Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.28 KB, 10 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Nguồn lực tài chính từ đất đai là một bộ phận quan trọng trong các
nguồn lực, hiện nay đã và đang tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tếxã hội, tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sự phát triển
của tỉnh Nam Định.
Vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa huy động đầy đủ các khả năng tài chính
có thể có.Giải quyết vấn đề này đang là vấn đề cấp thiết. Cần phải làm thế nào
để huy động được nhiều hơn nguồn lực tài chính từ đất đai- một trong những
nguồn lực quan trọng- vào phục vụ sự phát triển của tỉnh. Đây còn là bài toán
khó và cần được giải quyết sớm.
Với ý nghĩa trên và xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân muốn góp
phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên tôi chọn vấn đề
“Huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh Nam Định” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam
định; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm huy động có hiệu quả hơn nguồn
lực tài chính từ đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
+ Làm rõ cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài
chính từ đất đai trong thời gian qua, .
+ Phân tích, công tác quản lý, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai
trong giai đoạn hiện nay của tỉnh; đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm
trong việc huy động hiện hành.


ii


+ Đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách
liên quan đến việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của tỉnh trong thời
gian tới.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đất
đai; đồng thời, trong luận văn có sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng
hợp, phân tích, thống kê cùng với phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá
làm sáng tỏ vấn đề.
4. Những đóng góp của luận văn
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI
1.1. Bản chất, đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai
- Luận văn nhấn mạnh: Nguồn lực tài chính từ đất đai là nguồn lực tài
chính được hình thành thông qua quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sở hữu và
sử dụng đất đai trong một xã hội nhất định và chịu sự chi phối của chế độ sở
hữu của xã hội đó.
Về bản chất, nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh quan hệ phân
phối giá trị được hình thành từ việc thực hiện quyền sở hữu và quyền sử dụng
đất đai giữa các chủ thể, để hình thành các quỹ tiền tệ.
Đó là quan hệ lợi ích dưới dạng tiền tệ, phát sinh trên cơ sở thực hiện
quyền sở hữu về mặt kinh tế của các chủ thể sở hữu ruộng đất.
Trong điều kiện ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nguồn
lực tài chính từ đất đai phải thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và nó được sử
dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của nhân dân.


iii

- Nguồn lực tài chính từ đất đai có những đặc điểm sau đây:
+ Nguồn lực tài chính từ đất đai luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai.
+ Nguồn lực tài chính từ đất đai chỉ hình thành và được thực hiện trong
cơ chế kinh tế thị trường.
- Những nhân tố ảnh huởng đến huy động nguồn lực tài chính từ đất
đai bao gồm :
+ Những nhân tố khách quan : Quy mô, Đặc điểm và cấu tạo tự nhiên,
thổ nhưỡng, môi trường; vị trí không gian địa lý, trình độ phát triển của nền
kinh tế nói chung.
+ Nhân tố chủ quan : Tác động của nhân tố chính trị xã hội, con người
tham gia bộ máy thực hiện huy động nguồn lực tài chính từ đất đai cho phát
triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn lực tài chính từ đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Điều
này đƣợc thể hiện:
- Nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh kết quả của việc thực hiện lợi
ích kinh tế của tỉnh với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai trên địa bàn
- Nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần làm tăng quy mô ngân sách,
từ đó tham gia tích cực vào việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cũng
như kết cấu hạ tầng xã hội, đảm bảo chi phí cho tỉnh thực hiện vai trò kinh tế
của mình đối với sự phát triển.
- Nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai trên địa bàn Nam Định.
- Nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ góp phần vào việc điều tiết thị
trường bất động sản trên địa bàn Nam Định.
- Quyền sử dụng đất có thể giúp các chủ thể, nhất là các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh có thể nâng cao được quy mô vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.


iv

1.2. Các hình thức huy động nguồn lực tài chính từ đất đai, bao gồm:
- Thu từ giao quyền sử dụng đất:
+ Thu từ giao đất có 3 hình thức: Giao đất theo hình thức đấu giá quyền
sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; giao đất sử dụng ổn định lâu
dài; giao đất sử dụng có thời hạn . Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là diện tích
đất, giá đất và thời hạn sử dụng đất:
+ Thu từ cho thuê đất
- Thu từ góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Thu từ các khoản thuế liên quan đến đất như: thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích do xã
quản lý.
1.3. luận văn phân tích kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính từ
đất đai của một số thành phố trên thế giới và của Việt Nam:
- Kinh nghiệm của các thành phố thuộc các nước thừa nhận đất đai
thuộc sở hữu tư nhân
- Kinh nghiệm tại Thượng Hải - Trung Quốc
- Kinh nghiệm tại Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng của Việt Nam.
- Bài học rút ra.
Thứ nhất, Quản lý chặt chẽ quỹ đất và sự biến động của quỹ đất trong
quá trình đô thị hoá.
Thứ hai, linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức sử dụng đất đai để có
thể huy động được nguồn lực tài chính cao nhất.
Thứ ba, những nguồn tài chính thu được dùng để tái đầu tư trực tiếp
cho phát triển cải tạo kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố.


v
Thứ tư, kiên quyết chống tham nhũng trong việc quản lý đất đai và huy

động nguồn lực tài chính từ đất đai.
Thứ năm, Cần tránh tình trạng đưa đất canh tác trở thành những khu
công nghiệp một cách ồ ạt,
Thứ sáu, kiên quyết khắc phục tình trạng cấp đất và giao đất không
đúng đối tượng và có nhiều sai phạm.
Thứ bẩy, việc quản lý đất đai và nguồn lực tài chính từ đất đai phải
theo đúng đường lối,chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời đáp ứng
những nguyện vọng và lợi ích của nhân dân
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI
CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
Từ khái quát một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định và Những chính sách tạo lập cơ sở pháp lý cho
việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
Luật đất đai năm 2003 của Quốc hội; các Nghị định, Quyết định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các thông tư, Quyết định, văn bản của các
Bộ, ngành trung ương và các quyết định của UBND tinh Nam Định quy định
về: chính sách giá đất, chính sách thu tiền sử dụng đất, chính sách đối với
doanh nghiệp cổ phần hoá, chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.; luận văn đã phân tích
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đến thời kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010 tổng diện tích hành chính
của tỉnh Nam Định là 165.145,72 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp 113.433,28 ha chiếm 68,69%;


vi
+ Đất phi nông nghiệp 47.494,39 ha chiếm 28,76%;
+Đất chưa sử dụng 4.218,05 ha chiếm 2,55%;
+ Đất có mặt nước ven biển 690,62 ha.

2.2 Những kết quả đạt đƣợc về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai
trên địa bàn tỉnh Nam Định từ 2006-2010
- Nguồn thu NSNN từ đất đai trên địa bàn Nam Định từ 2006- 2010.
Kết quả huy động nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua hình thức
thu tiền sử dụng đất, tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2009: Năm 2006:
180.663 triệu đồng, năm 2007: 227.476 triệu đồng, năm 2008:317.599 triệu
đồng, năm 2009: 551.129 triệu đồng.
Huy động thông qua hình thức thuế: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
nhà đất, thuế chuyển QSD đất được huy động tốt làm tăng quy mô cho ngân
sách tỉnh
Huy động thông qua hình thức thu tiền bán nhà thuộc SHNN, nguồn
thu này đóng góp cho ngân sách để đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng nhưng khu
dân cư cũ đã xuống cấp
Huy động thông qua hình thức thu tiền cho thuê đất, xu hướng nguồn
thu này gia tăng hàng năm
Huy động thông qua từ thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại xã,
khoản thu được tăng qua các năm
- Nguyên nhân của những kết quả huy động nguồn lực tài chính từ
đất đai trên địa bàn Nam Định.
Nguyên nhân khách quan : vị trí địa lý
Nguyên nhân chủ quan: cơ chế chính sách, bộ máy, con người
Ngoài những kết quả đã đạt được, việc huy động nguồn lực tài
chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng còn những hạn chế.


vii
Đó là:
- Hạn chế về quản lý sử dụng đất đai
- Về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất
- Việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua góp

vốn bằng quyền sử dụng đất chưa được thống kê đầy đủ
Nguyên nhân của những hạn chế
- Cơ chế chính sách còn bất cập
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ hạn chế .
- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết về đất đai và
dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ.
- Thị trường bất động sản vận động bất thường,
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành hữu quan chưa thật ăn khớp
với nhau.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY
MẠNH VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Để có cở sở xác định phƣơng hƣớng và các giải pháp huy động
nguồn lực tài chính từ đất đai để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam
Định, luận văn đã phân tích Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nam
Định giai đoạn 2010 đến năm 2015
- Mục tiêu tổng quát
- Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu đến năm 2015 và tầm
nhìn 2020, phấn đấu tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015
tăng bình quân 12-13% năm và khoảng 14% năm giai đoạn 2016 - 2020.


viii
- Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành và lĩnh vực
kinh tế- xã hội về : công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, đầu tư,
ngân sách...
Theo luận văn, định hƣớng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai
để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định thời gian tới cần đƣợc xác
định là:

Thứ nhất: Nam Định cần giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa
chủ thể sở hữu đất đai (Nhà nước) với những chủ thể sử dụng đất đai.
Thứ hai: huy động và sử dụng nguồn tài chính từ đất đai phải phải
được thực hiên đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời
đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Thứ ba: kiên quyết chống tham nhũng trong huy động và sử dụng
nguồn lực tài chính từ đất đai.
Thứ tư: huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phải gắn
kết chặt chẽ và phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn
Nam Định.
Thực hiện những định hƣớng trên, cần có những giải pháp cơ bản
sau đây:
Thứ nhất: Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đai
- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể đất đai trên toàn tinh năm 2010 đến
năm 2020
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhà, đất thuộc SHNN do cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước quản lý, sử dụng
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức
được nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ đất công ích của UBND
các xã, phường, thị trấn


ix
Thứ hai: Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách huy động nguồn
lực tài chính từ đất đai
+ Thực hiện Cơ chế phân cấp trong quản lý và sử dụng đất đai,
+ Về đấu giá quyền sử dụng đất
+ Về xây dựng bảng giá các loại đất hàng năm
+ Xây dựng thực hiện cơ chế về giá bán nhà tái định cư phục vụ công

tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn theo nguyên tắc sát với giá thị trường.
+ Thành lập Quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định 69 của
Chính phủ
+ Tổ chức tốt việc thu hút tài chính từ đất để nâng cấp kết cấu hạ tầng
nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+ Cải thiện môi trường đầu tư khi giao đất, giao mặt bằng cho các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba: Đổi mới chỉ đạo điều hành và quản lý của các cấp, các
ngành đối với các nguồn thu từ đất.
- Đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất.
- Kịp thời thu hồi các khoản nợ đọng.
- Xác định nghĩa vụ tài chính kịp thời đối các hồ sơ do cơ quan Tài
nguyên, môi trường chuyển đến.
Thứ tƣ: Cải tiến công tác tổ chức bộ máy
- Phân công, phân cấp rõ ràng.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch.
- Kiên quyết chống tham nhũng, chống lãng phí.
Thƣ năm: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thu đƣợc
từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định.
Công khai các thông tin, chính sách về nguồn thu và chi tài chính từ đất đai.
Nguồn thu từ sử dụng đất phải được giành cho đầu tư xây dựng.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng


x
KẾT LUẬN
1. Nguồn lực tài chính từ đất đai là một nguồn nội lực quan trọng của
Nam định
2. Việc huy động hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai giúp giải quyết
tốt mối quan hệ lợi ích giữa đại diện chủ sở hữu với chủ thể sử dụng đất trong

nền kinh tế thị trường.
3. Cung cấp nguồn vốn lớn để nâng cao năng lực đầu tư phục vụ phát
triển kinh tế xã hội trong tương lai, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
4. Những giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ.



×