Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghiên cứu về kế toán Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.25 KB, 18 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
Chủ đề: Phân tích đặc điểm và quá trình hòa hợp
hội tụ của hệ thống kế toán Úc

Môn: Kế toán quốc tế
Nhóm 7


2

MỤC LỤC:
I.

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÚC:
1. Khái quát về Hệ thống kế toán Úc
2. Hiệp hội kế toán CPA Australia

II.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC GIA:
1. Nhân tố Kinh tế:
1.1: Thị trường vốn
1.2: Hệ thống báo cáo tài chính
1.3: Quy mô, cấu trúc doanh nghiệp
1.4: Mức lạm phát
1.5: Mức độ phát triển kinh tế


2. Nhân tố Chính trị:

2.1: Hệ thống pháp lý
2.2: Sự phụ thuộc chính trị
2.3: Áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật trong kế toán
3. Văn hóa – Xã hội:

3.1: Đặc điểm văn hóa
3.2: Sự chấp nhận rủi ro, né tránh các vấn đề không chắc chắn (UAV), quan
điểm định hướng lâu dài (LTO)
III.

QUÁ TRÌNH HÒA HỢP VÀ HỘI TỤ CỦA KẾ TOÁN ÚC VÀ KẾ TOÁN QUỐC
TẾ
1. Thực tiễn hòa hợp và hội tụ - So sánh chuẩn mực kế toán của Úc và quốc tế
2. Vai trò của quốc gia và các tổ chức đa quốc gia

IV.

LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thách thức đặt ra
2. Bài học kinh nghiệm

V.

KẾT LUẬN:
I.
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÚC
1. Khái quát Hệ thống kế toán Úc:


Úc hay Australia (tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (tiếng Anh: Commonwealth
of Australia) là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.
Đây là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích trên thế giới nhưng lại có nền kinh tế tương đối
phát triển.Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm 1606, sau đó


3

Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Úc vào năm. Dưới sự thống trị
của Anh Quốc, kế toán Úc ra đời.
Vì là thuộc địa của Anh, nền kinh tế cũng như hệ thống kế toán Úc chịu nhiều ảnh
hưởng từ Anh. Hơn nữa, việc ra đời khá muộn, khi nền kinh tế thế giới phát triển nhanh,
hình thành các cường quốc lớn mạnh, cũng tác động nhiều tới hệ thống chuẩn mực kế
toán Úc. Năm 1880, Hiệp hội kế toán Anh và xứ Wales đó quy tụ được tất cả các tổ chức
kế toán trong nước với số thành viên ban đầu là 587 người và sau đó kết nạp thêm 606
người có kinh nghiệm khác. Tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ để được gia nhập Hiệp hội
được ban hành và các thành viên Hiệp hội bắt đầu sử dụng danh hiệu kế toán viên chuyên
nghiệp khi hành nghề.
 Như vậy, có thể thấy, đến cuối thế kỷ 19, hệ thống kế toán Anh đã phát triển thành một
nghề mang tính hội hóa và chuyên nghiệp hoá. Đây cũng là bước đệm cho sự phát triển
của kế toán Úc tiến bộ và hoàn thiện hơn.
2. Hiệp hội kế toán CPA Australia:

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành kế toán nói
riêng, kế toán Australia cũng đã có những bước chuyển mình để mau chóng hòa nhịp với
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Australia cũng đã xuất hiện những hiệp hội kế toán nối
tiếng như CPA Australia, các tổ chức nghề nghiệp khác như ICAA và NIA, cùng một số tổ
chức kế toán lớn nhỏ trong nước.
Hiệp hội kế toán lớn nhất nước Úc đó là CPA Australia.



Là hiệp hội kế toán đứng vào hàng thứ bảy trên thế, được các doanh nghiệp và các tổ

chức tài chính kế toán toàn cầu công nhận và tôn vinh.
• Thành lập từ năm 1886, có một lịch sử lâu đời và đáng kiêu hãnh về những thành tựu
xuất sắc trong sự nghiệp phục vụ lợi ích công và lợi ích cộng đồng.
• Các loại hình dịch vụ chủ yếu của CPA Australia bao gồm giáo dục, đào tạo, giúp đỡ
và hỗ trợ kỹ thuật, gắn liền với những yêu cầu nghiêm ngặt về khả năng chuyên môn
và các tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức nghề nghiệp.
II.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC GIA


4

Hệ thống kế toán bị ảnh hưởng bởi môi trường mà nó hoạt động, trong đó có các yếu tố
về lịch sử, kinh tế, văn hoá-xã hội, thể chế, và các yếu tố phi kế toán khác.
1. Nhân tố Kinh tế

1.1 Thị trường vốn
Mặc dù có các hệ thống tài chính cơ bản khác nhau, trong trường hợp này "thị trường
vốn" bao gồm cả mức độ phát triển của các công cụ tài chính và mức độ toàn cầu hóa của
một thị trường vốn nhất định.
Úc có thị trường vốn sôi động, chuyên nghiệp và được kiểm soát chặt chẽ ngày
càng mở rộng cho các công ty phát hành nước ngoài. Úc đứng thứ 5 trong số các hệ
thống tài chính và thị trường vốn hàng đầu thế giới trong Báo cáo Phát triển Tài chính
2012 được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
 Số liệu gần đây của Ủy ban Thương mại Úc cho thấy các thị trường vốn của Úc là:
 TTCK lớn thứ ba ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 9 trên toàn cầu

 bao gồm ngành công nghiệp hưu bổng lớn nhất thứ tư (hưu trí) trên thế giới.
 thị trường vốn vay nợ lớn thứ 3 ở Châu Á Thái Bình Dương
Tất cả các đơn vị niêm yết trên thị trường vốn phải lập và nộp báo cáo tài chính hàng
năm được kiểm toán và một báo cáo tài chính nửa năm được kiểm toán hoặc kiểm toán,
tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Úc (dựa trên các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc
tế). Các đơn vị niêm yết cũng phải mô tả chi tiết các hoạt động quản trị doanh nghiệp
trong báo cáo thường niên.
Ngoài ra, các đơn vị niêm yết và các đơn vị chịu trách nhiệm của các chương trình đầu
tư được quản lý được liệt kê phải tuân thủ các yêu cầu công bố liên tục của Đạo luật Tổng
công ty và Quy tắc Danh mục ASX (được tạo ra thông qua việc sáp nhập của Sở Giao
dịch Chứng khoán Úc và Sở Giao dịch Tương lai Sydney) và phải tiết lộ bất cứ thông tin
nào liên quan đến chính nó một cách hợp lý.
1.2: Hệ thống báo cáo tài chính
Trong một bối cảnh như vậy, một thị trường vốn thông qua các thuộc tính của nó sẽ ảnh
hưởng đến hệ thống báo cáo tài chính.AASB đã áp dụng các mức chuẩn mực kế toán Úc


5

thiết lập một khuôn khổ báo cáo khác biệt bao gồm hai mức yêu cầu báo cáo để chuẩn bị
các báo cáo tài chính chung:
(a) Cấp 1: Các Chuẩn mực Kế toán Úc;
(b) Cấp 2: Các Chuẩn mực Kế toán Úc - Yêu cầu Tiết lộ Giảm.
Yêu cầu Cấp 1 kết hợp các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), bao gồm
Giải thích do Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành, bổ sung các đoạn văn về
tính khả dụng của mỗi Tiêu chuẩn trong môi trường Úc. Các trách nhiệm giải trình công
khai (được định nghĩa trong AASB 1053) bắt buộc phải áp dụng các yêu cầu Cấp 1, và do
đó phải tuân thủ IFRSs. Hơn nữa, các tổ chức phi lợi nhuận tư nhân khác đáp ứng các yêu
cầu Cấp 1 sẽ đồng thời tuân thủ IFRSs. Một số đơn vị khác tuân thủ yêu cầu Cấp 1 cũng
sẽ đồng thời tuân thủ IFRSs.Yêu cầu Cấp 2 bao gồm yêu cầu công nhận, đo lường và

trình bày của Mức 1 nhưng giảm đáng kể yêu cầu tiết lộ so với Cấp 1.
Các Chuẩn mực Kế toán Úc cũng bao gồm các yêu cầu cụ thể cho các đơn vị ở Úc.
Những yêu cầu này có thể được đặt trong Tiêu chuẩn Kế toán Úc có kết hợp IFRSs hoặc
trong các Chuẩn mực Kế toán Úc khác. Trong hầu hết các trường hợp, các yêu cầu này
được giới hạn trong các lĩnh vực phi lợi nhuận hoặc công cộng hoặc bao gồm các tiết lộ
bổ sung giải quyết các vấn đề trong nước, quy định hoặc các vấn đề khác. Những yêu cầu
này không ngăn cản các tổ chức tư nhân có trách nhiệm giải trình công khai tuân thủ
IFRSs. Trong việc phát triển các yêu cầu đối với các đơn vị thuộc khu vực công, AASB
xem xét các yêu cầu của Tiêu chuẩn Kế toán Công cộng Quốc tế (IPSAS) do Ban Tiêu
chuẩn Kế toán Công Quốc (IPSASB) của Liên đoàn Kế toán Quốc tế ban hành.
 Từ năm 2002, AASB đã thực hiện định hướng chiến lược chung từ Hội đồng Báo cáo
Tài chính Úc (FRC) để thông qua các tiêu chuẩn của IASB cho các kỳ báo cáo tài chính
bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 hoặc sau đó. Tháng 7/2004, AASB đã ban hành một
số Các tiêu chuẩn áp dụng từ năm 2005, bao gồm:
• Các Chuẩn mực Kế toán Úc có kết hợp Tiêu chuẩn IASB
• Các tiêu chuẩn khác hỗ trợChuẩn mực Kế toán Úc có kết hợp Tiêu chuẩn IASB
• Các tiêu chuẩn AASB khác áp dụng cho một số loại thực thể nhất định
1.3 Quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp, thương mại


6

Hệ thống kế toán của các nước phát triển với các hình thức kinh doanh phức tạp
sẽ khác với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển.Theo đó, kế toán và báo
cáo tài chính sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều hơn là ở các nước kém phát triển và đang
phát triển.Quy mô và tính phức tạp của các doanh nghiệp kinh doanh sẽ tạo ra các hệ
thống kế toán ở các quốc gia là khác nhau.
Úc là một nước phát triển trên thế giới,các doanh nghiệp được cung cấp vốn chủ yếu
qua thị trường trường khoán,quy định về thuế và kế toán là khác nhau,các BCTC được
công khai,minh bạch, kịp thời,phức tạp và có giá trị.Hệ thống kế toán đã có sự hướng đến

chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.4.Mức lạm phát
Lạm phát cũng được xem là một nhân tố trong môi trường kinh doanh tác động đến hệ
thống kế toán quốc gia.Nền kinh tế có mức lạm phát cao, dẫn đến sự khác biệt về kế
toán.Tại Úc ,mức lạm phát không cao, ảnh hưởng không đáng kể, tuy nhiên kế toán vẫn
cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính để phản ánh đúng về giá trị tài sản và thu nhập công
ty .
 Ví dụ: Cục Số liệu Thống kê Australia (ABS) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước
đo chính để đánh giá lạm phát, trong quý 1/2015 đã tăng nhẹ, tăng 0,2% khiến tỷ lệ lạm
phát hàng năm ở mức 1,3%, thấp hơn so với mục tiêu của RBA là 2-3%.Ngoài ra, giá dầu
mỏ toàn cầu đã hạ xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua do lượng cung quá nhiều khiến
giá xăng địa phương thấp hơn 1 AUD/lít tại một số khu vực. Cũng theo ABS, giá nhiên
liệu giảm 12,2% trong tháng 3 còn giá hoa quả giảm 8%.Thâm hụt ngân sách ước tính là
37,1 tỷ AUD (khoảng 28,1 tỷ USD), tương đương 2,2% GDP và dự kiến giảm xuống còn
26,1 tỷ AUD vào năm tài chính 2017-2018 và 15,4 tỷ AUD trong năm tài chính tiếp theo.
Chính vì thế mục tiêu bảo toàn vốn luôn rất quan trọng, báo cáo tài chính của công ty
luôn được điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của việc biến đổi giá cả đến giá trị tài
sản và thu nhập của công ty.
1.5 Mức độ phát triển kinh tế


7

Ảnh hưởng của mức độ phát triển kinh tế trên một hệ thống kế toán nước Úc cũng là
điều hiển nhiên trong một số yếu tố ảnh hưởng được mô tả ở trên.Sự phát triển của một
hệ thống kế toán được điều tiết bởi sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
 So với các nước G7 tổng thể nền kinh tế Úc là tương đối nhỏ.Tuy nhiên trên cơ sở tính
trên đầu người, GDP của nước này thậm chí còn cao hơn cả Anh, Đức và cả Hoa
Kỳ.Trong 15 năm qua, nền kinh tế Úc đã tăng trưởng trung bình 3.6%/năm cao hơn so với
mức 2.5% của thế giới. Nền kinh tế Úc được đánh giá cao dịch vụ theo định hướng với

hơn 70% GDP đến từ các ngành công nghiệp như tài chính, giáo dục và du lịch.
Từ đó ta thấy được rằng thị trường chứng khoán có mặt và hoạt động hiệu quả cùng với
công tác quản lý được phát triển cao về việc áp dụng kỹ thuật phức tạp, công cụ và thủ
tục ra quyết định. Úc và các nước phát triển về nội dung và hình thức báo cáo tài
chính,Kỳ kế toán và cách thức xác định doanh thu và chi phí được dễ dàng hơn.Phát triển
cả hệ thống kế toán cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó, và như vậy hành động phụ
thuộc lẫn nhau sẽ giúp cải thiện một hệ thống kế toán và môi trường có liên quan  khẳng
định sự khác biệt giữa các nền kinh tế đang phát triển, ổn định hoặc chậm trễ, và các hoàn
cảnh chính trị và kinh tế khác nhau.
2. Môi trường chính trị

2.1 Hệ thống pháp lý
Được coi là một sự tiếp nối của ảnh hưởng của các hệ thống chính trị và pháp luật từ
nước Anh – theo chế độ Thông Luật ( từ năm 1066), nước Úc cũng áp dụng hệ thống
pháp lý dựa trên Thông Luật. Do đó ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước
ban hành, gần như trong hệ thống pháp luật của họ không đưa ra những chi tiết cụ thể
trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, nó tập trung tính minh bạch và kịp thời, cũng
như nhu cầu thông tin và bảo vệ nhà đầu tư.Ngược lại thì các nước theo hệ thống Dân luật
như Pháp, Ý , Đức.. tuân thủ tỉ mỉ, chi tiết các đạo luật quốc gia.
2.2 Sự phụ thuộc vào chính trị
Hệ thống chính trị được phản ánh qua ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền văn hoá khác
trên một số quốc gia bởi vị trí kinh tế,mức độ phát triển hoặc tình trạng thực dân trước
đây của họ.


8

Trên thực tế, hệ thống kế toán của hầu hết các thuộc địa của Anh có nguồn gốc từ mô
hình kế toán Anh (Úc, New Zealand, Malaysia, Pakistan, Ấn Độ và Nam Phi).Các hệ
thống kế toán Úc trước đó gần với Anh bởi quá khứ thuộc địa nhưng ngày càng bị cô

lập do gia tăng thương mại với các nước Mỹ Australia và Đông Nam Á .
2.3 Áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật trong kế toán

Chương trình cải cách kinh doanh, kiểm tra chất lượng tỷ lệ và tác động của các tiêu
chuẩn kế toán được thực hiện theo Luật Tổng công ty năm 1989 . Nó thấy rằng các tiêu
chuẩn kế toán và hướng dẫn liên quan của Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Úc (AASB) có
một tác động vượt ra ngoài các thực thể mà chúng được áp đặt.Các bên liên quan bị ảnh
hưởng bởi các tiêu chuẩn kế toán - hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp - bao gồm cổ đông, cổ
đông tiềm năng, chủ nợ vàchính quyền.Mặc dù đánh giá định lượng chính xác về chi phí
và lợi ích của các tiêu chuẩn kế toán là khó khăn, nhưng đã đánh giá được về những tác
động có thể của các tiêu chuẩn đó đối với các bộ phận khác nhau của cộng đồng.
Luật về các Văn bản pháp luật năm 1996 đã giúp khắc phục những thiếu sót này bằng
cách yêu cầu các công cụ lập pháp trong tương lai ảnh hưởng đến kinh doanh - bao gồm:
Các tiêu chuẩn kế toán - phải tuân thủ "đề xuất về văn bản pháp luật". Điều này sẽ đòi hỏi
phải kiểm tra các chi phí và lợi ích của kế toán đề xuất, cùng với việc đánh giá hiệu quả
của các chất thay thế đối với quy định.
Những hướng dẫn chính thức này sẽ giúp AASB xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng
cao cần thiết để cải thiện luồng thông tin trong nền kinh tế.ORR (Văn phòng điều tra) sẽ
hỗ trợ chuẩn bị các văn bản pháp luật, phù hợp với vai trò của nó trong việc thúc đẩy thực
tiễn tốt nhất trong cải cách.
3. Văn hóa – Xã hội
3.1 Nền văn hóa
Ngoài việc biết hệ thống pháp lý, chính trị hay tài chính của một quốc gia, cũng cần
phải biết đôi điều về văn hoá để hiểu rõ hơn về đất nước.Ngay cả khi xem các báo cáo tài
chính có thể hiểu được về ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ hoặc các nguyên tắc kế toán áp
dụng.Có thể nói, văn hoá có thể được xem như một yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến những
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hơn, chẳng hạn như thị trường vốn hoặc tài chính.


9


 Úc là đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng với dân cư đến từ khắp nơi trên thế
giới.Tiếng Anh là ngôn ngữ chính và mọi người đều được khuyến khích nói và hiểu tiếng
Anh bởi vì đây là ngôn ngữ giúp kết nối mọi người với nhau.
Úc là một trong những nước an toàn nhất thế giới với tỉ lệ tội phạm rất thấp.Người Úc
được biết đến với tính cách khá thoải mái và dễ chịu, lúc đầu họ có thể hơi xa lạ, nhưng
bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự chân thành và dễ kết bạn từ họ.
Úc sử dụng ngôn ngữ phổ thông trên thế giới, chính những điều này tạo điều kiện thuận
lợi thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư, đồng thời họ dễ dàng, không
phải mất thời gian đểhiểu ngôn ngữ và phong tục tập quán nước này.Vì tính cách và lối
sống sẽ ảnh hưởng 1 phần tới phong cách kế toán tại đây.
3.2 Sự chấp nhận rủi ro, né tránh các vấn đề không chắc chắn (UAV), quan điểm định
hướng lâu dài (LTO)
Yếu tố văn hóa này thể hiện đối với một quốc gia có dám thay đổi một hệ thống kế toán
đã cũ hay tiếp nhận cái mới tốt đẹp hơn và dám chấp nhận rủi ro để tìm ra sự phù hợp.Úc
là một trong các thành viên sáng lập Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASC) và
là thành viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thiết lập các Chuẩn mực kế toán quốc
tế. Điều này là do các chuyên gia hàng đầu trong thiết lập các chuẩn mực được phát triển
tại Úc và những nỗ lực đóng góp của các cơ quan kế toán Úc trong các diễn đàn quốc tế.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Úc trở thành một trong những nước đầu tiên áp dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Các CMKT Úc được phát triển ban đầu bởi các cơ quan kế toán chuyên nghiệp, và có
thể được thi hành dưới dạng các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (codes of ethics). Hội
đồng chuẩn mực kế toán Úc (AASB) AASB là một cơ quan của Chính phủ Úc, chịu trách
nhiệm trong việc phát triển và duy trì các chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng cho các tổ
chức trong nền kinh tế Úc.Bên cạnh đó, AASB cũng đóng góp vào sự phát triển của hệ
thống chuẩn mực báo cáo tài chính trên thế giới.
III.

QUÁ TRÌNH HÒA HỢP VÀ HỘI TỤ CỦA KẾ TOÁN ÚC VÀ KẾ TOÁN


QUỐC TẾ
1. Thực tiễn hòa hợp và hội tụ - So sánh một vài chuẩn mực kế toán của Úc và
quốc tế


10

Thực tế hội tụ kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa đang
xảy ra mạnh mẽ. Để các thong tin kế toán có giá trị so sánh trên phạm vi toàn cầu, để các
tổ chức đến từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế rộng lớn đòi
hỏi các quốc gia phải từng bước sử dụng một ngôn ngữ kế toán chung.
Tuy nhiên hội tụ kế toán quốc tế vẫn còn là một quá trình lâu dài và đầy thử thách, bởi
các quốc gia khác nhau sẽ có những khác biệt về môi trường pháp lý, kinh doanh, chính
trị, văn hóa; từ đó sẽ có những phương pháp tiếp cận khác nhau. Bader đã đưa ra hai hình
thức hội tụ với chuẩn mực kế báo cáo tài chính quốc tế.một là tiệm cận, tức chuyển dần hệ
thống chuẩn mực quốc gia sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. còn cách thứ hai là
áp dụng toàn bộ thong qua một sự phê duyệt. tứclà một vài khác biệt có thẻ được thực
hiện để có thể áp dụng thực tế phù hợp với môi trường quốc gia. Úc và một số quốc
giatrong lien minh châu Âu EU sẽ chọn cách số hai.
 So sánh chuẩn mực kế toán Úc với chuẩn mực kế toán quốc tế
Sau khi IAS/IFRS ra đời, Úc là nước thứ hai chính thức chuyển sang áp dụng IAS/IFRS
từ ngày 01/01/2005 sau Mỹ. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán của Úc (Australian
Accounting Standards Board - AASB) đã xem xét việc áp dụng IAS/IFRS với quốc gia
này. Theo đó, chuẩn mực kế toán Úc đã có sự chỉnh sửa cho tương thích với môi trường
pháp lý và những đặc điểm riêng biệt. Chuẩn mực kế toán Úc không đơn thuần là
IAS/IFRS mà bản chất đã có sự thay đổi theo hình thức A-IAS/IFRS (IAS/IFRS đã được
chuyển đổi theo Úc). Sự điều chỉnh của A-IAS/IFRS bao gồm những thay đổi trong việc
lựa chọn được ban hành theo IAS/IFRS và bổ sung những hướng dẫn và thay đổi một số
thuật ngữ khác so với IAS/IFRS.

Trong khi IAS/IFRS chia thành 17 IFRS và 41 IAS thì AASB của Úc lại bao gồm 1059
AASB và các thông tư sửa đổi bổ sung theo các năm.Nhìn chung, chuẩn mực kế toán của
Úc AASB dựa trên IAS/IFRS là chủ yếu nên không có nhiều sự thay đổi về mặt nguyên
tắc nhưng được chỉnh sửa về nội dung để phù hợp hơn với tình hình tài chính của Úc.
Một số ví dụ cụ thể về so sánh AASB và IAS/IFRS:
 Khi Úc áp dụng IFRS lần đầu năm 2005, AASB đã thực hiện một số thay đổi bao gồm

loại bỏ các tùy chọn chính sách kế toán và bổ sung các thuyết minh. Cụ thể, AASB


11

ban đầu loại bỏ cách tiếp cận ‘hành lang’ để tính toán lợi ích và thiệt hại bảo hiểm trên
khoản trợ cấp thôi việc, sau đó loại bỏ tất cả các tùy chọn IFRS. Úc có hai cấp (tier)
yêu cầu báo cáo để chuẩn bị các báo cáo tài chính cho mục đích chung:
 Tier 1: Các chuẩn mực kế toán Úc
 Tier 2: Các chuẩn mực kế toán Úc – Yêu cầu trình bày giản lược (RDR)
IFRS chính là Tier 1 của chuẩn mực kế toán Úc với các đoạn bổ sung trên khả năng áp
dụng của mỗi chuẩn mực trong môi trường Úc. Các báo cáo tài chính phù hợp với Tier 1
cũng chính là phù hợp với IFRS.Tier 2 bao gồm việc ghi nhận, đo lường và trình bày các
yêu cầu của Tier 1 (mà cũng là sự ghi nhận, đo lường và trình bày các yêu cầu của IFRS)
và giảm đáng kể các thuyết minh tương ứng với những yêu cầu này.
 Phương pháp xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát: Theo quy định IFRS 03, lợi

ích cổ đông không kiểm soát được xác định dựa trên giá trị hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh
tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con. Nhưng theo quy định chuẩn mực
kế toán Úc, lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định dựa trên giá trị hợp lý và
tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con, có phân bổ lợi thế
thương mại.
 So sánh AASB 140: tài sản đầu tư (investment property) và IAS 40:

 Đều ghi nhận một tài sản là tài sản đầu tư khi và chỉ khi tài sản có thể đem lại lợi

ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản được xác định một cách tin cậy.
 AASB 140 nhấn mạnh: Tài sản đầu tư được tính ban đầu theo giá trị của tài sản.
Chi phí giao dịch sẽ được bao gồm trong ghi nhận ban đầu.
 AASB 140 qui định cụ thể về chuyển giao tài sản đầu tư: sự chuyển giao tài sản đầu

tư được thực hiện khi và chỉ khi có sự thay đổi trong sở hữu, được chứng minh





bằng việc:
Bắt đầu sở hữu, chuyển giao từ tài sản đầu tư sang CSH bất động sản đầu tư;
Bắt đầu phát triển để bán, chuyển từ tài sản đầu tư sang hàng tồn kho;
Kết thúc sự sở hữu, chuyển từ tài sản sở hữu sang đầu tư bất động sản;
Bắt đầu thuê hoạt động cho bên khác, chuyển từ hàng tồn kho sang tài sản đầu tư.

 So sánh AASB 133 và IAS 33: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (earning per share)
 AASB 133 và IAS 33 đều nói rằng thu nhập là lãi hoặc lỗ do người sở hữu cổ phần

phổ thông của công ty mẹ thu được từ:
• Lợi nhuận hoặc lỗ do hoạt động liên tục do công ty mẹ;
• Lợi nhuận hoặc lỗ thuộc về công ty mẹ


12

 AASB 133 qui định thêm: bất kỳ khoản dư thừa nào của giá trị ghi sổ của cổ phần


ưu đãi trong giá trị của khoản chi trả để thanh toán được tính thêm vào lợi nhuận
hay lỗ thuộc về cổ đông phổ thông của công ty mẹ.
 IAS 33 ghi nhận: số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu
hành trong kỳ là số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành vào đầu kỳ, điều chỉnh theo
số cổ phiếu phổ thông mua lại hoặc phát hành trong kỳ nhân với hệ số trọng số.
AASB 133 ghi nhận: số cổ phần phổ thông là số trung bình của cổ phiếu phổ thông
đang lưu hành trong kỳ.
2. Vai trò của quốc gia và các tổ chức đa quốc gia

Úc là một trong các thành viên sang lập Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế và là thành
viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thiết lập các chuẩn mực được phát triển tại Úc và
những nỗ lực của cơ quan kế toán Úc trong các diễn đàn quốc tế. Đó cũng là điều kiện
thuận lợi để Úc trở thành một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế. Úc đại diện cho các quốc gia sử dụng phương pháp tiếp cận chuẩn mực kế toán
quốc tế theo hướng áp dụng toàn bộ thông qua một sự phê duyệt.
Úc đã có những bước chuẩn bị nhất định cho việc chuyển đổi từ CMKT Úc sang
IAS/IFRS từ năm 2002 và Úc đã chính thức chuyển sang áp dụng IAS/IFRS từ ngày
01.01.2005. Úc là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng IAS/IFRS.Tuy nhiên, Hội
đồng chuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã xem xét việc ban hành IAS/IFRS tại riêng
quốc gia.Theo đó, CMKT Úc đã có sự chỉnh sửa cho tương thích với môi trường pháp lý
và những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với Úc. Chính sự điều chỉnh, bổ sung này dẫn
đến A-IAS/IFRS không nhất quán với IAS/IFRS. Việc áp dụng IAS/IFRS theo phương
cách trung lập A-IAS/IFRS của Úc đã tạo nên nhiều khác biệt không chỉ trong hệ thống
CMKT mà ngay cả các công ty khi áp dụng vào thực tế.Mặc dù Úc chấp nhận toàn bộ các
chuẩn mực theo IAS/IFRS nhưng Úc vẫn có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với
đặc điểm riêng của quốc gia. Việc xây dựng CMKT quốc gia như Úc là một hướng tiếp
cận riêng, thể hiện chính sách trung lập trong việc thực thi CMKT quốc tế.
Đặc biệt là vai trò của CPA - Hiệp hội kế toán lớn nhất nước Úc.CPA Australia là một
trong những tổ chức kế toán lớn nhất thế giới với một lượng thành viên hơn 132 ngàn hội

viên ở hơn 111 quốc gia mang danh hiệu CPA được các doanh nghiệp và các tổ chức tài
chính kế toán toàn cầu công nhận và tôn vinh. Trong các lĩnh vực báo cáo tài chính, thuế


13

và quản lý doanh nghiệp, CPA Australia được coi là người đứng đầu trong những lĩnh vực
này tại Australia và trên thế giới. Dịch vụ lõi của CPA Australia là: giáo dục, đào tạo, hỗ
trợ kỹ thuật và biện hộ.CPA Australia tự hào về tư duy tiên phong, đổi mới – đặc biệt
trong việc áp dụng công nghệ mới để trao đổi kiến thức – và xây dựng các mối quan hệ
hợp tác chiến lược mang lại lợi ích cho hội viên.
IV.
LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thách thức đặt ra:

Có thể thấy, hệ thống kế toán Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố tụ hội từ môi
trường kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa. Theo thời gian, mức độ
chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố đã dần hình thành hệ thống kế toán Việt Nam mang
bản sắc riêng:
 Đối với môi trường pháp lý:



Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kế
toán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính được ban hành bởi Thủ tướng
chính phủ, hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn được BTC ban hành. Các



quy định pháp luật vẫn chi phối nền kinh tế tương đối nhiều.

Tính đồng bộ, gắn kết giữa các chuẩn mực là chưa cao, công tác phối hợp về hội
nhập trong các điều luật chưa tốt. Nhiều vấn đề kế toán chuyên ngành cònchưa

nghiên cứu kĩ, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả các chuẩn mực kế toán.
 Xét ở môi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
• 90% các DN tại Việt Nam là DN vừa và nhỏ, chưa có sự phát triển vượt bậc về quy


mô, việc hiểu biết và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế còn hạn chế.
Việc ra đời và hoạt động khá muộn (năm 1994) so với các nước phát triển trên thế
giới, làm ảnh hưởng tới trình độ và mức sâu sắc, tiến bộ của các chuẩn mực kế toán

Việt nam so với quốc tế.
 Riêng về môi trường văn hóa, sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam
hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chính thống.
• Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, bản
chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế


những vấn đề mang tính xét đoán.
Vấn đề ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng anh tại Việt Nam, còn chưa phát triển. Nhìn
chung, Tiếng anh chưa được sử dụng rộng rãi, gây khó khăn cho một vài đối tượng


14

khi tiếp nhận thông tin kế toán bằng ngôn ngữ này. Trong khi tiếng anh lại là ngôn



ngữ chung của cả thế giới và hầu hết được sử dụng trong kế toán quốc tế.
Thực trạng đào tạo nhân lực kế toán của chúng ta hiện nay nghiêng về mặt đào tạo
theo “Chế độ kế toán”, trang bị kiến thức mang tính chất hình thức mà không phải
hướng tiếp cận theo bản chất. Chương trình đào tạo kế toán còn quá ít việc đào tạo



chuẩn mực kế toán quốc tế, chỉ có một số trường đưa môn học này giảng dạy.
Ngoài ra, Việt Nam thường chậm tiếp thu các tiến bộ mới, và chưa có cách tiếp thu



chọn lọc, dẫn tới sự bất cập trong việc hòa hợp và hội tụ với thế giới.
Việt Nam chưa coi trọng quản lý chuẩn mực kế toán, việc tổ chức nghiên cứu và
phân tích trong quá trình hòa hợp và hội tụ với kế toán quốc tế còn chậm, nhưng
nếu áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Từ những yếu tố trên, có thể thấy hệ thống kế toán Việt Nam mang những đặc điểm cơ
bản: hệ thống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản và
các BCTC; còn chịu ảnh hưởng của các qui định về thuế; hệ thống kế toán liên quan
đến ghi nhận và đo lường đảm bảo tính tuân thủ thể hiện qua việc ghi nhận giá gốc
đối với các tài sản, hạn chế các xét đoán theo giá hợp lý và mức độ trình bày và công
bố thông tin trên BCTC còn hạn chế, bảo thủ. Như vậy, hệ thống kế toán Việt Nam còn
nhiều khó khăn thách thức cần vượt qua để gần hơn với chuẩn mực của quốc tế.
2. Bài học kinh nghiệm:

Từ thực trạng xu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bản trong hệ
thống kế toán Việt Nam, cho thấy khó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế
toán Việt Nam mà cần có sự điều chỉnh phù hợp giống như hệ thống kế toán ÚC đã làm.
Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển nhưng chưa

phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu, nên tiếp cận
theo xu hướng hoàn hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối với các công ty niêm yết.
Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.Từ quá trình hòa hợp của các
quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc:
Thứ nhất, Việt Nam nên lựa chọn mô hình hội tụ kế toán quốc tế từng phần.Với
mô hình này, Việt Nam có khả năng thực hiện được song song 2 hệ thống chuẩn mực:
Chuẩn mực BCTC quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia. Đối với các công ty niêm yết,
các công ty đại chúng, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tổng công ty Nhà nước cần


15

quy định bắt buộc áp dựng chuẩn mực BCTC trong việc lập và trình bày BCTC. Còn đối
với các đối tượng khác, do nghiệp vụ kinh tế tài chính chưa phức tạp, nhu cầu thông tin có
thể so sánh được trên phạm vi quốc tế chưa cao, các yêu cầu về pháp lý, kinh tế, văn hóa,
xã hội và trình độ tiếng Anh còn hạn chế thì đây là lộ trình tương đối phù hợp để Việt
Nam hội nhập quá trình hội tụ kế toán quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình hội tụ kế toán cụ thể. Lộ trình này có
thể được xây dựng, lên hế hoạch một cách cụ thể cho từng giai đoạn, bắt đầu từ việc hoàn
chỉnh chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn bị hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế. Qúa
trình thực hiện hội tụ thường xuyên phải được tổng kết đánh giá những mặt đạt được,
những mặt còn hạn chế để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh tình trạng mất phương
hướng và dẫn đến thất bại như một số quốc gia.
Thứ ba, Việt Nam cần xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các
doanh nghiệp ngoài các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.Đó là nhóm
các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.Nhóm doanh nghiệp này có số lượng các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh ít, bản chất nghiệp vụ đơn giản nên nếu áp dụng cùng bộ
chuẩn mực BCTC quốc tế thì quá phức tạp và không phù hợp.Mặt khác, do điều kiện về
năng lực của kế toán viên của nhóm doanh nghiệp này còn hạn chế nên khả năng vận
dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là hết sức khó khăn.

Thứ tư, Việt Nam cần nâng cao vai trò của các Hiệp Hội ngành nghề kế toán, kiểm
toán.Theo thông lệ quốc tế, việc ban hành các chuẩn mực kế toán được chuyển giao cho
các tổ chức, hội hành nghề kế toán, kiểm toán. Vì thế, trong thời gian tới Việt Nam cần
nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như đóng góp ý kiến
của các kế toán, kiểm toán viên trong việc vận dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế đối với
các doanh nghiệp niêm yết, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng,... và trong
việc ban hành bộ chuẩn mực kế toán quốc gia áp dụng riêng cho các doanh nghiệp còn lại.
Cuối cùng, Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo kế toán.Để có
thể hội nhập với quốc tế về kế toán thì yếu tố đầu tiên mà Việt Nam cần quan tâm đặc biệt
tới chính là nguồn nhân lực kế toán. Một trong những lý do Việt Nam không phù hợp với
các mô hình hội tụ khác chính là hạn chế về năng lực của đội ngũ kế toán viên. Vì vậy,
trong thời gian tới, để Việt Nam có nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu vận dụng chuẩn


16

mực BCTC quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC thì ngay từ bây giờ việc nâng cao
chất lượng đào tạo hơn lúc nào hết cần được quan tâm.
Có thể nói, hội tụ kế toán là quá trình tất yếu của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế
giới.Nó mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong việc thúc đẩy đầu tư và thương mại
quốc tế. Chính vì thế, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đang không ngừng
tìm kiếm các giải pháp nhằm đáp ứng được xu thế hội tụ kế toán trên thế giới. Mặc dù, đã
đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều tồn tại. Do đó, việc xây dựng lộ
trình cũng như hoàn thiện HTKT Việt Nam để hội tụ kế toán thế giới là yêu cầu vô cùng
cấp thiết.
V.

KẾT LUẬN

Thực tế là kế toán như là một khoa học xã hội, có mối liên hệ với môi trường của nó, và

do đó, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng từ môi trường với những điểm tương đồng và sự khác
biệt trong môi trường kinh doanh được thể hiện trong sự tương đồng và sự khác biệt của
hệ thống kế toán. Vì thế để hòa hợp các yếu tố giữa Việt Nam với kế toán Úc nói riêng và
các nước trên thế giới nói chung cần tìm kiếm sự phụ thuộc lẫn nhau, với mục đích giải
thích sự khác biệt trong hệ thống kế toán của các nước. Mức độ chênh lệch về kế toán ở
cấp quốc tế sẽ cũng phụ thuộc vào cường độ của sự không tương đồng giữa các yếu tố có
ảnh hưởng giữa các quốc gia,việc hài hòa hoá kế toán quốc tế tiếp tục là một vấn đề trực
tiếpcó những lợi thế cũng có những nhược điểm thường xuyên chỉ ra, nó là cần thiết để
xem xét và nghiên cứu sâu sắc các yếu tố.
Các nguồn tham khảo:
/>Nguồn : INFLUENTIAL FACTORS OF COUNTRY'S ACCOUNTING SYSTEM
DEVELOPMENT -Ksenija Černe ∗ -UDK 675.012 -Review Pregledni rad
-Mueller,GG, Gernon, H., Meek, G.,: Kế toán: Quan điểm quốc tế, IRWIN, Homewood,
Illinois, 1987, 15;Saudagaran, SM: Kế toán quốc tế: Quan điểm của người dùng, ấn bản
lần 2, Thomson South-Western,Úc
- The International Capital Markets Review - Edition 6 - Ian Paterson


17

- THE REGULATORY IMPACT OF THE AUSTRALIANACCOUNTING
STANDARDS BOARD
- Wikipedia – Australian Accounting Standards Board
/> /> /> /> /> /> />
Danh sách nhóm – Phân công công việc
ST
T
1
2
3

4
5
6

Họ và tên
Ngô Thị Phương
Hà Thu Trang
Nguyễn Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Thanh Dung
Đỗ Thị Thư
Đỗ Thị Lý

MSV

Công việc

Đánh giá

17A4020455
17a4020589
17a4020609
17A4020081
17A4020567
17A4020339

Phần I
Phần II
Phần II
Phần II
Phần III

Phần III

Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt


18

7
8

Trần Mai Linh
Kim Minh Tâm

17a4020320
17a4020500

Phần IV
Phần V

Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt

Chúng em xin cam đoan về sự chân thực và tin cậy của bài viết. Bài làm có sự tham
khảo từ các nguồn trên và trình bày theo khả năng, kiến thức của nhóm, không có sự sao
chép nguyên xi vi phạm yêu cầu cô đề ra. Nếu có, nhóm em xin chịu hoàn toàn trách

nhiệm.



×