Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

An toàn thực phẩm, tương lai và vai trò của nền công nghiệp thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.08 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA HOÁ –LÝ KỸ THUẬT
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
T

SEMINAR HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Chủ đề 16: An toàn thực phẩm, vai trò và tương lai nền công nghiệp
hóa chất
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trịnh Thị Én
Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Quang Hải
2. Nguyễn Anh Sơn
3. Nguyễn Trần Lực
4. Nguyễn Tuấn Thịnh
5. Ngô Thị Thanh Phương
6. Nguyễn Đức Nhân

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA HOÁ –LÝ KỸ THUẬT
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
T

SEMINAR HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Chủ đề 16: An toàn thực phẩm, vai trò và tương lai nền công nghiệp
hóa chất
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trịnh Thị Én
Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Quang Hải
2. Nguyễn Anh Sơn
3. Nguyễn Trần Lực


4. Nguyễn Tuấn Thịnh
5. Ngô Thị Thanh Phương
6. Nguyễn Đức Nhân

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần
thiếtđể con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là
nguồntruyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an
toàn.Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của mọingười, bởi lẽ
vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như
chấtlượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát
triểncủa xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng v ệ sinh an toàn
thực phẩm vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời
đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất
nhiều hoạt động.An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát
triển kinh tế,thương mại, du lịch và an sinh xã hội.Rõ ràng vấn đề an toàn
thực phẩm ngày càng nhìn nhận có tầm quan trọng hơn. Thực phẩm an toàn
đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sứckhỏe con người và chất lượng cuộc
sống cũng như về lâu dài đối với phát triển giống nòi.Thực tế năm qua việc
cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ
đạt 29,8% so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm toàn tỉnh. Như
vậy việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn
chỗ hở và đây cũng là cảnh báo để người tiêu dùng chủ động lựa chọn các
sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường.Vì vậy, người dân dù ăn từ nhà
hàng sang trọng nhất cho đến quán cóc vỉa hè, từ trong bếp ăn mỗi gia đình
cho đến các căng tin trường học, bệnh viện,công sở... vẫn không thể yên tâm

và không tìm được câu trả lời: thực phẩm sạch ở đâu?
Cũng như An toàn thực phẩm, Ngành Hoá chất Việt Nam nhận thức rằng hội
nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan. Ngoài những thuận lợi như
thu hút được vốn đầu tư, sử dụng trình độ quản lý và kỹ thuật cao của các
nước trong khu vực và trên thế giới, tận dụng ưu thế về lao động rẻ để đẩy
mạnh xuất khẩu v.v., việc tham gia tiến trình hội nhập quốc tế của Ngành đã,
đang và sẽ còn gập nhiều khó khăn do tính cạnh tranh thấp về chất lượng, giá
cả sản phẩm. Vậy thực trạng ngành công nghiệp hóa chất của nước ta sẽ ra
sao vào những năm tới?


A.

AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Tình hình chung ở Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả chúng ta
từ thuở xưa. Chẳng phải vì thế mà ông cha ta có câu: "ăn chín, uống sôi" - những
phương pháp hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát
triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều
tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm,
cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra
giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh
thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường.
Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt
Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở

nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế
nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô
mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình
sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành
phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý.
Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa
chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô
nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo
quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và
nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm
gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn
tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm,
gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung
thư.
2. An toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn
khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng
những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế


biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý
liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe
của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát
triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc.... Thực phẩm có thể
truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi
khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến
đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức

khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa
dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và
nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các
nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước
này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày
hàng giờ.
3. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm:
Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) – chủ yếu do các chủng Salmonella,
E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria.
Vi khuẩn Salmonella: là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực
phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống…)
nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống.
Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6oC) trong thịt ướp lạnh
hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn
Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn
đến sẩy thai.
Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa
chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn
phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất.
Xyanua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng… (liều tử vong đối với người 50–90
mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột
người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp tính.
Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển
sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng
Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao.
Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me… (5g Acid Oxalic đủ gây tử
vong cho người lớn trọng lượng 70 kg).



Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại
ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, và còn sản sinh
ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và
Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể
gây ung thư gan.
Histamin trong thức ăn ôi thiu.
Nấm độc, cá nóc, thịt cóc… với độc tố Tetradotoxin.
4. Một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm:
Đồ nhựa dùng lại:
Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa PET (#1),
là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Một nghiên cứu của Đại
học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa
này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp
xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong
quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách
nào rửa sạch chúng được.
Bọc thực phẩm bằng báo:
Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí
sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà
lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định. Ngoài ra một tờ
báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc
và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là
chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính
và phát triển.
Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm:
Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế
tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất,
không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường... thì khi dùng đun nấu,
chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người
ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho

cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua),
mặn - bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào
não, gây ra hội chứng "lú lẫn" sớm.


Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có
nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại
đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng "lú lẫn" (ngớ ngẩn).
Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp,
cười khóc bất thường.
Cách phòng ngừa:
Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để muối
dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng…; không dùng đồ
nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến,
chứa đựng thực phẩm.
Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung:
Không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong các nồi đựng bằng kim loại, bất kể
nhôm, gang, đồng hay inox. Bởi trong các món ăn, nhất là các món chua đều có
một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi được "ngâm" trong nồi sẽ làm
thôi ra một lượng kim loại hoặc làm ôxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.
Nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm ra dù không nhiều nhưng lâu
dần tích tụ trong cơ thể người dùng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Ngoài ra, cũng từ nhiều nghiên cứu khác cho thấy, nồi kim loại khi mới dùng đôi
khi cũng thôi ra một lượng kim loại nhất định như Nickel, Chrome hoặc sắt. Lý do
là bởi các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng. Do vậy, các
nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cọ rửa sạch, cho nước
vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng.
5. Một số loại thực phẩm:
Đối với hoa quả, nhờ những chất bảo quản bị cấm, hay lượng quá cao, nho để tủ
lạnh 3 tháng vẫn tươi; lê, táo, mận... cũng để cả tháng trời mà không hề hỏng, bề

ngoài vẫn tươi, mặc dù thời tiết rất nóng. 5 loại trái cây nổi tiếng độc hại năm
2012: Táo Trung Quốc nhiễm độc. Nho Trung Quốc có hóa chất vượt ngưỡng 3-5
lần: Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích
315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Kết quả, phát hiện
71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối
đa cho phép. Trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng
endosulfan. Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên
toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể
gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của


con người. Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung
thư. Giả hiệu cam Hà Giang siêu rẻ 10.000 đồng một kg.
Một số nguyên liệu được nêu như: Tôm được chích lấy ra hết đất cát, rồi tẩm hóa
chất cho có màu đó, sau đó luộc, phơi khô trên nền đất. Cá được các đầu nậu đưa từ
biển về, nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán. Công
đoạn này được gọi là "tráng đạm". Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt
không hôi, và nhìn tươi đỏ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run
chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu và chóng mặt. Dùng liên tục sẽ gây ra nhiều
nguy cơ bệnh tật như ung thư xương, tác hại đến thần kinh gây ra các hội chứng
đãng trí, trầm uất và run tay chân, Ở Hà Nội, biến thịt lợn sề thành thịt bò.
Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt không hôi, và nhìn tươi đỏ. Vận
chuyển, buôn bán nội tạng thối: Tháng 1 năm 2013, cơ quan chức năng tỉnh Bình
Dương đã phát hiện hàng chục tấn thịt quá hạn trữ trong kho lạnh của Công ty liên
doanh đông lạnh Panasato, Bình Dương. Các công nhân Công ty Freewell (Bình
Phước) phát hiện có dòi bò ra từ lòng đỏ trứng gà, Trữ thịt hàng chục tấn quá hạn,
hoặc không có ghi hạn sử dụng.
Bánh mì của cửa hàng bánh mì Đồng Tiến (Đà Nẵng) nhiễm vi sinh gây ngộ độc
gần 80 người ở Đà Nẵng. 4/5 loại thực phẩm thu mẫu tại cửa hàng này bị nhiễm vi
sinh. Cụ thể là mẫu rau sống, jăm bông, thịt nguội, pa tê

nhiễm Coliforms và E.Coli vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 15 lần. Cửa hàng
bánh mì này thuộc Công ty TNHH Đồng Tiến, quận Hải Châu.
Các loại trái cây như chuối, chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài… thường được ủ chín
bằng phương pháp thủ công như rơm, lúa. Gần đây nhà nông sử dụng hóa chất bán
trôi nổi trên thị trường để ép hoa quả chín nhanh. Bỏ vài muỗng hóa chất và một
viên pin vào nồi luộc 200 trái bắp (ngô), chưa đến 2 giờ sau toàn bộ bắp sẽ chín,
thơm, ngọt và để lâu mà không bị ôi thiu.Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy
cơ nhiễm hóa chất. Người dân có thể tìm thấy đủ các loại hương liệu được bày bán
tại khu vực chợ Kim Biên.
Ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, chiều 23 tháng 2, Đoàn kiểm tra liên
ngành An toàn vệ sinh thực phẩm phát hiện một số điểm kinh doanh ăn uống phục
vụ tại lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu có nhiều loại thực phẩm chứa chất hàn the. 16 cơ
sở bị nhắc nhở, 4 cơ sở bị lập biên bản, phạt tiền. Kiểm tra nhanh 27 mẫu thức ăn
thì đã phát hiện 12 mẫu dương tính chứa hàn the, như mì sợi, bánh đúc, nem, chả
lụa.
Kết quả giám sát chất lượng thực phẩm đối với hoa quả sấy khô (xí muội, ô mai) có
nguồn gốc từ Trung quốc bị nghi ngờ có chứa hóa chất phụ gia gây độc hại có nguy


cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Theo báo cáo của Viện kiểm nghiệm An toàn
vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh đến
thời điểm hiện nay đã có 90 mẫu ô mai xí muội được lấy tại các địa phương gồm
Hà Giang, Lai Châu, Khánh Hòa, Cà Mau, Tiền Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Kiên
Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Hải Phòng, Lâm Đồng Bắc Giang,
Quảng Nam. Kết quả cụ thể như sau: 65/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng đường
Sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng
Cyclamate, 1/90 mẫu có sử dụng Natri Benzoic, 23/90 mẫu có sử dụng Axit
Benzoic, 9/90 mẫu xét nghiệm có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép, 90/90
mẫu không phát hiện có sử dụng phẩm màu không được phép sử dụng.
6. Một số loại kí sinh trùng trong thức ăn hàng ngày:

a. Sán dây lợn Taenia solium:

Taenia solium - còn gọi là sán dây lợn - là loài sán ký sinh lớn nhất có thể lây
nhiễm cho con người , với chiều dài lên tới 10m.
Đúng như tên gọi, chúng sống ký sinh trong lợn và có thể lây nhiễm sang con
người khi ăn phải các nang ấu trùng nếu nấu thịt không nấu kỹ. Khi xâm nhập vào
dạ dày, các nang sán phát triển và ký sinh nhờ dinh dưỡng chúng ta ăn hàng ngày.
Nếu ăn phải trứng sán - chúng sẽ có xu hướng di chuyển khắp cơ thể trước khi nở
thành nang sán, và thậm chí có thể lọt vào não.


Quá trình này cực kỳ nguy hiểm, khi sán dây đã được chứng minh có thể gây ra
chứng động kinh ở người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra
bệnh động kinh tại các nước đang phát triển trên thế giới.
b. Sán kim Echinococcus granulosus

Sán kim E.granulosus chỉ dài 3-7mm, nhưng vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể sinh
trưởng và phát triển trong cơ thể các loài gia súc như cừu, bò, ngựa... nhưng chủ
yếu là ở chó, do đó chúng còn có tên gọi khác là sán chó.
Con người sẽ nhiễm sán chó khi ăn phải trứng của chúng (có thể từ thịt bị nhiễm
khuẩn, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân chó). Khi xâm nhập cơ thể, trứng nở thành
các nang sán ký sinh tại gan và tạo thành u nang.
Loài sán này nguy hiểm ở chỗ quá trình phát triển u nang diễn ra tương đối chậm,
phải mất vài năm mới cho ra các dấu hiệu rõ rệt. Khối u có thể chứa tới vài lit dịch
lỏng, và khi vỡ ra sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.


Hàng năm, có tới hàng triệu ca mắc sán chó trên thế giới, chủ yếu ở các quốc gia để
gia súc tiếp xúc với chó, hoặc các quốc gia ăn thịt chó như Trung Quốc, Thái Lan,
Việt Nam...

c. Sán chuột Echinococcus multilocularis

Sán E. multilocularis thuộc chi sán dây nhỏ, phân bố rải rác trên thế giới, trong đó
bao gồm cả những quốc gia phát triển tại châu Âu và châu Mỹ. Loài sán này sống
ký sinh trong một số loài thú rừng như cáo, sóc... nhưng cũng có thể nhiễm sang
chó, mèo chuột...
Khi xâm nhập cơ thể, chúng tạo nên rất nhiều u nang trong gan và các cơ quan nội
tạng, đồng thời lây lan rất nhanh giống triệu chứng của bệnh ung thư. Nếu không
được phẫu thuật loại bỏ nang sán, vật chủ sẽ chết rất nhanh.
Chính vì thế, những người đam mê "đặc sản" thịt chó, thịt chuột cần cẩn trọng
trước khi ăn. Ngoài ra, sán có thể xâm nhập cơ thể nếu ăn phải rau hoặc các loại
thực phẩm chứa trứng sán chưa được rửa sạch.
d. Trùng Cryptosporidium


Cryptosporidium là một chi trùng đơn bào, thường sống kư sinh trong ruột các loài
gia súc như bò, lợn, dê...
Trùng Cryptosporidium có mặt trên toàn thế giới. Chúng lây lan khi sử dụng nước
bị nhiễm khuẩn, hoặc ăn thức ăn rửa bằng nước đã nhiễm. Ngoài ra, sữa chưa tiệt
trùng và các loài động vật có vỏ như nghêu, sò... cũng có thể là vật trung gian giúp
lan truyền loại trùng này.
Khi bị nhiễm trùng Cryptosporidium, người bệnh sẽ bị tiêu chảy rất nặng cùng một
số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Để tránh xa loại ký sinh trùng này, các
chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên rửa thật kỹ thực phẩm trước khi chế biến,
đồng thời không uống nước chưa qua xử lý (đun sôi, lọc nước...).
e. Trùng kiết lỵ Entamoeba histolytica


Đây là loại ký sinh trùng gây ra căn bệnh kiết lỵ rất nguy hiểm, với các triệu chứng
rất đặc trưng như tiêu chảy ra máu và đau đớn kéo dài. Ngoài ra, trùng kiết lỵ có

thể ký sinh tại nhiều cơ quan khác như gan, thận, gây nhiều biến chứng nghiêm
trọng.
Cũng giống như trùng Cryptosporidium, trùng kiết lỵ Entamoeba histolytica lây lan
khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn, hoặc các loại thực phẩm không hợp vệ
sinh.
Thêm vào đó, ruồi cũng là vật lây truyền rất hữu hiệu do chúng bâu vào đủ thứ từ... phân người bệnh đến mâm cỗ của con người.
f. Sán lá gan Opisthorchiidae


Khác với sán lợn, chúng ta nhiễm phải sán lá gan khi ăn phải các loài cá sông, hồ
chưa được nấu chín, hoặc khi ăn cá khô, cá muối, cá hun khói. Những loài cá này
bản thân không có sán, nhưng chúng cũng nhiễm sán khi ăn ốc có chứa trứng sán.
Khi xâm nhập cơ thể người, sán lá gan "hạ neo" tại bàng quang và túi mật, sau đó
đẻ trứng lẫn vào phân. Trứng sẽ theo phân xâm nhập vào các nguồn nước để bắt
đầu một vòng đời mới.
Sán lá gan không gây triệu chứng cụ thể trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, chúng
chính là thủ phạm gây ung thư gan và túi mật ở người.
g. Giun đũa Ascaris

Có tới 25% dân số thế giới hiện đang nhiễm phải loài giun này. Giun đũa Ascaris là
loài giun tròn ký sinh lớn nhất có thể lây lan cho con người, với chiều dài lên tới
25cm.


Khi xâm nhập cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, theo máu tiến đến phổi rồi
"đánh chiếm" cả đường khí quản nối với cổ họng. Ấu trùng sau đó được "nuốt"
ngược trở lại dạ dày và ruột, rồi mới trở thành cá thể trưởng thành.
Giun cái có thể đẻ hàng ngàn quả trứng/ngày, theo phân đi ra ngoài môi trường.
Nếu ăn phải thực phẩm nhiễm trứng giun, giun đũa sẽ tiếp tục lây lan ra cộng đồng.
Mức độ nguy hiểm của giun đũa tùy thuộc vào số lượng giun bị nhiễm. Trong một

số trường hợp, giun đũa có thể chui vào ống mật, gây tắc và tạo ra những cơn đau
khủng khiếp. Thậm chí nếu "cộng đồng" giun đũa phát triển quá mạnh có thể gây
tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng.


B.

Vai trò và tương lai nền công nghiệp hóa chất

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành CN hóa chất ở Việt Nam:
Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam bắt đầu được xây dựng trên quy mô lớn từ
năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển nhanh chóng, công nhiệp Việt Nam
đã trở thành một nhành kinh tế kỹ thuật độc lập. Năm 1969, Nhà nước đã quyết
định thành lập Tổng cục Hóa chất Việt Nam. Những năm 1980 – 1985 công nghiệp
hoá chất là một trong những ngành thể hiện rõ tính chủ đạo của công nghiệp quốc
doanh. Các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo 70% tổng giá trị sản lượng toàn
ngành. Năm 1985, công nghiệp hoá chất chiếm tỉ trọng cao trong toàn ngành công
nghiệp Việt Nam (10,6%). Thời kỳ đổi mới, từ 1986, công nghiệp hoá chất nước ta
phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng của ngành cao nhất là thời kỳ 1991-1995,
đạt mức 20%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.
Đến tháng 12/1995, Nhà nước đã quyết định thành lập Tổng Công ty Hoá chất Việt
Nam thuộc Bộ Công Nghiệp theo mô hình tổng công ty mạnh. Năm năm cuối thế
kỷ XX, ngành công nghiệp hoá chất cũng có tăng trưởng ở tất cả các thành phần
kinh tế. Tổng sản lượng toành ngành hoá chất phân bố như sau: quốc doanh địa
phương chiếm 24%, quốc doanh trung ương chiến 44,8%, doanh nghiệp có vốn
nước ngoài chiếm 20,9%, các thành phần kinh tế khác chiếm 10,3%. (Số liệu năm
1998). (theo Nguyễn Xuân Thuý).
2. Thông tin:
Trong thời đại của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, công nghiệp hóa
chất được sử dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội, san phẩm của nó

cũng được sử dụng rộng rãi.
Công nghiệp hóa chất sự dụng tổng hợp các nguồn vật liệu tự nhiên => tạo ra các
sản phẩm mà đặc tính của chúng nhiều khi không có trong tự nhiên, góp phần bổ
sung vào nguồn vật liệu tự nhiên, vừa có gia trị sử dụng cao trong đời sống trên cơ
sở khai thác hợp lí và bảo vệ..
Công nghiệp hóa chất cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành phẩm phục vụ
cho nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhẹ.
Đối với nông nghiệp là đỏn bẩy thực hiện quá trình quá học hóa.
Tuy nghiên ngành hóa chất Việt Nam vẫn còn non trẻ và vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu nội địa. Với sự hợp tác cùng Nhật Bản, UNDP, ngành hóa chất Việt Nam
hứa hẹn sẽ có những bước phát triển vượt bậc.
3. Ngành hóa chất bao gồm lĩnh vực như :
- Hóa chất công nghiệp


Hóa chất đệt nhuộm
Hóa chất xi mạ
Hóa chất thực phẩm
Hóa chất thí nghiệm
Dung môi
Hóa chất nông nghiệp
4. Vai trò:
Đặc điểm của ngành công nghiệp hoá chất là đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất
cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành công nghiệp này có thể khai thác mọi
thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm
và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp... Công nghiệp hoá chất đóng
vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một nước. Đó là một ngành kinh tế
– kỹ thuật chủ lực của đất nước.
5. Ngành CN hóa chất trong tương lai:
a. Nhận thức xã hội:

-

Người ta cáo buộc CNHC tiêu thụ tài nguyên lãng phí đồng thời là thủ phạm chính
gây ra hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Sự thực là CNHC làm gia tăng giá trị của nguồn
tài nguyên và cũng không phải là nguồn chính gây ra phát thải lớn khí nhà kính.
Mặc dù hóa chất có mặt ở khắp nơi nhưng người ta dường như không biết mọi sản
phẩm đều được làm từ hóa chất. Chính vì quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ của
xã hội nên CNHC phải chịu tiếng xấu. đối mặt với các cuộc công kích mạnh mẽ
của các phương tiện truyền thông cũng như các giới bảo hộ môi trường, nếu CNHC
chỉ có những giải pháp phòng thủ, tránh né kiểu như là đổi tên, hoặc loại bỏ những
từ ngữ dính dáng hóa chất trong các nhãn sản phẩm của mình là hạ sách. Chúng tôi
cho rằng cần phải chủ động cải thiện nhận thức xã hội về vai trò của CNHC, lấy lại
thanh danh cho mình. Sau đây là một vài ý kiến đề nghị về vấn đề này.
b. Đổi mới:
Đổi mới là giải pháp chiến lược quan trọng cho tăng trưởng và phát triển. Việc triển
khai các quá trình đổi mới tại Anh ở cấp độ quốc gia trong lĩnh vực CNHC trong
những năm qua đạt được thành công rực rỡ. Quản lý về mặt nhà nước chương trình
này là do một cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại đảm nhiệm với
việc quản lý một quỹ đặc biệt, hỗ trợ trực tiếp cho các dự án phát triển công nghệ
sử dụng nguồn nguyên liệu hòa hợp. Nếu các công ty trong CNHC biết tận dụng cơ


hội đầu tư đúng mức vào các dự án phát triển R&D trên cơ sở phát triển công nghệ
sạch, thì họ sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như ở nước
ngoài của mình.
6. Các sản phẩm tương lai:
Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy đổi mới trong CNHC làm tăng giá trị hầu hết các
sản phẩm của nền kinh tế có liên quan đến hóa chất: từ con chíp điện tử làm từ
silicon, các loại sơn, phụ tùng xe hơi hay các chất tẩy rửa...Tác động của việc sử
dụng nguyên liệu hòa hợp đến CNHC cũng sẽ tác động đến cả các ngành công

nghiệp khác: công nghiệp sản xuất xe hơi, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp
xây dựng... Các công nghệ mới sẽ làm ra các sản phẩm mới có tính năng cao. Ngay
bây giờ chúng ta đã thấy chúng bước đầu xuất hiện như: các sản phẩm làm từ vật
liệu composit bền, nhẹ; các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ rất ít điện, nhiên liệu; các loại
dược phẩm đặc trị, v.v...
Xu hướng chủ đạo trong tương lai là: sản phẩm phải ít độc hại hơn, bền hơn, nhẹ
hơn, tốt hơn.
7. Cơ hội đầu tư vào ngành CN hóa chất:
Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang vươn mình lớn mạnh với tỉ lệ tăng
trưởng mỗi năm 12%, trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và được
ưu tiên để đáp ứng các nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế nói
chung. Sản xuất chất tẩy rửa và mỹ phẩm đang được mở rộng nhanh chóng ở Việt
Nam. Những công ty Việt Nam như NET, LIX, Daso và các liên doanh cũng như
các công ty với 100% vốn nước ngoài chẳng hạn Lever Việt Nam, P&G cung đã
mang lại cho người tiêu dùng các sản phẩm mới chất lượng và mẫu mã đẹp. Việc
sản xuất sơn và các sản phẩm cao su cũng tăng là kết quả của các công ty như Đông
Á, Đồng Nai và Casumina.
Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành
công nghiệp khác. Theo Nghị quyết 207/2005/QD-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt kế
hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2010 và phát triển tận 2020. Theo quyết định
này, ngành công nghiệp hóa chất được xem là một trong những ngành then chốt và
được ưu tiên. Vì thế, tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tập trung vào toàn
diện ngành hóa chất, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông
dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa


dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dượng và hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội
địa và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và cả thế giới.
Thêm vào đó, kế hoạch đã khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại cho sản
phẩm hóa chất chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và giảm thiểu các tác động bất

lợi của việc sản xuất hóa chất lên môi trường. Ngoài ra, kế hoạch phát triển cũng
phải đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.


Trả lời câu hỏi phản biện:
1. Nhóm bạn nghĩ thế nào về vấn đề sử dụng hóa chất trong việc sản xuất và
bảo quản thực phẩm.
2. Hiện nay vấn đề thực phẩm bẩn đang vô cùng đáng báo động, nhóm bạn có
suy nghĩ và ý tưởng gì để góp phần đẩy lùi tình trạng này.
3. Hãy cho biết các biện pháp bảo quản thực phẩm an toàn trong gia đình.
4. Như nhóm bạn đã nói: CNHC là nghành kinh tế - kỹ thuật chủ lực của đất
nước. Vậy hãy cho biết hiện nay nghành công ngiệp hóa chất của Việt Nam
đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu sử dụng trong nội địa.
5. Trong tương lai Việt Nam sẽ tập trung đầu tư vào các nhóm nghành hóa chất
nào ?
Trả lời:

Câu 1:
Sử dụng các loại hóa chất phù hợp với liều lượng cho phép sẽ góp phần ngăn
ngừa, tăng khả năng chống chọi với dịch bệnh hoặc động vật gây hại. Nhưng khi
sử dụng với các hóa chất 1 cách bừa bãi, các hóa chất cấm vì mục đích thương
mại sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm , gây tổn hại đến người tiêu dùng.
Câu 2. suy nghĩ và ý tưởng
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân các loại bệnh đáng sợ nhất là ung thư.
ra nó khiến mất uy tín của ẩm thực Việt Nam ….
 Trước tiên mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái

Ngoài



 Đề cao cảnh giác tố cáo các cơ sở cá nhân kinh doanh buôn bán thực phẩm
bẩn
 Không sử dụng các hóa chất độc hại như salbutamol, vàng ô vào chế biến
bảo quản thực phẩm.
 Vận động tuyên truyền bên cạnh các chế tài cần thiết của nhà nước
 Bảo quản thực phẩm trong gia đình hợp lí
 Tự trồng rau sạch để sử dụng

Câu 3. bảo quản thực phẩm an toàn trong gia đình.
 Chọn thực phẩm tươi sạch
 Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
 Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
 Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ


Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong



Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

 Giữ vệ sinh cá nhân tốt


Sử dụng nước sạch trong ăn uống

 Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn
vệ sinh
 Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống
sạch sẽ



Câu 5:
Theo “quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm
2020, có tính đến năm 2030” có 10 nhóm sản phẩm tập trung đầu tư bao
gồm: phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hóa dầu; hóa chất cơ bản; điện hóa
học; khí công nghiệp; cao su; chất tẩy rửa; sơn và mực in; hóa dược. Theo
quyết định này, ngành công nghiệp hóa chất được xem là một trong những
ngành then chốt và được ưu tiên. Vì thế, tất cả các nguồn lực trong và ngoài
nước sẽ tập trung vào toàn diện ngành hóa chất, bao gồm các lĩnh vực chủ
yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao
gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dược và
hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và yêu cầu hội nhập kinh tế
khu vực và cả thế giới.



×