Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây cao su tại huyện mường la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



PHẠM QUỐC VIỆT



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CAO SU TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG





HÀ NỘI - 2013
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả


Phạm Quốc Việt






Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Tiến Dũng, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Hệ thống nông nghiệp -
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn, Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài

nguyên Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông; Đội cao su
Phiêng Tìn huyện Mường La đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu. Tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo UBND, các cán bộ
khuyến nông cơ sở và các hộ nông dân các xã Mường Bú, Tạ Bú, Thị trấn Ít
Ong đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu tại
cơ sở. Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ,
động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập nghi
ên cứu.

Tác giả


Phạm Quốc Việt


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xi

U1 MỞ ĐẦU 1
U1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
U1.2 Mục đích và yêu cầu 2
U1.2.1 Mục đích 2
U1.2.2 Yêu cầu 2
U1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
U1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
U1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
U1.4 Giới hạn của đề tài 3
U2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
U2.1 Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sang cây cao su 4
U2.1.1 Lý thuyết về hệ thống 4
U2.1.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 6
U2.2 Cơ sở khoa học về xác định cơ cấu cây trồng 9
U2.2.1 Cơ cấu cây trồng 9
U2.2.2 Những yếu tố chi phối cơ cấu cây trồng 10
U2.3 Tình hình nghiên cứu cao su trên trên thế giới và Việt Nam 30
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv
U2.3.1 Tình hình nghiên cứu cao su trên thế giới 30
U2.3.2 Tình hình nghiên cứu cao su tại Việt Nam 36
U2.4 Tình hình sản suất cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La 42
U2.5 Nghiên cứu về hệ thống cây trồng xen trong vườn cao su 43
U2.5.1 Những lợi ích và bất lợi của trồng xen 43
U2.5.2 Nguyên lý lựa chọn cây trồng xen 43
U2.5.3 Cây trồng xen trong vườn cao su 44
U3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 46
U3.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 46
U3.2 Nội dung nghiên cứu 46
U3.3 Phương pháp nghiên cứu 47
U3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp. 47
U3.3.2 Điều tra trực tiếp các hộ sản xuất cao su 47
U3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng, phát triển của cây cao su mới trồng 47
U3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi theo tiêu chuẩn 51
U3.3.5 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 53
U3.4 Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu 54
U4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
U4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến chế độ luân
canh cây trồng ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La 55
U4.1.1 Điều kiện tự nhiên 55
U4.1.2 Các nguồn tài nguyên 60
U4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 63
U4.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 65
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v
U4.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở huyện Mường
La 67
U4.2 Thực trạng sản xuất cao su tại Mường La, Sơn La 70
U4.3 Đánh giá hiện trạng trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản tại
Mường La, Sơn La 76
U4.3.1 Diện tích trồng cao su từ năm 2007 - 2012 tại các xã điều tra của
huyện Mường La, Sơn La. 76
U4.3.2 Đánh giá chung về tình hình phát triển cao su đã trồng trên địa

bàn huyện Mường La, Sơn La đến nay 77
U4.3.3 Tình hình sử dụng bộ giống cao su tại Mường La, Sơn La 82
U4.3.4 Tình hình ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc cao su tại Mường La,
tỉnh Sơn La. 83
U4.3.4 Tình hình trồng xen trong vườn cao su huyện Mường La, tỉnh
Sơn La 84
U4.4 Nghiên cứu xây dựng vùng phát triển cao su 73
U4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng, phát triển của cây cao su mới trồng. 85
U4.5.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, phát
triển của cây cao su thời kỳ KTCB tại Mường La, tỉnh Sơn La. 85
U4.5.2 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sự sinh trưởng, phát
triển của cây cao su thời kỳ KTCB tại Mường La, tỉnh Sơn La. 98
U4.5.3 Ảnh hưởng của trồng xen đến sự sinh trưởng, phát triển của cây
cao su thời kỳ KTCB tại Mường La, tỉnh Sơn La. 101
U4.6 Một số giải pháp cho phát triển cao su của huyện Mường La 104
U4.6.1 Giải pháp về thị trường 104
U4.6.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế ngành cao su 104
U4.6.3 Đa dạng hình thức sở hữu, nâng cao vai trò của Hiệp hội. 104
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi
U4.6.4 Mở rộng diện tích theo hướng nông - lâm kết hợp 105
U4.6.4 Giải pháp về kỹ thuật 105
U4.6.5 Giải pháp về chính sách 105
U5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 106
U5.1 Kết luận 106
U5.2 Đề nghị 107
UTÀI LIỆU THAM KHẢO 108

UPHỤ LỤC 112
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
Đ/c Đối chứng
Ha Hecta
HTNN Hệ thống nông nghiệp
HTCT Hệ thống canh tác
HTCTr Hệ thống cây trồng
HTTT Hệ thống trồng trọt
IRRI Viện lúa Quốc tế
KHKT Khoa học kĩ thuật
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
LĐNN Lao động nông nghiệp
NNBV Nông nghiệp bền vững
NN Nông nghiệp
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NSTB Năng suất trung bình
PTNT Phát
triển nông thôn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TB Trung bình
TBKT Tiến bộ kĩ thuật

TGST Thời gian sinh trưởng
TV Tiểu vùng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến si
nh trưởng và năng suất mủ của cây
cao su 25
2.2 Ảnh hưởng của gió mạnh đến cây cao su
26
2.3 Khí hậu một số vùng trồng cao su trên thế giới 27
2.4 Khí hậu một số vùng trồng cao su tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên 28
2.5 Bảng thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su tại Việt Nam
(tầng
đất 0 - 30cm) 30
2.6 Bảng khuyến cáo giống cao su trồng tại Thái Lan năm 2007 32
2.7 Khuyến cáo giống trồng tại Ấn Độ năm 2006 35
2.8 Khuyến cáo giống trồng vùng Đông Bắc, Ấn Độ năm 2006 36
2.9 Khuyến cáo giống tại Ấn Độ cho những trường hợp đặc biệt 36
2.10 Cơ cầu giống cao su giai đoạn 2006 – 2010, hiệu chỉnh 2008 42
4.1 Đặc điểm p

hẫu diện đất trồng cao su tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La 70
4.2a Đặc tính hóa học của đất trồng cao su tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La 71
4.2b Đặc tính hóa học của đất trồng cao su tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La 71
4.3 Đặc tính sinh học của đất trồng cao su tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La 72
4.4 Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mường
La cho việc phát triển cây cao su 73
4.5 Diện tích trồng cao su từ năm 2007 – 2012 tại 3 xã điều tra của
huyện Mường La, Sơn La 76
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


x
4.6 Tình hình sử dụng bộ giống cao su tại Mường La, Sơn La 82
4.7 Tình hình ứng dụng các kỹ thuật chăm s
óc cao su tại Mường La,
tỉnh Sơn La 84
4.8 Ảnh hưởng của tần suất phun, l
oại phân bón lá đến chiều cao cây
cao su tại 92 ngày sau phun 86
4.9 Ảnh hưởng của tương tác giữa tần suất phun
và loại phân bón lá
đến chiều cao cây cao su tại 92 ngày sau phun 87
4.10 Ảnh hưởng của tần suất phun, l
oại phân bón lá đến chiều cao tầng
lá của cây cao su tại 92 ngày sau phun 88
4.11 Ảnh hưởng của tương tác giữa tần suất phun

và loại phân bón lá
đến chiều cao tầng lá của cây cao su tại 92 ngày sau phun 89
4.12 Ảnh hưởng của tần suất phun, loại phân bón lá đến số tầng l
á R:
Ko
mix Rb 90
4.13 Ảnh hưởng của tương tác giữa tần suất phun
và loại phân bón lá
đến số tầng lá của cây cao su tại 92 ngày sau phun 91
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


xi
DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Tỷ trọng diện tích trồng cao su các nước t
rên thế giới năm 2010 20
2.2 Tỷ trọng sản lượng của các nước trên thế giới năm
2010 21
4.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích trồng c
ao su tại 3 xã của Mường La, tỉnh
Sơn La 77
4.2 Biều đồ cơ cấu các giống cao su trồng t
rên 3 xã điều tra tại huyện
Mường La, tỉnh Sơn La 83
4.3 Đồ thị ảnh hưởng của phương pháp bón đến chiều cao cây cao su 100
4.4 Đồ thị ảnh hưởng của phương pháp bón đến chiều cao tầng lá cây
cao su
100

4.5 Đồ thị ảnh hưởng của phương pháp bón đến đường kính gốc,
đường kính ngọn của cây cao s
u 101

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1
1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây
có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa của cây (nhựa mủ-latex) là
nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su được di nhập vào Việt
Nam từ năm 1897. Đến nay, cây cao su đã đạt được những thành quả nhất định,
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta; vừa là cây công nghiệp lấy mủ
nguyên liệu, vừa là cây lâm nghiệp lấy gỗ, góp phần bảo vệ đất, chống xói m
òn.
Việt Nam có nhiều lợi thế cho phát triển0020/;lm ,6[hb2b-065t5cao su, như: có
điều kiện khí hậu, đất đai nhiều vùng thích hợp cho trồng cao su; nguồn nhân lực
dồi dào, giá thành sản xuất thấp so với nhiều nước khu vực; vị trí địa lý của Việt
Nam khá thuận lợi, gần các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc. Cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu c
hủ lực của nước ta,
với vị thế là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ tư Thế giới [40].
Cây cao su nước ta phát triển chủ yếu ở các vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên, nhưng những năm gần đây cây cao su đã được đưa vào phát triển tại
một số tỉnh miền núi vùng Tây Bắc như Lai Châu, Sơn La, Điện Biên,… và
có khả năng phát triển với diện tích khoảng 60.000 ha. Tỉnh Sơn La đã bước
đầu thành công việc đưa cây cao su vào trồng và phát triển vườn cao su đại

điền ở nhiều vùng t
rong tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
cây trồng gắn liền với chuyển đổi lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Năm 2008 tỉnh Sơn La đưa
cây cao su vào trồng đại trà với diện tích hơn 2.100 ha. Hiện nay, nhiều vườn
cao su ở huyện Mường La, Thuận Châu lên cao trên 3 m
ét, cây khỏe và phát
triển đều (Nguồn phòng Nông nghiệp huyện Mường La, 2011)
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung hiện nay với Sơn La: cao su là giống cây
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2
mới đang trong bước thử nghiệm. Ngoài yếu tố chủ quan của con người, còn có
những thách thức khách quan về giống, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn
nước, thị trường tiêu thụ,…Theo khảo sát, đánh giá của Bộ NN&PTNT và có
chỉ đạo cho việc phát triển cây cao su vùng Tây Bắc (trong đó có tỉnh Sơn La)
cần phải thận trọng và vừa làm vừa rút nghiệm; do vậy đòi hỏi phải có những

nghiên cứu, đánh giá
Ở Việt Nam cây cao su có thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài từ 6-8 năm tùy
theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng trồng cao su. Trong thời gian 3-4
năm đầu sau khi trồng, tán cây cao su còn nhỏ nên có thể tận dụng khoảng đất
trống giữa hai hàng cao su để trồng xen. Trồng xen nhằm các mục tiêu sau: tăng
một phần thu nhập cho người dân trong khi cao su chưa có mủ (thời kỳ kiến thiết
cơ bản); che phủ đất
giúp giảm xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt; hạn chế được cỏ
dại nên tiết kiệm chi phí làm cỏ và cải tạo đất khi trồng các loài cây họ đậu [40].
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển

bền vững cây cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được thực trạng phát triển cao
su tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La và xác định được cơ sở thực tiễn góp phần cho việc mở rộng diện tích
cây cao su để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, bền
vững nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mức sống cho nhân dân trong huyện.
1.2.2. Y
êu cầu
Đánh giá được thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên
quan đến phát triển sản xuất cây cao su của huyện Mường La, những lợi thế,
khó khăn trên quan điểm sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp bền vững.
Đưa ra được hướng chuyển dịch phát triển cây cao su phù hợp cho từng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3
vùng sinh thái và điều kiện kinh tế-xã hội của huyện, đồng thời đáp ứng đủ
nguyên liệu cho nhà máy của huyện và các vùng phụ cận.
Đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su theo hướng sản xuất
hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững, khả năng mở rộng diện tích
Cao su trên địa bàn huyện.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận cho
việc phát triển cây cao su phù hợp với tài nguyên t
hiên nhiên của điều kiện
vùng sinh thái vùng Tây Bắc nói chung và Mường nói riêng nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường La,
tỉnh Sơn La (góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt
là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện).
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tà
i chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện tự, nhiên kinh tế, xã hội của
huyện Mường La có liên quan đến phát triển cây cao su làm nguyên liệu phục
vụ cho công nghiệp chế biến.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện với cao su đang trồng
tại huyện Mường La.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sang cây cao su
2.1.1. Lý thuyết về hệ thống
Hệ thống là tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác
động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng
hoặc các thuộc tính được liên kết với nhau bằng nhiều mối tương tác. Quan
điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng các
nghiên cứu bản chất và đặc tín
h của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố
(Phạm Chí Thành và CS,1996) [30].
2.1.1.1. Hệ thống nông nghiệp: Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ
thống nông nghiệp (Agricultural system). Theo Vissac (1970) thì hệ thống

nông nghiệp là tập hợp không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các
kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của m
ình. Nó biểu hiện
đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi
trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hóa, qua các hoạt
động xuất phát từ những thành tựu kỹ thuật. Tác giả Mayzoyer lại cho rằng hệ
thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được
hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với
m
ôi trường sinh thái và nhu cầu của thời điểm đó. Còn tác giả Touve lại cho
rằng hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông
nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự
phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật.
Tuy mỗi tác giả đều c
ó một định nghĩa khác nhau về hệ thống nông
nghiệp, nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực
chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5
hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng
lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách
Hệ thống nông nghiệp = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế,
xã hội.
Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như hệ thống trồng trọt;
chăn nuôi; chế biến; ngành nghề; quản lý; lưu thông và phân phối.
2.1.1.2. Hệ thống trồng trọt: HTTT Là hệ thống con và là hệ thống trung tâm
của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ
thống khác như: Chăn nuôi;

chế biến…. nói đến trồng trọt là nói đến cây
trồng, cây trồng được trồng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp lương
thực, thực phẩm; chăn nuôi; chế biến….
2.1.1.3. Hệ thống cây trồng: HTCT Theo tác giả Zandsata (1981) [45] thì hệ
thống cây trồng (Cropping syst
em) là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông
trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng
và mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả
các yếu tố lý, hóa, sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học, sự
phân công trong nội bộ ngành Nông nghiệp ngày càng có sự tha
y đổi về tỷ lệ
phát triển thêm nhiều nghề mới, xuất hiện nhiều phân hệ mang tính liên tục và
không ngừng hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về các sản
phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất và tiêu dùng là 2 quá trình đan xen
mang tính lịch sử và xã hội, có tác động qua lại với nhau. Sản xuất nông
nghiệp càng phát triển, phong phú và đa dạng thì càng đáp ứng nhu cầu tiê
u
dùng của xã hội ngày càng tăng. Sự xuất hiện nhu cầu dùng mới ngày càng
thúc đẩy, cải tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Quan hệ này tuân theo nguyên lý phát triển, được chuyển đổi từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6
2.1.1.4. Hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác là tổ chức cây trồng được bố trí
trong không gian, thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được thực hiện
với tổ hợp đó nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì
nhiêu của đất đai (Nguyễn Văn Luật 1990) [22].

2.1.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm
nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống đều được đề cập
đến từ rất sớm, một số phương pháp phổ biến như phương pháp mô hình hóa,
phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…, sau đây là một
số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống.
Để phát triển hệ thống canh tác cần xác định toàn bộ các trở ngại chủ
yếu đến sự phát triển của hệ thống, định rõ được những giải pháp thủ nghiêm
khả thi, cả về kỹ thuật và thể chế. Những giải pháp này bao gồm các yếu tố
thích hợp để cải tiến toàn bộ hệ thống canh tác (chuyển đổi cơ cấu cây trồng).
Pháp triển hệ thống còn phải xác định được các mối liên kết và hiệu ứng của
cải tiến từng bộ phận trong hệ thống.
Bất kỳ một đề xuất nào về đổi mới kỹ thuật cần được xem x
ét các lý lẽ
mà người nông dân sử dụng với quyết định của họ.Các phương pháp phân
tích hệ thống đã được phát triển như một công cụ chính cho quá trình nghiên
cứu, triển khai vào sản xuất của hộ nông dân. Những hướng dẫn trên rất gần
gũi với các phương pháp nghi
ên cứu về cơ cấu cây trồng.
Chamber (1989) đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân
theo mô hình “ nông dân - trở lại - nông dân”. Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu
từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác
nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức, kỹ
thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số phương
pháp trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

nghèo, coi trọng kiến thức của nông dân nghèo, đặt người nông dân vào việc
kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế.
Theo Carangal W. R. (1987) thì hệ thống canh tác phụ thuộc vào môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Hệ thống canh tác biểu thị tính đặc thù cao
của môi trường. Vì vậy phải nghiên cứu hệ thống canh tác ở nhiều môi trường
khác nhau (dẫn theo Nguyễn Văn Lạng, 2002) [21].
FAO (1995) [44] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và
cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm p
hát triển các hệ thống nông
nghiệp và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển
đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải được bặt đầu từ phân tích hệ thống
canh tác truyền thống.
Những nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là nỗ lực
nhằm bổ sung và hoàn thiện cho các tiếp cận đơn lẻ. Xuất phát điểm của hệ
thống canh tác là nhìn nhận cả nông trại như một hệ thống; phân tích toàn bộ
hạn chế và
tiềm năng; xác định các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên
và những thay đổi cần thiết được thể chế vào chính sách; thử nghiệm trên
thực tế đồng ruộng, hoặc mô phóng các hiệu ứng của nó bằng các mô hình
hóa trong trường hợp chính sách thay đổi. Sau đó tiến hành phân tích, đánh
giá hiệu quả hiện tại trên quy m
ô toàn nông trại và đề xuất hướng cải tiến phát
triển của nông trại trong thời gian tới.
Spedding (1979) đã đưa ra 2 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ
cấu cây trồng (dẫn theo Nguyễn Văn Lạng, 2002) [21]:
- Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến hệ thống có sẵn, tức là dùng
phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra “điểm hẹp” hay chỗ “thắt lại” của
hệ thống, đó là chỗ có
ảnh hưởng xấu, hạn chế đến hoạt động của hệ thống, để
cần tác động cải tiến, sửa chữa, khai thông để cho hệ thống hoàn thiện hơn, có

hiệu quả hơn).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: Phương pháp này đòi hỏi phải có
đầu tư, tính toán, và cân nhắc kỹ lưỡng, cách nghiên cứu này cần có trình độ cao
hơn để tổ chức, sắp đặt các bộ phận trong hệ thống dự kiến, đúng vị trí trong các
môi quan hệ giữa các phần tử để đạt được mục tiêu của hệ thống tốt nhất.
Tác giả Đào Thế Tuấn (1997) [39] đã dựa trên các mối quan hệ giữa cơ
cấu cây trồng và các yếu tố khác để đề xuất bố trí cơ cấu cây
trồng ở một địa
điểm sản xuất theo trình tự:
- Thu thập tài liệu về khí hậu, xem xét, đánh giá những thuận lợi và
khó khăn.
- Thu thập các tài liệu về đất đai, đánh giá số lượng, chất lượng, khả
năng khai thác và sử dụng, các mặt hạn chế của đất đai.

- Xem xét tổng hợp về nước, hệ thống thủy lợi và các biện pháp quản
lý khai thác nguồn nước.
- Xem xét toàn bộ giống cây trồng đã được sử dụng như đặc tính tốt
xấu của từng giống trong quá trình sản xuất. Từ đó định hình hướng lựa trọn
thích hợp cho cơ cấu cây trồng dự định tiếp tục phát triển.
- Xem xét tình hình sâu bệnh.

- Tìm hiểu các định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất của địa
phương đó.
- Phân tích đánh giá nguồn nhân lực, tư liệu sản xuất.
Bằng các bước tiến hành trên, cho phép các đơn vị, địa phương, các
chủ hộ… đưa ra các công thức luân canh cây trồng có hiệu quả cao nhất từ đó

triển khai nhân rộng ra toàn vùng.
Theo Phạm Chí Thành và các cộng sự (1996) [30] đã chỉ ra phương
pháp điều tra, m
ô tả hệ thống nông nghiệp theo các bước sau:
- Mô tả nhanh điểm nghiên cứu, bao gồm phường pháp không dùng
phiếu điều tra và phương pháp có dùng phiếu điều tra.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9
- Phương pháp thu thập thông tin từ các nông hộ am hiểu công việc. (KIP).
- Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá thông tin (SWOT).
- Thu thập thông tin, xác định, chuẩn đoán những hạn chế, trở ngại
(phương pháp ABC và phương pháp WEB)
- Xây dựng bản đồ mặt cắt, mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả
hoạt động sản xuất nông hộ.
Từ lý thuyết trên, tại Mường La cần rà soát xem khả năng chuyển
đổi sang trồng cây cao su ở đâu và như thế nào cho hợp lý bền vững là
điều cần thiết.
2.2. Cơ sở k
hoa học về xác định cơ cấu cây trồng
2.2.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không
gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất
các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có .(Đào Thế Tuấn, 1984) [38].
Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, v
ai trò của từng bộ phận
và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu
có tính ổn định tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội nhất định.

Cơ cấu cây trồng phụ thuộc rất nghiêm ngặt v
ào điều kiện tự nhiên, các
nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội. Việc duy trì hay thay đổi cơ
cấu không phải là mục tiêu mà là phương tiện để tăng trưởng và phát triển
sản xuất. Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh
cây trồng thay đổi theo những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, giải quyết
vấn đề mà
thực tiễn sản xuất đòi hỏi và cũng đặt ra cho ngành trồng trọt
những yêu cầu cần giải quyết.
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên
đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10
định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loài cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Những yếu tố chi phối cơ cấu cây trồng
Bố trí hợp lý cây trồng là các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp
xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái để nó tận dụng tốt nhất điều kiện khí

hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi dụng đặc tính sinh học của cây
trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo năng suất, sản lượng và tỷ lệ hàng hóa
lớn (Dẫn theo Lê Hưng Quốc, 1994) [28].
Những nghiên cứu mới đây về hệ thống cây trồng của các tác giả như:
Tôn Thất Chiểu, 1993 [2]
; Đường Hồng Dật, 1993 [4]; Ngô Thế Dân, 1993
[6]; Đào Thế Tuấn, 1997 [39] đã chứng minh được mối quan hệ giữa cây
trồng với các yếu tố tự nhiên.

2.2.2.1 Khí hậu với cơ cấu cây trồng:
- Nhiệt độ và cơ cấu cây trồng: Tùy từng loại cây trồng, các bộ phận
của cây như (rễ, thân, hoa, lá…) các quá trình sinh lý (quang hợp, hút nước,
hút khoáng…) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Ví dụ cây ưa nóng

những cây sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ trên 20
o
C,
cây ưa lạnh là những cây phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ dưới
20
o
C, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quang 20
o
C để sinh
trướng, phát triển bình thường. (Đào Thế Tuấn, 1984) [38].
Mỗi cây trồng cần có một tổng tích ôn nhất định để hoàn thành chu kỳ
sinh trưởng. Tổng tích ôn này phù thuộc vào thời gian và đặc điểm sinh học
của cây trồng và lượng bức xạ mặt trời cung cấp được. Đó là những căn cứ để
chúng ta bố chí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận

+ Lượng mưa và cơ cấu cây trồng:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng đòi hỏi
một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước
mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là
hệ số tiêu thụ nước) ví dụ như cây ngô 250 - 400; lúa 500 - 800; bông 300 - 500;
cây gỗ 400 - 600,…(FAO, 1991) (Dẫn theo Trần Đức Hạnh, 1997) [17].

Hầu hết trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho
cây trồng đặc biệt là những vùng không có hệ thống thủy lợi chủ động. Để
sản xuất nông nghiệp có hiệu quả đòi
hỏi cần nắm chắc qui luật của mưa để
tận dụng, khai thác và lưa chọn hệ thống cây trồng phù hợp.
2.2.2.2. Đất đai và cơ cấu cây trồng:
Đất đai là nguồn t
ài nguyên đặc biệt, là công cụ sản xuất đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào
cây trồng. Vì vậy phải nắm được đặc điểm của mối quan hệ giữa cây trồng
với đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý. Tùy thuộc vào điều
kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm
, thành phần cơ giới của đất để bố
trí hệ thống cây trồng cho phù hợp.
Ngoài ra đất còn là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái, là nguồn
cung sấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp
cho trồng cây lấy củ; đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù
hợp cho các cây trồng ưa nước; Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương
thường sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có
thành phần cơ giới n
hẹ (Dẫn theo Lý Nhạc và cộng sự, 1987) [25].
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định quan trọng đến
năng suất và chất lượng cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng. Tuy
nhiên mỗi loại cây trồng cũng phù hợp với tùng loại đất có thành phần dinh
dưỡng khác nhau, có một số cây ưa trồng trên đất c
ó thành phần dinh dưỡng
cao, một số cây ưa trồng trên đất có thành phần dinh dưỡng thấp, đất chua, đất
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



12
mặn. Từ đó chúng ta xác định được biện pháp bón phân cho hợp lý để điều
khiển dinh dưỡng đất cho phù hợp với cây trồng.
Sử dụng hợp lý đất và nước chính là một phần cấu thành của khái
niệm” Nông nghiệp sinh thái”, nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để phục
vụ cho nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Nắm được các đặc tính lý, hóa của đất chúng ta có thể cơ cấu cho từng loại
cây trồng và đưa ra các biện pháp cải tạo đất cho phù hợp (Lý Nhạc và cộng
sự 1987) [25]
, và (Đoàn Công Qùy, 1991) [27].
2.2.2.3. Cây trồng và cơ cấu cây trồng:
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí
cây trồng hợp lý là lựa chọn các cây nào phù hợp để lợi dụng tốt nhất các điều
kiện tự nhiên khí hậu và các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng nguồn
lợi một cách tốt nhất, nghĩa là phải lựa chọn cho cây trồng cụ thể những điều
kiện thuận lợi cho chúng si
nh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao (Lý
Nhạc và cộng sự 1987) [25]
Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố con người ít có khả năng thay
đổi, còn đối với cây trồng con người có khả năng thay đổi, chọn lựa, thay thế
chúng cho phù hợp. Với các thành tựu về công nghệ sinh học như hiện nay
trong nông nghiệp, con người có thể thay thế bản chất của cây trồng thông
qua các biện pháp như lai tạo, biến đổi gien.
Để bố trí cơ cấu cây
trồng hợp lý với một vùng cụ thể nào đó, cần nắm
vững đặc tính, yêu cầu của từng loài, từng giống cây trồng, so sánh với điều
kiện tự nhiên của vùng với khả năng thích ứng của cây trồng để đưa cơ cấu
hợp lý nhất cho vùng đó.
2.2.2.4. Quần thể si
nh vật và cơ cấu cây trồng:

Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là hệ
sinh thái nông nghiệp. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái này còn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
có các thành phần sống khác như cỏ dại sâu, bệnh, vi sinh vật, các động vật, côn
trùng và những sinh vật có ích khác. Các thành phần sống đó cùng với cây trồng
tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau tạo nên các mối quan hệ
phức tạp. Chúng tạo dựng và duy trì cân bằng sinh học trong quần thể theo
hướng hạn chế được các mặt có hại, phát huy được các mặt có lợi đối với con
người là vấn đề quan tâm trong quần t
hể sinh vật của hệ sinh thái nông nghiệp
(Lý Nhạc và cộng sự, 1987) [25] (Đào Thế Tuấn, 1984) [38].
Trong bố trí cơ cấu cây trồng cần cần chú ý đến các mối quan hệ giữa
các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần dựa theo
các nguyên tắc sau:
- Lợi dụng các mối quan hệ tốt giữa các loài sinh vật với cây trồng.
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại cho cây trồng và
lợi ích của con người.

Các mối quan hệ giữa sinh vật với cây trồng được biểu hiện qua các
mối quan hệ như cạnh tranh, cộng sinh, ký sinh và tuân thủ theo các mắt xích
sinh học trong dây chuyền dinh dưỡng. Vì vậy trong chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cần chú ý các mặt như:
Xác lập thành phần, tỷ lệ giống cây trồng thích hợp với từng điều kiện
cụ thể của từng vùng sinh thái.
Cơ cấu thời vụ tốt nhất để tránh thời tiết bất thuận, tránh độc canh
một
loại cây trồng, chọn các giống cây trồng phù hợp cho vùng nhằm đem lại

năng suất, sản lượng, chất lượng của cây trồng đồng thời hạn chế được các tác
động xấu từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như sâu bệnh hại gây ra.
Nghiên cứu bố trí trồng xen nhiều loại cây trồng trong một diện tích
một cách hợp lý nhằm tạo nên sự tác động tương hỗ có lợi đồng thời tăng hiệu
suất sử dụng đất.
2.2.2.5. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng:

×