Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp phát triển bền vững cây cà phê của huyện cư mgar tỉnh đăk lăk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.8 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1987 Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển đã đưa ra khái niệm:
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu
của họ"
Quan điểm của riêng của bản thân phải phát triển bền vững cây cà phê, vì cây
cà phê là cây truyền thống và trong tương lai vẫn là cây chủ lực của huyện Cư
Mgar; sản phẩm cà phê nhân là sản phẩm đặc thù nằm trong khu vực vùng nguyên
liệu của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; cây cà phê đã giải quyết việc làm cho
người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định thu ngân sách và quyết
định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Phát triển bền vững cây cà phê trồng
trên địa bàn huyện nhằm ổn định diện tích theo quy hoạch, năng suất tăng một cách
hợp lý, chất lượng cà phê bảo đảm tiêu chuẩn và hiệu quả kinh tế của người trồng
cà phê được tăng liên tục trước mắt cũng như lâu dài góp phần xóa đói giảm
nghèo
1.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
1.1.2.2. Sự cần thiết phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.3. Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3. Quản lý Nhà nước trong phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3.1. Nhà nước quản lý kinh tế :Tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt
động kinh doanh; Định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế; Tổ chức; Điều tiết;
Kiểm tra


1.1.3.2. Quản lý Nhà nước phát triển nông nghiệp bền vững
Quản lý Nhà nước ở địa phương cần triển khai các cơ chế chính sách của


Trung ương, hướng dẫn, vận dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của địa phương một cách có hiệu quả nhất; đồng thời phản ảnh thực tiễn ở cơ sở để
cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách
1.2. Phát triển cà phê bền vững
1.2.1. Quan điểm
Theo hiệp ước Liên Hiệp Quốc ký tại Rio De Janeiro vào năm 1992, có ba trụ
cột của phát triển bền vững trong ngành cà phê, đó là: môi trường, xã hội và kinh
tế
Về kinh tế bao gồm phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên, có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm
Về xã hội tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an ninh, nhất
là an ninh nông thôn
Về môi trường cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, áp dụng
kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trường
1.2.2. Các mô hình phát triển bền vững cà phê:4C,UTZ ,RFA,,Fairtrade
1.2.3. Các tiêu chí định hướng sự phát triển bền vững cà phê
Như trên đã nêu có nhiều loại hình cà phê bền vững, nhưng trong những
năm qua trên địa bàn huyện Cư Mgar đã có một số hộ nông dân sử dụng bộ quy
tắc 4C, là bộ quy tắc chung cho cộng đồng Cà phê; đồng thời sử dụng bộ
nguyên tắc UTZ Certified, đảm bảo về qui trình sản xuất và cung ứng bền vững.
Qua đó lựa chọn các tiêu chí định hướng về kinh tế, xã hội, môi trường

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN NĂM 1999 – 2010 CỦA HUYỆN CƯ MGAR

2.1. Vai trò của cây cà phê đối với huyện Cư Mgar
2.2.1. Tổng quan cây cà phê trên địa bàn huyện
Trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp và 23.200 hộ dân trồng cà phê, trong
đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35 %, hộ có quy mô diện tích từ 0,5
đến dưới 1 ha chiếm khoảng 34 % và quy mô diện tích từ 1 đến dưới 2 ha gần 24
% số hộ; còn lại từ 2 ha trở lên chỉ có hơn 7 % số hộ canh tác cà phê. Cho nên có
thể nói sản xuất cà phê huyện Cư Mgar là quy mô nhỏ lẻ, manh mún
Sản phẩm cà phê nhân Robusta của huyện Cư Mgar được chứng nhận đăng bạ
chỉ dẫn địa lý Buôn Ma thuột
2.1.2. Vai trò của cây cà phê trong phát triển kinh tế xã hội của huyện
Huyện Cư Mgar là một trong những vùng tập trung về sản xuất cà phê của
tỉnh Đăk Lăk. Trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện , sản xuất cà phê giữ vị trí
quan trọng ảnh hưởng lớn tới giá trị sản lượng nông nghiệp. Giai đoạn năm 1999 2009, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm bình quân 77%, so với giá trị tổng sản
lượng sản xuất trên địa bàn huyện; giá trị sản xuất cà phê chiếm bình quân 75% so
với giá trị sản xuất nông nghiệp và chiếm bình quân 60 % so với giá trị tổng sản
lượng sản xuất trên địa bàn huyện
2.2. Thực trạng phát triển cây cà phê huyện Cư Mgar năm 1999 – 2010
2.2.1. Quy mô diện tích, năng suất
Do tác động của giá cả thị trường, diện tích cà phê ở huyện Cư Mgar đã gia
tăng với tốc độ nhanh, năm 1999 toàn huyện có 26.786 ha, đến năm 2010, có
34.081 ha, tăng gần 1,3 lần; Năm 1999, sản lượng đạt 40.500 tấn cà phê nhân, năm
2009 đạt 79.633 tấn cà phê nhân năng suất đạt 2,5 tấn/ha tăng gần gấp 2 lần và
chiếm hơn 20% sản lượng cà phê cả tỉnh Đăk Lăk
2.2.2. Người trồng cà phê


Trong sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Cư Mgar, hình thức tổ chức sản
xuất chủ yếu là kinh tế hộ, sự phát triển bền vững trong sản xuất của hộ sẽ ảnh
hưởng tới hiệu quả của ngành này
Kinh tế trang trại trồng cà phê

Trong tổng số diện tích khoảng 1700 ha của hộ trồng cà phê trên 3 ha (chiếm
5% tổng diện tích cà phê toàn huyện) ; đến nay toàn huyện mới có 30 trang trại hộ
trồng cà phê đã được huyện cấp giấy chứng nhận
Về hiệu quả kinh tế của trang trại cà phê : Do quy mô kinh doanh của các
trang trại là khác nhau , nên lợi nhuận bình quân thu được trên môt ha cà phê kinh
doanh của trang trại cũng khác nhau. Nhóm trang trại có quy mô 3-5 ha đạt lợi
nhuận cao nhất 4.806.000 ngàn đồng, điều này cho thấy quy mô càng lớn thì việc
chăm sóc càng được người chủ trang trại chú trọng, sao cho đạt hiệu quả cao nhất
2.2.3. Doanh nghiệp và dịch vụ sản xuất cà phê
Huyện Cư Mgar có 6,5% diện tích, khoảng 2.230 ha cà phê thuộc các doanh
nghiệp, đơn vị quản lý là: công ty cà phê Đrao 425 ha, công ty cà phê Ea Pốc 346
ha, công ty cà phê Ea Tul 337 ha, công ty cà phê 15 của quân đội 688 ha, đơn vị
khác 434 ha. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả, nên hiện nay đã có phương án giao khoán vườn cây cho các
công nhân; doanh nghiệp cung cấp một số dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản
xuất
Các cơ sở dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua cà phê có ở mọi
nơi, từ trung tâm huyện đến các thôn buôn
2.2.4 Phân tích & đánh giá thực trạng quản lý của huyện Cư Mgar đến
phát triển cây cà phê
2.2.4.1. Thành tích
Quy hoạch cây cà phê
Trong giai đoạn năm 2005 – 2010, huyện đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi
diện tích cà phê ở những vị trí không thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác
có hiệu quả hơn trên địa bàn


Giao đất
Đến năm 2009, số lượt hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng
90% số lượt hộ đã đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn

huyện
Khuyến nông và dạy nghề
Từ năm 2005, huyện tập trung cho công tác khuyến nông, trong đó hướng dẫn
người nghèo cách làm ăn là một chương trình mục tiêu trong công tác xoá đói giảm
nghèo
Thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trồng cà phê
Giai đoạn năm 2006 – 2009, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cư Mgar
phối hợp với các xã, thị trấn, các hội, đoàn thể hướng dẫn, xác nhận và cho các tổ
hộ nghèo vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất
Phát triển cơ sở hạ tầng
Đến năm 2010, tất cả các tuyến đường giao thông từ huyện đến xã đã được
nhựa hoá; 100% đường ở trung tâm các xã và 20% đường thôn buôn cũng hoàn
thành nhựa hoá
Chương trình phát triển thủy lợi giai đoạn năm 1999 – 2010, được triển khai
thực hiện đúng tiến độ; nhiều công trình hồ đập đã được xây dựng mới hoặc nâng
cấp với giá trị hàng chục tỷ đồng
Điều tiết phân phối
Giai đoạn năm 1999 - 2009, thu ngân sách trên địa bàn bình quân năm sau
cao hơn năm trước hơn 20%. Năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn gần 131 tỷ
đồng bằng 48% tổng chi ngân sách huyện, năm 2010 ước thu ngân sách trên địa
bàn gần 126 tỷ đồng; trong đó hơn 80% nguồn thu ngân sách huyện từ thuế giá trị
gia tăng kinh doanh mua bán hạt cà phê
Gíao dục, y tế, thông tin
Nông dân trên địa bàn huyện được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ từ tuyến xã
(trạm xá) đến huyện (bệnh viện đa khoa). Trẻ em được tiếp cận giáo dục từ mầm
non đến hết phổ thông; đến nay toàn huyện đã phổ cập trung học cơ sở. Tất cả các


xã của huyện Cư Mgar đã có điểm bưu điện văn hóa xã; mạng viễn thông đã phủ
sóng toàn huyện. Năm 2008, huyện Cư Mgar đã xây dựng được trang Web, thường

xuyên cập nhật các thông tin kinh tế xã hội và một số các văn bản pháp luật, để
mọi người quan tâm, tham khảo
Đăng ký cà phê có chứng nhận
Huyện Cư Mgar bước đầu kết hợp với công ty cà phê ĐăkMan ở Buôn Ma
Thuột, triển khai hội thảo và giúp các hộ trồng cà phê làm quen với việc phát triển
cà phê bền vững thông qua áp dụng quy trình bộ cà phê 4C, trong 2 năm 2008 –
2009, huyện Cư Mgar đã thực hiện cho 1.185 hộ , với diện tích 1.780 ha, sản lượng
5.341 tấn cà phê nhân
2.2.4.2. Hạn chế
Hạn chế của người sản xuất
Diện tích cà phê trồng nhỏ lẻ, phân tán trong các nông hộ. Số lượng hộ có
diện tích cà phê trang trại chỉ chiếm một tỷ lệ thấp
Một số diện tích cà phê, nông dân trồng chưa theo theo quy hoạch và cà phê
xuất khẩu chưa có đăng ký xuất xứ, nguồn gốc. Quy trình trồng, chăm sóc, thu
hoạch cà phê chỉ theo kinh nghiệm, chưa tuân thủ theo quy định
Vì nhiều lý do nên nông dân hái cả quả xanh lẫn quả chín; các hộ kinh doanh
trên địa bàn huyện thu mua cà phê, không lựa chọn, phân loại, cá biệt còn trộn lẫn
tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê xuất khẩu; giá thành sản xuất hạt cà
phê nhân còn cao
Nhiều hộ nông dân thu hoạch cà phê ngày càng sớm so với thời vụ thu hoạch
trái chín, nên mùa thu hái rơi vào thời điểm thời tiết còn mưa
Nông dân thâm canh cao độ, thể hiện ở tình trạng độc canh. Các vườn cà phê
ít có, hay không có cây che bóng, cây trồng xen
Thông qua các lớp phổ biến bảo vệ thực vật, trong đó có hướng dẫn mô hình
về bảo vệ dịch hại tổng hợp, nhiều hộ nông dân được đào tạo về sử dụng hóa chất
an toàn; tuy nhiên vì lợi nhuận và bảo thủ, nên vẫn sử dụng tùy tiện
Các gia đình trồng cà phê có thuê lao động thời vụ, nhất là khâu chăm sóc,
thu hoạch, nhưng phần lớn chỉ hợp đồng miệng, mà chưa có ràng buộc pháp lý bởi



luật pháp quốc gia về độ tuổi, giờ làm việc, điều kiện làm việc, thu nhập, an toàn
lao động
Hình thức sản xuất nông hộ thiếu sự liên kết với nhau như hiện nay là khó
khăn lớn để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu cà phê
Thu nhập của người trồng cà phê chưa ổn định,còn thấp trong chuỗi giá trị gia
tăng của sản phẩm
Hạn chế của quản lý Nhà nước cấp huyện
Kinh tế
Đến nay huyện Cư Mgar chưa có kế hoạch triển khai đề án phát triển cà phê
bền vững cả về kinh tế - xã hội – môi trường
Huyện chưa thể hiện được vai trò trung gian, liên kết, hỗ trợ và đảm bảo
lợi ích hài hoà của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, và nhà
nông
Huyện chưa phối hợp tốt với các ngành chức năng để kiểm tra, thanh tra theo quy
định hàng năm, nên vẫn xảy ra vi phạm pháp luật ở một số hộ, trang trại, doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh cà phê
Huyện Cư Mgar chưa xây dựng riêng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu
doanh nghiệp; hiện nay cà phê nhân xô của huyện Cư Mgar thuộc chỉ dẫn địa lý
của cà phê Buôn Ma Thuột
Trên địa bàn huyện chưa có khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung.
Huyện chưa kêu gọi đầu tư được cơ sở chế biến, cũng như cơ sở cung cấp dịch vụ
tập trung có quy mô vừa và lớn hỗ trợ cho sản xuất cà phê
Xã hội
Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực nông
nghiệp, chưa có nhiều lao động có trình độ chuyên môn. Đến nay huyện chưa có
cơ sở đào tạo nghề cho các hộ nông dân
Việc quản lý các lao động làm thuê theo thời vụ sản xuất cà phê còn bất cập
Môi trường
Việc quản lý lâm nghiệp của huyện còn nhiều yếu kém và “lực bất tòng tâm”



Huyện chưa phổ biến các mô hình thành phong trào sử dụng phân hữu cơ để
cải tạo, nâng độ phì nhiêu của đất
Huyện chưa thực hiện kiên quyết các chế tài nhằm bảo vệ nguồn nước sông
suối, hồ đập, xử lý nước qua chế biến gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm sử
dụng nước tưới.
2.2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Đối với người trồng cà phê
Do đặc điểm tự nhiên và độ cao mặt đất huyện so với mặt nước biển bình
quân từ 500 đến 700 mét, nên huyện Cư Mgar, chủ yếu trồng cà phê vối (Robusta)
và phần lớn diện tích được trồng bằng hạt. Sản phẩm cà phê vối không được thị
trường xuất khẩu ưa chuộng bằng cà phê chè
Trong giai đoạn năm 1994 – 1999, do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao, nên
người trồng cà phê phát triển diện tích một cách ồ ạt, dẫn tới quy hoạch sử dụng
đất bị phá vỡ
Trong điều kiện diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, trái quy luật, sâu bệnh
hại có chiều hướng ngày càng gia tăng cả chủng loại và cấp độ
Giá cả các loại vật tư nông nghiệp, nhiên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp
những năm gần đây thường xuyên tăng đã ảnh hưởng nhiều đến chế độ thâm canh
của người dân
Nhận thức của người trồng cà phê trên địa bàn huyện về phát triển cà phê theo
hướng bền vững, hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái chưa cao
Nhà nông trực tiếp làm ra hạt cà phê, tuy nhiên nhà nông tham gia mối liên
kết “4 nhà”: còn thụ động
Đối với Nhà nước cấp huyện
Năng lực quản lý Nhà nước của huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
thực tế của hội nhập kinh tế quốc tế
Huyện mới có quy hoạch sử dụng đất hàng năm, nhưng còn buông lỏng việc
đôn đốc kiểm tra thực hiện quy hoạch
Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người trồng cà phê đảm bảo

khoa học kỹ thuật, môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa thường


xuyên và triệt để. Các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác khuyến nông
chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất
Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo để đáp ứng cho việc phát triển sản xuất cà phê
như: đường giao thông, công trình thủy lợi, sân phơi, máy móc thiết bị chế biến, hệ
thống kho bảo quản
Mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh
nghiệp chưa rõ ràng, khả năng liên kết kém, ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều
công đoạn
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển cây cà phê của huyện Cư Mgar
3.1.1. Bối cảnh phát triển
Hiện nay Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh
doanh cà phê; về phía tỉnh Đăk Lăk có quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày
17/11/2008, kèm theo đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020; Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 về ban
hành “Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản
phẩm cà phê nhân Robusta”; về phía huyện Cư Mgar có nghị quyết đại hội đảng bộ
huyện Cư Mgar nhiệm kỳ 2010 – 2015; trong đó có kế hoạch xây dựng chương
trình phát triển cà phê bền vững
3.1.2. Mục tiêu chung
Phát triển cà phê bền vững trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, môi
trường và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
3.1.3. Mục tiêu phát triển bền vững cây cà phê đến năm 2015
* Duy trì ổn định 28.000 ha, sản lượng đạt bình quân 96.000 tấn nhân/niên vụ;



80% diện tích cà phê có cây che bóng
* Cơ bản cải tạo xong để có 100% diện tích vườn cây trẻ trong chu kỳ kinh
doanh, với các dòng vô tính chọn lọc, đạt năng suất cao đảm bảo tính ổn định về
sản lượng
* Đào tạo, tập huấn kỹ thuật thâm canh cà phê cho nông dân, số lượng 3.000
người/năm, với trên 80% hộ nông dân sản xuất cà phê được tập huấn kỹ thuật
* Đảm bảo nước tưới chủ động cho 90% diện tích cà phê trong quy hoạch
* Gỉai quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động trực tiếp và 10.000 lao
động gián tiếp
* Triển khai và áp dụng sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng, áp dụng
TCVN 4193:2005 cho khoảng 50% sản lượng cà phê
* Từng bước phổ biến và phát triển hệ thống tiêu thụ cà phê thông qua trung
tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
* Nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho các hộ trồng cà phê
3.1.4. Định hướng phát triển bền vững cây cà phê đến năm 2020
* Tiếp tục đào tạo, tập huấn kỹ thuật thâm canh cà phê cho nông dân, số
lượng 3.000 người/năm, phấn đấu 100% hộ nông dân sản xuất cà phê được tập
huấn kỹ thuật
* Đảm bảo nước tưới chủ động cho 100% diện tích cà phê trong quy hoạch
* Phấn đấu 100% diện tích cà phê có cây che bóng
* Tiếp tục triển khai và áp dụng sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng,
áp dụng TCVN 4193:2005 cho ít nhất 60% sản lượng cà phê
* Đảm bảo thu nhập ổn định bền vững cho các hộ sản xuất cà phê
3.2. Các giải pháp quản lý Nhà nước cấp huyện phát triển bền vững cây
cà phê
3.2.1. Gỉai pháp đối với người trồng cà phê
Cải thiện chất lượng giống
Hiện nay, trên 80% diện tích cà phê ở huyện Cư Mgar được trồng bằng hạt do

nông dân tự chọn lọc. Do đó, cà phê cho năng suất thấp, hạt nhỏ, không đồng đều.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tạo giống vô tính cho


năng suất cao, cỡ hạt to và tính kháng bệnh gỉ sắt
Tăng cường cây che bóng trong vườn càphê
Để xây dựng hệ thống cây che bóng, giải pháp mang tính khả thi là chọn cây
đa tác dụng, vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa che bóng, cho phép khai thác hợp lý
đất đai và không gian, rải vụ thu hoạch
Chấn chỉnh khâu thu hoạch
Tuyệt đối không thu hoạch quả xanh. Việc thu hoạch quả xanh không những
làm giảm chất lượng mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng. Nếu thu
hoạch toàn bộ quả xanh thì sự hao hụt lên đến 20%
Đầu tư cho công đoạn chế biến phơi sấy
Thu hoạch cà phê vào mùa nắng, có thể lợi dụng ánh nắng mặt trời để phơi
sấy
Liên kết
Các hộ nông dân riêng lẻ, manh mún, liên kết hình thành các nhóm hộ, các
câu lạc bộ và các hợp tác xã. Hình thành các hợp tác xã chuyên ngành cà phê, gồm
những người cùng sản xuất ra sản phẩm cà phê
3.2.2. Gỉai pháp đối với Nhà nước
* Tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt động kinh doanh
Trợ giúp pháp lý cho các hộ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, nhằm hạn
chế những thiệt hại gây ra do thiếu hiểu biết về pháp luật; đồng thời có những hình
thức tiếp thị, quảng bá, tuyên truyền rộng rãi các dạng sản phẩm cà phê. Duy trì
phát triển hoạt động của sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Hỗ trợ xây dựng,
quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (trong đó có cà phê huyện Cư Mgar)
Ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, trước hết là phát triển thuỷ lợi
* Định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế
Quy họach các vùng trọng điểm thâm canh cây cà phê, giảm diện tích cà phê,

đến năm 2015 toàn huyện ổn định 28.000 ha cà phê ở những vùng được xác định là
thích hợp về đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới. Khuyến khích các hộ trồng cà phê
ở xã thị trấn đăng ký cà phê đạt tiêu chí 4C và triển khai thực hiện quy chế quản lý,


sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân
Robusta
Quy hoạch trong vùng trồng cà phê phải có hệ đai rừng, cây che bóng, cây
che phủ mặt đất để điều hoà ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế
xói mòn và rửa trôi, giữ nước, cung cấp chất hữu cơ cho vườn cây.
Khuyến khích các hộ kết hợp chăn nuôi và tự sản xuất phân chuồng hay phân
hữu cơ
Hướng dẫn các hộ nông dân cải thiện chất lượng các vườn cà phê theo hướng
: thay những cây cà phê có tình trạng xấu, năng suất thấp và phục hồi, trẻ hoá vườn
cà phê đã bước sang cuối thời kỳ kinh doanh
Lập kế hoạch và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những diện
tích cà phê có độ dốc lớn hơn 150, khoảng 2.500 ha sang những cây trồng khác phù
hợp và hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường
Khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng quy mô sản xuất bằng cách thực hiện
liên kết giữa các hộ hay tích tụ và tập trung sản xuất và không khuyến khích các
mở rộng quy mô bằng con đường tăng thêm diện tích qua khai hoang và chuyển
đổi diện tích cây trồng khác. Tiến tới hình thành những trang trại – doanh nghiệp
sản xuất cà phê theo quy mô lớn
* Tổ chức
Tăng cường mối liên kết 4 nhà: nhà Nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông sản xuất và kinh doanh cà phê, trong đó Nhà nước giữ vai trò trung gian
* Điều tiết
* Thu ngân sách
Trên cơ sở các chính sách và pháp luật, huyện xem xét miễn giảm tiền thuê
đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp,

dịch vụ phục vụ nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng theo luật
quản lý thuế
* Chi ngân sách
Hàng năm ngân sách huyện hỗ trợ cùng với nguồn vốn của ngân hàng chính


sách cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất, trong đó phần lớn là các hộ trồng cà phê
* Kiểm tra
Huyện Cư Mgar phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra việc tuân thủ
luật pháp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cà phê
3.3. Hiệu quả mang lại từ các giải pháp
3.3.1. Kinh tế
Phát huy lợi thế của vùng chuyên canh trồng cà phê và bảo đảm nguồn thu
ngân sách huyện được ổn định theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu một cách bền
vững
Đa dạng hoá cây trồng trong vườn cà phê chẳng những có tác dụng nâng cao
thu nhập cho nông dân từ 15 – 30% so với trồng thuần cà phê, mà còn có tác dụng
cải thiện điều kiện tiểu khí hậu trong vườn cây, nâng cao độ phì nhiêu của đất, hạn
chế hiện tượng xói mòn rửa trôi, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng 24 – 26%
Việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các loại hình cà phê có chứng nhận
đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu
Nông dân sản xuất cà phê tham gia vào các nhóm nông dân liên kết với cùng
mục tiêu, thông qua đó giúp họ tham gia vào hiệp hội cà phê và họ có thể cùng nhau
hoạch định kế hoạch sản xuất, điều tiết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
3.3.2. Xã hội
Kiến thức, ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
người lao động, an toàn trong sản xuất, mối quan tâm về giáo dục, phát triển cộng
đồng đã được nâng cao rõ rệt sau khi nắm bắt các tiêu chí của các tiêu chuẩn
Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, phát huy nguồn lực
lao động tại chỗ, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa nông

thôn với thành thị, giữa miền núi với đồng bằng
3.3.3. Môi trường
Góp phần bảo vệ được tài nguyên đất, nước và sự đa dạng sinh học; hồi phục
được những cảnh quan vốn có của thiên nhiên, làm tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ


của con người, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
KIẾN NGHỊ
1. Phát triển cơ sở hạ tầng các vùng trọng điểm thâm canh
Nhà nước nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho người
trồng cà phê, tạo điều kiện để người dân tự nhận thức trồng cà phê theo quy hoạch
vùng trọng điểm thâm canh. Tập trung đầu tư vốn để phát triển các công trình thuỷ
lợi đầu mối, hệ thống dẫn nước chính, trục giao thông, hệ thống điện, hệ thống
thông tin đến trung tâm của các vùng trọng điểm thâm canh cây cà phê
2. Vốn đầu tư thâm canh
Chính phủ hỗ trợ 100% tiền giống mới và hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng để
phục vụ trồng mới, trồng thay thế cây cà phê theo dự án được duyệt ở những xã
đặc biệt khó khăn, xã nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; Chính phủ dành một
phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn một số chương trình Quốc gia
liên quan để phát triển cơ cở hạ tầng các vùng trọng điểm thâm canh cây cà phê
theo các dự án được duyệt
3. Khuyến nông chuyển giao khoa học công nghệ
Tỉnh ưu tiên dành vốn khuyến nông và vốn khoa học hỗ trợ cho các dự án cà
phê của huyện trọng điểm, tập trung vào các hoạt động phát triển mạng lưới
khuyến nông ở cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất, hỗ trợ giống, lãi suất
tín dụng, tổ chức mô hình trình diễn
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các doanh nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ
cà phê cho nông dân thông qua hợp đồng theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ

5. Phòng ngừa rủi ro
Về tạm trữ khi giá cà phê thế giới xuống thấp, đề xuất hai hình thức: Hỗ trợ
trực tiếp cho nông dân và hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, nhưng đều phải đảm bảo
cho nông dân có lãi từ 30% trở lên. Tiến tới Nhà nước xây dựng quỹ bảo hiểm rủi


ro về giá cà phê cho nông dân
6. Liên kết
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hiệp hội cà phê hoạt động để liên kết
chính quyền địa phương với người sản xuất cà phê, với thị trường và với các khách
hàng nhằm tạo chuỗi giá giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê

KẾT LUẬN
Quan điểm của bản thân, huyện Cư Mgar nói riêng và ngành cà phê nói chung
phải phát triển bền vững cây cà phê, vì cây cà phê là cây truyền thống và trong
tương lai vẫn là cây chủ lực của huyện Cư Mgar; sản phẩm cà phê nhân là sản
phẩm đặc thù nằm trong khu vực vùng nguyên liệu của thương hiệu cà phê Buôn
Ma Thuột; cây cà phê đã giải quyết việc làm cho người nông dân, góp phần xóa
đói giảm nghèo, ổn định thu ngân sách và quyết định phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn. Phát triển bền vững cây cà phê trồng trên địa bàn huyện nhằm ổn định
diện tích theo quy hoạch, năng suất tăng một cách hợp lý, chất lượng cà phê bảo
đảm tiêu chuẩn; hiệu quả kinh tế của người trồng cà phê được tăng liên tục trước
mắt cũng như lâu dài, đi đôi với hiệu quả bền vững về môi trường và hiệu quả bền
vững về mặt xã hội trên địa bàn huyện Cư Mgar nói riêng và các tỉnh Tây nguyên
nói chung



×