền với tính cách là yếu tố quan trọng
quyết định số phận nhân vật. Việc sắp xếp các hành động mới là điểm cốt yếu,

19


×